Cúng Dường Trường Hạ Như Thế Nào / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Cúng Dường Trường Hạ 2023

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính thưa Quý bà con Phật tử gần xa.

Vào mùa Hạ là lúc chư Tôn đức Tăng, Ni các nơi vân tập về các trụ xứ An cư – Kiết hạ trong 3 tháng, thúc liễm thân tâm, trao dồi giới, định, tuệ. Vâng lời Đức Phật dạy, Quý thiện tín nam nữ có bổn phận hộ trì chư Tăng, Ni yên tâm tu học, đồng thời là cơ hội tu tạo phước điền đến quý thiện tín.

Theo thông lệ hằng năm, Ban Thiện nguyện Ánh Đạo tổ chức chương trình cúng dường Trường hạ, mục đích hướng Phật tử gần xa gieo trồng phước báo, kết duyên cùng chư Tôn đức Tăng, Ni hành giả An cư tại các Trường hạ.

Chủ nhật, ngày 05/08/2023 (nhằm ngày 24/06/Mậu Tuất)

– 04 giờ 00: sắp xếp phẩm vật lên xe;

– 05 giờ 00: xuất phát tại sân vận động Hoa Lư (số 2 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp.HCM), tụng kinh Cầu an, dùng sáng trên xe, sinh hoạt phổ biến chương trình;

– 07 giờ 00: cúng dường Trường hạ Viện Chuyên Tu, thị xã Phú Mỹ;

– 07 giờ 30: cúng dường Trường hạ Ni viện Kiều Đàm, thị xã Phú Mỹ;

– 08 giờ 00 : cúng trường hạ chùa Huê Lâm, thị xã Phú Mỹ;

– 08 giờ 30 : cúng trường hạ TV. Huệ Chiếu, thị xã Phú Mỹ;

– 09 giờ 00: cúng trường hạ TV. Phổ Chiếu, thị xã Phú Mỹ;

– 10 giờ 00: cúng dường Trường hạ Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm thị xã Phú Mỹ (cúng dường Trai Tăng);

– 11 giờ 00: cúng dường Trường hạ Ni viện Thiện Hòa (dùng trưa);

– 13 giờ 30: cúng dường Trường hạ Thiền viện Thường Chiếu, Đồng Nai;

– 14 giờ 30: cúng dường Trường hạ Trường Trung cấp Phật học Ni, Đồng Nai

– 15 giờ 30: cúng dường Trường hạ Trường Trung cấp Phật học Tăng, Đồng Nai;

– 16 giờ 00: Kết thúc.

Tổng dự toán: 350.000.000 đồng (ba trăm năm mươi triệu đồng Việt Nam).

Mọi sự phát tâm cúng dường, Quý Phật tử vui lòng liên hệ các địa chỉ và số tài khoản sau:

Đại đức Thích Thiện Hưng (ĐT. 090 999 2102), chủ tài khoản: Lâm Văn Liêm, số tài khoản: 102000462786 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương, Chi nhánh 3, Tp. HCM.

Hoặc quý Phật tử phát tâm trực tiếp tại văn phòng Viện chuyên tu 1 (Thầy Thiện Trụ), hoặc Viện Chuyên Tu 2 (Thầy Thiện Nghiêm)

Liên hệ: Quý Phật tử đăng ký tham gia, xin vui lòng liên hệ Phật tử Vạn Ngọc (ĐT: 090 844 6694); tại Bình Dương, Phật tử Diệu Hóa (0907 091 700); tại Vũng Tàu, Phật tử Diệu Huệ (0933300348).

Thời gian đăng ký: Kể từ ngày đăng thông báo đến hết ngày 29/07/2023 (nhằm ngày 17/6/Mậu Tuất) tiện cho Ban Tổ chức sắp xếp xe đón đưa.

Lưu ý: Để tỏ lòng thành kính và đón nhận phước báo trọn vẹn khi dâng lễ phẩm cúng dường, quý Phật tử tham gia hoan hỷ mặc áo tràng và tuân thủ theo sự hướng dẫn của BTC.

Kính chúc Quý vị an lành và thuận duyên trong cuộc sống.

Ban Thiện nguyện Ánh Đạo

ĐĐ. Thích Thiện Hưng

Tác Bạch Cúng Dường Trường Hạ

TÁC BẠCH CÚNG DƯỜNG TRƯỜNG HẠ

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng,

Trong bầu không khí vô cùng trang nghiêm tại đạo tràng chùa…, ngày Chư Tăng câu hội để kiết hạ an cư, ngày Phật Pháp được trùng hưng. Trong ánh hào quang của Chư Phật tỏa hương thơm giải thoát với màu huỳnh y của Chư Tôn Đức, bóng từ bi rực hồng, Giới, Định, Huệ đã hiện rõ trên nét mặt từ hòa của quý Ngài đã làm thiêu rụi những đám cỏ sều phiền muộn trong tâm hồn chúng con.

Chúng con thành tâm đốt nén tâm hương cúi đầu dâng niềm tôn kính đảnh lễ cúng dường mười phương Tam bảo và hiện tiền Chư Tôn Đức chứng minh.

Kính bạch quý Ngài,

Chúng con hàng phật tử tại gia đầy đủ duyên lành, không biết chúng con đã tạo được phước duyên gì trong vô lượng kiếp mà nay chúng con đã được sanh làm thân người lại sớm được gặp Phật pháp, thấm nhuần sự giáo hoá của Tổ thầy, chúng con đã ý thức được bổn phận của người Phật tử tại gia đối với Tam Bảo.

Hôm nay dưới mái chùa… mùa an cư Kiết hạ lại trở về với Chư Tôn Đức nơi đây là ruộng phước cho hàng Phật Tử chúng con gieo duyên lành với Tam bảo với Phật Pháp và cũng là dịp thuận duyên để hàng Phật tử chúng con được học hỏi giáo lý và thể hiện tinh thần hộ trì Chánh pháp.

“Hạnh phúc thay Chư Phật giáng sinh

Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh

Hạnh phúc thay Tăng già hoà hợp

Hạnh phúc thay  tứ chúng đồng  tu.”

Sung sướng thay giữa đời ngũ trược ác thế mà dấu chân hoá độ của những vị Bồ Tát vẫn dập dìu xuôi ngược chẳng từ nan.

Quý Ngài là hiện thân của Bồ Tát hạnh, trong tinh thần vô ngã vị tha không quên lời nguyện tái hiện đàm hoa, chèo thuyền vào vòng sanh tử độ tha để đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát.

Giờ đây trước đạo tràng thanh tịnh Tăng bảo trang nghiêm, với niềm hoan hỷ vô biên của Chư Tôn Đức, chúng con toàn thể Phật tử trong lòng trong ý với tất cả lòng thành, sắm sửa trai diên dâng lên cúng dường mười phương Tam Bảo và hiện tiền Chư Tôn Đức.

Chúng con nguyện đem công đức nầy cầu nguyện cho Phật nhựt Tăng huy, pháp luân thường chuyển, phong diều võ thuận, quốc thới dân an, Phật Pháp trường tồn, mãi mãi ở thế gian để làm lợi lạc hữu tình. Chúng con cũng cầu nguyện trên Chư Tôn Đức ba tháng an cư Pháp thể được vô lượng khinh an, huệ đăng thường chiếu, đạo quả viên thành, để mãi mãi là bóng cây đại thọ che mát chúng con, là ánh sáng dìu dắt lòng chúng con, là con thuyền thanh lương đưa chúng con đến bờ an vui giải thoát. Chúng con nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả Pháp giới chúng sanh, kẻ còn được đượm nhuần mưa Pháp phát nguyện tu trì kẻ qua đời, ác đạo được xa lìa chóng thành đạo quả.

Ngưỡng mong trên Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức từ bi ai lân mẫn nạp cho hàng Phật tử chúng con được ân triêm công đức.

 Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát.

                                                                                                                            __Sưu Tầm__

Ban Phật Học Cúng Dường Trường Hạ

Tin ảnh: TRÍ BÁ

Sáng 16-8-2023 (nhằm ngày 27-6 năm Canh Tý), Ban Phật học Chùa PH Xá Lợi cùng đại diện các đạo tràng đã tổ chức cúng dường chư Tăng nhân mùa an cư kiết hạ.

Tất cả chư Tăng và Phật tử đều thực hiện nghiêm túc quy định về phòng dịch Covid-19 của ngành y tế như rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, mang khẩu trang,…

Mùa an cư năm nay, Chùa PH Xá Lợi đã tiếp đón 31 vị Tăng về tu tập. Cư sĩ Minh Ngọc thay mặt Ban Phật học và các Phật tử đã tác bạch với các chư Tăng:

“Năm nay, do dịch bệnh Covid tràn lan, nguy cơ bùng phát khắp nơi trên thế giới, nhưng cũng không thể là chướng duyên ngăn ngại Chùa Phật học Xá Lợi an cư kiết hạ vốn là truyền thống tốt đẹp từ thời Phật ngàn xưa để lại… Ban Phật học cùng các Phật tử gần xa có nhân duyên lớn, phước báo nhiều, nên giờ này mới được quỳ trước Trai đường diện kiến đoàn thể Tăng già oai nghiêm thanh tịnh, dâng lên lời tác bạch và lòng thành kính cúng dường các tịnh tài, tịnh vật.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến Phật pháp tăng huy, Pháp luân thường chuyển, Thiền môn nghiêm tịnh, tứ chúng an hòa, Phật tử đàn na, vun bồi phước tuệ.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp của chúng con được thoát cảnh u đồ, siêu sinh Tịnh độ, và cha mẹ thân nhân hiện tiền của chúng con và tất cả chúng sanh đều được an vui phát khởi tâm bồ đề kiên cố.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến nhân loại tai qua nạn khỏi, dịch bệnh tiêu trừ, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc”.

Chư Tăng đang an cư kiết hạ tại chùa PH Xá Lợi Cư sĩ Minh Ngọc tác bạch với chư Tăng Thượng tọa Thích Đồng Bổn ban pháp từ Từ trái qua: Cư sĩ Trí Tâm, Chúc Trọng và Minh Ngọc đại diện Ban Phật học Chùa PH Xá L ợi cú ng dường chư Tăng Phật tử cúng dường chư Tăng

Chuyến Thiện Nguyện “Cúng Dường Trường Hạ” 2023

Chuyến Thiện Nguyện “Cúng Dường Trường Hạ” 2023

Xin chào anh, chị và các bạn!

An cư kiết hạ là pháp tu hành của người xuất gia trong 3 tháng hạ. Đây là truyền thống có giá trị rất thiết yếu trong Phật giáo. Trong 3 tháng ấy, Tăng chúng, Ni chúng tập hợp tại một ngôi chùa chỉ định để chuyên lo tu học và tinh tấn đạo nghiệp, xây dựng tinh thần lục hòa cộng trụ. Tại sao nên cúng dường trường hạ trong mùa an cư kiết hạ của Tăng Ni? Theo quan điểm Phật giáo, trong tất cả sự bố thí, Tăng thí ( dakkhinadana) là phước báu tối thượng. Người Phật tử nên hiểu rõ về điểm này. Tại sao Tăng thí phước lớn hơn cả trong tất cả các sự tài thí? Pháp thí tất nhiên là thù thắng rồi. Tài thí thuộc về sự bố thí về vật chất.

Trong một phước sự gọi là bố thí, nếu người cho bằng tâm trong sạch với lễ phẩm trang trọng và người nhận một cách xứng đáng thì gọi đó là ứng cúng thì sẽ thành tựu một cuộc bố thí thù thắng. Thế nào là người cho bằng tâm trong sạch? Có nghĩa là cho với lòng cung kính, cho nhưng không có hậu ý đòi hỏi điều gì và cho với tâm không có phiền não, tâm thí đó rất thù thắng.

Đối tượng nhận thí là người biết nhận, có nghĩa là nhận một cách không tham lam, nhận không có sự đòi hỏi và thật sự rất khó tìm được một đối tượng như vậy trong cuộc đời này. Chúng ta cho một người và thường tạo cho họ lòng tham. Ví dụ gặp người bạn bị túng thiếu, ta giúp cho người bạn đó thứ gì đó, tiền chẳng hạn. Người đó có thể nghĩ rằng, “À người này mình có thể lợi dụng được đây, mai mốt mình sẽ xin nữa” và tìm cách để xin giúp đỡ thêm. Đây là chuyện thường xảy ra trong đời.

Hiếm khi trong đời này có đối tượng phù hợp với quy định của Đức Phật về đời sống của một vị Sa môn: Thí chủ cúng dường cho mình, vị Sa môn đón nhận bằng tâm trân trọng và hoan hỷ chú nguyện cho vị đó, không nuôi hậu ý tìm cách để bòn rút thêm, kêu gọi thêm. Đây là trường hợp cho một người mà người đó biết cách nhận. Biết cách nhận là nhận một cách phải chăng, nhận một cách có hiểu biết, nhận một cách không có hậu ý, không có mưu đồ, không có sự toan tính: Đây là sự bố thí thù thắng.

Nếu vị Sa môn sống đời sống chân chánh giống như Đức Phật đề ra thì người Phật tử có bốn mục đích quan trọng để làm phước:

Tăng là đối tượng nhận cúng dường

Nhận cúng dường một cách hợp đạo

Nhận dưới với tính cách đại chúng chứ không phải cá nhân

Nhận với mục đích cao cả để tu tập.

Bốn mục đích này làm cho đối tượng nhận cúng dường trở nên thù thắng.

Để cho thiết thực hơn, chúng ta có thể liên hệ với Ban Chức sự trường hạ để biết những gì chư Tăng Ni an cư đang còn thiếu nhằm đáp ứng chính xác và kịp thời như gạo, nước, mùng, mền, thuốc chữa bệnh v.v… Ngoài ra, nếu không có thời gian thì bạn có thể phát tâm cúng dường trường hạ bằng hiện kim (tiền mặt) cho tiện lợi. Chư Tăng Ni sẽ tùy duyên thọ nhận các lễ phẩm cúng dường và hồi hướng phước đức cho bạn.

Chúng con thành kính nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho quý đại đức Tăng Ni một mùa An cư Kiết hạ vô lượng khinh an, tuệ đăng thường chiếu, đạo quả viên thành, mãi là những con thuyền thanh lương đưa chúng con đến bờ an vui, giải thoát. Chúng con nguyện đem tất cả chút ít phước báu có được hồi hướng cho cửu huyền thất tổ siêu sanh lạc cảnh, tất cả pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

Về kinh phí chuyến đi, ngoài chi phí đóng góp cúng dường, quý vị tham gia chuyến đi sẽ đóng khoản chi phí tham gia chuyến hoạt động dã ngoại và nghỉ đêm tại Resort Rock Water Bay (hoặc có thể là khu vực Mũi Né, Phan Thiết), hội sẽ thông báo các khoản chi phí này sau.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Hội Sách Tấn Trường Chay

Cúng Dường Tam Bảo Như Thế Nào?

Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.

ĐỊNH NGHĨA CÚNG DƯỜNG TAM BẢO

Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.

CÚNG DƯỜNG SAI LẠC

Thế mà có những người cúng dường một cách lệch lạc mất hết ý nghĩa cúng dường. Như có một Phật tử đi chùa đến thầy Trụ trì xin cúng năm đồng, liền đó được nghe hỏi “cầu cái gì”, Phật tử ngơ ngác. Thầy Trụ trì hỏi thêm “cầu an hay cầu siêu”, Phật tử bóp đầu suy nghĩ đáp “cầu siêu”, rồi biên một dọc tên vào sổ cầu siêu. Phật tử này như thế, Phật tử khác cũng thế. Đã thành thông lệ, cúng chùa là phải cầu siêu hay cầu an. Cầu an cầu siêu cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho thân thuộc mình, sự cúng ấy quả là vì mình. Vì mình mà đi chùa, vì mình mà cúng chùa đích thực là tham lam ích kỷ. Nếu mang một tâm niệm tham lam ích kỷ đến với đạo, chưa xứng đáng một Phật tử. Cái hư dở này tại ai? Chính tại người hướng dẫn đã chỉ lối sai lạc.

Đến phần ông thầy, do Phật tử cầu siêu cầu an nên có tiền. Đồng tiền này sau một thời kinh cầu nguyện xong, ông tự coi như trọn quyền sử dụng không có tánh cách e dè sợ sệt gì cả. Nếu một buổi lễ cầu nguyện được Phật tử cúng nhiều tiền, thế là ông mặc tình phung phí, vì tự cho do công tụng cúng của mình mà được. Thế thì đời tu hành cốt vì giác ngộ giải thoát, vô tình trở thành người tụng kinh mướn. Người tu cốt xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, biến thành kẻ thụ hưởng. Trái với mục đích xuất gia, trở thành kẻ hư hèn, chính vì nhận đồng tiền phi pháp. Cầu nguyện là một điều phụ thuộc nhỏ nhít trong Phật pháp, vì nó không phải là chân lý. Thế mà, người ta thổi phồng nó lên, để rồi cả đời người tu gần như hết tám mươi phần trăm (80%) Phật sự đều nằm trong những lễ cầu nguyện. Truyền bá một điều không phải chân lý, ắt hẳn chánh pháp phải chịu suy đồi. Người có trách nhiệm hướng dẫn Phật tử mà một bề cổ xúy cho sự cầu cúng, là đưa họ vào rừng sâu mê tín, gây thêm lòng tham lam ích kỷ cho họ. Quả là kẻ tạo thêm tội lỗi, chớ không phải người tu hành.

CÚNG DƯỜNG ĐÚNG PHÁP

Người Phật tử chân chánh khi phát tâm cúng dường Tam Bảo, chỉ vì mong cho Tam Bảo thường còn ở thế gian để đưa chúng sanh ra khỏi đau khổ mê lầm. Nếu đến chùa, Phật tử cúng năm mười đồng, Tăng, Ni có hỏi cầu điều gì, Phật tử nên thưa: “Chúng tôi chỉ cầu mong chư Tăng, chư Ni nhận món tịnh tài này để có phương tiện an ổn tu hành, hầu truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh.” Chỉ vì Tam Bảo vì chúng sanh mà cúng dường, đây là tâm hồn cao thượng quảng đại vị tha. Làm việc bố thí cúng dường cao đẹp như vậy công đức làm sao giới hạn đuợc. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian để làm lợi ích cho chúng sanh, trong chúng sanh đã có bản thân mình và thân quyến mình rồi. Quên mình chỉ nghĩ đến toàn thể chúng sanh, không phải lòng lợi tha vô bờ bến là gì? Với một lòng vị tha rộng lớn như vậy, dù một số tiền nhỏ, một vật dụng mọn đem cúng dường cũng là phước đức vô biên. Cho nên nói “Phật dụng tâm”.

Tăng, Ni nhận sự cúng dường chân chánh của Phật tử, tự nhiên thấy mình có một trọng trách lớn lao vô cùng. Làm sao tu hành tinh tiến? Làm sao truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh? Để xứng đáng thọ nhận những thứ cúng dường của Phật tử, chỉ cần nỗ lực tu hành, cố gắng học tập để hiện tại và vị lai làm lợi ích chúng sanh. Nếu hiện đời, Tăng, Ni, không làm tròn hai việc này, có thể mai kia phải mang lông đội sừng để trả nợ tín thí. Biết như thế, hiểu như thế, Tăng, Ni làm sao dám lơi lỏng lơ là trong việc tu hành học tập. Thế là, nhờ sự cúng dường chân chánh của Phật tử thúc đẩy Tăng, Ni đã cốù gắng càng cố gắng hơn trong nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của chính mình. Thấy mình thiếu nợ, mới cố gắng lo đền trả bằng cách nỗ lực tu hành và độ sanh, đây là mục tiêu đức Phật bắt Tăng, Ni thọ nhận đồø cúng dường của Phật tử. Tăng, Ni là người có bổn phận hướng dẫn tín đồ cúng dường chân chánh đúng pháp thì, cả thầy trò đều cao thượng và lợi ích lớn. Chúng ta phải gan dạ đập tan những tập tục sai lầm, đừng vì quyền lợi, đừng vì cảm tình, khiến cho chánh pháp đi lần vào chỗ mờ tối suy tàn. Chúng ta là người lãnh đạo, không phải là kẻ theo đuôi tín đồ để cầu được nhi?u lợi dưỡng. Đã dám bỏ nhà đi tu, tức là dám nhận chịu mọi sự đói rách nghèo nàn, mọi sự gian truân khó khổ, vô lý vì sự ăn mặc mà đi ngược lại sơ tâm siêu thoát của mình.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa chúng tôi hoàn toàn phủ nhận sự cầu nguyện. Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉ là trợ duyên nhỏ xíu, kẻ đối tượng cầu nguyện chỉ được lợi ích một hai phần mười, như trong kinh nói. Chúng ta đã thừa nhận “nhân quả nghiệp báo” là chân lý thì sự cầu nguyện là ngoại lệ, có kết quả cũng tí xíu thôi. Cổ vũ cho điều phi chân lý, để cho người xao lãng chân lý, là việc làm trái với chánh pháp. Vì lòng hiếu thảo của Phật tử, buộc lòng chúng ta phải cầu nguyện, khi cầu nguyện chúng ta phải cảnh cáo rằng: “Việc làm này là phụ thuộc không đáng kể, kết quả ít lắm.” Có thế mới khỏi lệch lạc trên con đường hoằng hóa lợi ích chúng sanh. Đã thấy cầu nguyện là việc phụ, chúng ta đừng vì nó làm mất thì giờ tu học của Tăng, Ni, làm mất thì giờ truyền bá chánh pháp.

LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG

Cúng dường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam Bảo thường còn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽ theo tâm lượng rộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì, bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh. Đừng khi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy. Chư Phật ra đời cũng vì chúng sanh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sanh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sanh. Đó là tâm niệm rộng lớn cao cả của người tu theo đạo Phật. Vì chúng sanh mà cúng dường Tam Bảo, quả thật người Phật tử sống đúng chánh pháp, hành đúng chánh pháp. Hành động đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với chánh pháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạy Phật tử làm phước tạo công đức, Tăng, Ni nên dạy đúng tinh thần này.

(Trích lược từ sách Bước đầu học Phật của HT. Thích Thanh Từ)