Cúng Dường Tam Bảo Nghĩa Là Gì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Dường Tam Bảo Là Gì? Ý Nghĩa Của Việc Công Đức, Cúng Dường

Cúng dường, chắc hẳn nghe đến nghi lễ này các bạn sẽ vô cùng thắc mắc. Nhưng nếu là những người theo đạo phật, nghi lễ cúng dường vô cùng quen thuộc. Đây là một trong những nghi lễ hàng ngày đối với những người theo phật giáo. Nếu ai đang muốn tìm hiểu về nghi lễ cúng dường thì không nên bỏ qua bài viết này của chúng tôi. Bài viết này sẽ cung cấp rất nhiều những thông tin hữu ích về nghi lễ cúng dường.

Cúng dường là cách nói trang trọng biểu thị ý nghĩa là sự chăm sóc, nuôi dưỡng làm cho sự vật, sự việc được tồn tại và phát triển.

Cúng dường có rất nhiều loại, mỗi một loại sẽ mang một ý nghĩa khác nhau: cúng dường chư tăng (cúng dường trai tăng), cúng dường tượng phật, cúng dường trường hạ, cúng dường hoa, cúng dường ba la mật, cúng dường xây chùa, cúng dường nước, cúng dường đèn, cúng dường đúc chuông, cúng dường gạo cho chùa, cúng dường mandala, cúng dường trai phạn….

Tất cả các loại cúng này thường được gọi chung là cúng dường Tam Bảo.

Mục đích chính của nghi lễ cúng dường chính là bảo tồn và phát triển giáo hóa cho chúng sanh. Cùng với đó là góp phần xây dựng và phát triển chùa tránh bị mai một và những sự quấy phá.

Cúng dường Tam Bảo hay còn gọi là Ba Báu. Ba Báu theo đạo phật mang ý nghĩa là Phật – Pháp – Tăng. Đây là 3 vật vô cùng quý báu trong đạo phật, còn quý hơn cả vàng bạc châu báu.

Cúng dường Tam Bảo bao gồm 3 loại cúng chính và quan trọng nhất:

Việc cúng dường Tam Bảo là một trong những hành động tỏ lòng biết ơn đến đạo Phật.

Nhờ có đạo phật đã tìm ra được con đường thoát khỏi bể khổ, thoát khỏi những bon chen, lòng đố kỵ của con người.

Nhờ có đạo phật mới có những giáo lý, pháp lý giúp con người ta nhận ra những chân lý của cuộc đời.

Cúng Tăng thì mang ý nghĩa bảo tồn chùa và ngôi điện tam bảo luôn trường tồn với thời gian.

Nói chung, việc cúng dường hàng ngày như là một sự biết ơn thành kính đối với đạo phật. Cùng với đó là tích góp công đức cho chính bản thân và trong công cuộc xây dựng và phát triển chùa.

Để cúng dường Phật Bảo đúng, điều đầu tiên chính là việc lựa chọn đồ cúng. Những món cúng lên Phật Bảo không nên làm linh đình để tránh gây hoang phí.

Điểm lưu ý lớn nhất là cúng dường Phật Bảo phải cúng đồ chay.

Những món đồ cần chuẩn bị cúng dường Phật Bảo: nhang, đèn, 1 bình hoa tươi, đĩa trái cây, chén nước, có thể thêm một chén cơm trắng.

Tuy nhiên, việc cúng dường Phật Bảo không chỉ nằm ở việc sắp mâm lễ mà còn nên làm thêm 5 nguyên tắc dưới đây:

Giới hương: khi làm cúng dường phải giữ cho tâm mình được thanh tịnh.

Định hương: tập cho tâm của mình được tinh, không được xao động mất tập trung trước một sự vật, sự việc nào đó.

Huệ hương: phải học tập giáo pháp của phật giáo, từ đó chiêm nghiệm ra ý nghĩa của những giáo lý.

Giải thoát hương: trong lòng không được thù hận, không được tạo nghiệp…

Giải thoát tri kiến hương: coi mọi vật như là hư vô, dù cho gặp phải những điều xấu hay tốt cũng không oán trách điều gì.

Muốn được cúng dường Pháp Bảo, điều đầu tiên đối với một tăng ni – phật tử là phải học và nghiên cứu những giáo pháp của Đức Phật.

Từ đó, chiêm nghiệm và hiểu được sự cao quý trong giáo pháp của Phật giáo.

Đối với những tăng ni, phật tử có học thức cao thì nên thuyết giảng giáo pháp Phật giáo cho nhiều người biết và hiểu rõ hơn về đạo phật.

Cũng có thể sáng tác, đưa ra những lý luận, biên dịch sách phật giáo từ những ngôn ngữ nước ngoài về tiếng Việt. Từ đó phát triển phật giáo hơn tại Việt Nam.

Nghi lễ cúng dường

Cúng dường Tăng Bảo hay còn gọi là cúng dường Chư Tăng (hay là cúng dường Trai Tăng).

Chư Tăng được hiểu là những người thay thế cho đức phật truyền giáo pháp đến cho tất cả chúng ta.

Chính vì vậy, việc chúng ta nuôi dưỡng Tăng Bảo cũng có nghĩa là nuôi dưỡng Đức Phật.

Khi cúng dường Chư Tăng cũng phải vô cùng thành kính, trân trọng và không được có sự phân biệt giữa các Chư Tăng ở các chùa.

Việc chọn lễ vật cúng dường Chư Tăng không được chọn theo sở thích riêng của từng vị mà phải chọn theo nguyên tắc, để tránh việc cúng không đúng so với Chánh pháp.

Dưới đây là 3 lưu ý vô cùng quan trọng, tuyệt đối không được quên khi thực hiện cúng dường:

Người nhận cũng như nơi nhận cúng dường phải thật thanh tịnh, cúng dường chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết.

Vật phẩm để cúng dường phải thật thanh tịnh, tránh đồ mặn và lãng phí.

Người thực hiện cúng dường trong tâm phải thật thanh tịnh.

Ý Nghĩa Cúng Dường Tam Bảo

Người phật tử nhớ ơn tam bảo là Phật, Pháp, Tăng; nhờ có Phật tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi; sau khi Phật đã nhập niết bàn rồi, nhờ có giáo lý của Ngài còn để lại, đời nọ truyền qua đời kia, người phật tử nhờ đó mà biết chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau; còn tăng là những người đã hy sinh cao cả, là giềng mối giữ cho đạo Phật được trường tồn và ngày càng hưng thịnh. Do đó người phật tử tôn kính tam bảo, cúng dường tam bảo để đền đáp ân đức mà tam bảo đã ban cho, cúng dường cũng như bố thí để tâm người phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, xả ly của cải.

II. Mục đích của sự cúng dường:

Đức Phật là bậc Lưỡng Túc Tôn tức là Ngài có đủ phước báo và trí huệ, Ngài chỉ ngồi một chỗ vẫn được ăn ngon, mặc ấm. Vậy mà Ngài cũng tay ôm bình bát hàng ngày đi khất thực, để tập cho những người chưa có lòng từ bi họ có dịp thực hành hạnh từ bi, để cho những người cúng dâng thức ăn cho Phật sẽ được phước báo đời sau. Hồi Phật còn tại thế, có một chú bé kia, chơi trò chơi con nít, lấy nhánh cây làm nhà, lấy cát làm cơm. Một hôm cậu bé đang chơi thấy Phật đi khất thực, cậu ta bưng một chén cát mà nghĩ đó là cơm, lòng thành dâng lên cho Phật. Nhờ chén cơm cát đời đó, một trong những kiếp sau nầy cậu ta hưởng phước báo được làm vua; đó chính là vua A Dục, một ông vua đứng hàng bậc nhất hộ trì Phật Pháp, hơn hẳn Lương Võ Đế, vua A Dục đã dựng trụ biểu ghi nơi Phật đản sinh, tổ chức kết tập kinh điển, đem Phật pháp truyền sang Tích Lan, đem sang bên ấy cây Bồ Đề nơi đức Phật thành đạo, ngọc Xá Lợi Phật, nhờ đó Phật giáo Nam tông đã truyền sang Đông Nam Á.

Ảnh minh họa

III. Cúng dường tam bảo như thế nào?

1. Cúng dường Phật bảo: Xây dựng chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chuông, dâng hoa, trầm, hương, đèn, nến, đóng góp tiền bạc để làm những việc trên hoặc cúng vào quỹ tam bảo, thùng phước sương, đó là người phật tử bày tỏ sự biết ân cũng để hoằng dương đạo Phật, làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng và trang nghiêm, nhờ đó tăng thêm lòng thành kính cho những người đi chùa, lễ Phật.

2. Cúng dường Pháp bảo: Nhờ giáo lý của đức Phật, người phật tử biết được đâu là khổ, đường nào tu học để được phước báo, để được giải thoát; đáp lại ân đức ấy, người Phật tử phải đem giáo lý của đức Phật đến cho những người khác biết để họ có lòng tin và tu học.

3. Cúng dường Tăng bảo: Thánh tăng ngày xưa chỉ lo tu học kinh kệ trong chùa, do vậy người phật tử phải cúng dường chư tăng gồm có: Y phục, thức ăn, giường và vật trải giường nằm, thuốc thang. Bốn thứ đó gọi là tứ sự cúng dường. Ngày nay khoa học đã tiến bộ, phật tử có thể dâng cúng chư tăng, ni những phương tiện để phục vụ cho sự hành đạo được dễ dàng hơn, chớ đừng dâng cúng những gì làm cho tăng, ni bị tha hóa.

Người phật tử có thể thỉnh từ ba vị tăng, ni trở lên càng nhiều càng quí, thỉnh về tư gia để tụng kinh hay thuyết pháp rồi đãi tiệc chay gọi là trai tăng, hay đến cúng trai tăng ở chùa cũng gọi là Quá đường, nhất là vào ngày Rằm tháng Bảy để cầu cho cha mẹ, ông bà còn sanh tiền được tăng tuổi thọ, đã mất được sinh về cõi Cực lạc. Nghi lễ như sau:

Sau khi thỉnh chư tăng, ni ngồi vào chỗ thọ trai, người chủ trì chuẩn bị một khai lễ, có nhang, đèn, hoa, quả đặt nơi đầu bàn, tất cả những người cúng trai tăng tập họp lại, mọi người lạy ba lạy rồi quỳ xuống, chủ trì tác bạch đại để như sau:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát (Nếu vào ngày Rằm tháng Bảy), tác đại chứng minh. Kính bạch chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng, ni.

Hôm nay chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ (lạy ba lạy) xin tác bạch: Chúng con vâng lời Phật dạy, hôm nay là ngày tự tứ của chư tăng, ngày công thành quả mãn, chúng con có sắm sanh lễ vật kính dâng lên tam bảo, xin chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng, ni nhận cho, xin đem công đức nầy để hồi hướng cho cha mẹ (hoặc cho cha mẹ chúng con tật bệnh tiêu trừ, tăng thêm tuổi thọ) và ông bà bảy đời của chúng con được siêu sanh Tịnh độ.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát Ma ha tát!

Sau đó hoặc Hoà thượng hoặc Thượng tọa, một vị sẽ ban giáo từ, tán thán công đức. Vị chủ trì sẽ bạch tiếp:

Trên chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng, ni đã hứa khả, nạp dụng cho rồi, chúng con đầu thành đảnh lễ. (lạy 3 l ạy)

Rồi chư tăng hành lễ quá đường, trong khi chư tăng thọ trai, vị chủ trì nhờ người phụ bưng khai lễ đến từng vị, chấp tay xá chư tăng, ni rồi dâng bao thơ tiền hay vật dụng. Sau khi chư tăng thọ thực xong, vị chủ trì phải trở về vị trí cũ, quỳ xuống tác bạch tiếp:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Buổi lễ đã hoàn mãn, ân triêm công đức này chúng con chí thành đảnh lễ, nguyện sẽ ngày ngày tinh tấn trên bước đường tu học.

Nam mô thường hoan hỷ Bồ tát Ma ha tát!

IV. Thanh tịnh cúng dường:

Người phật tử khi cúng dường tam bảo chẳng những tâm mình phải thanh tịnh mà những lễ vật cũng phải thanh tịnh.

1. Về tâm thanh tịnh: Mỗi khi cúng dường tam bảo đừng nên tính toán, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít, lòng luôn hoan hỷ và chí thành, khi đã cúng dường rồi cũng đừng có bận tâm mình đã cúng ít quá hay nhiều quá. Lòng chí thành là quan trọng hơn hết.

2. Về lễ vật thanh tịnh: Những lễ vật dâng cúng tốt tươi, tinh khiết là quý nhưng tiền của mình bỏ ra mua sắm phải do mình làm ra bằng nghề nghiệp chánh đáng thì mới có nhiều phước đức. Ví dụ một người tay lắm chân bùn làm thuê làm mướn có một ít tiền, mà dùng số tiền ấy mua một ốp nhang hay mua một bó hoa đem đến chùa cúng Phật, công đức lớn hơn một người đem nhiều lễ vật cúng dường tam bảo, lễ vật nầy do đồng tiền có được từ những việc làm bất chánh.

V. Kết luận:

Một người phật tử phải phát tâm, hể có dịp thì cúng dường tam bảo, việc cúng dường luôn luôn có phước báo cho mình, nó cũng là phương pháp tập cho mình xả ly tiền tài của cải, có như vậy mới mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Người phật tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh.

(St)

Ý Nghĩa Của Việc Dâng Hoa Cúng Dường Tam Bảo Là Gì? – Pháp Phục An Nhiên

Phật tử dâng hoa cúng dường đến Đức Phật để tưởng nhớ đến ân đức của Tam bảo. Vì lòng từ thương xót chúng sanh trong ba cõi, Ngài đã từ bỏ thế gian, ra đi tầm đạo giải thoát để tế độ chúng sanh. Thế Tôn là Người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.

Có câu:

Dâng hoa cúng dường Phật

Bậc thương xót muôn loài

Dâng hoa cúng dường Pháp

Ðạo nhiệm mầu cứu khổ

Dâng hoa cúng dường Tăng

Ruộng phước không gì bằng

Hoa tươi đẹp sẽ tàn

Thân giả hợp sẽ tan

Nguyện tu mau chứng đạt

Quả chân thường giải thoát .

Phật tử thường hay dâng cúng nhang đèn, bông hoa lên bàn thờ Phật như là một cách tôn kính và tưởng nhớ đến ân đức Tam bảo. Hương hoa, nhang đèn là phẩm vật không thể thiếu trong việc cúng dường. Khi nhang đèn cháy hết và những bông hoa héo tàn qua thời gian nhắc nhở tất cả chúng ta rằng cuộc sống này chỉ là phù du thoáng qua, tất cả đều sẽ biến hoại, cuộc sống vốn dĩ vô thường.

Dâng hoa cúng dường Pháp bảo để tưởng nhớ đến ân đức của Giáo pháp, những lời dạy của Thế Tôn được lưu lại trong suốt 45 năm hoằng pháp độ sinh và được gìn giữ trong Tam tạng kinh điển. Pháp bảo chính là diệu dược có công năng tiêu diệt các bệnh phiền não của chúng sanh. Những ai thực hành theo Pháp bảo sẽ được mọi sự an lành, tiến hóa trong đời này và đời sau. Sau khi Thế Tôn Niết-bàn, không phải là chúng ta không còn Đạo sư hướng dẫn, chính những gì Ngài đã giảng dạy sẽ trở thành Đạo sư cho các hàng đệ tử noi theo. Này Ānanda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo sư của các ngươi.

Dâng hoa cúng dường Tăng bảo, những đệ tử xuất gia của Đức Phật, các ngài đã đắc quả Thánh hoặc còn phàm, là mô phạm của quần sanh, là vô thượng phước điền của chư thiên và nhân loại. Chư Thánh hiền tăng là những vị Thánh đệ tử đã đắc đạo quả giải thoát, gồm Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán; còn các vị phàm tăng là những vị đang nỗ lực thực hành Giáo pháp để tiến tới đạo quả giải thoát trong ngày vị lai. Những vị ấy vừa là việc tu học cho bản thân mà cũng là thực hành hạnh nguyện sứ giả Như Lai, đem giáo pháp thuyết giảng cho những người có tâm cầu học đạo giải thoát. Vì thế, các ngài cũng xứng đáng được cung kính, cúng dường.

Cúng dường hương hoa đến Tam bảo, chúng ta nên chọn hoa tốt, chưng hoa đẹp để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ ân đức Tam bảo. Rồi hoa đó sẽ úa tàn, cũng vậy thân người này cũng phải già, bệnh và chết. Đó chính là quy luật của thế gian, không ai tránh khỏi được. Chính Đức Phật đã thuyết như vậy. Pháp sanh lên do nhân/ Như Lai giảng nhân ấy/ Nhân diệt thời Pháp diệt/ Đại Sa-môn nói vậy .

Vạn vật đều vô thường, không có gì trường cửu. Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt. Tất cả mọi sự vật được cấu thành đều phải hư hoại và diệt vong, thân tâm của chúng ta cũng vậy. Vì thế, cúng dường hoa thơm cũng đừng dính mắc đến sắc và hương, hãy lấy đặc tính sớm nở tối tàn của hoa để khéo tác ý và tu tập. Bởi cứ bám chấp vào những thứ không có thật, chúng sanh mãi đau và khổ không thôi. Cho nên hãy nỗ lực tu tập và nguyện tu mau chứng ngộ quả chân thường giải thoát.

Dẫu biết có thân đây là khổ, tuy nhiên, cũng chính do thân này, người trí sẽ biết tận dụng để tạo thêm nhiều thiện pháp và tu tập, còn kẻ mê thì mải chạy theo dòng đời, mà bản chất của nó vốn dĩ là vô thường, đi đến hủy diệt, vô hộ, vô chủ, vô sở hữu, ra đi cần phải từ bỏ tất cả, và thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái. Ví như một người thợ làm tràng hoa thiện nghệ, sau khi gom các thứ hoa dồn thành đống lớn, rồi từ đó kết thành nhiều tràng hoa khác nhau, cũng vậy nhờ thân sanh tử này mà chúng ta làm thêm nhiều việc phước.

Như từ một đống hoa

Nhiều tràng hoa được kết

Cũng vậy, thân sanh tử

Làm được nhiều thiện sự.

Trong các loại hương hoa, chúng chỉ bay thuận theo chiều gió chứ không thể bay ngược lại. Tuy vậy, có một loại hương thơm có thể bay xuôi, bay ngược và cả lên không trung thiên giới nữa, đó chính là hương thơm đức hạnh.

Như vậy, dâng hoa cúng dường Tam bảo chính là cơ hội để mình học từ hoa những bài học vô thường, hương thơm đức hạnh, khéo nói thì phải khéo làm… Từ việc dâng hoa cúng dường thường ngày, nếu khéo tác ý thì việc cúng dường ấy cũng trở thành một pháp tu thiết thực, mang đến an lạc cho hàng Phật tử.

Cúng Dường Là Gì? Vì Sao Chúng Ta Nên Hàng Ngày Cúng Dường Tam Bảo ?

1. Cúng dường là gì ?Cúng dường có nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng. Tất cả những sự bảo bọc, giúp đỡ, gìn giữ để Tam Bảo được trường tồn đều gọi là cúng dường. Là người Phật tử, chúng ta cũng nên nhớ cần cúng dường với lòng thành kính, tôn trọng, tuyệt đối tránh thái độ kiêu căng, cầu phước.

2. Vì sao chúng ta nên hàng ngày cúng dường Tam Bảo ?

Tam bảo gồm có Phật, Pháp và Tăng. Người Phật tử nhớ ơn Tam Bảo- nhờ có Phật tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi. Sau khi Phật đã nhập Niết Bàn rồi, nhờ có giáo lý ( Pháp) của Ngài còn để lại, đời nọ truyền qua đời kia, người Phật tử nhờ đó mà biết chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau. Còn Tăng là những người đã giữ cho đạo Phật được trường tồn và ngày càng hưng thịnh. Do đó người Phật tử tôn kính Tam bảo, cúng dường Tam bảo để đền đáp ân đức mà Tam bảo đã ban cho. Hơn thế nữa, cúng dường cũng như bố thí để tâm người Phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, và duy trì ngôi Tam bảo được trường tồn để tiếp tục giáo hóa chúng sanh.

3. Cúng dường Tam bảo như thế nào?

Cúng dường Tam bảo gồm có : cúng dường Phật bảo, cúng dường Pháp bảo, cúng dường Tăng bảo.

* Cúng dường Phật bảo:

Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng chúng ta vẫn cúng dường Phật những đồ ăn, thức uống để hình dung Đức Phật vẫn còn sống dạy dỗ chúng ta tu học.

Không nên bày biện linh đình, hoang phí. Những món cúng Phật đúng nghĩa là:Hương thơm, Đèn sáng, Hoa tươi, Trái cây, Nước trong . Đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

Người Phật tử cũng có thể cúng dường lên Phật 5 món diệu hương:

Giới hương: ta phải giữ giới thanh tịnh để xứng đáng là con của Phật

Định hương: Tập định tĩnh tâm hồn, đừng cho xao động, mê nhiễm

Huệ hương: Chú ý vào văn, tư, tu. Nghĩa là học hỏi giáo pháp của Phật, sau đó suy xét, nghiền ngẫm, và quyết tâm thực hành.

Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.

Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn, sướng khổ là thật.

* Cúng dường Pháp bảo:

Để cúng dường Pháp bảo,trước hết người Phật tử cần phải học và nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật để hiểu rõ sự cao quý của giáo pháp ấy. Sau đó, nếu có tài chính thì nên xuất tiền ấn tông kinh điển, phổ biến ra nhiều nơi.

Người Phật tử có trình độ học thức thì nên diễn giảng giáo pháp cho mọi người cùng hiểu, hoặc sáng tác các thể loại văn chương, lý luận cho người đọc thấm nhuần, hoặc phiên dịch các bộ kinh từ ngoại ngữ sang tiếng Việt.

* Cúng dường tăng bảo:

Chư Tăng là những người thay thế Đức Phật mà truyền lại giáo pháp cho chúng ta, vì vậy chúng ta phải cung cấp và nuôi dưỡng chư Tăng.

Thái độ cúng dường phải thành kính, trân trọng, không tự cao, không phân biệt vị Tăng ở chùa nào, xứ nào cả; vị nào ở trong hàng ngũ Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.

Nên chọn những món cần thiết cho đời sống tu học chân chánh của chư Tăng, không nên chiều theo những sở thích riêng tư của vị này vị kia mà cúng dường những món không đúng Chánh pháp, như vậy người cúng cũng không có phước báu mà người thọ nhận cũng mang tội.

Một người Phật tử phải phát tâm, hể có dịp thì cúng dường Tam bảo, việc cúng dường luôn luôn có phước báo cho mình, nó cũng là phương pháp tập cho mình xả ly tiền tài của cải, có như vậy mới mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Người Phật tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh, công đức ngày càng viên mãn.

***Bài liên quan: