Cúng Gia Tiên Đám Cưới / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Gia Tiên Trong Đám Cưới Người Việt

Nghi lễ tại họ nhà gái

Thắp hương bàn thờ.

Họ nhà gái mời nhà trai vào nhà, nhà trai cho đặt đồ lễ lên bàn thờ, chú rể phụ hay những người phụ bưng đồ lễ vật đứng dàn hàng ngang trước mặt cá cô dâu phụ hay các thiếu nữ bên đằng gái cũng đứng hàng ngang đối diện để nhận những mâm quả lễ vật. Những người này đem lễ vật đặt lên bàn thờ có thứ tự trước bàn thờ gia tiên. Nhười chủ hôn nhà trai mở nắp quả, khăn đỏ phủ lễ vật. Ngay sau lời mở đầu buổi lễ xin phép. Nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cúng lễ gia tiên. Ðèn nhang phải do bố, anh trai hoặc em trai cô dâu thắp.

Lễ gia tiên

Chú rể vào lễ bàn thờ gia tiên nhà vợ bốn lễ, rồi sau đó cô dâu cũng lễ theo. Ngày nay cô dâu chú rể cùng lể một lượt theo nghi thức chú rể “bái gối” và cô dâu ngồi bệt, mỗi lần chú rể bái cô dâu chờ động tác cho nhịp nhàng.

Lễ mừng

Lễ gia tiên xong hai vợ chồng phải ra lễ mừng cha mẹ vợ. Hai vợ chồng mới lạy cha mẹ ngay liền trước bàn thờ gia tiên, thường được cha mẹ miễn thủ tục này để tỏ lòng thương yêu rộng lượng. Ý nghĩa của việc mừng cha mẹ vợ để tạ ơn công nuôi dưỡng vợ mình, còn cô dâu lễ mừng cũng có ý nghĩa tạ ơn công cha mẹ tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình.

Khi chú rể lễ mừng, Thường cha mẹ cho tiền hoặc vàng , bạc, người phụ rể sẽ nhận hộ chú rể. Ngày nay tập tục này có nhiều thay đổi trong lễ này, cha mẹ không cho tiền. Nếu cho tiền thì cho cô dâu trong đêm nhóm họ trước ngày vu quy, tại buổi lễ có thể người cha vợ quyết định cho lại vợ chồng mới số “tiền đồng” hay “tiền chợ” mà họ đằng trai trao cho đằng gái khi trình lễ vật. Bà mẹ vợ cũng nhân dịp này cho con gái một vài món nữ trang có ngụ ý rằng đây là của riêng con gái do bà mẹ tằn tiện để dành cho chị được phép dùng trong cơn nguy cấp để hộ thân.

Sau khi chàng rể làm đủ mọi nghi thức rồi, nhà gái mời nhà trai uống nước, ăn trầu và hai họ chúc tụng cho cô dâu chú rể những điều tốt lành.

Thường nhà gái làm cổ mời nhà trai, ngày nay theo khuôn phép gia đình nền nếp chú rể và cô dâu không ngồi vào bàn trong tiệc đãi, mà phải đưa nhau đến từng bàn mời khách khứa đôi bên mà cũng là dịp để nhận biệt rõ những người thân thuộc.

Họ nhà trai ngồi lại nhà gái cho đến lúc được giờ tốt, giờ hoàng đạo, cụ già chủ hôn xin với nhà gái cho rước dâu. Cô dâu lúc đó y phục chỉnh tề trang điểm với đủ đồ nữ trang của mình cùng đồ dẫn cưới trước , đựng trong gương phủ nhiễu điều.

Họ nhà gái có một số người theo cô dâu, trong đó có cô phụ dâu. Cô phụ dâu được lựa trong số những thiếu nữ chưa lập gia đình cũng như phụ rể là những người chưa vợ, đây là dịp giới thiệu những trai gái có thể tiếp nối kết duyên.

Nghi lễ bên họ nhà trai

Lễ rước dâu

Cụ già chủ hôn lại dẫn đầu đám rước dâu, đốt nhang (hương) trước khi đám rước lên đường. Ði theo cụ già cầm hương là hai họ nhà trai nhà gái. Việc câm hương này, nhiều người giải thích rằng để vị thần chủ về hôn lễ chứng. Nhưng có người cho rằng là để đốt vía những kẻ xấu mồm xấu miệng quở mắng khi đám cưới đi qua.

Tuỳ theo tục lệ của từng địa phương, có nơi cha mẹ chàng rể không đi mà để chú rể đi cùng với ông tộc trưởng đảm nhiệm chủ hôn. Ờ miền Bắc và miền Trung khi đi rước dâu cha mẹ cô dâu cũng không đi, vì để tránh nổi buồn chia cách nên phải nhờ người thân tộc đi thay mình. Nhưng ở miền Nam do lối suy nghĩ phóng khoáng hơn nên cả hai gia đình thông gia đều tham dự rước, họ hãnh diện về sự tồn tại đủ đôi của bậc cha mẹ trong ngày cưới của con.

Nghi Thức Lễ Gia Tiên Trong Đám Cưới Việt Nam

Nghi lễ tại họ nhà gái

Thắp hương bàn thờ.

Họ nhà gái mời nhà trai vào nhà, nhà trai cho đặt đồ lễ lên bàn thờ, chú rể phụ hay những người phụ bưng đồ lễ vật đứng dàn hàng ngang trước mặt cá cô dâu phụ hay các thiếu nữ bên đằng gái cũng đứng hàng ngang đối diện để nhận những mâm quả lễ vật. Những người này đem lễ vật đặt lên bàn thờ có thứ tự trước bàn thờ gia tiên. Nhười chủ hôn nhà trai mở nắp quả, khăn đỏ phủ lễ vật. Ngay sau lời mở đầu buổi lễ xin phép. Nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cúng lễ gia tiên. Ðèn nhang phải do bố, anh trai hoặc em trai cô dâu thắp.

Lễ gia tiên

Chú rể vào lễ bàn thờ gia tiên nhà vợ bốn lễ, rồi sau đó cô dâu cũng lễ theo. Ngày nay cô dâu chú rể cùng lể một lượt theo nghi thức chú rể “bái gối” và cô dâu ngồi bệt, mỗi lần chú rể bái cô dâu chờ động tác cho nhịp nhàng.

Lễ mừng

Lễ gia tiên xong hai vợ chồng phải ra lễ mừng cha mẹ vợ. Hai vợ chồng mới lạy cha mẹ ngay liền trước bàn thờ gia tiên, thường được cha mẹ miễn thủ tục này để tỏ lòng thương yêu rộng lượng. Ý nghĩa của việc mừng cha mẹ vợ để tạ ơn công nuôi dưỡng vợ mình, còn cô dâu lễ mừng cũng có ý nghĩa tạ ơn công cha mẹ tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình.

Khi chú rể lễ mừng, Thường cha mẹ cho tiền hoặc vàng , bạc, người phụ rể sẽ nhận hộ chú rể. Ngày nay tập tục này có nhiều thay đổi trong lễ này, cha mẹ không cho tiền. Nếu cho tiền thì cho cô dâu trong đêm nhóm họ trước ngày vu quy, tại buổi lễ có thể người cha vợ quyết định cho lại vợ chồng mới số “tiền đồng” hay “tiền chợ” mà họ đằng trai trao cho đằng gái khi trình lễ vật. Bà mẹ vợ cũng nhân dịp này cho con gái một vài món nữ trang có ngụ ý rằng đây là của riêng con gái do bà mẹ tằn tiện để dành cho chị được phép dùng trong cơn nguy cấp để hộ thân.

Sau khi chàng rể làm đủ mọi nghi thức rồi, nhà gái mời nhà trai uống nước, ăn trầu và hai họ chúc tụng cho cô dâu chú rể những điều tốt lành.

Thường nhà gái làm cổ mời nhà trai, ngày nay theo khuôn phép gia đình nền nếp chú rể và cô dâu không ngồi vào bàn trong tiệc đãi, mà phải đưa nhau đến từng bàn mời khách khứa đôi bên mà cũng là dịp để nhận biệt rõ những người thân thuộc.

Họ nhà trai ngồi lại nhà gái cho đến lúc được giờ tốt, giờ hoàng đạo, cụ già chủ hôn xin với nhà gái cho rước dâu. Cô dâu lúc đó y phục chỉnh tề trang điểm với đủ đồ nữ trang của mình cùng đồ dẫn cưới trước , đựng trong gương phủ nhiễu điều.

Họ nhà gái có một số người theo cô dâu, trong đó có cô phụ dâu. Cô phụ dâu được lựa trong số những thiếu nữ chưa lập gia đình cũng như phụ rể là những người chưa vợ, đây là dịp giới thiệu những trai gái có thể tiếp nối kết duyên.

Nghi lễ bên họ nhà trai

Lễ rước dâu

Cụ già chủ hôn lại dẫn đầu đám rước dâu, đốt nhang (hương) trước khi đám rước lên đường. Ði theo cụ già cầm hương là hai họ nhà trai nhà gái. Việc câm hương này, nhiều người giải thích rằng để vị thần chủ về hôn lễ chứng. Nhưng có người cho rằng là để đốt vía những kẻ xấu mồm xấu miệng quở mắng khi đám cưới đi qua.

Tuỳ theo tục lệ của từng địa phương, có nơi cha mẹ chàng rể không đi mà để chú rể đi cùng với ông tộc trưởng đảm nhiệm chủ hôn. Ờ miền Bắc và miền Trung khi đi rước dâu cha mẹ cô dâu cũng không đi, vì để tránh nổi buồn chia cách nên phải nhờ người thân tộc đi thay mình. Nhưng ở miền Nam do lối suy nghĩ phóng khoáng hơn nên cả hai gia đình thông gia đều tham dự rước, họ hãnh diện về sự tồn tại đủ đôi của bậc cha mẹ trong ngày cưới của con.

Đám Cưới Không Làm Lễ Gia Tiên Là Sao? Giải Thích Lý Do?

Theo phong tục đám cưới truyền thống từ lâu đời tại Việt Nam thì lễ gia tiên luôn được gia đình hai bên quan tâm và chuẩn bị rất chu đáo. Mặc dù đã có rất nhiều nghi lễ trong ngày cưới được cắt giảm bớt nhằm phù hợp với xu hướng hiên tại. Hầu như các nghi lễ trong tiệc cưới không thể thiếu như lẽ ăn hỏi, lễ rước dâu, lễ gia tiên,…

Giới thiệu về lễ gia tiên

Bất cứ lễ cưới hỏi nào ở Việt Nam thì nghi lễ gia tiên là buộc phải có và phải diễn ra thật trang trọng.

Lễ gia tiên là một buổi lễ nhằm báo cáo với bậc tổ tiên về chuyện cưới hỏi con cháu trong nhà. Tức là thưa chuyện con dâu được gã đi lấy chồng và bẩm với bề trên nghi thức nhận con dâu về với dòng họ nhà trai.

Buổi lễ gia tiên được tổ chức nhà trai lẫn nhà gái. Đối với buổi lễ đám hỏi thì lễ gia tiên chủ yếu được làm tại bên nhà gái, khi nào lễ cưới chính thức diễn ra thì lễ gia tiên sẽ được tổ chức cả 2 bên.

Buổi lễ gia tiên của mỗi nơi sẽ có những tục lệ khác nhau, cách tiến hành buỗi lễ cũng sẽ có chút điều chỉnh sao cho phù hợp với tục lệ của từng nơi. Nhưng vẫn chung một điểm gốc, đó chính là bày kính tấm lòng và tôn trọng kính lễ lên tổ tông.

Lễ gia tiên ở miền Bắc

Thường thì bàn thờ chính của nhà sẽ là nơi làm bàn thờ cho lễ gia tiên. Trước khi tiến hành lễ gia tiên, chúng ta cần phải dọn dẹp thật sạch, trang trí thêm một vài câu đối đỏ cho đẹp. Lựa chọn mâm ngũ quả chưng, có thể tạo hình rồng phụng nếu có nhu cầu và tất nhiên không thể thiếu những bó hoa tươi.

Chuẩn bị mâm cúng lễ gồm 1 con gà luộc, 1 dĩa xôi gấc. Mặt khác, lúc đằng trai rước dâu về nhà, thì họ sẽ đem 1 phần mâm quả của tráp lễ xin dâu về để cúng bái trên bàn thờ gia tiên.

Lễ gia tiên ở miền Trung

Buổi lễ gia tiên ở miền trung thường diễn ra rất đơn giản. Nhưng trên bàn thờ gia tiên vẫn phải được bày trí thật đẹp và cẩn thận. Mâm lễ cúng phải có đủ các vật phẩm như rượu trà, trầu cau, nến tơ hồng, bánh phu thê,… Nếu bên nhà trai có điều kiện thì mâm lễ cúng gia tiên sẽ có thêm bánh kem.

Lễ gia tiên ở miền Nam

Người miền Nam luôn coi trọng các buổi lễ trong tiệc cưới, cho nên họ sẽ trang hoàng mọi thứ phải thật hoàn mỹ, vật phẩm dâng lễ phải đầy đủ chứ không được thiếu.

Các gia đình thường sẽ đặt một bàn thờ gia tiên thật lớn ngay trên phòng khách, miễn sao cho rộng rãi mà vẫn giữ được nét sang trọng. Trên bàn thờ gia tiên được trang trí đầy đủ các câu đối đỏ, cặp lư đồng, mâm ngủ quả, gà luộc, xôi,… Thậm chí có gia đình còn thuê hẳn một mâm ngủ quả đã kết hình long phụng rất đẹp, về trang trí ngay trên bàn thờ gia tiên.

Thời gian diễn ra buổi lễ gia tiên

Buổi lễ này chủ yếu được tổ chức ở các lễ ăn hỏi và lễ đám cưới.

Trong ngày ăn đám hỏi, thì buổi lễ gia tiên chủ yếu sẽ được làm ở bên nhà gái. Cô dâu và chú rể sẽ thắp vài nén hương dân lên bàn thờ gia tiên của phía nhà gái. Khi nào ngày cưới diễn ra, thì lúc này buổi lễ gia tiên sẽ được tổ chức lần lượt cả 2 bên.

Nghi thức kính lễ dân hương lên bàn thờ gia tiên thường được tổ chức sau cùng. Sau khi cả 2 bên đã trò chuyện xong xuôi về mọi vấn đề về buổi cưới hỏi.

Vì sao đám cưới không làm lễ gia tiên?

Quay lại vấn đề chính của bài viết hôm nay. Đó là vì sao một số gia đình tổ chức đám cưới không làm lễ gia tiên. Đó là bởi vì một số nguyên nhân sau đây.

Buỗi lễ gia tiên mặc dù rất quan trọng nhưng vẫn có một số gia đình đã bỏ buổi nghi lễ này trong ngày vui của con cháu. Hiện nay, Đám cưới không làm lễ gia tiên thường diễn ra rất nhiều, bởi vì nhiều lý do tế nhị mà nghi lễ này không được tổ chức.

Ví dụ, trường hợp đám cưới theo phong cách phương tây hoặc do tôn giáo của hai bên không cho phép…. Thì chắc chắn buổi lễ gia tiên sẽ rất ít khi được diễn ra.

Ngoài ra, còn một lý do khiến đám cưới không làm lễ gia tiên, đó chính là tuổi tác của chú rể và cô dâu không hợp nhau. Cho nên, gia đình đôi bên cho rằng đây là điềm xấu, tuổi vợ chồng xung khắc nên tốt nhất là không tổ chức lễ gia tiên trong ngày cưới.

Thậm chí, còn có một số nghi lễ khác cũng phải bỏ đi nếu cả 2 người xung khắc tuổi với nhau. Ví dụ như không thắp đèn, không tổ chức lễ rước dâu, không chuẩn bị mâm trầu cau và tất nhiên lễ gia tiên cũng sẽ không được diễn ra.

Vậy việc tổ chức lễ gia tiên là nên hay không?

Nếu buổi lễ gia tiên không được tổ chức trong ngày cưới, thì đây là sự thiệt thòi đối với cô dâu. Có nghĩa là không công bố với gia tiên là con gái của gia đình đã đi lấy chồng (bên nhà gái), hoặc con dâu không được “chính thức” bước vào cửa nhà trai.

Trên thực tế thì vẫn chưa có một lời giải thích nào hợp lý cho việc đám cưới không làm lễ gia tiên là sẽ giúp cô dấu và chú rể bớt xung khắc nhau do không hợp tuổi. Điều này chỉ là hủ tục có từ xa xưa nhưng với thời đại bây giờ thì vấn đề này vẫn chưa có đáp án hợp lý.

Như vậy, qua bài chia sẻ về vấn đề “đám cưới không làm lễ gia tiên là sao, giải thích lý do”. Mình nghĩ chắc các bạn cũng đã hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao một số đám cưới diễn ra nhưng lại không tổ chức cúng bãi lễ gia tiên rồi phải không! Nếu bài viết này hữu ích và bạn cảm thấy hài lòng về nó. Vậy hãy share cho bạn bè cùng xem nghen.

Lễ Gia Tiên Trong Ngày Cưới

Lễ gia tiên là thủ tục không thể thiếu trong đám cưới của người Việt từ xưa đến nay. Đây là nghi thức văn hóa, báo cáo trước bàn thờ tổ tiên về việc con cháu đi lấy chồng hoặc đón cô dâu mới về nhà và được coi như lễ ra mắt của cô dâu chú rể đối gia đình nhà chồng, vợ. Trong ngày cưới, nghi lễ này phải tiến hành ở cả hai gia đình nhà trai và nhà gái.

Nghi lễ gia tiên tại họ nhà gái:

Khi nhà trai tới thưa chuyện về hôn nhân của đôi uyên ương và ngỏ ý đón cô dâu mới về nhà, họ nhà gái sẽ đồng ý để con mình đi làm dâu. Trước khi cô dâu về nhà chồng, cả chú rể và cô dâu phải lên làm lễ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.

– Thành phần tham gia: Bố mẹ cô dâu hoặc đại diện gia đình nhà gái và cô dâu chú rể. Nhà trai không tham gia vào lễ gia tiên tại nhà gái.

– Lễ vật thắp hương: Nhà trai phải chuẩn bị trầu cau để xin dâu, đồng thời cũng để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Ở miền Nam, nhà trai bắt buộc phải chuẩn bị một đôi đèn cầy (nến) có khắc hình long phụng để thắp trên bàn thờ nhà gái. Gia đình nhà gái cũng sẽ chuẩn bị hai chân đèn để cắm đèn cầy.

Để chân và đèn cầy khớp nhau, hai nhà nên thống nhất trước kích cỡ, để khi làm lễ gia tiên không mắc phải những điều sai sót. Người miền Nam quan niệm, khi thắp đèn cầy (nến) trên bàn thờ như vậy, hạnh phúc của đôi trẻ cũng sẽ hạnh phúc, ấm áp như ngọn lửa đèn cầy.

– Nghi thức: Bố cô dâu hoặc đại diện nam giới trong họ nhà gái sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ, đồng thời cũng là người đọc bài khấn trước tổ tiên. Bài khấn này thường được các gia đình xin tại chùa. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện. Lễ gia tiên thường diễn ra nhanh chóng để cô dâu kịp giờ về nhà chồng.

Nghi lễ gia tiên tại họ nhà trai:

Theo đúng nghi lễ truyền thống, trước khi cô dâu lên đường về nhà chồng, người chủ hôn sẽ đốt hương để xua đuổi những điều xấu không theo chân đôi uyên ương về nhà. Đoàn đưa dâu của nhà gái và rước dâu của nhà trai sẽ cùng nhau về nhà trai để trình diện họ hàng, tổ tiên.

Ở miền Bắc và miền Trung, mẹ cô dâu sẽ không được đưa con về nhà chồng để tránh nỗi buồn chia cách. Nhưng người miền Nam lại có suy nghĩ phóng khoáng nên nhiều gia đình không kiêng nể việc mẹ đưa con gái về nhà chồng. Khi đoàn rước dâu về tới nhà trai, cô dâu chú rể sẽ tiếp tục làm lễ ra mắt tổ tiên tương tự như nghi lễ tại họ nhà gái.

– Thành phần tham gia: Một số gia đình chỉ có bố mẹ chú rể và đôi uyên ương tham gia vào lễ thắp hương trên bàn thờ. Tuy nhiên, một số gia đình khác lại sửa soạn một bàn thờ nhỏ đặt trong phòng khách để tượng trưng cho bàn thờ gia tiên và tất cả thành phần đoàn đưa, rước dâu đều được chứng kiến nghi lễ này.

– Lễ vật thắp hương: Nhà trai sẽ chuẩn bị sẵn mâm ngũ quả, gà luộc hoặc cầu kỳ hơn, có thể đặt mâm trái cây hình long phụng để bàn thờ thêm đẹp mắt.

– Nghi thức: Bố chú rể hoặc đại diện nam giới trong họ nhà trai cũng sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ và đọc bài khấn báo cáo tổ tiên. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện. Sau khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể sẽ cùng cúi lạy bố mẹ chú rể và mời nước các bậc cao tuổi trong nhà.

Để lễ gia tiên diễn ra suôn sẻ nhất, hai gia đình cần chuẩn bị các lễ vật chu đáo và sửa soạn, dọn dẹp bàn thờ cũng như hướng dẫn đôi trẻ thực hiện nghi lễ chỉn chu, trang trọng nhất.

Linh Phạm