Cúng Gì Trong Ngày Vía Thần Tài / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ngày Vía Thần Tài Là Gì? Cần Chuẩn Bị Gì Trong Ngày Vía Thần Tài?

Cúng vía thần tài vào ngày 10 tháng giêng hàng năm. Hay con còn gọi là ngày thần tài. Hầu hết theo truyền thống của người Việt Nam những gia đình buôn bán đều thờ cúng thần tài hàng này và rất trịnh trọng. Theo quan niệm nếu thờ cúng thần tài thì gia đình đó sẽ được thần tài phù hộ và việc buôn bán sẽ trở nên dễ dàng. Luôn có khách vào hàng ngày và buôn bán phát đạt.

Vị trí đặt đồ cúng ngày vía thần tài là sát mét tường ngay cửa ra vào. Sẽ giúp khách hàng ghé đến cửa tiệm của gia chủ.

Lễ cúng ngày vía thần tài nên chuẩn bị những gì

Gồm những lễ vật sau đây:

Tiền vàng mã

Hoa tươi phải được bên phải

Bánh kẹo 1 dĩa

Trầu cau 1 dĩa

Xôi đậu xanh ( có thể thay thế xôi khác cũng được)

Ngoài những lễ vật trên , gia chủ có thể mua thêm cá lóc nướng, heo quay để tăng thêm sự phong phú. Nhằm cầu mong được nhiều may mắn và tài lộc.

Ngoài ra gia chủ có thể mua đồ trang trí thêm như cóc ngậm tiền, cây tiền, tỏi.

Cách sắp xếp đồ cúng ngày vía thần tài một cách chính xác nhất

Trong ngày cúng ở chính giữa thần tài luôn bắt buộc phải có 3 món sau:

Đó là gạo, muối, nước đó là 3 thứ thực phẩm cần thiết.

Và các trị trí đặt hoa quả và trái cây , hoa luôn đặt bên phải, trái cây bên trái theo hướng từ ngoài khi đi vào trong nhà.

Bàn thờ cúng thần tài luôn phải có nhiều ánh sáng chiếu vào. Bên cạnh đó nếu để cho mọi chuyện luôn suôn sẻ nên đặt một cây xanh hợp với mạng của gia chủ vào đó.

Và thần tài thích nhất 3 thứ đó là bánh hỏi heo quay, cá lóc nướng, chuối, bưởi

Đó là vật dụng cần thiết nên có trong ngày vía thần tài.

Sau khi ngày vía thần tài xong chúng ta cần lưu ý những điều gì

Thứ nhất muối và gạo chúng ta phải để lại trong nhà sau khi cúng xong không nên đem bỏ đi. Vì có ý nghĩa lưu lại tài lộc cho gia chủ.

Rượu và nước chúng ta nên tưới quanh nhà, không nên đổ chung một gốc.

Bánh kẹo cúng xong nên giữ lại một ít, còn lại nên đem đi cho để phát lộc.

Vàng thật thì cất lại, vàng giả đem đốt nhằm cầu mong thần tài phù hộ cho gia đình luôn yên ổn, tài lộc đầy nhà. May mắn cả năm, buôn may bán đắt.

Cúng thần tài mỗi ngày chúng ta nên có những gì.

Lễ vật cúng ngày vía thần tài mỗi ngày rất đơn giản. Chúng ta sẽ làm như sau

Hàng ngày chúng ta thay nước, thay cà phê và trà cho thần tài. Còn trái cây và hoa tươi vài ngày chúng ta nên thay một lần. Chúng ta có thể trưng thêm bánh kẹo hoặc bánh trái tùy thích.

Mỗi sáng trước khi buôn bán nên thắp nhang cho thần tài và thuốc lá. Để cầu may mắn hàng ngày.

Luôn lau dọn bàn thờ và lau thần tài luôn sạch sẽ. Khi bắt đầu những lần buôn bán lớn nên thắp nhang cầu xin thần tài để được suôn sẻ và thuận lợi.

Tại sao phải mua vàng trong ngày cúng ngày vía thần tài

Vì người dân quan niệm rằng nếu mua vàng trong ngày vía thần thì có thể rước lộc về nhà. Không quan trọng mua nhiều hay ít chỉ cần mua vàng là được. Đặt biệt người dân mua nhiều nhất vào ngày thần tài bay về trời để cầu mong tài lộc dư giả cho một năm.

Nên nếu bạn là người làm ăn hay không làm ăn thì vào ngày vía thần tài nên mua vàng về nhà. Để cầu mong may mắn tài lộc cho cả năm

Lễ khấn ngày vía thần tài

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Việc cúng ngày vía thần tài ngày càng phổ biến trong con người Việt Nam cầu mong may mắn và tiền bạc. Việc cúng thần tài nhằm cầu mong may mắn cả năm nhà hạnh phúc và mọi việc suôn sẻ.

Ngày Vía Thần Tài Nên Cúng Gì?

Thùy An

Vào ngày mồng 10 tháng 1 hàng năm người ta thường sắm đủ mâm quả cúng thần tài để cầu mong cả năm may mắn, làm ăn phát lộc, giàu sang phú quý.

Ngày vía thần tài nên cúng gì?

Vào ngày mồng 10 tháng 1 hàng năm người ta thường sắm đủ mâm quả cúng thần tài để cầu mong cả năm may mắn, làm ăn phát lộc, giàu sang phú quý.

Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh, họ cúng Thần Tài quanh năm. Tuy nhiên ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng được dân gian xem là ngày vía Thần Tài.

Ngày thường cúng hoa quả, đồ chay còn ngày vía này người ta cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc.

Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Lau dọn bàn thờ Thần Tài

Trước tiên phải lau dọn sạch sẽ bàn thờ Thần Tài đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần Tài. Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Trước khi cúng Thần Tài, bạn nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận. Cần tẩy trần bằng nước lá bưởi hay dùng một cái thau sạch sẽ chỉ chuyên dùng tắm rửa, tẩy uế… đổ nước sạch và pha một tí rượu trắng để tắm rửa cho cả Thần Tài và Ông Địa. Tiếp đó, lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng bàn thờ của hai ông.

Chuẩn bị đồ cúng Thần Tài

Trong ngày vía Thần Tài nên cúng mặn. Đồ cúng thường là các món ăn ngon như lợn quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món cua biển, lợn quay và chuối chín vàng.

Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa mà nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.

Lợn quay: 300g

Trứng: 3 quả

Tôm: 100g

Hoa cúc, rượu, vàng giấy…

Tôm luộc, trứng luộc

Ngoài ra, cúng Thần tài còn có khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Chú ý khi đặt bàn thờ cúng Thần tài

Bàn thờ Thần tài không được đặt sát nhà tắm, nếu không sẽ làm mất không khí tôn nghiêm.

Nên đặt bàn thờ ở gần cửa nhưng tránh lối đi lại để đỡ ồn ào.

Không đặt bàn thờ Thần tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.

Mua vàng lấy may và tích trữ

Trong đời sống tâm linh người Việt quan niệm rằng, xuất tiền mua vàng trong ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng sẽ được may mắn, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh cả năm.

5 điều không nên làm khi cúng Thần Tài

Ngày vía thần tài nên cúng gì? 5 điều không nên làm khi cúng Thần Tài

Không được ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng.

Không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng.

Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài.

Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng đèn nhấp nháy và bóng điện vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.

Bài Văn khấn Thần Tài (theo văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………

Ngụ tại………………………………………………

Hôm nay là ngày……. tháng……. năm…………….

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Ngày vía thần tài là ngày gì: Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng thần Tài bay về trời, dân gian lấy ngày này làm ngày vía Thần Tài và tin tưởng rằng, mua vàng sẽ gặp nhiều phúc lộc.

Ngày Vía Thần Tài Là Ngày Nào? Những Điều Cần Biết Trong Lễ Cúng Vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài là ngày nào? Nên cúng gì, mua gì và phải lưu ý những gì trong ngày này? Hẳn đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là với những người theo ngành kinh doanh, buôn bán, bởi Thần Tài chính là vị thần ban phát của cải cho họ.

Ngày vía Thần Tài là ngày nào?

Ngày vía Thần Tài hàng năm

Hàng năm ngày vía Thần Tài là ngày nào? Theo truyền thuyết kể trên, tương truyền, ngày mà Thần Tài về trời là ngày mùng 10 tháng Giêng, người ta bèn lấy đây là ngày vía Thần Tài, cầu mong Thần mang đến những điều may mắn và tài lộc cho mình.

Tiếp đó, người ta sẽ sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa với đủ lễ tam sên. Mâm cỗ tam sên là mâm cỗ mặn, thường có 1 miếng thịt, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc. Lễ tam sên ở đây tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên.

Quan niệm dân gian cho rằng lễ cúng thực hiện ở ngay nơi làm ăn của mình sẽ linh nghiệm hơn. Ngoài ra, người không làm ăn kinh doanh cũng có thể cúng Thần Tài ở ngay nhà mình hay đình chùa đều được. Người ta cho rằng bản thân “thổ địa” được cung thờ ở nhà có thể coi như là Thần Tài.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, người Việt Nam còn có lệ đi mua vàng, mong rằng cả năm sẽ được may mắn, tài lộc dồi dào vào ngày vía Thần Tài hàng năm.

Ngày vía Thần Tài hàng tháng

Hẳn việc có 1 bàn thờ Thần Tài trong nhà là điều không thể thiếu với mỗi hộ làm ăn, kinh doanh. Bên cạnh đó, việc cúng bái Thần Tài cũng có hơi khác so với các nghi thức cúng bái tổ tiên, bởi cúng Thần Tài có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, thậm chí là ngay khi gia chủ vừa “được lộc”.

Hàng tháng ngày vía Thần Tài là ngày nào? Thông thường, ngoài việc cúng lễ Thần Tài vào ngày mùng 1 và rằm hàng tháng như thờ cúng tổ tiên và Thần Phật, người ta còn chọn mùng 10 hàng tháng là ngày để cúng Thần Tài.

Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần có phần khác biệt với các vị thần khác khi không dùng toàn đồ mặn mà có thêm cả đồ chay. Thường thì 6 tháng đầu năm nên dâng đồ mặn, còn 6 tháng cuối năm lại dâng đồ chay.

Người ta thường thắp hương 2 lần trong ngày, tầm 6-7h sáng và 6-7h tối. Số lượng nén hương thường là 5. Mỗi khi thắp hương cúng Thần Tài nên nhớ thay nước uống, trái cây tươi trên ban thờ, lưu ý giữ cho ban thờ sạch sẽ, có thể làm lễ tắm rửa cho tượng thần vào ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng.

Ngày vía Thần Tài cúng gì?

Ngày vía Thần Tài cúng gì? Vào những ngày bình thường, người ta có thể bày trên bàn thờ Thần Tài hoa quả tươi, đồ chay hoặc bánh kẹo. Còn vào ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người ta cúng đồ mặn với cỗ tam sên.

Cỗ tam sên thường gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc hoặc thay đổi ít nhiều tùy vào phong tục, tập quán của từng địa phương.

Ngoài ra, ngày vía Thần Tài còn cần có: 1 bình hoa, 1 đĩa ngũ quả, nến, điếu thuốc, gạo, muối trắng, chum rượu, 1 bộ giấy tiền vàng mã.

Bên cạnh những món lễ nhất định cần phải có kia, dân gian còn truyền nhau mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng, có tác dụng xin lộc Thần Tài, cầu cho gia chủ buôn may bán đắt. Đến khi cúng xong, mang vàng trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Lễ vật cúng Thần Tài có thể to nhỏ khác nhau tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ gia đình hoặc mỗi hộ kinh doanh, tuy nhiên cũng không nên mua sắm quá phô trương, tốn kém.

Ngày vía Tài Thần mua gì?

Để lấy may trong ngày vía Thần Tài, giúp cả năm buôn may bán đắt, người ta thường đặt câu hỏi ngày vía Thần Tài mua gì. Thực tế, ta có thể mua một vài vật phẩm như:

Vàng

Người ta quan niệm rằng nếu mua vàng trong ngày mùng 10 tháng Giêng thì sẽ được Thần Tài phù hộ gặp nhiều may mắn, tài lộc trong năm, giúp công việc thuận lợi, tiền bạc rủng rỉnh. Ngoài ý nghĩa tâm linh, hành động mua vàng đầu năm cũng có thể được coi là một hình thức tiết kiệm sau những ngày Tết đã chi tiêu tốn kém vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các linh vật phong thủy

Ngoài vàng, người dân, đặc biệt là dân làm ăn có thể mua thêm các linh vật phong thủy như cóc ngậm tiền, tỳ hưu, kỳ lân, long quy… Đây đều là những vật phẩm biểu tượng cho sự may mắn, phát đại, đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ, giúp sự nghiệp phất lên như diều gặp gió.

Đá quý và đá phong thủy

Đây là hai loại đá biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, cũng khá thích hợp để chọn mua trong ngày vía Thần Tài. Nếu là đồ trang sức bằng đá quý đắt tiền, bạn có thể cất vào trong một chiếc hộp màu tím hoặc màu vàng, để ở góc tài lộc trong phòng ngủ. Đá phong thủy có nhiều hình dáng, màu sắc, kính thước khác nhau. Bạn có thể chọn một loại đá phù hợp với bản mệnh, giúp mang lại vận may, bình an và tài lộc.

Đồng tiền xu

Có những hộ gia đình có thói quen mua 9 đồng tiền xu mới về và đặt ở góc tài lộc của gia đình với quan niệm hành động này cũng giống như một hình thức gieo “hạt giống”. Đợi đến khi hạt giống nảy mầm, sinh sôi phát triển thì gia đình sẽ được giàu sang.

Những điều lưu ý khi cúng vía Thần Tài

Để việc cúng Thần Tài được linh nghiệm, ta cũng cần phải lưu ý những điều sau:

Về bàn thờ Thần Tài: Bàn thờ luôn phải được lau dọn sạch sẽ, có thể lau dọn bàn thờ cũng như tắm tượng Thần Tài theo đúng hướng dẫn. Với những cửa hàng kinh doanh, buôn bán nếu có bàn thờ Thần Tài thì nên đặt hướng mặt ra phía cửa chính. Nếu đặt bàn thờ Thần Tài ở góc khuất, ít người qua lại thì gia chủ sẽ không đón được tiền tài.

Khi cúng vía Thần Tài vào ngày 10 tháng Giêng cần phải chuẩn bị chu đáo hơn cúng Thần Tài vào ngày thường một chút, chú ý chuẩn bị đủ lễ vật theo đúng phong tục dân gian hoặc quan niệm của địa phương.

Trước khi làm lễ, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ. Trong quá trình làm lễ nên mở các cửa nhà, cửa sổ nằm đúng hướng Tài Lộc để đón nhận những nguồn năng lượng tích cực vào nhà.

Kiêng kị trong ngày cúng vía Thần Tài

Không tắm rửa cho tượng Thần Tài

Vào trước ngày vía Thần Tài, gia chủ nên tắm rửa cho tượng Thần Tài và lau dọn ban thờ cho sạch sẽ, cũng giống như hành động dọn dẹp bàn thờ tổ tiên ngày Tết. Về tâm linh, người ta cho rằng dọn dẹp bàn thờ sẽ thể hiện được tấm lòng thành của mình. Nước tắm cho tượng thần cs thể là nước hoa bưởi hoặc nước gừng, có tác dụng tẩy uế.

Ban thờ Thần Tài bài trí lộn xộn

Việc bài trí bàn thờ Thần Tài cũng cần phải tuân theo các quy tắc riêng, lưu ý đến thứ tự các đồ thờ cúng, không được xếp đặt tùy tiện quá mức. Cách bài trí đúng là: bát nhang đặt ở giữa ban thờ, vị trí tượng Thần Tài ở bên trái, bên phải là ban thờ Thổ Địa. Sau khi xếp xong tượng, đặt 3 hũ gạo, muối và nước sạch ở vị trí giữa. Khi thắp hương, gia chủ không thể chuẩn bị thiếu lọ hoa ở bên phải và đĩa hoa quả ở bên trái.

Đặt ban thờ gần những nơi không sạch sẽ

Ban thờ cần được đặt ở những nơi sạch sẽ. Đại kỵ đặt ở những khu vực như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay nơi phơi quần áo… thì sẽ không có được tài lộc như ý do bị thần linh quở trách.

Dùng đèn nháy hay bóng đèn điện thay cho đèn dầu, nến

Hiện nay, rất nhiều loại đồ thờ cúng cũng được thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Tuy nhiên, trên ban thờ Thần Tài, đặc biệt là vào ngày mùng 10 tháng Giêng, gia chủ tránh sử dụng đèn nháy, đèn điện thay cho nến hoặc đèn dầu. Người ta cho rằng đèn điện, đèn nháy dễ sinh ra những trường khí không tốt, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Thỉnh Thần Tài, Thổ Địa vào bát hương

Vào ngày vía Thần Tài, nhân dân ta quan niệm không nên thỉnh Thần Tài, Thổ địa nhập vào bát hương hay tượng thần, vì làm như vậy sẽ khiến việc làm ăn kém bề suôn sẻ, thường vướng phải những xui xẻo hoặc tai họa bất ngờ

Mặc quần áo thiếu nghiêm túc

Đầu tóc, trang phục của người thắp hương cũng thể hiện cho tấm lòng thành kính của gia chủ. Vì vậy không nên ăn mặc luộm thuộm xuề xòa hoặc hớ hênh, như vậy có thể coi là một hành vi coi thường thần linh.

Nói tục, chửi bậy, đánh chửi nhau trong ngày cúng vía Thần Tài

Trong ngày làm lễ cúng vía Thần Tài, gia chủ nên lưu ý chớ nên sinh sự, cãi vã, mắng mỏ lẫn nhau, vì gia đạo bất an thì thần linh quở phạt. Cho dù có điều không như ý thì các thành viên cũng nên “chín bỏ làm mười”, có như vậy thì mọi chuyện mới êm xuôi, tốt đẹp.

Chia lộc cúng vía Thần Tài cho người ngoài

Trong ngày vía Thần Tài, người ta kiêng kị hành vi tán lộc cho người ngoài, bởi nếu lộc trong nhà mà chia cho người khác thì tức là không giữ được lộc, lộc đi ra ngoài. Muối và gạo sau khi cúng có thể đem cất đi, còn nước thì nên đứng hắt từ ngoài vào trong nhà.

Văn khấn ngày vía Thần Tài

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, con kính lạy Thần Tài vị tiền, con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.Tín chủ con là……………………………………… Ngụ tại……………………………………………… Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Theo lichngaytot.com

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Lễ Cúng Ngày Vía Thần Tài Gồm Những Gì ?

Ngày cúng vía thần tài năm 2020 là ngày nào?

Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ đất nước Trung Quốc. Theo quan niệm của người dân Trung Hoa thì thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc và của cải. Có rất nhiều sự tích kể về Thần Tài nhưng biết đến nhiều nhất là câu chuyện kể về Triệu Công Minh. Sau khi tử trận, Triệu Công Minh được phong làm Chính Nhất Long Hồ Huyền chân quân, thống lĩnh bốn vị thần trên trời là Chiêu Bảo – Nạp Trân – Chiêu Tài – Lợi Thị. Vì thế mà ông được cho giữ chức vụ cai quản tiền bạc, của cải. Trong dân gian, mọi người thường thờ cúng Thần Tài để cầu mong tài lộc, may mắn sẽ đến với họ.

Ngày nay, cúng vía thần tài trở nên phổ biến tại Việt Nam, bởi ông thần Tài được xem là người mang đến tài lộc, may mắn cho những ai đang kinh doanh, buôn bán ngày càng phát tài hơn. Và ngày cúng thần tài thường rơi vào ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng. Riêng ngày mùng 10 tháng giêng được xem là ngày vía thần tài quan trọng nhất trong năm. Bởi vì đây là ngày ông thần tài bay về trời, do đó nếu cúng vía cho ông thần tài thật đầy đủ sẽ có thể cầu xin được một năm mới làm ăn phát tài, phát lộc, thuận buồm xui gió.

Và năm 2020 này là năm canh Tý, đây là năm con chuột được xem là năm khá nhiều may mắn. Bên cạnh ngày 10 tháng giêng 2020 ra thì gia chủ nên chọn thêm các ngày khác trong tháng để cúng vía ông thần tài như ngày Tốc Hỷ, Đại An và ngày Tiểu Cát. Việc chọn ngày tốt cúng Ông Địa, Thần Tài đầu năm sẽ giúp gia chủ làm ăn may mắn, phát tài, bình an hơn. Năm 2020 ngày cúng vía ông thần tài là 10/1/2020 Âm lịch, tức là thứ 2 ngày 3/2/2020 dương lịch.

Năm 2020 có nên mua vàng vía cúng thần tài không?

Trong những năm gần đây, nhiều người dân đã đổ xô đi mua vàng trong ngày vía thần tài để cầu may mắn. Vào ngày mùng 10 tháng giêng chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên các cửa tiệm vàng bạc trang sức sẽ khá đông đúc, số người mua vàng xô lấn nhau, chen chúc để nhanh chóng mua vàng về vía thần tài. Cũng chính vì vậy mà lượng vàng bán ra tại các cơ sở kinh doanh mặt hàng trong tháng Giêng đột ngột tăng vọt.

Do đó, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị: Giá vàng trong ngày “vía thần Tài” thường được đẩy lên rất cao, ngay sau đó vài ngày sẽ nhanh chóng giảm hàng trăm nghìn đồng/cây. Như vậy, may mắn đâu chưa thấy, nhưng mua hôm trước, vài hôm sau đã thiệt hàng trăm nghìn đồng/cây, thì sao gọi là may mắn?

Chính vì vậy, nhiều người khuyến nghị rằng người dân không nên đổ xô đi mua vàng vào ngày này, may mắn, tài lộc chỉ đến với các tiệm vàng mà thôi, còn bản thân lại bị mua vàng với giá đắt, lại phải chen lấn, tranh đua đôi khi xảy ra sự cố không mong muốn. Và nếu như bạn muốn thể hiện lòng thành kính thì chỉ nên chọn mua 5 phân hoặc 1,2 chỉ mà thôi, để thuận tiện sau này bán không mất gí.

Nếu mua vàng để cầu may và đeo như một vật phẩm hộ mệnh thì nên mua các sản phẩm hợp tuổi, hợp mệnh. Trường hợp mua vàng để bán không bị lỗ, mua vàng nhẫn tròn trơn hoặc vàng miếng. Và nên mua vàng cúng vía thần tài ở tiệm vàng uy tín, tránh gặp phải nơi kém uy tín chất lượng vàng không đảm bảo.

Lễ cúng ngày vía thần tài gồm những gì ?

Theo các chuyên gia phong thủy, các lễ vật cần được chăm chút kỹ lưỡng, chọn các đồ tươi ngon và luôn thành tâm kính lễ thì các ngài sẽ phù hộ và ban phước lành. Một số lễ vật cần chuẩn bị như sau:

Lễ cúng mặn cho ông thần tài:

1 bình hoa tươi: thường là hoa cúc vàng, hoa hồng

1 mâm ngũ quả gồm 5 loại quả khác nhau, nếu có dừa tươi thì càng tốt

5 cây nhang, 5 chum rượu trắng, 2 cây nến

1 đĩa gạo thần Tài, 1 đĩa muối hột trắng, 2 điếu thuốc lá

1 bộ tam sên gồm: 1 quả trứng vịt luộc, 3- 5 con tôm luộc, 1 miếng thịt lợn luộc( hoặc 1 khoanh giò, 1 con gà trống)

1 mâm đồ chay: bánh chưng hoặc 1 đĩa xôi, 1 bát chè

Vàng mã, vàng thỏi

Lễ cúng chay cho ông thần tài:

5 loại trái cây (trong đó có trái dừa)

1 bình hoa tươi: cúc, vàng thọ…

2 điếu thuốc, muối hột, gạo

5 cây nhang, 5 chum rượu trắng, 2 cây nến

2 miếng vàng bạc đại

Các loại bánh chay: bánh tét, bánh ít, bánh ngọt…

Văn khấn cúng vía thần tài

Kính lạy các ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần Con xin được kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân Con kính lạy các Thần Tài vị tiền Con lại xin kính lạy các ngài Thổ Địa và Thần linh đang cai quản nơi này.

Tín chủ con là:……………………… Tuổi:……..Ngụ tại ………………………………Hôm nay là ngày……. tháng……. năm…… (âm lịch).

Tín chủ con sắm lễ vật, trà quả, hương hoa cùng với một số thứ thành tâm bày ra trước án. Kính mời ngài Thần Tài tiền vị với chư vị Tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài chứng giám lòng thành, thương thụ hưởng vật lễ độ trì cho tín chủ con được bình an. Cầu mong cho mọi thứ được tốt lành, lộc tài tăng tiến sở nguyện tòng tâm.

Chúng con trước án kính lễ cùng lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.

Những lưu ý khi cúng vía thần tài

Đối với những người kinh doanh thờ cúng thần tài thì nên cúng vía tại nơi kinh doanh chứ không nên cúng ở nhà ở, đặc biệt là chùa. Còn đối với người không kinh doanh thì có thể cúng vía ở nhà, vì bản thân “thổ địa” thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của thần Tài.

Về thời gian cúng khấn và tháp hương thần Tài, chỉ nên thực hiện vào buổi chiều. Sách “Phong tục thờ cúng của người Việt”: Người xưa cúng thần Tài quanh năm vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin chứ không chỉ vào dịp giỗ tết, ngày rằm mồng một.

Lễ vật cúng vía thần tài riêng vào tháng giêng cần đầy đủ và chu đáo hơn. Còn đối với mùng 10 hằng tháng bạn chỉ cần cúng đầy đủ rượu, gạo, hoa quả tươi sạch là được, không cần quá xa xỉ. Và thời gian cúng vía nên thực hiện vào buổi chiều.

Gạo muối sau khi cúng vía thần tài bạn nên bỏ vào trong lọ và để trong nhà, không nên hắt bỏ trực tiếp ra ngoài sân. Nhớ phải thay nước ở các chén hàng ngày, lấy nước lọc chưa đun. Thắp nến cho cháy và đặt 2 cây nến 2 bên.

Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có “vãng vong”, dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.

Ngoài ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm thì để phát tài gia chủ nên lau bàn thờ Thần Tài, tắm cho Thần Tài vào ngày 14 âm lịch hoặc ngày cuối tháng. Không nên để các con vật trong nhà quấy phá bàn thờ Thần Tài.