Cúng Gia Tiên Khi Mua Xe Mới / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Mua Xe Mới Cúng Thổ Công, Gia Tiên Như Thế Nào?

Cúng đầu xe mới là nghi lễ không thể thiếu bên cạnh việc báo cáo gia tiên

Ngày xưa các cụ có câu:

“TẬU TRÂU, LẤY VỢ, LÀM NHÀ

TRONG BA VIỆC ẤY THẬT LÀ KHÓ KHĂN

Ý muốn nhắn nhủ rằng, cuộc đời con người, có 3 việc lớn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng …… Bây giờ, thời đại mới người ta cũng có câu

TẬU XE, LẤY VỢ, LÀM NHÀ.

TRONG BA VIỆC ẤY THẬT LÀ KHÓ KHĂN

Như vậy, việc lấy vợ và làm nhà thì thời nào cũng có nhưng ngày xưa thì tậu trâu, vì con trâu là đầu cơ nghiệp…. còn bây giờ chính là tậu xe….Bởi xe vừa là phương tiện để đi lại vừa là công cụ để kiếm tiền nên việc xem tuổi mua xe, xem màu xe hợp mệnh, xem ngày cúng đầu xe… và các nghi lễ cúng khi mới mua xe về cũng được mọi người đặc biệt lưu tâm và cẩn thận.

Nghi lễ này gồm 2 phần:

– Cúng báo cáo gia tiên khi mua xe mới

– Cúng đầu xe mới

Mỗi lễ cúng lại mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chọn ngày giờ đẹp để cúng cả gia tiên và đầu xe mới, không nhất thiết phải chia làm 2 ngày khác nhau. Đa phần chủ xe thường khấn gi tiên trong nhà trước và khấn cúng đầu xe sau.

Tại sao phải làm lễ cúng xe mới?

Ý nghĩa lễ cúng gia tiên khi mua xe mới

Đối với các tài xế, nhà xe khách thì cúng xe sẽ là việc mong cầu cho sự an toàn, bình an trên mọi chặng đường, an toàn cho tính mạng cho chủ nhân và mong chiếc xe ấy sẽ là công cụ tuyệt vời mang lại nguồn tài lộc cho chủ.

Ý nghĩa lễ cúng đầu xe khi mua xe mới

Chiếc xe được coi là một tài sản lớn đối với con người, đóng vai trò cực kì quan trọng. Nếu muốn chiếc xe hoạt động trên mọi nẻo đường một cách bình an, may mắn thì việc cúng xe là điều không thể thiếu.

Nếu như cúng gia tiên là để báo cáo với hội đồng gia tiên về việc con cháu mua xe mới, xin gia tiên che chở thì cúng đầu xe mới mang ý nghĩa

Mong muốn thỉnh các thần linh 4 phương 8 hướng phù hộ độ trì cho xe của mình được thượng lộ bình an, gặp may mắn, lộc tài vượng tiến, đi tươi về tốt, đi một về mười. Gọi chung là xin được gia ân phù trợ.

Xin xá tội xá lỗi với những oan gia trái chủ từ nhiều đời nhiều kiếp, để họ không theo phá và gây cản trở cho mình trong quá trình sử dụng xe.

Với những trường hợp mua xe lại xe cũ thì cầu xin cho những gì “không may mắn ” của chủ trước được gột sạch để chủ mới được bình an, tai qua nạn khỏi…..Gọi chung là lễ giải hạn đầu xe.

Sắm lễ cúng khi mua xe mới

Có người quan niệm rằng: không làm thì thôi nhưng khi đã làm thì gia chủ cần phải thật chỉnh chu và đầy đủ nghi lễ, đó là cách tốt nhất để thể thiện sự chân thành.

Tuy nhiên, sau khi chọn được ngày giờ đẹp, gia chủ làm một cái lễ chay mặn gồm xôi, rượu, thịt, hương, hoa, quả, bánh kẹo, thuốc lá…. Vv và vv, tùy theo, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít, không quan trọng phải lễ to, mã lớn.

Sắm lễ gia tiên trong nhà

Chuẩn bị lễ cúng sẽ gồm: Hương hoa, ngũ quả và thức ăn. Điều quan trọng là lòng thành chứ không phải giá trị lễ vật trên mâm cúng. Vậy nên tùy thuộc vào từng điều kiện tài chính mà bạn có thể chuẩn bị đồ cúng cho buổi lễ.

Ngũ quả: trái cây cúng khi mới mua xe nên được chọn từ 5 loại quả ngon theo mùa. Gia chủ cũng có thể thêm hoặc bớt tùy theo điều kiện mỗi nhà. Chỉ cần mâm trái cây dâng cúng tươi ngon, bắt mắt là được.

Hương hoa: các loại hoa tươi cúng xe mới nên lựa chọn là hồng, cúc vàng hoặc hoa lay ơn (bông lẻ), trầu cau, vàng mã (không bắt buộc)

Mâm cơm cúng: tùy thuộc vào quan niệm thờ cúng mà gia chủ có thể lựa chọn mâm cúng xe mới là chay hoặc mâm cúng mặn.

Mâm chay gia chủ có thể chuẩn bị các gợi ý sau như: rau củ xào, đậu hũ, xôi đậu, canh rau củ chay, … Mâm cơm cúng gia tiên mặn thì gồm: gà luộc, tôm, canh bún miến, giò chả, có thể thêm heo quay, xôi, cháo hoặc các món khác theo ý muốn của chủ gia đình.

Sắm lễ cúng đầu xe mới

Một bình hoa tươi.

Một đĩa trái cây tươi.

Một đĩa đồ mặn (heo sữa quay, gà luộc) hoặc một đĩa đồ chay (đồ chay khi người chủ của chiếc xe là người hướng theo đạo Phật).

Một xấp tiền vàng.

Một đĩa muối gạo.

Rượu, trà (mỗi loại 3 hoặc 5 ly nhỏ).

Nước lọc.

Hương thơm.

Nến.

Bài khấn cúng khi mua xe mới

Bài khấn gia tiên trong nhà khi mua xe mới

Con nam mô a di Đà Phật ( 3 lần, 3 lễ) Con xin kính lạy: Hoàng Thiên, hậu thổ, Chư vị tôn thần (1 lễ) Ngài đương cái Thái tuế…. Vương Hành khiển, chí Đức tôn thần (1 lễ) Bản cảnh thành hoàng đương xứ đại vương Bản xứ thổ địa Định phúc táo Quân, Đông Trù Tư mệnh, phúc đức chính thần Ngũ phương long mạch tiếp dẫn tài thần Thần linh, Chúa đất, tiền hậu địa chủ, cùng các chư vị cai quản nơi này (1 lễ ) Con xin kính lạy: Hội đồng gia tiên họ… ( 1 lễ) Cao tằng tổ khảo Cao tằng tổ tỷ Bá, thúc, huynh, đệ Cô di, tỷ muội ….(1 lễ) Con xin kính lạy : Hội đồng bà cô, ông mãnh (1 lễ) Bà cô, ông mãnh tổ, Cửu Huyền thất tổ Các các bà cô, ông mãnh, các chi, các phái, các ngành ,cùng cô cậu bé đỏ tại gia (1 lễ) ………. Hôm nay ngày… Tháng…. Năm… Con ( chúng con) là… ..tuổi… Thành Tâm tu lễ…. Huơng hoa, ….. ( có thứ gì khấn thứ đó) Thắp nén nhang thơm ,quỳ trước bàn thờ gia tiên, tiền tổ, cúi xin kêu rằng : Ơn nhờ Tổ Tiên Phúc Đức phù hộ, chở che cho con cháu …. Ơn nhờ các Chư vì thần linh chúa đất độ trì ….. Bao năm chúng con phấn đấu, dành dụm được chút ít tiền bạc…. ( nếu xe con, xe gia đình thì kêu đường này) nay do điều kiện đi lại vất vả khó khăn, chúng con (hoặc con) cố gắng mua được một chiếc ô tô mới ( hoặc mua lại) Biển số là xxxx…. ( nếu xe tải hoặc xe khách để kinh doanh thì kêu theo đường này) Nay công ăn việc làm của con vẫn chưa ổn định, thu nhập bấp bênh, con muốn có thêm thu nhập, nên cũng phấn đấu, cố gắng mua một chiếc xe….. Biển số…… Dùng làm phương tiện chở hàng ( khách) Vậy trước bàn thờ gia tiên, tiền tổ, lòng thành thắp nén nhang thơm, cúi xin các cụ, gía tiên tiền tổ, bà cô ông mãnh…. Cúi xin các thần linh chúa đất cai quản xứ tại nơi này, thụ hưởng lễ vật, chứng tâm lòng thành, phù hộ cho xe của con… Biển số… Được vạn dặm bình an, lộc tài vượng tiến, đi tươi về tốt, đi một về mười, gặp chúng gặp bạn, gặp vạn sự lành….. Công việc được hanh thông, thuận lợi… Xin hội đồng thổ công, hội đồng gia tiên, bà cô ông mãnh dẫn lối chỉ đường cho con, khai thông, khai sáng cho con được…. ( muốn gì thì xin thêm nữa)… Chẳng biết nói chi, chẳng biết nói gì… Con chỉ biết giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám…. Con Nam mô a di Đà Phật ( 3 lần 3 lễ )

Bài khấn cúng đầu xe mới ngoài sân, ngõ, đường

Sau khi chủ xe đã chuẩn bị xong lễ vật cúng xe mới, sắp lễ vật lên bàn đặt trước đầu xe, chủ xe chờ đến giờ đã được chọn và bắt đầu làm lễ cúng. Sau khi thắp hương xong, chủ xe tiến lên phía trước đọc bài khấn với nội dung đã được chuẩn bị sẵn với mục đích cầu mong sự bình an cho cả người và xe an toàn trên mọi nẻo đường. Bài cúng có nội dung đơn giản như sau:

Không phải tự nhiên mà ông bà ta lại có tục lệ và các nghi lễ cúng xe khi mới mua như vậy. Như câu tục ngữ “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy mọi việc trong buổi lễ cần tiến hành cẩn thận, chu đáo và thành tâm để đem lại sự may mắn và “thượng lộ bình an” cho chủ xe.

Tamlinh.org

Mẹo Cúng Xe Mới Mua

Cúng xe mới mua và cúng xe hàng tháng thông thường là khác nhau, thể hiện tâm thành của chủ sở hữu xe với các chư vị bề trên thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Cúng xe phải chọn ngày, giờ hợp với tuổi, mạnh của chủ xe sau đó ta bày trí lễ vật thành một mâm trước đầu xe. Chủ xe ăn mặc gọn gàng rồi khấn vái với tâm thành, thật lòng nhất.

Chọn ngày tốt cúng xe mới phải là những ngày hợp tuổi, hợp mệnh. Tránh những ngày khắc tuổi. Nếu trong tháng mà không có ngày nào hợp tuổi thì không nên chọn những ngày khắc tuổi. Bạn có thể chọn những ngày bình thường, không xấu, không đẹp. Để tránh gặp những chuyện xui xẻo, đổ vỡ.

Những ngày tốt phù hợp với việc cúng xe là những ngày có giờ Đại An, Tốc Hỷ, giờ Tiểu Cát. Theo phong thủy những ngày có giờ ngày thường đem lại may mắn, thuận lợi, bình an cho chủ xe.

Hoa Cúc: Cúc trắng, cúc vàng, cúc vạn thọ…

Hoa Cát Tường

Hoa Đồng Tiền

Lưu ý: Khi cúng xe tuyệt đối không được cúng hoa giả, hoa héo, các loài hoa dại.

Nếu các bạn mua xe cũ, xe đã qua sử dụng thì vẫn bắt buộc phải cúng xe theo nghi lễ. Bởi vì bạn cũng không thể biết chắc chắn rằng chủ cũ của chiếc xe có cũng xe hay chưa. Việc cúng xe ô tô sẽ đem lại may mắn cho chính người cúng xe. Thủ tục và nghi lễ cúng xe cũ cũng tương tự như khi cúng xe mới.

Thông thường, lựa chọn lễ vật cúng xe mới mua gồm nhiều thanh bông hoa quả hay một ít đồ mặn bao gồm:

– Một đĩa đồ ăn mặn có thể là thịt gà luộc, thịt heo luộc, thịt heo quay…hoặc có thể thay thế bằng 1 đĩa đồ ăn chay nếu chủ xe theo đạo phật.

– Một bình bông hoa đặt bên phải lư hương.

– Một đĩa trái cây.

– Ba đến năm chung rượu, trà.

– Một sấp giấy tiền vàng mã.

– Ba đĩa gạo muối.

– Ba cây nhang thơm.

– Môt ly nước trắng.

– Hai cây đèn cầy đỏ bằng ngón tay cái.

Ông bà ta thường có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy không phải ngẫu nhiên nghi lễ cúng xe mới mua xuất hiện. Trong các buổi hành lễ cần tiến hành cẩn thận, thành tâm, chu đáo để đem lại sự bình an, thượng lộ bình an cho mọi chủ xe khi đi trên đường.

Sau khi chuẩn bị xong lễ vật cúng xe mới, sắp lễ vật lên bà đặt trước đầu xe, chủ xe chờ đến giờ đã được chọn và bắt đầu làm lễ cúng. Khi thắp hương xong, chủ xe tiến hành đọc bài khán với nội dung đã được chuẩn bị từ trước.

Nội dung bài văn khấn nôm mua xe ô tô đơn giản như sau: Con tên là… ngụ tại….nhân dịp chúng con mới mua một chiếc xe mới có biến số xe là…. Chúng con thành tâm chuẩn bị chút lễ vật cúng xe để tiến dâng lên ông bà, tổ tiên, các vị thần linh, thổ địa và các vong chưa thể siêu thoát được. Chúng con xin các ngài phù hộ độ trì cho chiếc xe của chúng con mới mua có thể thượng lộ bình an trên mọi nẻo đường, làm ăn thuận buồn xuôi gió.

Đối với những xe mới mua để kinh doanh người ta thường cùng mỗi tháng 2 lần vào ngày 2 và 16 hàng tháng, cầu mong thượng lộ bình an, mọi sự bình yên.

Cúng xe mới mua không phải là mê tín dị đoan mà nó thuộc về tâm linh. Cúng xe ở đây đem lại phong thủy, nhiều may mắn, bình an, thuận lợi trong mọi hành trình.

Cúng Mua Xe Mới, Chuẩn Bị Lễ Vật Và Văn Khấn Cúng Mua Xe Mới

Văn Khấn cúng mua xe mới mới mang ý nghĩa tâm linh của gia chủ muốn báo cho tổ tiên khi mua được tài sản lớn giá trị, đồng thời cũng là cách để chủ nhân mong cầu những điều may mắn, tốt lành, an toàn khi điều khiển và sử dụng chiếc xe. Việc cúng khi mua xe ô tô mới cũng là hình thức để mong cho chiếc xe sẽ được sử dụng thật bền lâu cùng gia chủ. 1/ Tại sao nên làm Lễ khấn cúng mua xe mới

Chiếc xe nói chung là vật gắn liền với gia chủ và cũng là phương tiện giúp gia chủ có thể đi lại di chuyển trên đường. Đối với nhiều người chiếc xe còn là tài sản rất giá trị có khi còn là cả cơ nghiệp. Nên thông thường khi mua mới một chiếc xe (ngay cả với xe máy), với mong muốn luôn được bình an và may mắn thì chủ xe thường chọn xem ngày tốt trong tháng rồi sắm lễ vật để cúng xe.

Ngoài ra người kinh doanh dịch vụ thông qua phương tiện xe thường tổ chức cúng xe định kỳ : Người miền Nam, miền Trung vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng, còn người Bắc cúng xe vào mùng 1 và 15 âm lịch.

Cách cúng xe lúc mới mua xe và cúng xe hàng tháng thông thường không khác nhau, là tâm thành của chủ xe với chốn đất đai, các chư vị bề trên (mang ý nghĩa tâm linh)

Ông bà ta thường có câu “có thờ có thiêng, có kiên có lành”, đúng vậy mặc dù chúng ta không nên mê tín dị đoan nhưng việc cúng thờ là một điều không nên bỏ qua. Kiêng cử, thờ cúng sẽ giúp gia chủ gặp được nhiều may mắn, tránh đụng phải những tai họa khó lường. Việc việc cúng xe mới cũng vậy, giúp cho chủ nhân chiếc xe được an toàn, mang lại điều may mắn khi chạy xe.

2/ Lễ vật cúng khi mua xe mới

Khi gi chủ mua xe mới về, có biển số xe mới. Để được an toàn cũng như bình an may mắn khi sử dụng phương tiện này gia chủ cần chuẩn bị lễ cúng ông bà tổ tiên, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ. Lễ cúng này còn được gọi là lễ cúng xe mới. Dưới đây là toàn bộ lễ vật mà khi làm lễ cúng xe mới gia chủ cần chuẩn bị:

1 bình hoa (bông)

1 đĩa trái cây

1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc…) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài…)

1 xấp giấy tiền vàng bạc (càng nhiều càng tốt)

1 đĩa gạo muối (muối hột).

3 hoặc 5 ly rượu

3 hoặc 5 ly trà

1 ly nước trắng

3 hoặc cây hương

2 cây đèn cầy đỏ.

3/ Bài văn khấn cúng xe mới Hôm nay, Ngày … Tháng … Năm … Tên họ người chủ cúng xe: … Chư vị Thần Linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây. Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là … và chiếc xe mang biển số … xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi. Con xin tạ ơn !!! (Rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật cúng xe).

Cách Cúng Xe Mới Mua Về?

Đầu tiên là văn khấn và sắm lễ: MỜI CÁC BẠN THAM KHẢO TẠI ĐÂY.

Ở nhiều nơi khu vực miền Trung, miền Nam thường duy trì tập tục cúng xe mới nhằm mục đích giải quyết được vấn đề tâm lý giống như nhiều tập tục thờ cúng khác.

Thông thường, sau phần tâm linh này là phần thụ lộc, khao xe, “rửa xe”, để chia sẻ may mắn, lộc bất tận hưởng, mọi người hoan hỉ, hỉ thần sẽ tới.

Theo quan niệm, cúng xe, trước là để tạ ơn Trời, Phật, các vị Thần linh, chư tiên linh tiền tổ, gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh… đã phù hộ cho con cháu có của ăn của để sắm sửa xe cộ, sau là cầu mong bề trên mang tới bình an, đi đến nơi về đến chốn, may mắn trong mọi công việc, cuộc sống.

Chọn hoa gì để cúng xe mới?

Có rất nhiều loại hoa được chọn khi thờ cúng nhưng khi cúng xe mới, đa phần mọi người hay chọn hoa cúc, đặc biệt là cúc vạn thọ. Mặc dù không quá câu nệ về loại hoa, chỉ cần hoa tươi quả tốt là được, nhưng ý nghĩa đặc trưng của cúc vạn thọ giúp loại hoa này được xếp vào top đầu trong mâm cúng khi mới mua xe.

Hoa cúc vạn thọ, ngay từ cái tên của mình đã cho chúng ta biết được ý nghĩa của mình. Là biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt, cúc vạn thọ thường được người dân trưng trong nhà vào mỗi dịp lễ tết với mong cầu bình an, vĩnh cửu…Cũng như vậy, cúc vạn thọ dùng khi cúng xe mới mong cầu bình an và may mắn. Màu vàng và rất đầy đặn của các cánh hoa cũng tượng trưng cho tài lộc và no đủ.

Vì vậy, nếu còn băn khoăn chưa biết chọn hoa gì, hãy chọn ngay hoa cúc hoặc hoa vạn thọ.

Cúng xe nên quay đầu vào hay ra?

Nếu có nhà cửa thì lễ cúng xe thắp hương 2 nơi: 1 mâm cỗ bày ở bàn thờ Thần linh, gia tiên (như trình báo với các cụ việc sắm xe mới, hay việc làm ăn – như một cách giải quyết tâm lý, cầu mong được Trời Phật che chở cho gia đạo bình an, may mắn mọi việc). Sau đó nếu là xe mới thì “rửa xe” với người thân, bạn bè – là cách thết đãi chia vui may mắn, tài lộc, hỉ sự

Mâm cúng thứ hai đặt trước đầu xe gồm thanh bông, hoa quả, đồ mặn (xôi gà, thịt heo quay…), tiền mã, đĩa gạo và muối trắng, rượu, trà, nước lọc, hương, đèn… tùy tâm. Có cả đồ cúng chúng sinh (cháo hoa, quần áo mã cho chúng sinh…) nhằm bố thí cho các vong hồn tai nạn chết đường, chết chợ…

Ngày nay ở miền Bắc nhiều người có xe riêng cũng làm lễ cúng xe khi mới mua xe về, và sau khi hoàn tất các thủ tục cho xe thì làm lễ cúng xe với mong muốn xe bon trên đường bình an, gia chủ làm ăn may mắn, nhiều tài lộc. Khi cúng xe mới, xe nên quay đầu ra ngoài chứ không quay đầu vào trong nhà hay vào ngõ. Có gia đình còn cẩn thận chọn hướng hợp với tuổi của bác tài. Điều này cũng không quá quan trọng, tuy nhiên, có kiêng có lành và đừng nên mê tín quá.

Cúng xe vào giờ nào thì tốt?

Các gia đình có thể mở lịch để xem giờ tốt, tiến hành cúng lễ cho an tâm. Khi tiến hành việc cúng xe, hay xuất hành xe mới, hãy chọn các giờ tốt trong ngày như: Giờ Đại An, Giờ Tốc Hỷ và Giờ Tiểu Cát. Đây là 3 giờ tốt nhất cho việc xuất hành, theo cách tính giờ tốt của nhà Địa Lý, Phong Thủy nổi tiếng đời nhà Đường – Lý Thuần Phong.

Cúng xe mới nên cúng trong nhà hay ngoài sân?

100% mọi người sẽ làm lễ cúng ngoài sân. Nếu gia đình nào sát đường quốc lộ, không có không gian để đặt xe thì mọi người mới chọn cúng trong nhà hoặc trong bãi để xe, đầu xe sẽ hướng ra ngoài đường lớn.

Làm lễ cúng xe mới có phải là mê tín?

Đánh giá về vấn đề này, một chuyên gia về văn hóa dân gian ở Hà Nội cho biết:

“Cúng xe ô tô mới là mê tín hay không là do quan điểm và nhận thức của mỗi người. Thờ cúng là tín ngưỡng, là phong tục tập quán tốt đẹp của người dân Việt Nam. Chúng ta không quá sa đà vào việc thờ cúng, xem thờ cúng như một “thần cứu giải” thì thờ cúng là việc tốt nên làm”.

Lễ vật cúng đầu xe cần đơn giản, tùy vào tình hình tài chính của gia đình, khi lễ cần thành tâm. Có thể lễ chay hoặc lễ mặn tùy gia chủ, nhưng đừng rườm rà, tốn kém, đốt nhiều vàng mã…

Theo nhà văn hóa này, khi thờ cúng nói chung và cúng xe ô tô mới nói riêng là chúng ta đang thưa bẩm, trình bày việc chúng ta làm, điều chúng ta mong muốn với “bề trên” và cầu mong được che chở để mọi việc tốt đẹp hơn. Những mong muốn đó là chính đáng thì không thể gọi là mê tín được, và nó hoàn toàn phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Tuy nhiên, nếu song song với việc thờ cúng xe là việc trau dồi, luyện tập khả năng lái xe, xử lý tốt các tình huống, nắm bắt luật giao thông Việt Nam một cách chặt chẽ thì đó là điều cần thiết mỗi tài xế, chủ xe cần phải làm.

Tamlinh.org