Cúng Gia Tiên / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cách Cúng Gia Tiên Và Văn Khấn Cúng Gia Tiên

Cách cúng gia tiên và văn khấn cúng gia tiên. Theo phong tục, nhân dân ta đều cúng tổ tiên vào ngày giỗ, rằm và mồng một hàng tháng. Đây là tục không nhà nào là không cúng. Vậy văn khấn tổ…

Cách cúng gia tiên và văn khấn cúng gia tiên. Theo phong tục, nhân dân ta đều cúng tổ tiên vào ngày giỗ, rằm và mồng một hàng tháng. Đây là tục không nhà nào là không cúng. Vậy văn khấn tổ tiên như thế nào cho đúng?

Cách cúng gia tiên và văn khấn cúng gia tiên

Ngày rằm và mồng 1

Ngày mồng một gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mồng một là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc.

Ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

Người xưa cho rằng, ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau; soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch; đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.

Nhờ sự thông suốt của mặt trăng mặt trời, nên thần thánh và Tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Lòng thành cầu nguyện, sẽ đạt tới sự cảm ứng giữa quỷ thần và con người trong tiểu vũ trụ “thiên địa nhân”, nên luôn được an lành.

Cách cúng gia tiên và văn khấn cúng gia tiên

Chính vì vây, người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “cát tường”, là ngày tốt nhất trong tháng.

Cúng vào mồng một và ngày rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

Lễ vật cúng hai ngày này đơn giản, chỉ cần hương hoa, trầu rượu, nước và hoa quả.

Trước khi cúng gia tiên, phải cúng ông Công trước.

Sắm lễ cúng tổ tiên ngày mùng một và rằm:

Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Văn khấn tổ tiên ngày mùng một và rằm:

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật. – Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần. – Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. – Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ – Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại. Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm ………….. Tín chủ con là ………………………………………….. …. Ngụ tại ………………………………………….. ……. cùng toàn gia quyến. Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: – Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. – Hương hồn Gia tiên nội, ngoại Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật Phù trì tín chủ chúng con: Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông Người người được chữ bình an, Tám tiết vinh khang thịnh vượng, Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo!

Cúng gia tiên ngày giỗ

Văn khấn giỗ gia tiên thường ngày là như thế nào? Trong quan niệm người Phương đông và người Việt Nam nói riêng thì việc cúng giỗ gia tiên luôn thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc cho người đã khuất,cho nên việc ngày cúng giỗ gia tiên là một ngày không thể quên trong mỗi gia đình. Tùy từng gia đình mà tổ chức việc cúng gia tiên mà khác nhau.

Cách cúng gia tiên và văn khấn cúng gia tiên. Trong quan niệm người Phương đông và người Việt Nam nói riêng thì việc cúng giỗ gia tiên luôn thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc cho người đã khuất

Có gia đình thì mời anh em họ hàng gần xa tổ chức bữa cơm tưởng nhớ người đã khuất, gia đình không có điều kiện thì cúng một mâm cơm dâng lên gia tiên vào ngày đó. Việc cúng gia tiên theo nhiều hình thức khác nhau nhưng đều chung một tấm lòng tưởng nhớ và thành kính với người đã khuất.

Trong phong tục thờ cúng giỗ gia tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất là cực kỳ quan trọng: ông, bà, bố, mẹ, chồng, vợ – đã khuất.

Theo phong tục xưa thì:

+ Nếu cụ bà đã chết thì việc khấn phải là: Tằng Tổ Tỷ.

+ Nếu cụ ông đã mất thì phải khấn là: Tằng Tổ Khảo.

+Nếu ông đã mất thì phải khấn là: Tổ khảo

+Nếu bà đã mất thì phải khấn là : Tổ tỷ.

+Nếu mẹ đã mất thì phải khấn là Hiển tỷ

+Nếu cha đã mất thì phải khấn là Hiển khảo.

+Nếu chị em đã mất thì phải khấn là Thể tỵ,Thể muội.

+Nếu cô dì đã mất thì phải khấn là : Thể Tỵ,thể muội

Vì vậy việc khấn cũng cần phải có văn khấn cúng lễ giỗ gia tiên thường ngày.

Văn khấn gia tiên là một dạng bài văn khấn gia tiên mẫu dành cho những gia chủ chưa biết hay thuộc dạng mẫu để cúng thường ngày để việc khấn được thành kính,trôi trảy,không vấp phải lỗi gì.

Bài văn khấn cúng giỗ gia tiên thường ngày

+ Con lạy chín phương Trời;mười Phương Chư Phật,Chư Phật Mười Phương;

+Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị tôn thần,

+Con kính lạy ngài Đồng Trù Tư Mệnh Táo phủ thần Quân.

+Con kính lạy ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này,

+Con kính lạy tổ tiên nội ngoại họ……………………..

Tín chủ con là……”…. Tuổi,,………. Cư Ngụ tại…………………………… Hôm nay, là ngày …..tháng,,,,,,,,….năm,,……(âm lịch) Chính ngày giỗ của………… Thiết nghĩ,,,,,,,…………. Vắng xa trần thế , không thấy âm dung,

Năm qua tháng lại ngày hủy Lâm, ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên, Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ, Ngày mai Cát Kị, hôm nay chúng con toàn gia con cháu, nhất tâm sắm lễ sính vật kính dâng và đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành,

Tâm thành kính mời……………… Mất ngày…….. tháng……. Năm……… Mộ phần táng tại………….

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng và chứng giám cho lòng thành chúng con, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an bình khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng thịnh,

Con kính lạy mời ngài Thần Linh, thổ địa – thổ công – táo quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ – con…. Lại mời vong linh các vị tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con thành tâm lễ bạc cúi xin được phù hộ độ trì

Phục duy cẩn cáo!

Bài Văn Cúng Gia Tiên

Bàn thờ gia tiên hiện diện trong mỗi gia đình đã trở thành nét đẹp truyền thống không thể nào thiếu đối với người Việt. Đó là nơi để những người con cháu trong gia đình tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên những người đã khuất của mình với sự thành kình và lòng biết ơn. Thông qua bộ bàn thờ trong gia đình, cũng nói lên đời sống tâm linh, nguyện vọng và mong muốn về cuộc sống tốt đẹp của gia đình.

Cách đặt bàn trí bàn thờ đúng cách là điều quan trọng hàng đầu trong phong tục thờ để thể hiện sự hiểu biết về các nghi thức truyền thống của dân tộc, để không phạm vào các điều hý kỵ khi thờ cúng.

Một mâm cơm cúng gia tiên thường chuẩn bị những món vật phẩm cúng sau đây

Đối với mâm cơn cúng tổ tiên

♦ 1 con gà : Trong phong tục thờ cúng tổ tiên, việc cúng gà là điều quan trọng, một con gà làm sạch sẽ và được xắp xếp đẹp, có thường thì sẽ được luộc chín sau đó chặt từng miếng nhỏ rồi xếp lại thành hình trong dĩa.

♦ Món giò chả, nem các loại : được xếp thành một dĩa. Chả và nem thường được mua sẵn nhưng vị chả giờ 3 miền khác nhau thường được tự tay làm và bày lên dĩa cúng.

♦ Thịt heo : thường là thịt heo luộc có thể chọn thịt ba chỉ ngon hoặc thịt đùi luộc chín sắc mỏng bày lên dĩa cúng

♦ Món hầm ( món canh ) : tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau món canh hầm bao gốm như : món canh hầm của người Nam thường là măng tre hầm giò heo. Món canh của người Trung thường là canh khổ hoa dồi thịt hoặc xương heo hầm củ cải…

♦ Món xào : món không thể thiếu trong mâm cơm cúng gia tiên để trở thành mâm cúng hoàn chỉnh ( đậu cô ve xào thịt hoặc món miến xào lòng gà)…..

♦ 1 đĩa hoa quả gồm 5 món : Tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi gia đình, cúng gia tiên không giống với cúng thần linh hay cúng Bốc Bát Hương, thay thay bàn thờ cần phải đúng hình thức. Tùy tâm lựa chọn trái cây cúng là được

♦ Nhang đèn, giấy tờ tiền bạc ( vàng mã)

♦ Rượu cúng : mời rượu gia tiên là hình thức bắt buộc đối với thờ cúng của người Việt để các cụ vê chứng dám và thưởng thức mâm cúng con cháu dâng lên

♦ 1 bình hoa : Trong các hình thức thờ cúng, hoa là yếu tố quan trọng với mục đích dâng lên những điều đẹp đẽ và tốt nhất đến tổ tiên.

Đây là video clip lắp đặt một bộ bàn thờ tổ tiên hoàn chỉnh :

Trên bàn thờ gia tiên cần đặt những vật phẩm thờ cúng nào?

Khác với hình thức thờ cúng thờ cúng Phật tổ hay thờ cúng Thần Tài Thổ Địa , đối với một bộ bàn thờ Gia tiên Cần những Vật phẩm sau đây :

♦ 3 Bát hương thờ : tốt nhất nên chọn loại Bát hương thờ bằng gốm sứ, loại bát hương này tốt nhất, vừa phù hợp với nét văn hóa thờ cúng truyền thống của người Việt vừa đem lại nét sang trọng tôn nghiêm cho bàn thờ.

♦ Mâm bồng thờ cúng : dùng để bày biện trái cây và vật phẩm cúng như bánh kẹo, ngũ quả……

♦ Bình hoa thờ

♦ Chóe thờ cúng ( 3 hũ chóe) : dùng để dựng muối gạo và nước sạch

♦ Bát cơm – bát sen thờ :

♦ Nậm rượu thờ

♦ Chân nến thờ

Đối với những gia đình có điều kiện thường sẽ có thêm bộ hạt đình thờ cúng trên bàn thờ gia tiên

Tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi gia đình sẽ chọn các vật phẩm thờ cúng bằng gốm sứ men xanh hay men rạn, tuy nhiên bày trí bàn thờ cúng gia tiên tốt nhất nên sử dụng : bộ bàn thờ cúng gia tiên men rạn

Sau khi đã chuẩn bị các vật phâm thờ cúng, món ăn được xắp xếp đầy đủ, gia chủ tiến hành thờ thắp nhang thờ cúng và đọc bài văn cúng để mong nhận được sự chứng dám của tổ tiên.

Bài văn cúng gia tiên – Văn khấn gia tiên như sau

♦ Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

♦ Nam mô a di Đà Phật ( 3 lần )

♦ Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

♦ Con kính lạy Đức Hoàng thiên hậu Thổ chư vị tôn thần

♦ Cn kính lạy ngài Bản gia Táo quân, ngài bản gia thổ công, Long Mạch Thân Tài.

♦ Con kính lạy các vị thần linh cai quản trong xứ này

♦ Hôm nay là ngày … tháng….. năm ….. tín chủ con cùng gia đình dọn đến đây ( địa chỉ ….. )

♦ Tín chủ ( chúng) con là ( tên gia chủ )

♦ Ngụ tại … (địa chỉ )

♦ Nhân ngày mai là ngày của …

♦ Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắm sửa hương hoa lễ vật để kính dâng lên trước tọa tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn con trình.

♦ Kính cáo bảo bản gia Thổ công, Táo Quân Mạch và các vị thần linh cúi xin chứng minh và phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

♦ Kính thỉnh các tiên linh Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về âm hưởng

♦ Chúng con lễ bạc tâm thành cuối mong được phù hộ độ trì

♦ Nam Mô A di Đà Phật ( 3 lần).

Nghi Thức Cúng Giỗ Gia Tiên

Trong việc cúng giỗ ông bà tổ tiên ngày nay nhiều gia đình cũng đã tốn kém chi phí , giết mổ lợn gà, cao lương mỹ vị, mời mọc khách khứa, con cháu sau vầy, thụ hưởng lễ vật, nhưng không đáp ứng được sự hội tụ linh hồn của ông bà tổ tiên. Thậm chí có những chỗ xảy ra va chạm, hiềm khích, to tiếng, bất hòa anh em, nghiệp nặng hơn còn xảy ra đâm chém., hận thù, từ mặt. Nhiều người đã đổ lỗi cho ngẫu nhiên hay bia rượu, vẫn là những con người đó trong cuộc sống họ đã từng nâng chén tâm tình huyết thống, hay tri kỷ, huynh đệ mà họ chưa hiểu được rằng đó là một tín hiệu sân hận, giận dữ của những linh hồn, tạo nên những bất hòa hay tai họa cho người dương trần đang sống.

Khái quát về linh hồn

Mọi vạn vật sinh ra trên đời này đều có sự tương quan lẫn nhau, xúc tiến lẫn nhau và nương tựa bổ trợ nhau, cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, con người cũng vậy, có tình mẫu tử, chuyển hóa, luân hồi. Tất cả mọi thứ đều có linh hồn, từ cổ xưa người ta đã tôn sùng vạn vật thiên nhiên, các vị thần sông, thần núi, thần cây….đến đức phật, thánh mẫu các vị thần trong lăng tẩm đình chùa, đền miếu, chúng ta đều đến thắp hương và tỏ lòng thành kính, và được các đấng thần linh che chở phù hộ. còn tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì sao?

Về phong tục: Từ cổ xưa đến, việc thờ cúng đã diễn ra hầu hết của con người, trên nhiều quốc gia trên thế giới, Còn tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam đã trở thành một bản sắc văn hóa đặc sắc, một nét đẹp văn hóa nổi bật trong cách ứng xử của con người, nó mang đậm một giá trị đạo hiếu, nhân cách, tình cảm và có giá trị to lớn trong nền giáo dục cho những thế hệ mai sau. Tục cúng giỗ góp phần thức tỉnh những giá trị tình cảm của cuộc sống, những cái thiện trong con người, nhớ về nguồn cội, nhớ tới công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ cho ta khôn lớn. Con người sinh ra, ai cũng có cha mẹ, ông bà, cao hơn nữa là tổ tiên dòng tộc. Mẹ cha nuôi dưỡng chúng ta, nhưng không bao giờ nghĩ đến việc mình được trả công, mà duy nhất chỉ mong cho các con trưởng thành vinh hiển, làm vẻ vang dòng họ tổ tông. Với công ơn sinh thành dưỡng dục, khi mẹ cha còn sống thì phụng dưỡng, khi khuất bóng thì kính thờ, phận làm con cần phải đáp đền thế nào cho tròn chữ Hiếu? Dù tiền tài, phẩm vật có uy nghi đến đâu chăng nữa cũng chẳng thể đáp đền công đức Cù Lao, cao lương mỹ vị đủ đầy cũng không thể sánh bằng công ơn cha mẹ. Vì vậy, khi người còn sống ta hãy làm vui lòng người sống, khi mất ta phụng thờ và tu tâm hơn cho hoàn thiện cũng sẽ làm mát mẻ những linh hồn nơi chín suối.

Nghiệp báo phúc họa ở cúng giỗ

Bao gồm các nội dung:

Cách lập ban thờ phật

Cách lập ban thờ tổ tiên

Cách lập ban thờ vọng

Cách lập ban thờ bà cô ông mãnh

Cách lập ban thờ người mới mất

Ngày tang lễ và những điều kiêng kỵ

Cách thắp hương

Lòng thành kính

Nghi thức cúng giỗ theo nho giáo, phật giáo.

Lễ Cúng Phả Độ Gia Tiên

Lễ phả độ gia tiên tức là lễ giải nghiệp chướng của dòng họ. Nghiệp chướng ở đây ta hiểu là những vướng mắc của vong linh chưa được giải quyết khiến cho vong linh sân hận; buồn phiền; đau khổ. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến con cháu cõi trần.

Nghiệp chướng của dòng họ đó chính là các vong linh của người chết oan, chết tử tử, chết thảm, hay bị tai nạn mà chết, chết trong tình trạng không còn nguyên vẹn … Những vong linh này sẽ tạo ra nghiệp chướng cho dòng họ, khiến cho người thân trong họ tộc đau ốm, mắc bệnh giểm nghèo, hiếm muộn hay không có con cháu… và dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

Là 3 cõi giới:

Hạ giới: Nơi con người /sinh vật có thân vật lý sinh sống Trung giới: Nơi các linh hồn (gọi là hồn ma) của người và các sinh vật sinh sống Thượng giới: Nơi các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật và các bậc giác ngộ (đã được điểm đạo) sinh sống.

Cả ba cõi này chồng khít nên nhau, chỉ khác phân tử cấu tạo, tốc độ rung động.

Hạ giới: cấu tạo thô, rung động chậm Trung giới: cấu tạo thanh hơn, rung động cao hơn hạ giới nhưng cũng còn trược Thượng giới: cấu tạo bằng ánh sáng, trí tuệ, thanh, nhẹ.

Giải nghiệp

Nghiệp là những tội trong tiền kiếp cũng như quá khứ của hiện kiếp của một người gây ra, đang phải chịu/ trả trong hiện tại (xem thêm bài Phúc báo – Nghiệp báo).

Có những cách giải nghiệp:

Trả nghiệp: là tự hoàn thành việc thi hành nghiệp báo, tức là chịu những trừng phạt đáng phải chịu, giống việc thi hành án của pháp luật.

Đổi nghiệp bằng công sức: Dùng công đức, hạnh nguyện, đúc chuông, tô tượng hoặc làm việc từ thiện cứu người, cứu môi trường… cho đến khi phúc báo cân bằng nghiệp báo, Ơn Trên sẽ xóa nghiệp.

Đổi nghiệp bằng tiền: Dùng tiền (cũng là dùng công sức mà có) nhờ thầy Tâm linh đem tiền âm đi khắc phục hậu quả do tiền kiếp gây ra, hoàn thành việc khắc phục về vật chất, tinh thần của các linh căn bị hại sao cho không còn đơn kiện của các oan gia. Ơn Trên sẽ xem xét xóa nghiệp.

Là những cái chết thảm khốc, hoặc oan ức, linh hồn bị giam trong bối cảnh lúc chết, rất phẫn uất, đau đớn nên không thể tự siêu thoát. Ví dụ:

Người bị chết cháy thì linh hồn luôn cảm thấy mình đang bị thiêu đốt. Người bị chết đuối thì luôn luôn trong cảm giác sặc nước. Người bị vu oan mà chết thì ai oán cả trăm năm không thôi. Vì vậy, cần các vị thầy Tâm linh làm lễ cầu siêu để vong linh ngộ ra để có thể siêu thoát lên cảnh giới cao hơn.

Lễ Phả độ gia tiên

Khi chết, trừ những Bậc Thầy, những Bậc Giác Ngộ, những Người có Sứ mệnh, còn hầu hết chúng sinh đầu thai vào cảnh thứ 6, 7 nơi Trung giới.

– Cảnh 7 được ví như địa ngục, đây là cõi đầu thai của những kẻ phạm tội, trộm cướp, lưu manh… rung động rất nặng, trược.

– Cảnh 6 tương ứng như cõi trần, ông bà tổ tiên chúng ta, nếu không phạm tội gì quá ghê gớm sẽ đầu thai nơi đây.

Dù cảnh sắc không tối tăm như cõi 7 nhưng cũng nặng về tham, sân, si. Vẫn thèm ăn ngon, thèm mặc đẹp, thèm rượu, thèm tiền, thèm sex… nói chung thèm đủ thứ. Tuy nhiên, do không còn thân xác nên không thể thực hiện được những ham muốn đó. Bị dục vọng giày vò cho đến khi giác ngộ sẽ được lên cảnh giới cao hơn.

Nhưng cũng giống như lúc sống, hầu hết chúng ta đều tham lam, có một muốn có hai, có voi lại đòi có người cưỡi… Chính vì thế, dục vọng chi phối,các linh hồn bị đọa ở cảnh này cũng khá lâu, có thể vài trăm năm, thậm chí cả ngàn năm, không thể siêu thoát được.

Phả độ gia tiên là gì?

Phả độ gia tiên là làm tăng nhận thức, tăng rung động của các linh hồn tổ tiên của một gia đình (thường là 4 họ: hai bên bố, hai bên mẹ) lên cảnh giới cao hơn để có thể tu học làm nhiệm vụ Bề Trên giao hoặc đầu thai.

Gia đình nào chưa làm lễ này bao giờ thì có thể đến cả vạn (10.000) linh hồn chưa được siêu thoát. Lễ này là khó nhất, và nặng tiền nhất là vì thế.

Lễ cầu siêu phả độ gia tiên, vong linh thai nhi sản nạn, giải nghiệp oan gia trái chủ

Ví dụ: để được lên cảnh giới cao hơn, cần một tấm vé có đóng dấu, giả sử mỗi lần cộp dấu, giống chính quyền xã của ta hiện nay thu 20-25kg gì đó mà nhân với 5.000 vé thì ra bao nhiêu? 1 vạn vé thì ra bao nhiêu tiền? Điều này do Thiên Ý quyết định, không phải tự Ông/Bà Thầy Tâm Linh nghĩ ra. Và chỉ những người được lựa chọn mới làm được lễ này, không phải ai cũng làm được.

Ví dụ 1: Đầu năm 2016, nhân đi chữa bệnh cho một bệnh nhân, triệu linh căn họ ra nói chuyện. Sau đó, có thử triệu linh căn bà địa chủ Cát hanh Long hay còn gọi bà Nguyễn thị Năm. Bà này lên vân căm hận , uất ức vì bị lừa. bị phản bội… Vẫn kêu oan từ lúc bị xử tử đến nay. Lâm vừa khuyên nhủ, vừa tặng bà một Phật ấn treo cách không trên đầu. Sau bà ngộ ra, nói một câu: Nếu bà không bị giết, thì giờ bà cũng chết lâu rồi, tạ ơn thầy khai sáng!!!

Ví dụ 2: Trường hợp em Linh bị người tình chặt xác, khoảng t6 2016, đang ngồi quán café thì em ý hiện về, nhập vào trợ lý của Lâm xin lệnh ấn để siêu thoát. Dù không quen biết gia đình nhưng là trường hợp thương tâm, cũng cấp lệnh cho đi. Sau đó, linh hồn còn đọc địa chỉ cho trợ lý đến tận nhà để báo tin cho gia đình. Nhưng gia đình cũng rất thờ ơ, không quan tâm. Sau khi được siêu thoát, linh hồn em Linh có quay lại tạ ơn và tặng Lâm một áo giáp (vô hình) nói rằng để anh đề phòng kẻ xấu!!! (http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/thi-hanh-an-tu-hinh-voi-nguyen-duc-nghia-3021275.html)

Ví dụ 3: Tôi (Lâm) đi chữa cận thị, thấy nặng người, tưởng là ngồi trước bàn thờ gia chủ, phạm húy kỵ, đã dịch chỗ khác nhưng vẫn nặng. Nhìn ra, cả gia tiên tiền tổ nhà họ bám lấy Lâm để xin đi . Chữa bệnh xong, ngồi thiền, cấp lệnh cho gia tiên đi. Sau đó, một người trong gia đình được báo mộng, các cụ được sang cõi Phật tu học, được ngồi trên tòa sen, mãn nguyện lắm, và tạ ơn Thầy.

Lời khấn trước khi đi làm lễ Phả độ gia tiên

Trước khi đến chùa làm lễ khấn ở nhà như sau:

Con xin lậy Trời, lậy phật, lậy vua, lậy mẫu, lậy trầu, lậy các quan, các quan thần linh bản địa, thần hoàng bản thổ, thần công thổ địa, thần tài, thần quân táo công, các chư vị thần linh đang cai quản nơi này ! Xin các ngài cho phép và Xin kính thỉnh: các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các vong linh, hương hồn, các cô bé đỏ của dòng họ … Các vong linh, hương hồn đang lẩn quất quanh đây. Cùng chúng con đến …. (Tên chùa) ở tại … (Địa chỉ chùa) vào ngày, tháng, năm để dự lễ “Phả độ gia tiên” do chúng con tổ chức lập đàn tại chùa. Xin kính thỉnh !!!!! Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Ghi chú: Nếu ra thăm mộ cuối năm trước khi đến làm lễ Phả độ gia tiên cũng khấn như vậy cho trang trọng.