Cúng Dường Tam Bảo Chùa Ba Vàng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Chơn Cúng Dường Tam Bảo

Xưa, khi còn sanh tiền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ân cần dạy bảo chúng sanh hãy sáng suốt quy y Tam Bảo gồm: PHẬT – PHÁP – TĂNG mà nương tựa tu hành; vì vậy, cúng dường Tam Bảo là cúng dường Phật, cúng dường Pháp và cúng dường Tăng.

Phật tử thường sắm lễ vật dâng cúng Phật tại tư gia hay chùa chiền, gọi là hành lễ cúng dường. Những lễ vật cúng dường nên dùng gồm: nhang, đèn sáp, hoa (sen, huệ), quả, tịnh thủy.

Khi hành lễ cúng dường, chúng ta cần sửa soạn các món lễ vật cho tinh khiết, sắp đặt có thứ tự trên bàn thờ sao cho đơn giản mà trang nghiêm, tránh rườm rà, rối rắm. Ví dụ: ở giữa phía trong bàn thờ: đứng ngoài ngó vô, sắp hoa bên tay phải, quả bên tay trái, tịnh thủy ngay chính giữa. Cận phía trước bàn thờ, nhang thắp ở giữa, đèn sáp đốt hai bên (như dùng đèn điện thì miễn đèn sáp).

Ngoài ra, những ai phát tâm muốn thờ Phật tại tư gia nhưng không có điều kiện tài chánh thì quý vị có thể góp tịnh tài thỉnh tôn tượng/ảnh Phật cho họ, đồng thời có thể giúp họ kiến lập bàn thờ Phật tại gia sao cho trang nghiêm đúng Pháp, tạo duyên lành cho họ tu hành hướng Phật. Nếu làm được vậy với tâm trong sạch vô cầu, không mảy may nghĩ tưởng cầu phước hay ban ơn mong chờ đền đáp… thì đây cũng chính là cúng dường Phật Bảo cao quý.

Tuy nhiên, món lễ vật cần thiết và quý báu hơn hết chính là TÂM THÀNH, là sự TU HÀNH CHƠN THẬT của người con Phật. “Tam giả QUẢNG TU CÚNG DƯỜNG” là Hạnh Nguyện Phổ Hiền Vương, là kim chỉ nam soi đường lưu truyền cho hậu thế y giáo phụng hành. Chỉ có QUẢNG TU – tức sự tu hành chơn chánh từ tâm nguyện từ bi rộng lớn vì đại sự giải thoát sanh tử luân hồi của muôn vạn chúng sanh, khế hiệp với hạnh nguyện Chư Phật – mới là CHƠN CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT KHẮP 10 PHƯƠNG.

Pháp Bảo là lời Phật dạy, là giáo lý chơn chánh, giúp hành giả chuyển mê khai ngộ như Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, Tứ Vô Lượng Tâm, Lục Độ… (xuất thế gian Pháp Bảo). Nay, vì muốn cho Phật Pháp cửu trụ Ta Bà, người con Phật phát tâm ấn tống in Kinh điển (thế gian trụ trì Pháp Bảo) phổ truyền sâu rộng đến mọi người, giảng giải Chánh Pháp giúp nhau hiểu Đạo mà tu hành, hướng đến con đường giác ngộ – giải thoát của chư Phật. Đó gọi là cúng dường Pháp Bảo hay Pháp thí, thuộc về hạnh Bố thí (Tài thí, Pháp thí, Vô úy thí) đầu tiên trong Lục Độ Ba-la-mật (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí Huệ). Nên nhớ, cúng dường Pháp Bảo với tâm trong sạch vô cầu mới thật quý báu cao thượng.

Xuất thế gian Tăng Bảo tức là các bậc Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, A La Hán đã chứng quả vô sanh.

Thế gian trụ trì Tăng Bảo tức chỉ các Thầy Tỳ Kheo chơn chánh (Thanh-tịnh Tăng), hoàn toàn cắt ái ly gia, trường trai tuyệt dục, nghiêm trì tịnh giới, thiểu dục tri túc, đức hạnh thanh cao.

Do đó, cúng dường Tăng Bảo tức là cúng dường chư Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, A La Hán và các thầy Tỳ Kheo tu hành chơn chánh. Tuyệt đối không cúng dường cho những kẻ tà sư, giả tu, phạm giới, tà hạnh, mượn Đạo tạo Đời, có những hành vi che đậy, đích thực không phải Sa-môn nhưng hiện tướng Sa-môn, không sống Phạm hạnh lại giả hiện tướng có Phạm hạnh nhưng nội tâm hôi hám, đầy những tham dục, sở hành bất tịnh… Lại càng không nên gần gũi, thân cận vì chẳng khác gì lầm gởi Huệ mạng tu hành của mình cho Tà đạo, ắt sẽ lầm đường lạc lối, phá kiến đọa tâm, chuốc khổ về sau. Nên nhớ: Giới Đức nghiêm trì, thân-khẩu-ý hành theo lời Phật dạy, Từ Bi Hỷ Xả, sống đời Phạm hạnh, thiểu dục tri túc, an bần thủ Đạo, chuyên tu Thiền Định, vô cầu – vô ngã độ sanh là những chuẩn mực căn bản giúp nhận biết tâm hạnh của vị Tỳ kheo chơn chánh hay tà mị, tu hành chơn thật hay giả dối, có đáng là bậc mô phạm cho thập phương tín chúng nương tựa, noi gương hay không (?). Quý Phật tử nên cẩn trọng suy xét!

Những lễ vật cúng dường Tăng Bảo gồm: thực phẩm, y phục, sàng tòa (ngọa cụ) và y dược (thuốc men). Ngoài tứ sự cúng dường trên, Phật tử tuyệt đối không cúng dường bất kỳ gì khác như tiền, xe, điện thoại… mà trái Pháp. Ngược lại, Tăng lữ tu hành càng không được nhận bất kỳ sự cúng dường nào khác, càng không được tích góp làm của riêng hay lạm dụng mà phạm Giới, trái với tôn chỉ “xuất gia, giải thoát” hạnh người tu Phật.

– “Tam giả QUẢNG TU cúng dường”. Đó là CHƠN CÚNG DƯỜNG cao quý nhất dâng lên Tam Bảo. Người con Phật, tu sĩ cũng như cư sĩ, hãy noi theo Hạnh Nguyện Phổ Hiền mà thúc liễm thân tâm, tu hành chơn chánh, cúng dường chư Phật.

– Hành lễ cúng dường là phương tiện nơi Sự mà hiển Lý, nơi Tướng hiển Tự Tánh nên hành giả phát tâm cúng dường cần trì giữ Tâm trong sạch, thanh tịnh, vô ngã, vô cầu, tu hành chơn thật. Được thế thì Lý – Sự viên dung, sự cúng dường mới được viên mãn.

– Lễ vật cúng dường Phật Bảo ở chùa hay tại tư gia chỉ là: nhang, đèn sáp, hoa (sen, huệ), quả, tịnh thủy, nhưng quý nhất chính là tâm thành, tu chơn. Lễ vật cúng dường Tăng Bảo, tức bậc Thanh-tịnh Tăng tu hành chơn chánh, chỉ là: thực phẩm, y phục, sàng tòa (ngọa cụ) và y dược (thuốc men). Ngoài ra, Quý Phật tử có thể tùy hỷ thỉnh tôn tượng/ảnh Phật cho người có tâm muốn thờ tại tư gia, hay in Kinh ấn tống, Pháp thí rộng rãi đến mọi người để tất cả sớm giác tâm quy Phật.

– Thanh quy chốn Tòng lâm thời chư Tổ là: tu sĩ hàng ngày “lên núi khai hoang, xuống ruộng cày bừa”, “một ngày không làm, một ngày không ăn”, nào dám mống tâm an ổn nhàn lạc, thong dong biếng lười sa đọa, thọ của đàn na sống lần lựa qua ngày mà đắm chìm trong dục lạc thiêu thân. Do đó, dẫu xuất gia chuyên tu giải thoát nhưng nếu có thể sắp đặt một nền tảng kinh tế tự túc, không thọ của bá tánh thập phương, lại tùy cơ duyên đem Phật Pháp từ bi ứng dụng cho đời cải ác vi thiện, vừa tự giác vừa giác tha trong thời buổi hiện nay thì thật là quý báu vô cùng. Ngược lại, nếu không thể tự túc cho đời sống tu hành của mình thì tu sĩ chỉ có thể thọ hưởng tứ sự cúng dường mà thôi, tuyệt đối không được nhận tiền bạc… làm của riêng hay cung cấp cho quyến thuộc mà hủy phạm Giới Luật, Huệ mạng chẳng còn, ắt khổ đọa muôn kiếp về sau.

– Còn đó lời Phật dạy để tất cả chúng ta cùng chiêm nghiệm, hành trì:

“Sau khi Ta nhập diệt, các con hãy lấy Giới Luật làm Thầy, y theo Chánh Pháp mà tu hành, tự thắp đuốc mà đi”.

” Giới còn là Ta (Phật Pháp) còn vậy”.

“Tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”.

(nếu chẳng dụng Tâm mà chấp tướng (chấp ngã, chấp Pháp) khi tu Phật thì người ấy đang hành Tà đạo, trái chướng Tự Tánh nên giác ngộ mãi còn xa)

(Kinh Pháp Cú)

Mong tất cả tỉnh tâm tu Phật!

Diệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_ Diệu A Di Đà Phật _()_

Phước Báu Cúng Dường Tam Bảo Và Nhất Là Xây Dựng Chùa Chiền

Công đức cúng dường xây dựng chùa chiền.

Đức Phật Thích Ca thị hiện ra đời không ngoài mục đích làm cho chúng sanh ly khổ đắc lạc. Giáo pháp của Ngài tỏa rạng khắp cõi ta bà, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, những ai thực hành theo đều sống trong cảnh an lạc giàu sang và hạnh phúc. Như trong kinh phước thí đức Phật có dạy: “Phước là sự bố thí … phước thí sẽ giàu sang quan quyền vua chúa sự sung sướng thanh nhàn của cõi trời, phước thí là bến bờ núi báo, cù lao châu ngọc, lầu đài, xe cộ của quí cõi sống no vui, phước thí là hạnh phúc cao thượng…”. Thật vậy, vào thời đức Phật các thiện nam, tín nữ đã thâm hiểu thấm nhuần và hành theo lời Phật dạy: cũng như tín nữ VISAKHA hết lòng hộ đạo, bố thí cúng dường tứ vật dụng cho chư Tăng Ni. Trưởng giả Cấp Cô Độc trải vàng xây tịnh xá. Đến nay chúng ta thấy trên khắp thế giới nói chung, và trên mọi miền đất nước Việt Nam nói riêng, các tự viện, tịnh xá được xây cất rất khang trang tốt đẹp. Do vậy mà hàng cư sĩ phật tử đã nhịn ăn, bớt mặc, hạn chế tối đa những nhu cầu cần thiết, trải lòng thành kính dâng tịnh tài tịnh vật cúng dường Tam Bảo và nhất là xây dựng ngôi bảo điện thật trang nghiêm. Vậy việc làm này sẽ đưa đến phước báo và công đức như thế nào?

Nghi Lễ Cúng Dường Tam Bảo, Phật Bảo, Tăng Bảo, Pháp Bảo Là Gì

Nhiều người đã từng nghe cúng dường tam bảo nhưng chưa hiểu rõ cúng dường là gì? Bài viết hôm nay sẽ phân tích cho các bạn thấy rõ nghi lễ cúng dường

Cúng dường là gì?

Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.

Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh.

Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.

Lợi ích cúng dường

Cúng dường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam Bảo thường còn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽ theo tâm lượng rộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì, bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh. Đừng khi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy.

Chư Phật ra đời cũng vì chúng sanh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sanh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sanh. Đó là tâm niệm rộng lớn cao cả của người tu theo đạo Phật. Vì chúng sanh mà cúng dường Tam Bảo, quả thật người Phật tử sống đúng chánh pháp, hành đúng chánh pháp. Hành động đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với chánh pháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạy Phật tử làm phước tạo công đức, Tăng, Ni nên dạy đúng tinh thần này.

Ÿ Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng chúng ta vẫn cúng dường Phật những đồ ăn, thức uống để hình dung Phật vẫn còn sống dạy dỗ chúng ta tu học.

Cúng dường Tam bảo

Cúng dường Tam bảo gồm có:

– Cúng dường Phật bảo – Cúng dường Tăng bảo – Cúng dường Pháp bảo

Làm lễ cúng dường phật bảo

Ÿ Không nên bày biện linh đình, hoang phí. Những món cúng Phật đúng nghĩa là:

Ÿ Nhưng quý nhất để cúng dường lên Phật là 5 món diệu hương:

Định hương: tập định tĩnh tâm hồn, đừng cho xao động, mê nhiễm.

Giới hương: ta phải giữ giới thanh tịnh để xứng đáng là con của Phật.

Huệ hương: chú ý vào văn, tư, tu. Nghĩa là học hỏi giáo pháp của Phật, sau đó suy xét, nghiền ngẫm, và quyết tâm thực hành.

Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn sướng khổ là thật.

Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.

Làm lễ cúng dường tăng bảo

Ÿ Chư Tăng là những người thay thế Đức Phật mà truyền lại giáo pháp cho chúng ta, vì vậy chúng ta phải cung cấp và nuôi dưỡng chư Tăng.

Ÿ Thái độ cúng dường phải thành kính, trân trọng, không tự cao, không phân biệt vị Tăng ở chùa nào, xứ nào cả; vị nào ở trong hàng ngũ Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.

Ÿ Nên chọn những món cần thiết cho đời sống tu học chân chánh của chư Tăng, không nên chiều theo những sở thích riêng tư của vị này vị kia mà cúng dường những món không đúng Chánh pháp, như vậy người cúng cũng không có phước báu mà người thọ nhận cũng mang tội.

Làm lễ cúng dường pháp bảo

Tâm người cúng dường

Văn Khấn Ban Tam Bảo Ở Tại Chùa Và Sắm Lễ Vật Cúng Ban Tam Bảo

Văn khấn ban tam bảo ở tại chùa và sắm lễ vật cúng ban tam bảo tại chùa tỉnh thành, làng, xã. Nơi thờ tự Phật, Bồ Tát, chư vị Hiền Thánh, Thần linh… chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn bài văn khấn văn khấn ban tam bảo ở chùa và cách sắm lễ cúng ban tam bảo.

Video bài văn khấn ban tam bảo ở chùa

Ý nghĩa cúng lễ ban Tam Bảo

Theo phong tục tập quán người Việt Nam từ xưa cho tới ngày nay ở khắp mọi nơi mọi người hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ biết ơn và thỉnh cầu Tam Bảo, cùng chư vị Hiền Thánh, Thần linh…

Chùa cùng với sự linh thiêng của các vị Phật, Bồ Tát, các chư vị Hiền Thánh, Thần linh đã đi vào cuộc sống tinh thần của con người Việt . Nơi thờ tự còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu nguyện các Chư vị phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

Văn khấn ban tam bảo tại chùa, sắm lễ và hạ lễ

Sắm cúng lễ ban Tam Bảo

Lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm, quan trọng nhất vẫn là cái tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Phật, Bồ Tát, chư vị Hiền Thánh, Thần linh… Bạn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản… để dâng.

Lễ Chay Gồm: Hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ Phật, Bồ Tát.

Hạ lễ sau khi khấn lễ ban Tam Bảo

Sau khi khấn, lễ ở các ban thờ xong, đợi hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Bài văn khấn ban tam bảo ở tại chùa

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..Tín chủ (chúng) con là: …………………..Ngụ tại: ………………….Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.Chúng con xin dốc lòng kính lễ:– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Đôi nét về Đá mỹ nghệ Ninh Vân

Cơ sở đá mỹ nghệ ninh vân chúng tôi chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt, bán sẵn, các sản phẩm đá mỹ nghệ như: Lăng thờ chung bằng đá, Khu lăng mộ gia đinh dòng họ gia tộc bằng đá, lăng mộ đá đẹp, mộ đá một mái, mộ ba mái đá, mộ đá không mái, mộ đá đơn, mộ đá đôi, cổng tam quan đá đình chùa, cổng nhà thờ họ, mẫu mộ tháp đá, bàn thờ thiên bằng đá,cây hương thờ thiên ngoài trời, cột đá, đá kê chân cột, đài phun nước, linh vật,rồng đá, chiếu rồng, voi đá, ngựa đá, cuốn thư tắc môn bình phong đá , …

Để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ.

Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình

Điện thoại tư vấn hỗ trợ khách hàng: 0904.576.345

Website: https://langdaninhvan.vn