Cúng Dường Trai Tăng Là Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Dường Trai Tăng Là Gì

Cúng dường trai Tăng, hay còn gọi là cúng Chay tăng, là cúng dường bữa ăn thanh tịnh cho chư Tăng thọ dụng. Bạn có thể cúng dường trai Tăng tại Chùa hoặc tại nhà. Chỉ cần thực hiện đúng chánh pháp, công đức cúng dường trai Tăng vô cùng lớn. Trai Tăng đúng chánh pháp gồm 03 điều cốt yếu:

Thức ăn thanh tịnh.

Tâm người cúng dường thanh tịnh, không phân biệt Tăng già hay trẻ, thánh hay phàm.

Bữa ăn không được quá giờ Ngọ.

Bạn tùy theo điều kiện của mình mà: Hoặc tổ chức cúng trai Tăng ở Chùa hoặc cung thỉnh chư Tăng về nhà cúng dường đều được. Hãy luôn nhớ rằng “Tâm người cúng dường quan trọng hơn ngàn lần tài vật! Một bát cơm cúng trai Tăng bằng tâm chí thành thanh tịnh, phước đức gấp ngàn lần cúng mâm cao cỗ đầy mà tâm bất tịnh.

Phước đức cúng dường trai Tăng

Kinh Hiền Ngu nói: “Di-lặc hỏi chúng Tăng rằng: Nếu có đàn việt thỉnh cầu một Sa-môn trì giới thanh tịnh đến nhà cúng dường. Lợi ích đạt được có bằng người có được ngàn vạn đồng tiền chăng?

Lúc ấy Kiều-trần-như liền nói rằng: Giả sử có người có được trăm xe châu báu. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một Sa-môn giới hạnh thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.

Xá-lợi-phất nói: Giả sử có người có được châu báu đầy trong cả cõi Diêm-phù-đề này. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một người giới hạnh thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.

Mục-kiền-liên nói: Cho dù có người có được bảy báu chứa đầy trong hai thế giới. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một Sa-môn thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.

Các Tỳ kheo còn lại tất cả đều dẫn ra phương pháp thí dụ, so sánh về lợi ích cúng dường trai Tăng. Lúc ấy A-na-luật nói rằng: Cho dù có được châu báu chứa đầy bốn thế giới. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một Sa-môn thanh tịnh đến nhà mình cúng dường. Cúng trai Tăng có được lợi ích thù thắng gấp bội, vì sao như vậy? Bởi vì tôi là người chứng minh điều ấy!

Cúng trai Tăng bát cháo được phước vô biên

Tôi nhớ lại đời quá khứ, sau khi Đức Phật Tỳ-bà-thi nhập Niết-bàn. Lúc giáo pháp diệt hết, có một Trưởng giả tên gọi A-lệ-tra, nhà nghèo xác xơ. Lại gặp phải năm đói kém, thóc gạo lương thực không đủ ăn. Hàng ngày ông ta vào núi hái củi bán để mua hạt bo bo thay thóc. Lấy đó mà nuôi sống cả nhà.

Một hôm thấy một vị Bích-chi-Phật đi khất thực đến trưa mà không được gì, ông liền thỉnh về nhà mình. Lấy một phần cháo bo bo, rồi tự mình mang ra cúng dường. Vị Bích-chi-Phật nói rằng: “Ông cũng đói khát nên cùng nhau chia ra mà ăn”

A-lệ-tra nói: Bọn tôi là phàm tục ăn uống không theo giờ giấc, tôn giả ngày ăn một bữa, mong Ngài thọ nhận cho. Thọ nhận xong, vị ấy cảm động trước lòng chí thành của ông mà phát lời nguyện to lớn.

Khi vị Bích-chi-Phật quay trở về, A-lệ-tra liền quay vào đầm lớn lấy củi. Nhìn thấy môt con thỏ trong lùm cây, ông quăng liềm trúng nó rồi vắt xác thỏ lên vai mang về. Nào ngờ con thỏ trên vai hóa thành người chết, xác chết ấy liền bám chặt trên lưng ông. Ông tìm mọi cách mà không làm sao khiến cho nó rời ra được. Ông kinh hãi muốn chạy về nhà cùng vợ tách bỏ ra, nhưng sợ người trông thấy bèn đợi Trời tối mới về nhà.

*

Khi vào trong nhà, vật trên vai ông tự rơi xuống đất. Nó biến thành một đống vàng, ánh sáng soi chiếu rực rỡ cả ngôi nhà. Mọi người trong vùng bàn tán xôn xao, tiếng đồng vang thấu cung vua. Nhà vua tự mình đến xem, ông liền lấy một ít để dâng tặng nhà vua. Nhà vua hỏi về nguyên do có vàng, A-lệ-tra đáp rằng: Nhờ cúng dường một vị Bích-chi-Phật. Vua nghe chuyện khen ngợi là điều tốt lành, lập tức ban tặng và phong làm Đại Thần.

Như vậy, này các tôn giả, A-lệ-tra xưa kia chính là thân tôi bây giờ. Tôi ở đời kiếp ấy đem một ít cháo bo bo cúng dường vị Bích-chi-Phật. Nhờ duyên này cho đến nay trong chín mươi mốt kiếp. Tôi dù sanh trong Trời người không bao giờ thiếu thốn”.

Cúng trai Tăng thế nào là đúng pháp

Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói: “Nếu đàn việt tổ chức cúng dường trai Tăng mà sai người canh cửa, rồi: Ngăn cản Tỳ kheo và những người xin ăn già yếu bệnh hoạn nghèo túng, không cho bước vào trai hội. Như thế đàn việt  hoàn toàn không được phần thiện duyên phước đức nào”.

Kinh Phổ Quảng nói: “Bốn hàng đệ tử nếu thực hành trai giới, thì tâm nên giữ lại ý tưởng thỉnh cầu chúng Tăng mười phương; Không chọn lựa thứ hạng cao thấp-pháp giới-trì giới hay là thiện-ác. Lúc đến các chùa viện thỉnh tăng, lần lượt cúng dường chúng Tăng không có ý nghĩ phân biệt khác nhau…Phước thiện ấy nhiều nhất, vô lượng vô biên không thể tính được. Nếu gặp người chứng bốn đạo quả La-hán và người phát tâm đại thừa, thì nhờ công đức này mà nhận được phước báo vô cùng tận. Vừa nghe thuyết pháp thì có thể đạt đến đạo quả vô thượng Niết-bàn”.

Thập Tụng Luật nói: “Lộc Tử Mẫu thỉnh cầu trai Tăngriêng biệt năm trăm vị La-hán, Đức Phật dạy: Không có trí tuệ là bất thiện. Nếu ở trong chúng Tăng theo thứ tự thỉnh cầu một người thôi, cũng có được quả báo lợi ích công đức to lớn, hơn hẳn thỉnh cầu riêng biệt năm trăm vị La-hán”.

Cúng dường trai Tăng phải dụng tâm bình đẳng

Kinh thỉnh Tăng Phước Điền và kinh Nhân Vương nói: “Cúng dường trai Tăng không cho phép thỉnh cầu riêng biệt. Nếu như thỉnh cầu riêng biệt, thì đó là pháp ngoại đạo, không phải là pháp của chư Phật”.

Kinh Phạm Võng nói: “Nếu có đàn việt đến thỉnh cầu chúng Tăng, khách tăng cũng có phần lợi dưỡng. Người đứng đầu Tăng chúng thuận theo thứ tự cử khách tăng nhận sự thỉnh cầu. Phải bình đẳng giữa  tăng chúng thường trú và khách tăng. Nếu không người đứng đầu Tăng chúng phải chịu vô lượng tội lỗi. Không khác gì súc sanh, không phải là Sa-môn không phải dòng họ thích, phạm vào tội khinh cấu.

Nếu là đệ tử Phật, không được thọ nhận thỉnh cầu riêng biệt lấy lợi dưỡng làm của riêng mình. Bởi lợi dưỡng này thuộc về thập phương Tăng; Nếu riêng biệt thọ nhận thỉnh cầu, tức là lấy vật của mười phương Tăng; Nếu sử dụng cho riêng mình, phạm vào tội khinh cấu.

Nếu như có tất cả đàn việt xuất gia hay tại gia, thỉnh cầu phước điền tăng, nên đi vào tăng phòng hỏi người tri sự. Cứ theo thứ tự thỉnh cầu, thì gặp được mười phương Hiền Thánh Tăng. Nếu như thỉnh cầu tăng riêng biệt, thì đó là pháp ngoại đạo, chư Phật không có pháp thỉnh cầu riêng biệt. Nếu cố ý thỉnh cầu Tăng riêng biệt, thì phạm vào tội khinh cấu”.

Cúng trai Tăng cho người mất trong 49 ngày

Nếu bạn muốn cúng trai Tăng cho người mất trong 49 ngày, nên theo đúng Pháp mà Ngài Địa Tạng Bồ Tát đã dạy trong Kinh Địa Tạng.

“Trưởng giả Ðại Biện chắp tay cung kính mà thưa hỏi Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rằng:

“Thưa Ðại Sĩ! Trong cõi Nam Diêm Phù Ðề có chúng sinh nào sau khi mạng chung, mà hàng quyến thuộc hoặc kẻ lớn người nhỏ, vì người chết đó mà tu các công đức. Cho đến thiết trai cúng dường, làm những phước lành. Thời người chết đó, có đặng lợi ích lớn cùng đặng giải thoát chăng?”

Cúng trai Tăng: Kẻ còn, người mất đều được lợi 

Ngài Ðịa Tạng Bồ tát đáp rằng: “Này ông Trưởng giả! Nay tôi vì tất cả chúng sinh trong hiện tại này cùng thuở vị lai sau, nương nơi oai thần của Ðức Phật mà nói lược về việc đó.

Này ông Trưởng giả! Những chúng sinh ở hiện tại hay vị lai, lúc sắp mạng chung mà nghe đặng danh hiệu của một Ðức Phật, danh hiệu của một Bồ tát hay danh hiệu của một Bích Chi Phật. Thời không luận là có tội cùng không tội đều được giải thoát cả.

Như có người nam cùng người nữ nào lúc sanh tiền không tu tạo phước lành mà lại gây lấy những tội ác. Sau khi người mạng chung, hàng thân quyến kẻ lớn người nhỏ vì người chết mà tu tạo phước lợi làm tất cả việc về Thánh đạo. Thời trong bảy phần công đức người chết nhờ đặng một phần. Còn sáu phần công đức thuộc về người thân quyến hiện lo tu tạo đó.

Con quỷ dữ vô thường kia không hẹn mà đến, thần hồn vơ vẩn mịt mờ chưa rõ là tội hay phước. Trong 49 ngày như ngây như điếc. Hoặc ở tại các ty sở để biện luận về nghiệp quả. Khi thẩm định xong thời cứ y theo nghiệp mà thọ lấy quả báo.

Phép cúng dường trai Tăng

Trong lúc mà chưa biết chắc ra làm sao đó thời đã nghìn muôn sầu khổ, huống là phải bị đọa vào các ác đạo. Thần hồn người chết đó khi chưa được thọ sanh, ở trong 49 ngày, luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục thân quyến tu tạo phước lành để cứu vớt cho. 

Qua khỏi 49 ngày thời cứ theo nghiệp mà thọ lấy quả báo.

Người chết đó, nếu là kẻ có tội thời trải qua trong nghìn năm không có ngày nào được thoát khỏi. Còn nếu là kẻ phạm năm tội vô gián thời phải đọa vào đại địa ngục chịu mãi những sự đau khổ trong nghìn kiếp muôn kiếp.

Lại vầy nữa, này ông Trưởng giả! Sau khi những chúng sinh gây phạm tội nghiệp như thế mạng chung. Hàng cốt nhục thân quyến có làm chay Tăng để giúp thêm phước lành cho người chết đó. Thời khi sắm sửa chưa rồi, cùng trong lúc đương làm chớ có đem nước gạo, lá rau v.v… đổ vãi ra nơi đất. Cho đến các thứ đồ ăn chưa dâng cúng cho Phật cùng Tăng thời chẳng được ăn trước.

*

Nếu như ăn trái phép và không được tinh sạch kỹ lưỡng. Thời người chết đó trọn không được mảy phước nào cả. Nếu có thể kỹ lưỡng giữ gìn tinh sạch đem dưng cúng cho Phật cùng Tăng. Thời trong bảy phần công đức người chết hưởng được một phần.

Này ông Trưởng giả! Vì thế nên những chúng sinh trong cõi Diêm Phù, sau khi cha mẹ hay người thân quyến chết. Nếu có thể làm chay cúng dường trai Tăng, chí tâm cầu khẩn. Thời những người như thế, kẻ còn lẫn người mất đều đặng lợi ích cả.”

(Cúng dường trai Tăng)

Tuệ Tâm 2021.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Ý Nghĩa Cúng Dường Trai Tăng

Xin chào các bác và các anh chị,

Hôm nay thầy xin nói về vấn đề cúng dường thức ăn cho đại chúng. Có nhiều khi ta còn gọi là cúng dường trai tăng, tức là ta cúng dường hết tất cả chư tăng, để thỉnh hết các chư tăng hộ niệm, hộ trì. Đó là một công đức rất lớn trong Phật giáo. Trường hợp không nhiều chư tăng thì ta cúng dường hết cho tất cả đại chúng tới cùng tu với ta. Những chuyện đó quan trọng ở chỗ nào?

Khi ta cúng dường cho một người tu tức là ta giúp cho họ tu hành. Đó là công đức hộ pháp. Nếu người đó có một giây phút thanh tịnh, thì giây phút đó sẽ được chia sẻ với người đã cúng dường cho họ. Ngày xưa ta cúng dường cho tất cả mọi người, không phải chỉ riêng đức Phât. Nếu đức Phật có 1000 người, ta cúng 1000 người, nếu 1500 thì cúng 1500 người. Phước đức đó không thể tưởng tượng được. Nhiều khi ta không tu được, nhưng ta lại làm cho người khác tu được, giúp cho người ta tu bằng cách, thí dụ, giúp họ một bữa ăn. Ngày xưa đức Phật rất tán thán việc làm này. Ngày nói “công đức cúng dường phần ăn là vô lượng vô biên; phước đức đó là vô lượng vô biên”. Một người có thể nhờ phần ăn đó mà đắc định, hoặc tu được một giây phút nhỏ thanh tịnh. Chỉ một giây phút nhỏ đó thôi mà được thanh tịnh, tức là vô lượng vô biên. Thời gian đó không thể tính đếm được. Giây phút thanh tịnh đó sẽ khiến ta vĩnh viễn nhớ mãi kinh nghiệm được gọi là giác ngộ. Cho nên việc giúp người ta tu rất quan trọng.

Ngày xưa người ta gọi là hành hạnh hộ pháp, tức là đi hộ pháp, hộ thất cho người ta tu 5, 7 ngày (nhập thất); hoặc nhập trường thất tức là dài lâu, khi người ta tu cả năm ở trong đó, mình ở bên ngoài nấu ăn cúng dường. Nhưng có nhiều khi mình cúng dường cho những người nhập thất 5 ngày, 7 ngày hoặc 1 ngày, ta ở ngoài hộ thất. Phổ biến nhất là ta cúng dường cho tất cả đại chúng trong một pháp hội khi mọi người cùng tu.

Nếu công đức nhiều như vậy, ta làm gì? Thưa các bác, có một điều mà vong linh rất cảm kích nếu ta đem công đức cúng dường trai tăng hay cúng dường đại chúng đó hồi hướng cho những vong linh. Vì sao? Bởi vì thức ăn nuôi dưỡng sinh mạng. Sinh mạng đây là thân thể, thân xác này. Những vong linh nhờ vào công đức ta nuôi dưỡng thân thể, thân xác vật chất này, mà họ được đầu thai để có một thân thể. Do đó phước đức cúng dường trai tăng hay phước đức cúng dường đại chúng, mua thức phẩm cho bà con ăn, không thể tưởng tượng được và các vong linh rất mong muốn. Khi ta cúng dường và hồi hướng cho họ, thì họ sẽ được cái thân và họ sẽ được vãng sanh.

Khi cúng dường, thí chủ phải rất khiêm nhường, ra trước đại chúng, quỳ xuống đảnh lễ mọi người. Rất khiêm nhường dù là mình cúng dường bữa ăn đó, dù là 1000 người hay 1500 người, mình vẫn khiêm nhường cúi đầu đảnh lễ, lạy ba lạy và nói “xin các bác, các anh chị, đại chúng, hôm nay xin đem tất cả công đức hồi hướng về cho người này, người này, người này…”. Các bác không thể tưởng tượng được công đức của 1000 hay 1500 người cùng tu, cùng cộng hưởng hồi hướng về cho những người đó. Có khi người mà ta muốn hồi hướng công đức cho, đang bệnh, đang gặp khó khăn hay có chuyện gì rắc rối; sự hồi hướng sẽ làm cho người đó được hoàn toàn giải trừ nghiệp chướng, gút thắt. Sức mạnh tập thể tu hành không thể tưởng tượng được. Sức mạnh cộng hưởng là gì?

Công đức một người tu là một. Công đức hai người ta không phải là 1 + 1, mà thành 100; công đức của 1000 người tu sẽ trở thành vô lượng. Do đó từ xưa đến nay, chuyện cúng dường trai tăng hay cúng dường hộ pháp, cúng dường hộ thất, cúng dường đại chúng, cúng dường pháp hội, cúng dường phần ăn, là một hạnh cực kỳ quan trọng để giúp hồi hướng công đức cho tất cả những người đang gặp khó khăn, kể cả các vong linh.

Món ăn không phải có giá trị một đồng, hai đồng hay mười đồng. Giá trị của phần ăn đó không những tăng theo tấm lòng của mình, mà cả số người cúng dường, khiến món ăn đó càng ngày càng có giá trị không thể tưởng tượng được. Không phải là món ăn ra chợ mua có giá trị $5.00, vậy tôi cúng dường $5.00. Nhiều khi giá trị của phần ăn đó không thể đếm biết được, vì ta cúng dường từ cõi lòng của mình. Nếu nhiều người cúng dường một món thì món đó càng có giá trị không thể đếm biết được, vì càng có giá trị.

Thầy rất tán thán công hạnh cúng dường trai tăng, cúng dường đại chúng vì đó là một trong những cúng dường rất kỳ cao. Thầy xin tùy hỷ. Tất cả bác nào cúng dường cho pháp hội, cúng dường cho đại chúng những bữa ăn như vậy, thì đó là công đức vô lượng vô biên.

Xin tùy hỷ với các bác.

Cúng Dường Trai Tăng Trong Thể (Tĩnh Toàn)

CÚNG DƯỜNG TRAI TĂNG TRONG THỂ

* Tĩnh Toàn

Lúc sinh tiền ông Trần Văn Sến thường đi chùa, ngoài việc tìm hiểu giáo pháp Như Lai, ông cùng với bạn bè trong kiến họ đứng ra vận động xây cất trùng tu nhiều ngôi chùa Hoa trong tỉnh Bạc Liêu. Gia đình đông con, thuở xưa lam lũ bởi cuộc sống tất bậc, nhưng ông đã gieo duyên cho các con ngay từ nhỏ, ông bà dẫn các con đến chùa lễ Phật trong những ngày Tết, ngày lễ, rằm, mồng một. Trước tiên làm cho các con vui, từ niềm vui ấy mà ham thích đến chùa. Dạy con cung kính lễ Phật để được mạnh khỏe và sống lâu, dâng hoa cúng Phật để có thân tướng tốt đẹp và nhất là bố thí cúng dường; ông giải thích cặn kẻ vì sao phải bố thí và bố thí có tác dụng gì; giáo dục đạo đức Phật giáo để các con hình thành nhân cách lớn, ông thường kể cho con nghe gương hiếu của Bồ tát Mục Kiền Liên và thỉnh thoảng kể về các mẫu chuyện tiền thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các con phải biết thương mình và cũng phải biết làm cho người khác thương mình, đơn giản có vậy thôi.

Nhờ giáo huấn của ông nên các con đều là những Phật tử thuần thành, một số đi nước ngoài định cư, cho dù với nhịp sống bộn bề vẫn nhớ lời cha dạy. Đứa con thứ tư tên Trần Chung có pháp danh Thanh Tịnh, về quê nhà chịu tang cha, anh cho biết ở bên Mỹ anh đứng ra vận động xây cất chùa chiền, mỗi lần về Việt Nam đều có dành một khoản tiền để làm từ thiện. Con gái tên Trần Thị Phía có tâm đạo rất tốt, cho hay cô đã Phật hóa gia đình, chồng con đều tu theo pháp môn Tịnh Độ, cho dù bận rộn đến đâu mỗi tối cũng phải thắp nhang lễ Phật, thứ bảy chủ nhật đi viếng các ngôi chùa Việt trên đất Mỹ, bởi ngôi chùa là chổ dựa tâm linh cho cô và xem ngôi chùa Việt bên ấy là biểu tượng quê hương của mình, ở đó cô tìm được tình cảm đậm đà chơn chất của những người bản xứ. Phật tử Minh Hiện là con gái của ông, người trực tiếp phụng dưỡng cha già lại sinh hoạt tại đạo tràng Pháp Hoa của chùa Bạch Liên, nên có một số vốn kiến thức về Phật Pháp, cô lại được cơ hội trợ duyên cho cha ở những năm tháng cuối đời. Ngày người bạn đời của ông ra đi, ông đã tổ chức tang lễ theo nghi thức Phật giáo và thực hiện lễ trai tăng tại chùa Bạch Liên; ông còn dặn dò các con hãy làm đúng như nghi thức ấy một khi ông từ giã cõi đời. Cho đến một hôm, khi biết rằng mình đã đến lúc phải từ bỏ thân tứ đại, ông rốt ráo niệm Phật, không còn ngồi được thì ông nằm mà niệm Phật, không ăn uống được nữa nhưng vẫn niệm Phật, đến lúc đôi mắt đã nhắm nghiền mà cặp môi hãy còn mấp máy câu lục tự Di Đà. Giây phút cận tử nghiệp đã đến, các con tập trung hộ niệm cho đến khi ông thanh thản ra đi. Chúng tôi hỏi thêm những công việc sau khi ông tắt hơi, cho biết vẫn tiếp tục niệm Phật đến sau tám tiếng đồng hồ mới nhập quan. Thế ai đề xuất việc này, trả lời ông có giảng giải cho các con nghe về cận tử nghiệp và nói về thân trung ấm, các con đã hiểu được và thực hiện đúng lời dặn dò của ông.

Trong tang lễ tổ chức rất đơn giản, chỉ làm chay để không sát sanh hại vật và quan trọng hơn hết là thực hiện bố thí và có sự cúng dường lớn. Ngày 19/9/08 tại nhà riêng đường Thống Nhất phường 2 TX. Bạc Liêu, hạnh phúc thay các con đã đồng tâm nhất trí cung thỉnh hơn 100 vị tăng ni trong tỉnh, chúng tôi nhận thấy có Hòa Thượng Thích Huệ Hà, Trưởng Ban Trị Sự Tỉnh hội Phật Giáo Bạc Liêu, Chư tôn đức trong Thường trực Ban Trị Sự, các ban ngành và trụ trì các tự viện trong tỉnh; do tâm hiếu của các con đã làm động lòng chư tôn đức nên quí Ngài đáp từ bi nguyện đến với tang lễ của ông. Trang nghiêm và thanh tịnh, quí Ngài đã tập trung chú nguyện cho hương linh của Phật tử Trần Văn Sến sớm được vãng sanh Cực lạc quốc. Đại diện gia đình, con trai ông cùng tang gia quỳ trước án tiền đọc lời tác bạch cúng dường, Hòa Thượng Thích Huệ Hà đã ban đạo từ cho tang gia hiếu quyến, Ngài dạy tất cả hãy sống trong chánh pháp, thực hành chánh niệm và noi theo gương hiếu hạnh của Bồ Tát Mục Kiền Liên. Đây là buổi lễ đặc biệt chưa từng có ở địa phương, cũng thể hiện sự quan tâm của Phật giáo tỉnh nhà đối với đời sống tâm linh của đồng bào Phật tử. Cùng ngày, chúng tôi nhận thấy Đại đức Thích Chánh Đức đang chuẩn bị khai đàn chuẩn tế cầu siêu cho hương linh và cầu an cho tất cả.

Đau buồn vì mất cha nhưng các con  đã mãn nguyện khi thực hiện được một hoài bảo lớn: cầu cha được vãng sanh. Được hỏi Quí Phật tử có tin chắc ông cụ được vãng sanh hay không ? Đáp, chúng tôi tin tưởng và đoan chắc rằng cha tôi sẽ được vãng sanh bởi căn cứ vào những gì ông đã làm từ lúc còn sống cho đến hơi thở cuối cùng, các con tập trung lo mọi thứ và thỉnh cầu Chư Tôn Đức trợ duyên bởi đức Phật A Di Đà có hứa trong đại nguyện của Ngài. Tang lễ xong các con sẽ mang toàn bộ số tiền phúng điếu đến chùa cúng dường và sẽ còn nhiều việc làm thiết thực khác. Xin hồi hướng công đức cho cha, nguyện cầu chư Phật, chư Bồ Tát mười phương từ bi tiếp dẫn hương linh sớm được siêu sanh tịnh độ.

Mc Chương Trình Lễ Cúng Dường Trai Tăng Tam Thất Trai Tuần

Bài MC chương trình lễ cúng dường trai tăng Tam Thất trai tuần, dành cho quý vị tham khảo dẫn chương trình trong các lễ cúng dường.

Bài Dẫn chương trình lễ cúng dường trai tăng Tam Thất trai tuần

Dẫn lời vào tuyên bố lý do:

Cha đã đi rồi cha đã đi

Bao nhiêu phiền lụy với sầu bi

Gác lại bên lề cho thế sự

Mong Cha thanh thãn vãng tây quy.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Ngưỡng bái bạch Hoà Thượng chứng minh.

Ngưỡng bạch chư tôn Hoà Thượng, Thượng Toạ Đại Đức Tăng chứng minh.

Hôm nay là ngày 17- 02 – năm kỷ sửu, cũng là lễ tam thất trai tuần của cố Phật tử Lê Văn Tiểu pháp danh Như Thỉnh ngày 19-05-năm  Đinh Hợi, hưởng thọ 75 tuổi, tạ thế ngày 26 tháng giêng năm Tân sửu.

Giới thiệu thành phần chứng minh:

Về chứng minh cho buổi cúng dường trai tăng, tam thất trai tuần sáng hôm nay hiếu quyên chúng con hạnh phúc được cung đón và cung kính đãnh lễ giới thiệu: Hòa thượng đạo hiệu thương Châu hạ Quang viện chủ tổ đình Sắc Tứ Khải Đoan tỉnh thành phố Ban Mê Thuộc tỉnh Đắk Lắc, chúng con xin được đảnh lễ giới thiệu.

Hòa thượng đạo hiệu thượng Giác hạ Hạnh trụ trì Tịnh xá Ngọc Thiền, thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông; Thượng tọa thượng Quảng hạ Hiền trụ trì chùa Pháp Hoa thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông, cùng quý chư tôn thượng tọa đại đức tăng quang lâm chứng minh tham dự.

Lời bạt cho người tác bạch:

Chúng con hằng nghe , Cổ đức có dạy:

Có ông bà thì mới có ta

Ông bà là gốc mẹ cha là cành

Thân ta như thể lá xanh

Nhờ gốc vun bón, Nhờ cành chở che.

Thật vậy! Nói đến, ân đức sanh thành cửu huyền thất tổ, cha mẹ thì không có ngôn từ mỹ ý của thế gian này diễn tả cho hết. Cũng vì nghĩa cử ấy, hôm nay toàn thể gia đình lễ chủ, được sự hướng dẫn của đại đức trụ trì chùa Phước Điền thành phố Gia Nghĩa, thành kính cung thỉnh chư tôn Hòa thượng chư thượng tọa Đại đức Tăng, câu hội về tư gia để thành tâm chứng minh pháp sự, nhân lễ cúng dường, cầu siêu, báo nghĩa báo ân.

Giờ phút này, trai đường của chúng con đã trang nghiêm thanh tịnh, chúng con đang quỳ trước màu huỳnh y giải thoát của quý ngài, Thành kính xin phép quý ngài cho vị đại điện gia quyến Phật tử có đôi lời dâng lên tác bạch, ngưỡng mong trên chư tôn Hòa thượng chứng minh từ bi hoan hỷ.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Sau khi gia chủ tác bạch cúng dường xong dẫn tiếp, thỉnh Hòa thượng Ban đạo từ:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Về với Phật nghĩa nhân đều trọn vẹn

Về với Pháp sống đời không hổ thẹn

Về với Tăng đốt ngọn đèn trí giác.

Xuyên qua lời tác bạch đại diện gia đình lễ chủ đã nói lên tấm long chí thành chí kính, chí hiếu của những người con đối với người cha kính yêu. Giờ phút này toàn thể đạo tràng chúng con thành kính cung thỉnh Hòa thượng đương vi chứng minh, ban lời đạo từ để đạo tràng chúng con thấm nhuần mưa pháp.

A Di Đà Phật, Thành kính cung thỉnh hòa thượng.

Ban đạo từ xong MC dẫn tiếp tục:

Vừa rồi hiếu quyến chúng được nghe pháp âm của Hòa thượng chứng minh, đã ban bố cho chúng con, chúng con không biết lấy gì đền đáp cho cân, thâm ân của chư tôn hòa thượng chư thượng tọa đại đức tăng, đã vì thương tưởng gia đình chúng con mà đã quang lâm về tại tư gia chứng minh.

Chúng con xin đãnh lễ cúng dường tam bái.

Quần Phong soạn