Tại Sao Cúng Dường Tam Bảo Được Nhiều Phước Báu?

“Chúng ta có thể tạo ra nhiều phước, nhưng phước ở Tam Bảo mới là phước điền tối thượng”. – Phật tử Phạm Thị Yến. Trên bước đường tu học Phật Pháp, có lẽ người Phật tử nào cũng biết đến việc cúng dường Tam Bảo. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa và lợi ích của việc làm này. Nên trong chương trình chia sẻ Phật Pháp với CLB Cúc Vàng, Cô Phạm Thị Yến đã có những chia sẻ về vấn đề cúng dường Tam Bảo đến cho mọi người cùng hiểu rõ.

Cúng dường Tam Bảo là gì?

“Cúng dường” có nghĩa là cung cấp, nuôi dưỡng. “Tam Bảo” là danh từ Hán Việt, “Tam” là ba; “Bảo” là quý báu, gồm có Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Hiểu một cách đơn giản “Cúng dường Tam Bảo” là cung cấp, nuôi dưỡng ba ngôi quý báu: Phật, Pháp, Tăng – Tam Bảo.

>>> Tam Bảo, quy y Tam Bảo là gì? Tại sao Phật Pháp Tăng lại cao quý?

Cúng dường Phật Bảo là gì?

>>> Bạn trẻ thành kính dâng hoa cúng dường Xá Lợi Phật được thờ tự tại chùa Ba Vàng Phước báu vô lượng của việc cúng dường Đức Phật và Tăng chúng tại đây!

Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Cúng dường Phật Bảo hiểu đơn giản là chúng ta có thể cúng dường để tô tượng Phật, cho mọi người đến lễ lạy”. Tuy nhiên, Cô cũng chia sẻ đó chưa phải là chân thật cúng dường Phật Bảo một cách rốt ráo nhất. Phật trong tiếng Phạn là Buddha, có nghĩa là bậc Giác Ngộ. Đức Phật Thích Ca là người đã giác ngộ giải thoát, Ngài đã chứng ngộ được chân lý của cuộc đời, thoát khỏi mọi đau khổ, phiền não của thế gian. Tuy nhiên, giờ đây Ngài đã nhập Niết bàn, chỉ còn tôn tượng của Ngài để chúng ta tỏ lòng tôn kính. Nhiều người cho rằng, tượng Phật được làm bằng đồng, bằng gỗ, bằng xi măng,… thì không thể nào giác ngộ; và như vậy không được gọi là Phật Bảo. Về vấn đề này, Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Chúng ta phải hiểu sâu một chút. Chúng ta cúng dường vào chùa dù chỉ để tô tượng, nhưng tâm chúng ta hướng tới Phật, hướng về sự giác ngộ, sẽ làm cho Phật Bảo ở trong chúng ta hướng tới tính giác ngộ của mình. Vì thấy Đức Phật là bậc cao quý, chúng ta muốn được như Phật nên chúng ta làm tăng trưởng tính giác của mình lên. Tuy rằng, mỗi chúng ta đều có tính giác ngộ nhưng vì vô minh, tham dục che lấp, cho nên bây giờ chúng ta phải làm tăng trưởng tính giác ngộ để giảm đi vô minh và tham dục. Như thế gọi là “khai ngộ”, tức là khai mở ra tính giác ngộ của mình”.

Như vậy, tuy rằng Đức Phật đã nhập diệt, giờ đây chúng ta chỉ lễ Phật, cúng dường tôn tượng Phật nhưng đó là hành động thể hiện sự hướng tâm về Ngài và thể hiện lòng quý kính Ngài đã thành đạo. Cúng dường vào chùa để tô tượng cũng là mong muốn những người đến chùa khởi được tâm biết ơn Đức Phật và gieo cho họ nhân duyên hướng tâm tới sự giác ngộ, khai mở tính giác ngộ của mình. Được như vậy, chúng ta đã cúng dường, nuôi dưỡng sự duy trì của Đức Phật ở thế gian.

Cúng dường Pháp Bảo là gì?

Đức Phật Thích Ca ra đời cách đây đã hơn 2600 năm, Ngài sinh ra là con vua, lớn lên xuất gia tu hành và chứng quả vị Phật. Với trí tuệ của bậc Thế Gian Giải, rõ biết mọi sự thế gian, Ngài đã rao giảng chân lý đến với chúng sinh. Những lời dạy đó được gọi là Pháp, hay còn gọi là Pháp Bảo. Đó là những lời dạy quý báu để giúp chúng sinh biết sống thiện, tu sửa tâm mình; từ đó xa lìa đau khổ, đạt được giác ngộ giải thoát, an vui vĩnh viễn. Để quý đạo hữu hiểu về cúng dường Pháp Bảo, Cô chủ nhiệm chia sẻ: “Cúng dường Pháp Bảo là chúng ta cúng dường vào chùa để ấn tống kinh sách của Phật hoặc kinh sách của Phật trên các dạng như: video, những lời đọc radio,… tức là sử dụng truyền thông. Vì thế, cúng dường vào chùa để sắm sửa các thiết bị truyền thông, làm cho kinh của Phật được lan truyền, đó cũng là cúng dường để nuôi dưỡng, duy trì Pháp Bảo. Và phần nữa là chúng ta cúng dường vào chùa để mọi người đến chùa được ăn uống, nghe lời Phật dạy, giúp lời Phật dạy được chuyển tải từ kinh sách sang chính con người, cũng là cung cấp, nuôi dưỡng Pháp Bảo”.

Như vậy, việc cúng dường Pháp Bảo là làm cho những lời dạy tối thượng của Đức Thế Tôn được duy trì ở thế gian giúp nhiều người biết đến chính Pháp, nghe và thực hành lời Phật dạy.

Phật tử nhí sớt bát cúng dường cúng dường chư Tăng trong buổi lễ khất thực tại chùa Ba Vàng

Cúng dường Tăng Bảo là gì?

Tăng là đoàn thể những người đệ tử xuất gia theo Phật, giữ gìn giới Pháp, tu tập theo lời Phật dạy và hoằng truyền giáo Pháp đến với chúng sinh. Vậy cúng dường Tăng Bảo là gì? Để giải thích điều này, Cô Phạm Thị Yến chia sẻ: “Cung cấp, nuôi dưỡng Tăng Bảo là chúng ta cung cấp cho các vị Sư có tứ sự đầy đủ thực hành lời Phật dạy; rồi mang lời Phật dạy giảng giải, sách tấn cho chúng ta, để chúng ta được thực hành. Đó gọi là cúng dường Tăng Bảo”.

Tại sao cúng dường Tam Bảo được phước báu?

Cô chủ nhiệm từng chia sẻ: “Chúng ta có thể tạo ra nhiều phước, nhưng phước ở Tam Bảo mới là phước điền tối thượng”. Để quý đạo hữu hiểu được ý nghĩa của việc cúng dường Tam Bảo, Cô cũng chia sẻ ba lý do khiến việc làm này được phước báu thù thắng như sau:

Cúng dường Phật Bảo – Hướng tâm tới sự giác ngộ

Trong bài kệ tán thán Phật, chúng ta được nghe:“Đấng Pháp Vương vô thượngBa cõi chẳng ai bằngThầy dạy khắp trời ngườiCha lành chung bốn loài”. Cô Phạm Thị Yến chia sẻ:“Vì chúng ta cung cấp, nuôi dưỡng tính giác ngộ của mình và cung cấp, nuôi dưỡng, khởi duyên cho những người đến chùa lễ tượng Phật một lễ, giúp cho người ta hướng tâm đến giác ngộ thì phước báo của chúng ta phải lớn”. Theo quan điểm của đạo Phật, tất cả chúng sinh đều có chủng tử giác ngộ ở trong mình, hay còn gọi là tính Phật. Do đó, việc chúng ta cúng dường để khởi duyên, giúp cho người đến chùa hướng tâm đến sự giác ngộ, khơi dậy được tính giác ngộ trong họ thì phước báu rất thù thắng.

Cúng dường Pháp Bảo – Lan tỏa giáo Pháp được lợi ích thù thắng

Trong bài kệ tán Pháp, chúng ta cũng được nghe:“Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn”. Sau thời gian thực hành Pháp của Phật và có những lợi ích từ việc tu tập, Cô Phạm Thị Yến có những lời chia sẻ rất hữu ích về việc cúng dường Pháp bảo: “Chúng ta cung cấp, nuôi dưỡng Pháp Bảo, khiến cho những lời Phật dạy được chuyển tải rộng khắp đến mọi người thì phước báu rất lớn. Bởi vì Pháp của Phật rất quý, dạy con người bỏ ác làm lành, làm lợi ích cho số đông và mang lại hạnh phúc, an vui cho thế gian này. Người ta nghe được lời Phật dạy sẽ làm các việc thiện, bỏ các việc ác, từ đó thế gian sẽ được hạnh phúc. Cho nên, chúng ta cung cấp, nuôi dưỡng những lời dạy thiện lành đó sẽ được phước báu lớn”. Trong kinh Tương Ưng Bộ V, chương 3, phẩm Ambapàli, phần Bệnh, Đức Thế Tôn có dạy:“…Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một điều gì khác”.

Từ lời dạy của Đức Phật, chúng ta biết rằng, giáo Pháp của Ngài rất cao quý, được ví như “kim ngôn ngọc ngữ”, có thể giúp chúng sinh ra khỏi sinh tử luân hồi. Do đó, việc cúng dường để Pháp Bảo được lan truyền rộng rãi sẽ giúp chúng ta tích lũy được phước báu rất lớn.

Cúng dường Tăng Bảo – Những bậc chân thật thực hành giáo Pháp

Trong kinh Tam Bảo, Đức Phật có dạy:“Đệ tử đấng Thiện ThệXứng đáng được cúng dườngBố thí các vị ấyĐược kết quả vô lượngChính Tăng Bảo như vậyLà châu báu thù diệuMong với sự thật nàyĐược sống chân hạnh phúc”. Để đại chúng hiểu hơn về phước báu cúng dường chư Tăng, Cô chủ nhiệm cũng chia sẻ:“Chư Tăng là người duy trì được Phật Pháp, duy trì được lời Phật dạy và làm cho chúng sinh tin rằng giáo Pháp của Phật đưa đến hạnh phúc, an vui, cho nên cúng dường, nuôi dưỡng các vị Tăng chân thật tu hành mang đến phước báo lớn”.

Chư Tăng là người duy trì được Phật Pháp, duy trì được lời Phật dạy và làm cho chúng sinh tin rằng giáo Pháp của Phật đưa đến hạnh phúc, an vui

>>> Hai hạng người đáng được cúng dường – Phẩm bố thí và cúng dường – Kinh Nikaya

Giáo Pháp của Phật cao quý là thế nhưng nếu không có người ứng dụng, thực hành thì vẫn chỉ là lý thuyết suông và không có lợi ích. Cho nên, chư Tăng là những người xuất gia theo Phật, thực hành những lời Phật dạy, khiến cho Phật Pháp được trường tồn ở thế gian. Bởi vậy, cúng dường chư Tăng, để chư Tăng được an ổn tu hành thì sinh ra phước báu rất lớn. Mặt khác, xuất gia không phải là việc dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Bởi người xuất gia phải rời khỏi sự ràng buộc của đời sống gia đình; xả bỏ danh lợi, cám dỗ của dục lạc; một lòng cầu đạo giải thoát để mang lại lợi ích cho mình, cho người và cho vô số chúng sinh. Nếu Phật tử tại gia chỉ cần giữ 5 giới thì khi đi xuất gia, Sa di đã phải thọ 10 giới, Tỳ-kheo Tăng thọ 250 giới, Tỳ-kheo Ni thọ 348 giới. Do đó, những người xuất gia với chí nguyện rộng lớn“Trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh” là vô cùng cao quý. Từ những lời Cô chủ nhiệm chia sẻ, chúng ta thấy rằng Tam Bảo có công đức vô cùng to lớn, là ruộng phước màu mỡ cho mọi loài được gieo trồng các hạt giống thiện lành. Cô cũng chia sẻ thêm: “Tam Bảo còn ở thế gian khiến cho chúng sinh biết quay trở về tự tính giác ngộ, quay trở về tính thiện và bỏ đi tính ác, làm cho thế gian được hạnh phúc, an vui. Cho nên, công đức của Tam Bảo rất lớn, khiến cho thế gian này được an vui, hạnh phúc; làm cho thế gian này bớt khổ đau và làm cho chúng sinh bớt khổ, hết khổ. Đó chính là công đức của Tam Bảo”.

Lợi ích của cúng dường Tam Bảo

Trong tạng Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trung Bộ III, kinh Tiểu nghiệp phân biệt, Đức Phật dạy: “…có người đàn bà hay đàn ông có bố thí và cúng dường cho Sa môn hay Bà la môn các đồ ăn uống, y phục, xe cộ, ngọa cụ, y dược, đèn đuốc, nhà cửa… Do nghiệp ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, thiên giới. Nếu sanh vào loài người, người ấy được giàu sang, có tài sản lớn”.

Để quý đạo hữu hiểu thêm, Cô Phạm Thị Yến lý giải: “Ai có tâm thường nghĩ đến điều thiện, muốn điều thiện lưu mãi ở thế gian này thì sẽ cúng dường Tam Bảo, để các Thầy nuôi mạng sống của mình, đem lời Phật dạy giáo hóa cho chúng sinh, để chúng sinh bỏ ác làm lành. Người như vậy sau khi thân hoại mạng chung sinh vào cõi thiện là cõi người hay cõi Trời để hưởng phúc báo”.

Trong kinh Tạp Bảo Tạng, bài kinh “Chuyện con của trưởng giả làm thuê thiết hội được hiện báo” cũng kể về câu chuyện: Khi Đức Phật còn tại thế, tại thành Xá Vệ có một chàng trai sống cô đơn nghèo khổ, cha mẹ mất sớm, phải lang thang sống bằng nghề làm thuê. Tình cờ, chàng trai nghe được rằng, cuộc sống trên cõi Trời Đao Lợi vô cùng sung sướng, nếu cúng dường cho Đức Phật và chúng Tăng thì sẽ được sinh lên đó. Chàng trai xin làm thuê cho vị trưởng giả trong ba năm để có thể thiết hội cúng dường. Sau ba năm, khi đã tích lũy đủ số tiền, cùng với sự trợ duyên của vị trưởng giả, chàng trai đã thực hiện được ước nguyện. Tuy nhiên, hôm đó trùng vào ngày Tiết Nhật nên rất nhiều người chuẩn bị đồ ăn, thức uống dâng lên cúng dường. Khi chư Tăng đến chỗ chàng trai, bởi vì đã khất thực rồi nên các Ngài chỉ thọ nhận rất ít vật thực mà anh đã chuẩn bị. Chàng trai rất buồn, nghĩ rằng mong muốn sinh lên cõi Trời sẽ không thành tựu. Buồn quá, chàng trai đến bạch với Đức Thế Tôn. Ngài dạy chàng trai rằng: “Giả sử chúng Tăng không ăn gì cả, thì nguyện của ngươi cũng thành tựu, huống chi có thọ thực chút ít mà sao lại không thành?”. Nghe Đức Phật xác quyết như vậy, chàng trai hết sức hoan hỷ, không còn buồn khổ. Cũng trong ngày hôm đó, có 500 vị khách buôn vào thành kiếm đồ ăn, vì đồ ăn còn thừa nhiều, chàng trai hoan hỷ mời họ chỗ đồ ăn đó. Sau khi ăn xong, những vị khách buôn tặng rất nhiều món đồ giá trị cho chàng trai. Chàng sợ hãi không dám nhận, liền đến bạch Phật. Ngài dạy: “Đó là quả báo tạm thời, hãy nhận đi sẽ hết khổ, về sau chắc chắn sẽ sinh lên trời, đừng nên sợ hãi”… Vị trưởng giả chủ nhân vì không có con trai và nhận thấy chàng trai tính vốn thật thà, ngay thẳng nên ông đã gả đứa con gái duy nhất cho chàng trai. Nhờ vậy, gia nghiệp của chàng trở nên giàu có vô cùng. Sau đó, trong thành có một ông trưởng giả giàu có bậc nhất qua đời, Vua Ba-tư-nặc nghe chàng trai thông minh, trí thức nên đã tặng hết khối tài sản đó cho chàng trai.

Từ những câu chuyện trong kinh Phật và qua lời chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến, chúng ta thấy rằng, cúng dường Tam Bảo sẽ sinh ra phước báu rất lớn cho chúng ta trong đời này và các kiếp về sau. Hy vọng với những chia sẻ của Cô, quý Phật tử và bạn đọc sẽ có thêm những tri kiến trong việc tìm hiểu và tu học giáo Pháp của Phật. Mong rằng, những hạt giống thiện tâm của mỗi người sẽ được gieo trồng trên những thửa ruộng phước màu mỡ nhất và gặt hái được những quả vị tốt đẹp cho bản thân!

Phước Báu Cúng Dường Tam Bảo Và Nhất Là Xây Dựng Chùa Chiền

Công đức cúng dường xây dựng chùa chiền.

Đức Phật Thích Ca thị hiện ra đời không ngoài mục đích làm cho chúng sanh ly khổ đắc lạc. Giáo pháp của Ngài tỏa rạng khắp cõi ta bà, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, những ai thực hành theo đều sống trong cảnh an lạc giàu sang và hạnh phúc. Như trong kinh phước thí đức Phật có dạy: “Phước là sự bố thí … phước thí sẽ giàu sang quan quyền vua chúa sự sung sướng thanh nhàn của cõi trời, phước thí là bến bờ núi báo, cù lao châu ngọc, lầu đài, xe cộ của quí cõi sống no vui, phước thí là hạnh phúc cao thượng…”. Thật vậy, vào thời đức Phật các thiện nam, tín nữ đã thâm hiểu thấm nhuần và hành theo lời Phật dạy: cũng như tín nữ VISAKHA hết lòng hộ đạo, bố thí cúng dường tứ vật dụng cho chư Tăng Ni. Trưởng giả Cấp Cô Độc trải vàng xây tịnh xá. Đến nay chúng ta thấy trên khắp thế giới nói chung, và trên mọi miền đất nước Việt Nam nói riêng, các tự viện, tịnh xá được xây cất rất khang trang tốt đẹp. Do vậy mà hàng cư sĩ phật tử đã nhịn ăn, bớt mặc, hạn chế tối đa những nhu cầu cần thiết, trải lòng thành kính dâng tịnh tài tịnh vật cúng dường Tam Bảo và nhất là xây dựng ngôi bảo điện thật trang nghiêm. Vậy việc làm này sẽ đưa đến phước báo và công đức như thế nào?

Cách Cúng Dường Để Hưởng Được Nhiều Phước Báu

Cũng như các nông phu gặt hái được mùa hay không tùy theo sự khéo léo, cần cù của họ trước đã gắng sức, các người thí giả sẽ thọ hưởng được phước báo tùy theo trình độ thông minh.

Bố thí cũng như gieo hạt giống.

Người thọ giả cũng như ruộng phước;

Người thí giả như kẻ nông phu.

Bố thí như gieo hạt giống,

Trổ quả lành phước báo về sau.

Trong Kinh Peta Vatthu (Peta = ngạ quỷ, quỷ đói), tiếng Pali, có đoạn nói: “Người thọ nhận của bố thí cũng như đồng ruộng; kẻ thí giả là người nông phu; còn vật đem hiến tặng là những hạt giống được gieo trồng. Những phước báo tăng trưởng theo thời gian của cuộc sống Luân hồi (Samsara) là những hoa quả trổ trên cành cây.” Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về lời kinh này:

1. Trong ngành nông nghiệp, tùy loại đất đai tốt hay xấu mà ta gặt hái được mùa màng trúng hay thất. Cùng thế ấy, đức hạnh cao quí và tính thanh liêm chính trực của người thọ giả sẽ quyết định tánh chất của phước báo.

2. Cũng như mạch sống của hạt giống quyết định sự tăng trưởng và năng suất của các cây được trồng, sự thanh khiết của các phẩm vật hiến tặng, đã do vì phương tiện sinh kế có chân chánh hay không mà tạo nên được, sẽ quyết định tính chất của phước báo.

3. Cũng như các nông phu gặt hái được mùa hay không tùy theo sự khéo léo, cần cù của họ trước đã gắng sức, các người thí giả sẽ thọ hưởng được phước báo tùy theo trình độ thông minh, niềm vui khi làm lành và cố gắng chân thành của họ khi bố thí.

4. Nông phu phải cày, bừa, dọn đất sạch sẽ trước khi gieo trồng, mới mong có được mùa màng tốt. Cùng thế ấy, các thí giả phải làm phát khởi trong tâm thức mình một tiền tế ý hành bố thí (pubba cétana=có sẵn ý định muốn bố thí trước khi bố thí), một cách mạnh mẽ, trước khi thực sự thực hiện việc bố thí. Kết quả về phước báo sẽ tùy thuộc vào cường độ của ý hành tiền tế này.

5. Nông phu có siêng làm cỏ, tưới nước thì các cây trồng mới sởn sơ đâm chồi nẩy lộc. Cùng thế ấy, người thí giả cần, khi nhớ lại sự bố thí trước kia của mình, phải tỏ ra vui sướng, toại ý về hành vi tốt lành của mình. Đó là hậu tế ý hành bố thí (apara cetana=ý hành phát khởi sau khi đã bố thí xong). Cũng chính ý hành hậu tế này đã dự phần quan trọng trong việc quyết định tánh chất của phước báo.

6. Nếu vì lẽ nào đó, nông phu lại hủy hoại các mầm non của hạt giống đã gieo, anh ta sẽ chẳng thể nào thọ hưởng được công lao khó nhọc của mình. Cùng thế ấy, nếu người thí giả tỏ ra hối hận về việc bố thí, nuối tiếc phẩm vật đã hiến tặng, thì người ấy chẳng hưởng được niềm vui trong phước báo tốt lành, chỉ vì hậu tế ý hành (apara cetana) của anh ta quá hạ liệt.

7. Mặc dầu đất phì nhiêu và hạt giống rất tốt, nhưng việc gieo trồng cũng phải đúng vào thời tiết, mới có thể được kết quả như ý mong muốn. Cùng thế ấy, ta phải biết bố thí đến đúng người thật đang cần sự giúp đỡ, vào đúng lúc và thật đúng nơi. Việc bố thí như thế mới đem lại kết quả mỹ mãn về phước báo.

Thọ giả cũng quyết định phước báo trong việc bố thí

Trong bản kinh Peta Vatthu, có dạy: người thọ nhận của bố thí cũng như ruộng đất để gieo trồng hạt giống. Đất đai có ba hạng: đất phì nhiêu, đất trung bình và đất khô cằn. Cùng thế ấy, người thọ giả cũng phân ra làm ba cấp. Như thửa ruộng có sạch cỏ thì mức sản xuất mới cao; nếu người thọ giả chẳng bị vướng bận vì các phiền não tham, sân, si, thì phước báo mang lại cho người thí giả mới nhiều được. Như thửa ruộng được bón nhiều phân tốt sẽ đem lại sự trúng mùa, phước báo đến với người thí giả sẽ gia bội, nếu người thọ giả là bực đầy đủ cả đức hạnh và trí huệ.

Bố thí cúng dường lên Giáo hội Tăng-già (Sanghikadana)

Danh từ Pali Sanghika dana có nghĩa là dâng hiến tứ sự cúng dường lên cho Giáo hội Tăng-già. (Tứ sự cúng dường là danh từ thường dùng trong kinh sách Bắc tông, gồm có bốn việc dâng hiến: (1) thực phẩm, (2) y phục, (3) thuốc men, (4) phòng ốc) Thí dụ như bạn hiến tặng một số tiền cho một hội đoàn; tất cả mọi hội viên, giàu hay nghèo, đều được chia một phần của số tiền đó. Cùng thế ấy, một bát thực phẩm, một bộ cà sa, cúng dường cho Tăng-già (Sangha), thì tất cả tu sĩ trong giáo hội đều được quyền hưởng một phần trong chỗ dâng hiến đó. Bạn chẳng cần đi khắp thế giới để cúng dường cho toàn thể Tăng-già. Một sự cúng dường cho bất cứ một nhân viên nào trong giáo hội nói chung, cũng được xem như là một Sanghika dana cả; tất cả mọi tỳ-kheo đều được chia phần ra hưởng thọ.

Làm cách nào để phóng chiếu thiện chí của mình?

Trong khi cúng dường lên Tăng-già (Sanghika dana), người thí giả phải hướng tâm mình về toàn thể giáo hội Tăng-già nói chung. Mặc dầu trong khi dâng cúng, bạn có khấn vái: ‘Sanghassa demi”, “Tôi dâng cúng lên Tăng-già”, nếu trong lòng bạn lại riêng nghĩ đến một vị tỳ-kheo nào, thì sự cúng dường đó chẳng phải là một Sanghika dana, còn chưa phải là một việc cúng dường cho Tăng-già được. Dâng cúng thực phẩm cho một vị tỳ-kheo nào trong buổi khất thực, hay cho một vị được giáo hội chỉ định đến nhận lãnh, chỉ được xem như đang cúng dường cho Tăng-già, nếu tâm thức của thí giả thật sự hoàn toàn hướng về toàn thể Tăng-già (Sangha) khi dâng cúng.

Thái độ tinh thần trong khi cúng dường

Chơn Cúng Dường Tam Bảo

Xưa, khi còn sanh tiền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ân cần dạy bảo chúng sanh hãy sáng suốt quy y Tam Bảo gồm: PHẬT – PHÁP – TĂNG mà nương tựa tu hành; vì vậy, cúng dường Tam Bảo là cúng dường Phật, cúng dường Pháp và cúng dường Tăng.

Phật tử thường sắm lễ vật dâng cúng Phật tại tư gia hay chùa chiền, gọi là hành lễ cúng dường. Những lễ vật cúng dường nên dùng gồm: nhang, đèn sáp, hoa (sen, huệ), quả, tịnh thủy.

Khi hành lễ cúng dường, chúng ta cần sửa soạn các món lễ vật cho tinh khiết, sắp đặt có thứ tự trên bàn thờ sao cho đơn giản mà trang nghiêm, tránh rườm rà, rối rắm. Ví dụ: ở giữa phía trong bàn thờ: đứng ngoài ngó vô, sắp hoa bên tay phải, quả bên tay trái, tịnh thủy ngay chính giữa. Cận phía trước bàn thờ, nhang thắp ở giữa, đèn sáp đốt hai bên (như dùng đèn điện thì miễn đèn sáp).

Ngoài ra, những ai phát tâm muốn thờ Phật tại tư gia nhưng không có điều kiện tài chánh thì quý vị có thể góp tịnh tài thỉnh tôn tượng/ảnh Phật cho họ, đồng thời có thể giúp họ kiến lập bàn thờ Phật tại gia sao cho trang nghiêm đúng Pháp, tạo duyên lành cho họ tu hành hướng Phật. Nếu làm được vậy với tâm trong sạch vô cầu, không mảy may nghĩ tưởng cầu phước hay ban ơn mong chờ đền đáp… thì đây cũng chính là cúng dường Phật Bảo cao quý.

Tuy nhiên, món lễ vật cần thiết và quý báu hơn hết chính là TÂM THÀNH, là sự TU HÀNH CHƠN THẬT của người con Phật. “Tam giả QUẢNG TU CÚNG DƯỜNG” là Hạnh Nguyện Phổ Hiền Vương, là kim chỉ nam soi đường lưu truyền cho hậu thế y giáo phụng hành. Chỉ có QUẢNG TU – tức sự tu hành chơn chánh từ tâm nguyện từ bi rộng lớn vì đại sự giải thoát sanh tử luân hồi của muôn vạn chúng sanh, khế hiệp với hạnh nguyện Chư Phật – mới là CHƠN CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT KHẮP 10 PHƯƠNG.

Pháp Bảo là lời Phật dạy, là giáo lý chơn chánh, giúp hành giả chuyển mê khai ngộ như Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, Tứ Vô Lượng Tâm, Lục Độ… (xuất thế gian Pháp Bảo). Nay, vì muốn cho Phật Pháp cửu trụ Ta Bà, người con Phật phát tâm ấn tống in Kinh điển (thế gian trụ trì Pháp Bảo) phổ truyền sâu rộng đến mọi người, giảng giải Chánh Pháp giúp nhau hiểu Đạo mà tu hành, hướng đến con đường giác ngộ – giải thoát của chư Phật. Đó gọi là cúng dường Pháp Bảo hay Pháp thí, thuộc về hạnh Bố thí (Tài thí, Pháp thí, Vô úy thí) đầu tiên trong Lục Độ Ba-la-mật (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí Huệ). Nên nhớ, cúng dường Pháp Bảo với tâm trong sạch vô cầu mới thật quý báu cao thượng.

Xuất thế gian Tăng Bảo tức là các bậc Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, A La Hán đã chứng quả vô sanh.

Thế gian trụ trì Tăng Bảo tức chỉ các Thầy Tỳ Kheo chơn chánh (Thanh-tịnh Tăng), hoàn toàn cắt ái ly gia, trường trai tuyệt dục, nghiêm trì tịnh giới, thiểu dục tri túc, đức hạnh thanh cao.

Do đó, cúng dường Tăng Bảo tức là cúng dường chư Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, A La Hán và các thầy Tỳ Kheo tu hành chơn chánh. Tuyệt đối không cúng dường cho những kẻ tà sư, giả tu, phạm giới, tà hạnh, mượn Đạo tạo Đời, có những hành vi che đậy, đích thực không phải Sa-môn nhưng hiện tướng Sa-môn, không sống Phạm hạnh lại giả hiện tướng có Phạm hạnh nhưng nội tâm hôi hám, đầy những tham dục, sở hành bất tịnh… Lại càng không nên gần gũi, thân cận vì chẳng khác gì lầm gởi Huệ mạng tu hành của mình cho Tà đạo, ắt sẽ lầm đường lạc lối, phá kiến đọa tâm, chuốc khổ về sau. Nên nhớ: Giới Đức nghiêm trì, thân-khẩu-ý hành theo lời Phật dạy, Từ Bi Hỷ Xả, sống đời Phạm hạnh, thiểu dục tri túc, an bần thủ Đạo, chuyên tu Thiền Định, vô cầu – vô ngã độ sanh là những chuẩn mực căn bản giúp nhận biết tâm hạnh của vị Tỳ kheo chơn chánh hay tà mị, tu hành chơn thật hay giả dối, có đáng là bậc mô phạm cho thập phương tín chúng nương tựa, noi gương hay không (?). Quý Phật tử nên cẩn trọng suy xét!

Những lễ vật cúng dường Tăng Bảo gồm: thực phẩm, y phục, sàng tòa (ngọa cụ) và y dược (thuốc men). Ngoài tứ sự cúng dường trên, Phật tử tuyệt đối không cúng dường bất kỳ gì khác như tiền, xe, điện thoại… mà trái Pháp. Ngược lại, Tăng lữ tu hành càng không được nhận bất kỳ sự cúng dường nào khác, càng không được tích góp làm của riêng hay lạm dụng mà phạm Giới, trái với tôn chỉ “xuất gia, giải thoát” hạnh người tu Phật.

– “Tam giả QUẢNG TU cúng dường”. Đó là CHƠN CÚNG DƯỜNG cao quý nhất dâng lên Tam Bảo. Người con Phật, tu sĩ cũng như cư sĩ, hãy noi theo Hạnh Nguyện Phổ Hiền mà thúc liễm thân tâm, tu hành chơn chánh, cúng dường chư Phật.

– Hành lễ cúng dường là phương tiện nơi Sự mà hiển Lý, nơi Tướng hiển Tự Tánh nên hành giả phát tâm cúng dường cần trì giữ Tâm trong sạch, thanh tịnh, vô ngã, vô cầu, tu hành chơn thật. Được thế thì Lý – Sự viên dung, sự cúng dường mới được viên mãn.

– Lễ vật cúng dường Phật Bảo ở chùa hay tại tư gia chỉ là: nhang, đèn sáp, hoa (sen, huệ), quả, tịnh thủy, nhưng quý nhất chính là tâm thành, tu chơn. Lễ vật cúng dường Tăng Bảo, tức bậc Thanh-tịnh Tăng tu hành chơn chánh, chỉ là: thực phẩm, y phục, sàng tòa (ngọa cụ) và y dược (thuốc men). Ngoài ra, Quý Phật tử có thể tùy hỷ thỉnh tôn tượng/ảnh Phật cho người có tâm muốn thờ tại tư gia, hay in Kinh ấn tống, Pháp thí rộng rãi đến mọi người để tất cả sớm giác tâm quy Phật.

– Thanh quy chốn Tòng lâm thời chư Tổ là: tu sĩ hàng ngày “lên núi khai hoang, xuống ruộng cày bừa”, “một ngày không làm, một ngày không ăn”, nào dám mống tâm an ổn nhàn lạc, thong dong biếng lười sa đọa, thọ của đàn na sống lần lựa qua ngày mà đắm chìm trong dục lạc thiêu thân. Do đó, dẫu xuất gia chuyên tu giải thoát nhưng nếu có thể sắp đặt một nền tảng kinh tế tự túc, không thọ của bá tánh thập phương, lại tùy cơ duyên đem Phật Pháp từ bi ứng dụng cho đời cải ác vi thiện, vừa tự giác vừa giác tha trong thời buổi hiện nay thì thật là quý báu vô cùng. Ngược lại, nếu không thể tự túc cho đời sống tu hành của mình thì tu sĩ chỉ có thể thọ hưởng tứ sự cúng dường mà thôi, tuyệt đối không được nhận tiền bạc… làm của riêng hay cung cấp cho quyến thuộc mà hủy phạm Giới Luật, Huệ mạng chẳng còn, ắt khổ đọa muôn kiếp về sau.

– Còn đó lời Phật dạy để tất cả chúng ta cùng chiêm nghiệm, hành trì:

“Sau khi Ta nhập diệt, các con hãy lấy Giới Luật làm Thầy, y theo Chánh Pháp mà tu hành, tự thắp đuốc mà đi”.

” Giới còn là Ta (Phật Pháp) còn vậy”.

“Tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”.

(nếu chẳng dụng Tâm mà chấp tướng (chấp ngã, chấp Pháp) khi tu Phật thì người ấy đang hành Tà đạo, trái chướng Tự Tánh nên giác ngộ mãi còn xa)

(Kinh Pháp Cú)

Mong tất cả tỉnh tâm tu Phật!

Diệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_ Diệu A Di Đà Phật _()_

Ý Nghĩa Cúng Dường Tam Bảo.

Người Phật tử nhớ ơn Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng; nhờ có Phật tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi ; sau khi Phật đã nhập Niết Bàn rồi, nhờ có giáo lý của Ngài còn để lại, đời nọ truyền qua đời kia, người Phật tử nhờ đó mà biết chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau; còn Tăng là những người đã hy sinh cao cả, là giềng mối giữ cho đạo Phật được trường tồn và ngày càng hưng thịnh. Do đó người Phật tử tôn kính Tam bảo, cúng dường Tam bảo để đền đáp ân đức mà Tam bảo đã ban cho, cúng dường cũng như bố thí để tâm người Phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, xả ly của cải.

Đức Phật là bậc Lưỡng Túc Tôn tức là Ngài có đủ Phước báo và Trí huệ, Ngài chỉ ngồi một chỗ vẫn được ăn ngon, mặc ấm. Vậy mà Ngài cũng tay ôm bình bát hàng ngày đi khất thực, để tập cho những người chưa có lòng từ bi họ có dịp thực hành hạnh từ bi, để cho những người cúng dâng thức ăn cho Phật sẽ được phước báo đời sau. Hồi Phật còn tại thế, có một chú bé kia, chơi trò chơi con nít, lấy nhánh cây làm nhà, lấy cát làm cơm. Một hôm cậu bé đang chơi thấy Phật đi khất thực, cậu ta bưng một chén cát mà nghĩ đó là cơm, lòng thành dâng lên cho Phật. Nhờ chén cơm cát đời đó, một trong những kiếp sau nầy cậu ta hưởng phước báo được làm vua; đó chính là vua A Dục,một ông vua đứng hàng bậc nhất hộ trì Phật Pháp, hơn hẳn Lương Võ Đế, vua A Dục đã dựng trụ biểu ghi nơi Phật đản sinh, tổ chức Kết tập kinh điển, đem Phật pháp truyền sang Tích Lan, đem sang bên ấy cây Bồ Đề nơi đức Phật thành đạo, ngọc Xá Lợi Phật, nhờ đó Phật giáo Nam tông đã truyền sang Đông Nam Á.

1/ Cúng dường Phật bảo: Xây dựng chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chuông, dâng hoa, trầm, hương, đèn, nến, đóng góp tiền bạc để làm những việc trên hoặc cúng vào quỹ Tam Bảo, thùng Phước sương, đó là người Phật Tử bày tỏ sự biết ân cũng để hoằng dương đạo Phật, làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng và trang nghiêm, nhờ đó tăng thêm lòng thành kính cho những người đi chùa, lễ Phật.

Người Phật tử có thể thỉnh từ ba vị Tăng, Ni trở lên càng nhiều càng quí, thỉnh về tư gia để tụng kinh hay thuyết pháp rồi đãi tiệc chay gọi là Trai Tăng, hay đến cúng Trai Tăng ở chùa cũng gọi là Quá đường, nhất là vào ngày Rằm tháng Bảy để cầu cho cha mẹ, ông bà còn sanh tiền được tăng tuổi thọ, đã mất được sinh về cõi Cực lạc. Nghi lễ như sau:

Sau khi thỉnh Chư Tăng, Ni ngồi vào chỗ thọ trai, người chủ trì chuẩn bị một khai lễ, có nhang, đèn, hoa, quả đặt nơi đầu bàn, tất cả những người cúng Trai Tăng tập họp lại, mọi người lạy ba lạy rồi quỳ xuống, chủ trì tác bạch đại để như sau:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát (Nếu vào ngày Rằm tháng Bảy), tác đại chứng minh.

Kính bạch Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni.

Hôm nay chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ (lạy ba lạy) xin tác bạch: Chúng con vâng lời Phật dạy, hôm nay là ngày Tự Tứ của chư Tăng, ngày công thành quả mãn, chúng con có sắm sanh lễ vật kính dâng lên Tam bảo, xin chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni nhận cho, xin đem công đức nầy để hồi hướng cho cha mẹ (hoặc cho cha mẹ chúng con tật bệnh tiêu trừ, tăng thêm tuổi thọ) và ông bà bảy đời của chúng con được siêu sanh Tịnh độ.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát Ma ha tát!

Trên Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni đã hứa khả, nạp dụng cho rồi, chúng con đầu thành đảnh lễ. (lạy 3 l ạy)

Rồi chư Tăng hành lễ Quá đường, trong khi chư Tăng thọ trai, vị chủ trì nhờ người phụ bưng khai lễ đến từng vị, chấp tay xá chư Tăng, Ni rồi dâng bao thơ tiền hay vật dụng. Sau khi chư Tăng thọ thực xong, vị chủ trì phải trở về vị trí cũ, quỳ xuống tác bạch tiếp:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Buổi lễ đã hoàn mãn, ân triêm công đức nầy chúng con chí thành đảnh lễ, nguyện sẽ ngày ngày tinh tấn trên bước đường tu học.

Nam mô thường hoan hỷ Bồ tát Ma ha tát!

IV/ Thanh tịnh cúng dường:

Người Phật tử khi cúng dường Tam bảo chẳng những tâm mình phải thanh tịnh mà những lễ vật cũng phải thanh tịnh.

Người Phật tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh.