Cúng Dường Thế Nào Cho Đúng?

“Cúng dường là dâng cúng các phẩm vật thiết yếu cho đức Phật và chư Tăng với lòng chân thành, cung kính. Cúng dường vốn là tiếng Trung Hoa, đọc theo âm Hán Việt là cung dưỡng hay cúng dưỡng, tiếng việt chúng ta đọc thành cúng dường, người miền bắc thì đọc là cúng dàng, Có lần, Một phật tử gửi cho tôi một bao thư, trong đó có một trăm nghìn đồng và một tờ giấy ghi:”Con xin cúng vườn Thầy”. Có lẽ, người này chưa phải Phật tử, nên nghỉ cúng dường là “cúng cái giường nằm”, ghi thành “cúng vườn” chắc sẽ đúng hơn. Thực ra, từ cúng dường nghĩa là cung cấp hoặc dâng cúng, đọc nghĩa với các từ bố thí, biếu, tặng, dâng, hiến, cho.

Nếu xét về mặt ngữ nghĩa, tất cả các từ trên đều có nghĩa là lấy những vật thuộc sở hữu của mình như tiền bạc, tài sản, nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ,…đem cho người khác. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng, địa vị, độ tuổi… mà sử dụng từ khác nhau. Đối với chư Tăng dùng từ cúng dường; đối với cha mẹ, những bậc tôn kính dùng từ biếu, dâng; đối với bạn bè dùng từ tặng; đối với những người dưới cùng từ cho hoặc bố thí; còn từ hiến dùng trong các trường hợp như: hiến máu, hiến xác, hiến tạng…Riêng từ bố thí, người Việt Nam chúng ta xem nó hơi thấp kém, thường sử dụng cho người dưới hoặc ăn xin. Tuy nhiên, nếu chúng ta tìm hiểu trong kinh tạng Nam Tông, từ bố thí được dùng cho cả chư Tăng, các vị bà la môn và những người tôn quý. Như vậy, bố thí ngày xưa với cúng dường bây giờ hoàn toàn giống nhau.

Thời đức Phật còn tại thế, các Phật tử cúng dường cho đức Phật và chư Tăng bốn thứ (tứ sự) là y phục, thuốc thang, ngọa cụ, và thức ăn. Về sau, họ còn cúng dường cả nơi ở như: tinh xá Trúc Lâm do vua Bình Sa cúng dường, tinh xá Kỳ Viên cho trưởng giả Cấp Cô Độc, vườn xoài do kỹ nữ Ambapali cúng dường… Những trú xứ của chư Tăng hiện tại, ngoài từ tinh xá ra, còn được gọi bằng rất nhiều từ khác, chẳng hạn như: tịnh xá, chùa, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, già lam, niệm Phật đường…

Ngày xưa, vào mỗi buổi sáng, đức Phật và chư Tăng ôm bát đi khất thực, tức đi xin ăn. Vì đức Phật và chư Tăng xin về để ăn, chứ không tự nấu nên được gọi là khất sĩ. Tuy đều đi xin ăn, nhưng khất sĩ khác với khất cái. Khất cái thường là những người tàn tật, bệnh hoạn, đói khổ, lười biếng hoặc không làm ra tiền mà phải đi xin. Cách xin của họ là: đi ở ngoài đường hoặc đứng một chổ nào đó, năn nỉ, van lơn, thể hiện vẻ ngoài rất đau khổ để người khác động lòng thương mà cho. Họ nhận bố thí không giới hạn, người ta cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, đầy bát thì bỏ vào túi, đầy túi thì bỏ vào bao.

Sau khi đem về, họ có thể sử dụng tiền xin được để ăn chơi, cờ bạc, rượi chè, trai gái…Bản thân họ có thể làm những việc xấu ác như: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu… Còn các vị khất sĩ là những người đầu đủ lục căn và sức khỏe, có khả năng làm ra tiền, thậm chí có vị còn thuộc dòng sát đế lợi (tầng lớp vua chúa) hoặc Bà la môn (tầng lớp trí thức). Vì hạnh nguyện khất sĩ nên các vị ấy xuất gia tu học Phật Pháp và nuôi thân mình bằng cách ôm bát đi khất thực. Cách khất thực của khất sĩ cũng khác khất cái: các vị ôm bát đi từng nhà, không quan tâm đến việc được hay không được cúng, nhà này không cúng thì sang nhà kia, không tỏ vẻ đói khổ để làm người khác động lòng mà cúng dường cho mình.

Bình bát của khất sĩ được gọi là Ứng Lượng Khí, nghĩa là khi đồ ăn đầy bát, vừa với sức ăn của mình, là các vị đi về, không phải đầy bát rồi bỏ vào túi đầy túi thì bỏ vào bao. Đặc biệt, chư Tăng thời đức Phật không nhận tiền bạc. Các vị sống một cuộc đời trong sạch, cao thượng, giữ gìn giới hạnh không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu… Có lần, sau một thời gian dài xuất gia, đức Phật trở về hoàng cung để thăm vua cha. Đầy là lần về thăm đầu tiên của ngài. Khi đến thành Ca tỳ la vệ thì trời cũng đã tối, Ngài nghỉ lại qua đêm tại công viên. Sáng hôm sau, cũng như mọi ngày cùng với chư Tăng tháp tùng, đức Phật ôm bát đi vào thành Ca tỳ la vệ khất thực. Hình ảnh oai nghi của những chiếc cào vàng thanh tịnh, trang nghiêm lần đầu xuất hiện ở thành Ca tỳ la vệ đã khiến cho dân chúng rất ngưỡng mộ. Vua tịnh Phạn nghe tin con mình về tới, vui mừng đi ra để đón con. Khi nhìn thấy đức Phật ôm bát đi xin, ông vừa mừng lại vừa buồn; mừng vì cha con bao nhiều năm nay mới gặp lại, nhưng buồn vì thấy con mình thuộc dòng dõi vua chúa, từng ăn cao lương mũ vị, dùng bát ngọc đũa ngà, có cơm bừng nước gót, kẻ hầu người hạ, thế nào bây giờ lại ôm bát đi xin thức ăn từ những người nghèo.

Vua cha cảm thấy có điều gì đó nhục nhã. Sau một lúc thăm hỏi, ông nói với đức Phật: “Sao con về tới đây không vào hoàng cung để ăn cơm lại đi xin thế này? Dòng dõi của chúng ta không bao giờ đi xin như vậy”. Đức Phật mỉm cười và ôn tồn nói:” Dạ đúng, dòng dõi của vua chúa thì không đi xin ăn nhưng dòng dõi của khất sĩ thì đi xin ăn”. Sau đó ngài phân tích phân tích cho vua cha lý do tại sao mà các vị khất sĩ đi xin ăn: Sở dĩ con người chúng ta hơn thua, đấu tranh, dây biết bao nhiêu tội lỗi là do chấp ngã (cái ta). Ôm bát đi xin ăn sẽ phá trừ được cái bản ngã của Mình. Đồng thời, đi như vậy cũng là để cho mọi người nhìn thấy hình ảnh cao quý mà phất tâm cúng dường, gieo cái duyên trong Phật pháp, sau khi được đức Phật phân tích cho hiểu, vua Tịnh Phạn rất hoan hỷ, không còn buồn việc con mình trở thành khất sĩ nữa.

Ban đầu, đức Phật và chư tăng ngày nào cũng phải đi khất thực. Nhưng về sau, đôi khi, Phật tử thỉnh các ngài về tư gia, hoặc họ đến thẳng tinh xá để cúng dường. Một số người đặt nghi vấn là:” Hiện nay, có một số vị ôm bát đi khất thực lại nhận tiền, họ đứng trước các cửa hàng, thậm chí đứng ngay nơi bán thịt, bán cá, đợi khi nào người ta cho tiền mới chịu đi. Những trường hợp này là như thế nào?”. Thực ra những người này chỉ là khất cái giả dạng khất sĩ, không phải là người tu chân chính. Khi đi qua Ấn độ, tôi gặp một vài “vị sư” người Ấn cũng cạo đầu, đắp y, ngồi ở nơi các thánh tích. Họ ngồi đó, người thì ôm bát, người thì đọc sách, người thì tọa thiền… Tôi hỏi dân địa phương:”Những vị sư này ở đâu? Họ tu như thế nào?”. Người ta trả lời rằng những vị đó tu theo mùa; nghĩa là, khi nào có khách hành hương, họ mới cạo đầu, đắp y và ra đó ngồi. Như vậy, họ cũng chỉ là khất cái mang hình dạng của khất sĩ, không phải là người chân tu, thật học.

Hình thức khất thực của chư Tăng thời đức Phật hiện nay vẫn còn tồn tại ở các nước như: Tích Lan, Thái lan, Cao Miên, Lào, Myanmar,… Riêng Việt Nam chúng ta, ngoài những vị khất sĩ bên Nam tông, còn có những vị khất sĩ là đệ tử, đệ tôn của tổ sư Minh Đăng Quang. Chư tăng bên bắc tông thì chỉ ở chùa, không ôm bát đi khất thực mà khuyết khích các Phật tử đem phẩm vật đến chùa để cúng dường.

Mục đích cúng dường Tam bảo của Phật tử là để nuôi chư Tăng tu học, xây dựng cơ sở tự viện, góp phần hoằng dương Phật pháp. Tuy có người tại gia, người xuất gia, nhưng tất cả chúng ta đều là đệ tử Phật, đều phải có trách nhiệm đóng góp cho sự nghiệp tu học và hoằng truyền chánh pháp. Người tại gia lo về hộ pháp, tức phần vật chất. Người xuất gia lo về hoằng pháp, tức phần tinh thần.

Về mặt quả báo, việc bố thí, cúng dường giúp chúng ta biết buôn xả, mở rộng lòng từ, trừ diệt tâm keo xẻn, ích kỷ, được nhiều người quý mến, được giàu có ở hiện đời cũng như đời sau. Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật có dạy năm lợi ích của việc bố thí:”Một là được nhiều người ưa thích. Hai là được bậc thiện nhân, chân nhân thân cận. Ba là tiếng đồn tốt đẹp được truyền đi. Bốn là không có sai lệch pháp của người gia chủ. Năm là khi thân hoại mạng chung, sinh lên cõi lành, thiện giới”. Và cũng trong kinh Tăng Chi Bộ, có ba phần thuộc về người bố thí:”Một là trước khi bố thí, ý được vui lòng, Hai là trong khi bố thí, tâm được tịnh tín. Ba là sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”. Như vậy, trước, trong và sau khi bố thí hoặc cúng dường, tâm của chúng ta phải vui vẻ. Ngoài ra, nếu không chấp có người cúng, không chấp có vật cúng và không chấp có người nhận thì chúng ta sẽ có phước báu vô lượng. Chúng ta hãy coi bố thí, cúng dường là việc đương nhiên, giống như đói thì ăn, khát thì uống. Hằng ngày, chúng ta cho thân thể của mình ăn ngon, uống bổ, đến khi thân thể này bị bệnh, có ai trách cứ, mắng chửi nó vì thấy tiếc những thức ăn, đồ uống mà mình đã dùng để nuôi dưỡng nó hay không? Chắc là không. Cũng như vậy, sau khi bố thí, cúng dường, chúng ta không nến chấp vào 3 việc nêu trên, đặc biệt là không nên chấp có vật cúng; làm được như thế, chúng ta sẽ không rơi vào phiền não nếu có sự việc bất như ý xảy ra.

Chẳng hạn, bây giờ chúng ta cúng dường cho một ông thầy nào đó, mai mốt ông ấy hoàn tục, mình tiếc nuối than rằng:”Trời ơi! Hồi đó tôi cúng cho ổng ăn, bây giờ ổng ra đời, thiệt là uổn quá!” Nghĩ như vậy là không được. Hoàn tục là việc rất bình thường, Người Thái Lan, người Campuchia, người Lào và cả người Khơ me ở miền tây, Việt Nam đi vào chùa như một nghĩa vụ, sau thời gian ở chùa, ai thích thì ở lại tu tiếp, ai không thích thì ra đời, lập gia đình, sống như người bình thường. Trong đạo Phật, tất cả đều tùy duyên, còn duyên thì ở chùa, hết duyên thì ra đời. Cho dù người mình từng cúng dường do phạm vào trọng giới mà bị buộc phải hoàn tục, chúng ta cũng không nên cảm thấy tiếc nuối, Khi người ta tu mình cúng dường cho người ta ăn, như vậy mình cũng có phước. Người ta có làm điều gì sai trái thì đó là chuyện của người ta. Chúng ta không nên chấp vì nếu chấp sẽ phát sinh phiền não, không tạo được phước, nhiều khi còn gây thêm tội. Tôi từng nghe một vị thầy kể rằng: Có một bà đem đồ cúng đến chùa cúng, một thời gian sau, vì Thầy đó không làm theo lời bà đề nghị, bà giận quá đòi hết tất cả đem về. Cúng dường mà chấp có vật cúng sẽ tự rước lấy phiền não như vậy đó!

Người Phật tử thuần thành phải cúng dường bằng của cải làm ra từ lao động chân chính, không nên làm những nghề bất chính để có tiền dâng cúng tam bảo. Đức Phật dạy trong kinh Tăng Chi Bộ rằng:”Có năm nghề buôn bán mà cư sĩ không nên làm: Một là buôn bán vũ khí. Hai là buôn bán người. Ba là buôn bán thịt. Bốn là buôn bán rượu. Năm là buôn bán thuốc độc”. Ngoài ra, trong các kinh khác, đức Phật cũng dạy không nên làm nghề đồ tể. Có người hỏi rằng làm những nghề trên để lấy tiền đi từ thiện hoặc cúng chùa có phước hay không? Tất nhiên, nhân nào quả nấy, làm phước thì có phước, làm tội thì có tội. Thí dụ, một người có công đức với đất nước, được nhà nước khen thưởng và ban tặng rất nhiều huân chương. Thế nhưng, nếu người đó phạm tội cướp của, giết người thì có bị xử hay không? Chắc chắn là có. Không thể nói rằng:”Tôi có công với đất nước, tôi muốn làm gì thì làm”. Có công được thưởng theo công, có tội phải xử theo tội. Phật dạy phải nuôi mạng chân chính, không tán đồng chúng ta làm nghề bất chính, lấy tiền đó để cúng Phật. Chúng ta cúng Phật, dù ít ỏi, vẫn là tốt. Nếu không có tiền, thấy người ta phát tâm cúng, mình tùy hỷ cũng có phước. Trong bài Văn Sám Hối có đoạn viết:”hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy người làm mình vui mừng theo”. Chỉ cần vui mừng theo việc cúng dường của người khác là chúng ta đã có phước bằng họ rồi. Ngược lại, nếu chúng ta làm nghề bất chính để có nhiều tiền cúng dường thì phước đó không bù đắp nổi tội.

Đời sống của đức Phật và chư Tăng ngày xưa không ở lâu một chỗ, mỗi sáng đi khất thực, chỉ ăn ngày một bữa, không cất giữ tiền bạc, đi bộ không đi xe. Ngày nay, việc tu hành của chư Tăng đã có nhiều thay đổi. Đối với Phật giáo Nam Tông, các vị vẫn ăn ngày một bửa, nhưng đã ở yên một chỗ, lâu lâu mới đi khất thực một lần, và có cất giữ tiền bạc. Riêng ở Việt Nam, có hệ phái Khất sĩ do tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng. Lúc đầu, chư Tăng thuộc hệ phái này cũng thực hành theo hạnh của Phật: y áo giống Phật; ăn ngày một bửa; không tự nấu mà đi khất thực; không ở lâu một chỗ, nay ở chổ này, mai ở chỗ khác; đo đâu cũng đi bộ; và không cất giữ tiền bạc. Thế nhưng, bây giờ cũng đã thay đổi: thỉnh thoảng mới đi khất thực, nhiều người ăn ngày hai đến ba bữa, ở tại một trú xứ, và có cất giữ tiền bạc. Còn chư Tăng bên Bắc Tông, lâu nay ở chùa; ăn uống tự nấu, có thể ăn một, hai hoặc ba bữa tùy theo mỗi nơi; có cất giữ tiền bạc; đi đâu thì dùng phương tiện giao thông; y phục mặc không giống Phật hồi xưa. Y phục của Phật giáo Bắc Tông tùy theo quốc độ: Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn, Trung hoa,…Mỗi nước mặc một kiểu khác nhau. Y phục của Phật giáo Nam tông vẫn giữ truyền thống nguyên thủy, Phật đắp y như thế nào thì họ đắp ý như thế đó, nên rất dễ nhận biết. Khi đi qua Thái Lan, Tích Lan, Lào, Campuchia, Myanmar… chúng ta sẽ thấy, dù ở nơi đâu, các vị sư Nam Tông cũng đều đắp y giống nhau cả.

Như vậy, việc sinh hoạt, tu học của chư Tăng thời Phật và thời nay có sự khác biệt. Ngày xưa, vì chư Tăng phải đi bộ khắp nơi để hoằng dương Phật pháp nên không ở lâu một chỗ. Còn ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chư tăng có thể thường trú một nơi mà vẫn hoằng pháp khắp thế giới. Ngày xưa, Phật tử xây dựng tinh xá để cúng dường đức Phật và chư Tăng. Còn ngày nay, việc này rất khó và rất hiếm, ít ai phát tâm xây hẳn một tinh xá, một ngôi chùa, một thiền viện để cúng dường, nên chư Tăng phải tự vận động để có tiền xây dựng. Ngày xưa, chư Tăng ăn ngày một bữa. Còn ngày nay, chư Tăng làm việc nhiều nên phải ăn ngày hai, ba bữa. Ví như chiếc xe, chạy nhiều phải đổ xăng nhiều, đổ ít xe không chạy được lâu, mà hết xăng thì xe nằm một chỗ. Cơ thể con người cũng vậy, nếu hoạt động nhiều thì phải ăn uống nhiều. Ngày xưa, chư Tăng đi bộ. Còn ngày nay chư Tăng phải sử dụng phương tiện giao thông, nếu đi bộ như đức Phật thì việc hoằng pháp sẽ gặp rất nhiều hạn chế. Chẳng hạn như, Phật tử ngoài miền bắc mời tôi ra đó giảng, nếu đi bộ chắc cũng phải mất mấy tháng trời, đi ra đi vào là hết nữa năm, tốn biết bao nhiêu thời gian. Trong khi đó, nếu đi máy bay thì cả đi lẫn về chỉ mất bốn giờ đồng hồ, còn nhiều thời gian để làm những việc khác.

Ngày nay, muốn độ chúng được đông, chúng ta phải có những cơ sở tu học rộng lớn và hiện đại. Ngay như hôm nay, quý vị về đây tu năm đến sáu nghìn người, chùa cũng phải có chỗ che mưa nắng, không thể để quý vị ngồi ngoài trời. Khi quý vị nghe giảng trực tiếp ở giảng đường chính này, phải có máy khuếch đại âm thanh thí tất cả mới nghe được. Còn những Phật tử ở các giảng đường khác, phải dùng máy quay phim truyền hình ảnh và âm thanh xuống dưới cho họ xem, nghe. Khi quý vị công phu, phải có chuông, mõ, kinh, kệ. Trong lúc ngồi tu học đông như thế này, chắc chắn là quý vị rất nóng, muốn mát thì phải có quạt hoặc máy điều hòa. Đó là chưa kể chùa chúng ta định kỳ có tổ chức khóa tu Phật thất, Phật tử về đây tham dự với số lượng hai đến ba nghìn người , phải có chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ tắm giặt, chỗ phơi đồ…Mà chỗ ăn phải có bàn ghế; chỗ ngủ phải có mùng, mền, chiếu, gối; chỗ tắm giặt phải có xô, chậu, bàn chải; chỗ phơi đồ phải có móc treo… Trong số người về tu, chắc chắn có những người đau bệnh, vì thế lại phải có bác sĩ, y tá để lo về thuốc men. Chưa nói đến những trường hợp bệnh nặng phải có xe đưa đi cấp cứu.

Tất cả những vật dụng làm phương tiên tu học đều từ tiền mà ra. Vì không thể nào mỗi thế đều đêm đến chùa, cho nên quý vị cúng tiền, quý thầy sẽ lấy tiền đó mua những thứ cần thiết để đáp ứng nhu cầu tu học của đại chúng. Để tiện việc cúng dường, quý thầy nghĩ ra một cái thùng, gọi là thùng phước điền, thùng phước sương hoặc thùng công đức. Phước điền hay phước sương có nghĩa là ruộng phước. Khi cúng, chúng ta chỉ cần bỏ tiền vào thùng, rất là thuận lợi. Ở miền Bắc Việt Nam, một số thiện nam tín nữ đem theo tiền lẻ để cúng, nếu không có tiền lẻ, họ cũng sẽ đổi khi đến chùa. Ở phía trước chùa có dịch vụ đổi tiền lẻ, mình đổi mười nghìn thì người ta ăn hai nghìn, đưa lại cho mình tám nghìn. Các thiện nam tín nữ này cầm xấp giấy bạc hai trăm, năm trăm đồng vào chánh điện, thành kín để lên bàn thờ Thánh một tờ, bàn thờ Hộ pháp một tờ; có người để lên dĩa trái cây ở phía trước tượng thờ; người cẩn thận hơn nữa thì để trên bàn tay của Phật và Bồ Tát. Nói chung, tâm của họ rất chân thật, họ nghĩ rằng mình cúng như vậy Phật mới nhận được, còn bỏ vô thùng phước sương, sợ Phật không nhận được.

Thật ra, ngay khi còn tại thế, đức Phật đã không nhận tiền. Bây giờ, mình có cúng thì ngài cũng không nhận. Chúng ta đến chùa cúng dường, đó là cúng cho chư Tăng hiện tiền. Quý thầy lấy tiền đó sinh hoạt, tu học, đồng thời lấy tiền đó để hoằng pháp lợi sinh. Chúng ta bỏ tiền vào thùng phước sương cũng giống như gieo hạt giống xuống ruộng phước, sau này hạt giống đó sẽ lên cây và ra hoa, kết quả. Chúng ta phải hiểu rằng, người cúng có phước chứ không phải người nhận có phước, quý Thầy chỉ là những người làm những việc phước báu thay cho mình. Do vậy, khi cúng dường, chúng ta đừng mong quý thầy phải cám ơn mình, mà ngược lại, mình phải cảm ơn quý thầy đã thay mình tạo phước.

Chúng ta bỏ tiền vào thùng phước điền sẽ khỏi phải mất công đổi tiền lẻ. Mà chúng ta đổi như thế, tính ra cũng mất đi rất nhiều phước. Một người đổi mười nghìn thì mất hai nghìn, như vậy, mười người là mất hai mươi nghìn, một trăm người là mất hai trăm nghìn. Hãy tưởng tượng một nghìn đồng là một hạt giống, nếu bỏ mười nghìn vào thùng phước điền thì chúng ta có trọn vẹn cả mười hạt, bây giờ đổi ra chỉ còn tám nghìn, như vậy là mất đi hai hạt. Một hạt giống gieo xuống đất, gặp duyên tốt sẽ cho lên cây và cho ra rất nhiều quả. Mất đi hai hạt là mấy đi biết bao nhiêu lợi ích của mình trong tương lai.

Có một bà Phật tử đến gặp tôi tâm sự rằng: Trước đây, bà đến chùa cùng dường đều bắt Thấy ghi giấy công đức; một thời gian sau, hiểu được Phật pháp rồi, bà không còn làm như vậy nữa. Bà nói:”Nghĩ lại ngày xưa cũng tội cho quý Thầy. Phật tử ở miền Bắc mỗi lần cúng dường đều bắt quý thầy phải ghi phiếu công đức. Quý Thầy in phiếu công đức cũng phải tốn tiền. Mình nhận cái phiếu đó về nhà chẳng để làm gì, rồi mai mốt đem đi đốt cũng phí”. Cho nên, sau khi hiểu Phật Pháp, bà nghĩ được rằng mình chỉ cần cúng là có phước rồi, đâu phải lấy cái phiếu công đức về mới có phước.

Ngoài cúng dường tiền, nếu cúng các phẩm vật khác, cần phải lưu ý xem chùa cần thứ gì thì chúng ta cúng những thứ đó. Có lần, một Phật tử đến chùa thưa với tôi là xin cúng một tượng Phật. Tôi nói:”Chùa bây giờ tượng cũng đã đủ rồi, Phật tử nên cúng thứ khác có lợi hơn”. Phật tử đó hỏi lại rằng:”Vậy con nên cúng cái gì?”. Lúc đó, các khu vực giảng đường phía dưới thiếu ti vi, nên tôi khuyên rằng:”Chùa chúng ta một ngày tu có năm đến sáu nghìn người, các giảng đường khác phải truyền hình xuống, cần có ti vi để mọi người ngồi xem và nghe pháp, Phật tử nên cúng ti vi sẽ lợi ích hơn”. Phật tử đó nói:”Dạ”. Thế rồi, đi về và mất tiêu luôn, không còn thấy lên chùa nữa. Mặc dù cũng biết rằng cúng ti vi có lợi hơn cho chùa, nhưng chắc Phật tử đó quan niệm rằng mình đã phát tâm cúng tượng là phải cúng tượng cho bằng được, không chịu đổi thứ khác. Đây là một thứ chấp. Khi cúng dường, chúng ta phải cúng sao cho có lợi ích, không nên cố chấp như vậy. Chùa đủ tượng rồi, cúng nữa là dư, không để làm gì hết. Người ta nói:”Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”. Một tượng Phật nếu mình chăm sóc cẩn thận cũng đã mất nhiều thời gian, hằng ngày phải lau chùi cho sạch sẽ, rồi thắp nhang, trưng hoa, thay nước, bày đồ thờ cúng… Bây giờ, thờ thêm tượng nữa thì phải mất thêm càng nhiều thời gian. Trong chùa, không cần thiết phải thờ nhiều tượng, một tượng Phật Thích Ca là đủ rồi, làm gì mà tới hai, ba tượng Phật Thích Ca? Một lần khác, có Phật tử đến xin cúng ghế đá, tôi cũng nói:”Chùa đủ ghế đá rồi, Phật tử nên cúng cái gì cần thiết hơn, có lợi hơn”. Phật tử đó hỏi:”Vậy thì cúng cái gì ạ?”. Tôi trả lời:”Bây giờ các vùng sâu, vùng xa thiếu kinh sách, băng đĩa để tu học, mình dùng tiền cúng ghế đá đó để in kinh sách, băng đĩa, đêm về cùng sâu, vùng xa cho mọi người xem sẽ có lợi ích hơn”. Phật tử đó cũng dạ lấy dạ để, nhưng về rồi là một đi không trở lại. Họ cố chấp như vậy đó!

Lại có người đem đến chùa cả trăm cuốn kinh Cứu Khổ để ấn tống. Đây là những cuốn kinh photo, bìa rất xấu, giấy không được tốt, chất lượng in ấn cũng không đảm bảo. Những cuốn kinh như thế này, cách đây năm, mười năm (tính từ năm 2009), mình cho người ta rất thích nhận, nhưng thời buổi này thì không ai muốn nhận nữa. Nếu ấn tống kinh sách gì, quý vị nên liên lạc với chùa, chùa sẽ in ấn đàng hoàng, như vậy thì khi cho ai cũng muốn nhận, vì nhìn cái bìa đẹp là người ta đã thấy thích và muốn đọc rồi. Còn thời buổi này mà ấn tống kinh sách photo thì chỉ phí tiền, không có lợi ích gì hết, người ta mới nhìn đã mất cảm tình, mà không có cảm tình là không muốn đọc. Ấn tống kinh sách là điều tôi rất tán thán. Thế nhưng, trước khi ấn tống, quý vị nên đến chùa gặp quý thầy hỏi thăm xem chùa cần kinh sách gì thì mình ấn tống kinh sách đó. Như vậy mới có lợi ích thiết thực. Khi đi thỉnh kinh sách, quý vị nên đến các phòng phát hành hay các cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo. Những nơi này có kinh sách bảo đảm về chất lượng in ấn, mặc dù thỉnh tốn nhiều tiền, nhưng sẽ có giá trị hơn. Nếu quý vị vì tiết kiệm mà đem đi photo, lỡ như chữ không rõ, thừa chỗ này thiếu chỗ kia, hay các trang bị sắp xếp lộn xộn…thì sẽ mất đi giá trị của cuốn kinh, cuốn sách.

Ngoài ra, tôi lưu ý một điều nữa là quý vị phải biết rõ nội dung của kinh sách mà mình ấn tống. Nếu quý vị không hiểu, không biết thì khi nghe người ta nói ấn tống kinh sách có phước, quý vị lại đi thỉnh, đi photo những kinh sách không đúng với Phật Pháp và không có giá trị về nội dung. Đem những kinh sách đó đến chùa chưa chắc quý thầy đã nhận. Thành ra, mình có tâm tốt, muốn ấn tống kinh sách nhưng cuối cùng lại bị lãng phí. Cho nên, tốt hơn hết là quý vị đến chùa hỏi quý thầy trước để biết chùa đang cần kinh sách nào. Ấn tống những kinh sách cần thiết mới mang đến lợi ích thiết thực. Quý vị nhất định phải lưu ý điều này.

Rồi lại có Phật tử cúng dường cho tôi một xâu chuỗi có hạt lớn bằng ngón chân cái. Chẳng lẽ từ nay đi đâu tôi cầm cái chuỗi đó đi? Chuỗi hạt tôi đang sử dụng cũng đã lớn hơn chuỗi của nhiều người, tôi cầm trên tay thấy như vậy là vừa rồi. Phật tử đó rất có tâm, nhưng cúng xâu chuỗi lớn như thế, tôi chỉ để treo chơi thôi chứ không thể sử dụng được.

Còn có trường hợp này nữa: nhiều thầy ở các chùa tâm sự với tôi rằng, những tháng khác không thấy ai cúng gì , cứ tới tháng bảy là Phật tử đem gạo đến cúng rất nhiều, chùa ăn không hết, đem đi bán thì ngại, để lâu thì mốc. Chúng ta cúng dường phải tùy theo nhu cầu, chùa cần cái gì thì mình cúng cái đó, như vậy việc cúng dường mới thực sự đem lại lợi ích. Có lần, tôi đến thăm một vị sư thấy trong phòng của sư có rất nhiều gói quà. Tôi thắc mắc hỏi:”Những gói quà này sư chuẩn bị cúng dường trai Tăng ở đâu:”. Sư cười nói:”Không phải, những gói quà này là do Phật tử cúng cho tôi”. Vào ba tháng an cư kết hạ, quý Phật tử thường đến cúng dường trai tăng; ngoài tiền và vật thực, mỗi vị còn cúng thêm một gói quà, trong đó có bàn chải, kem đánh răng, bột giặt, xà bông cục, khăn mặt… Tôi lại hỏi:”Số quà nhiều thế này sư dùng có hết không?”. Sư lắc đầu cười nói:”Không”. Tôi hỏi tiếp:”Vậy, sư để làm gì?”. Sư đáp:”Sau này có dịp đi từ thiện ở các vùng sâu vùng xa sẽ đem đến những nơi đó biếu cho dân nghèo”. Khi nghe sư nói vậy, tôi suy nghĩ rằng, cúng dường cũng phải có trí tuệ, nếu dồn vào ba tháng an cư mà cúng thì chư Tăng không thể dùng hết được. Quý Phật tử không nhận thức được là phải cúng những thứ cần thiết, để rồi những phẩm vật mình dâng cúng lên chư Tăng, mong muốn chư Tăng sử dụng lại bị đem đi biếu tặng cho người khác.

Những ngôi chùa ở thành phố lớn dã sung mãn, dư thừa về vật chất. Chúng ta nên đem tiền về cúng cho những ngôi chùa ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà kinh tế còn khó khăn, dân chúng còn đói khổ. Những ngôi chùa đó chắc chắn rất thiếu thốn về điều kiện sinh hoạt và đời sống, cũng không có đủ phương tiện để hoằng pháp lợi sinh. Cho nên, thay vì tập trung cúng cho những chùa ở thành phố lớn, chúng ta nên cúng cho những chùa ở vùng sâu, vùng xa, góp phần giúp chư Tăng, Ni ở đó có điều kiện sinh sống và hoằng Pháp, như vậy thì đồng tiền của mình sẽ có nhiều giá trị.

Về vấn đề cúng dường tiền, quý Phật tử cũng phải sáng suốt. Khi cúng dường cho chư Tăng trong một ngôi chùa nào, ví dụ như chùa Hoằng Pháp, tốt nhất là quý vị nên bỏ vào thùng phước điền, quý thầy sẽ lấy tiền đó ra giao cho thủ quỹ của chùa. Vì chư Tăng sống chung, tất cả mọi sự ăn, mặc, ở, bệnh, học đều do chùa chi, nên việc cúng riêng cho một vị thầy nào đó sẽ gây ra sự bất hòa, ganh đua trong chư Tăng. Như quý vị đã biết, tiền bạc, sắc đẹp , danh lợi, ăn ngon, ngủ kỹ là năm thứ ham muốn, chúng có thể làm cho con người hư hỏng, ai mêm đắm vào chúng sẽ bị sa đọa và dễ gây ra tội lỗi. Chúng giống như miến mồi gắn vào lưỡi câu, ai cắn vào miếng mồi đó thì sẽ bị mắc câu. Người chăm chỉ càng có nhiều tiền thì càng làm ra của cải. Người làm biếng càng có nhiều tiền thì càng hư hỏng, sa đọa. Các vị xuất gia cũng vậy.

Từ số tiền mà Phật tử tại gia cúng dường, vị nào tu giỏi sẽ làm được nhiều điều lợi ích cho bản thân, cho thí chủ và cho tất cả mọi người; ngược lại, vị nào tu kém rất dễ dẫn đến hư hỏng sa đọa. Tiền bạc không có lỗi mà lỗi ở người sử dụng. Người xuất gia giữ tiền mà biết sử dụng thì nó là một tên đầy tớ tốt, còn không biết sử dụng thì nó sẽ là một ông chủ xấu. Bản thân tôi cũng đã thấy rõ sự tai hại của tiền bạc. Vì tiền là một trong năm thứ ham muốn làm say đắm con người, nên ngày xưa đức Phật đã ngăn cấm, không cho đệ tử xuất gia giữ tiền. Nhưng hiện nay, trên thực tế, cả tu sĩ Nam tông lẫn Bắc tông đều cất giữ tiền bạc. Theo tôi nghĩ, nếu tất cả người xuất gia bây giờ làm đúng như lời Phật dạy, không chất chứa tiền bạc thì chắc chắn sẽ được an lạc và giải thoát.

Ngoài ra, khi bỏ tiền vào thùng phước điền, người cúng sẽ không bị vướng mắc tình cảm với một vị thầy nào và người nhận cũng không bị lệ thuộc vào một cá nhân nào. Đối với người nữ, nếu cùng tiền riêng cho một vị Thầy quá nhiều lần sẽ gây bất lợi cho cả đôi bên. Lúc đầu, họ cúng cho quý thầy với lòng tôn kính; lâu dần sẽ sinh ra ái kính; lâu nữa sẽ phát sinh ái dục; lúc đó, lửa đã bén vào rơm rồi thì khó mà dập tắt được. Những phụ nữ còn trẻ đã có gia đình càng không nên quá chăm lo hoặc cúng dường riêng nhiều lần cho một vị thầy nào. Vì làm như vậy chồng mình sẽ nghi ngờ, rồi dẫn đến ghen tuông, phiền não, thậm chí sẽ coi các vị thầy như là kẻ thù. Do đó, chúng ta cúng dường phải có trí tuệ, nếu không hậu quả có thể sẽ cô cùng nghiêm trọng.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy:”Có năm loại bố thí xứng đáng bậc chân nhân là bố thí có lòng tin, bố thí có kính trọng, bố thí đúng thời, bố thí với tâm không gượng ép, bố thí không làm thương tổn mình và người”. Thứ nhất, bố thí có lòng tin. Tức là khi làm việc bố thí, chúng ta phải tin tưởng rằng việc mình làm đã có nhân thì phải có quả. Thứ hai, bố thí có kính trọng. Tức là, khi bố thí cho một người nào đó, chúng ta phải làm với tâm kính trọng, nghĩ rằng họ cũng là vị Phật tương lai, không nên mang tâm cống cao ngã mạn, coi kinh người mình cho. Nói đúng ra, nếu trong cuộc sống này không có những người nghèo khổ thì làm sao mình có cơ hội để tạo phước. Giờ ai cũng giàu có thì mình cho người ta cũng không nhận. Có khi họ còn chửi mình nữa:”Tôi như vầy mà bà lại đem tiền cho tôi à?”. Vì thế, khi bố thí cho ai, mình phải cám ơn, phải cung kính, phải coi người ta như một vị Phật. Thứ ba, bố thí đúng thời. Tức là bố thí vào những lúc người ta đói khát, bệnh tật, tai nạn… Bố thí vào những lúc đó gọi là đúng thời. Thứ tư, bố thí với tâm không gượng ép. Tức là, chúng ta phải hoan hỷ, không bố thí một cách gượng ép. Thế nào là gượng ép? Ví dụ, mình đang ngồi đây, tự nhiên có ai đó kêu gọi mọi người bỏ tiền ra cúng dường, thật ra mình không muốn, nhưng biết bao nhiêu người ngồi xung quanh, mình không cúng thì cũng thấy ngại, nên vẫn bỏ tiền ra nhưng trong lòng thấy hơi xót. Đó gọi là gượng ép. Thứ năm, bố thí không làm thương tổn đến mình và người. Loại bố thí này chúng ta cần đặc biệt lưu ý. Như vừa nãy tôi có nói đến tình trạng người nữ cúng dường riêng cho quý thầy, nếu không khéo thì họ sẽ làm thương tổn cả mình và người. Bởi thế khi bố thí chúng ta phải làm được hết cả năm loại mà đức Phật đã dạy ở trên, như vậy thì việc làm của mình mới được viên mãn.

Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, đứt Phật có dạy rằng:”Cho một trăm người ác ăn, không bằng cho một người lành ăn, cho một ngàn người lành ăn, không bằng cho một người trì ngũ giới ăn; Cho mười ngàn người trì ngũ giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn ăn; cúng dường cho một trăm vị Tu Đà Hoàn ăn, không bằng cúng cho một vị Tư Đà Hàm ăn, Cúng dường cho một ngàn vị Tư Đà Hàm ăn, không bằng cúng dường cho một vị A Na Hàm ăn; cúng dường cho 100 000 vị A Na Hàm ăn không bằng cúng dường cho một vị A La Hán ăn; cúng dường cho 1000 000 vị A La Hán ăn, không bằng cúng dường cho một vị Bích Chi Phật ăn; cúng dường cho 10 000 000 vị Bích Chi Phật ăn không bằng cúng dường cho một Tam Thế Chư Phật ăn; cúng dường cho 100 000 000 Tam Thế Chư Phật ăn, không bằng cúng dường cho một vị Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng Ăn.

Qua đoạn kinh trên, chúng ta thấy, đức Phật khẳng định rằng cho người ác ăn cũng vẫn có phước, nhưng không bằng cho người thiện ăn. Ví như chúng ta gieo hạt giống xuống một thửa ruộng cằn cỗi thì nó sẽ khó lên cây và khó ra quả. Ngược lại, nếu gieo hạt giống xuống một thửa ruộng màu mỡ thì nó sẽ lên cây dễ dàng và ra quả rất nhiều. Tương tự như vậy, chúng dường cho những vị tu hành chân chính chắc chắn sẽ có ích nhiều hơn là cúng dường cho những vị phá giới, phạm luật. Cũng qua đoạn kinh trên, đức Phật khuyên chúng ta nên bố thí cho mọi thành phần, nhưng để được lợi ích lớn cho mình và cho người thì chúng ta phải có trí tuệ. Nếu chúng ta biết gieo hạt giống vào đúng nơi, đúng chỗ thì phước báu có được sẽ nhiều vô lượng.

Trong kinh Tăng nhất A hàm, đức Phật dạy rằng:”Có ba căn lành chẳng thể cùng tận, tiến dần đến niết bàn. Thế nào là ba? Nghĩa là trồng công đức ở Như Lai, căn lành này chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở chánh Pháp, căn lành này chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở thánh chúng, căn lành này chẳng thể cùng tận”. Như vậy, theo lời Phật dạy, nếu chúng ta gieo hạt giống vào ruộng phước Tam Bảo, trồng căn lành đối với đức Phật, đối với chánh Pháp và đối với chư Tăng thì phước báu này là không cùng tận. Ngoài ra, trong kinh Pháp Cú, đức Phật còn dạy rằng: Có người bố thí nhiều mà phước ít, có người bố thí ít mà phước nhiều. Người nào bố thí cho người khác cũng tế thần linh, ăn nhậu, ca múa,… sẽ hao tốn nhiều tiền mà phước báu lại ít. Người nào cúng dường chư Tăng với tâm cung kính, giúp chư Tăng yên tâm tiến tu và làm lợi ích cho chúng sinh thì bỏ ra ít tiền mà phước báu rất nhiều.

Tóm lại, tất cả chúng ta, khi sinh ra và lúc từ giã cõi đời này đều chỉ có hai bàn tay trắng. Những gì của thế gian sẽ trả lại cho thế gian, không ai đem theo được một thứ gì. Tuy nhiên, bằng cách bố thí, cúng dường, người Phật tử và người có trí tuệ có thể giữ gìn và đem theo tất cả của cải mà mình làm ra. Chính bố thí, cúng dường là gieo cái nhân để mình hưởng quả về sau. Chúng ta gửi tiền vào ngân hàng của thế gian thì khi chết không thể mang theo, mà tiền lãi cũng chỉ được một vài phần trăm. Còn nếu biết đem số tiền đó bố thí, cúng dường, gởi vào ngân hàng nhân quả thì từ một nhân có thể tạo ra rất nhiều quả. Ví dụ như, gieo một hạt xoài, nếu chăm sóc tốt, nó sẽ lên cây, ra hoa, kết quả, từ một hạt xoài chúng ta có thể thu hoạch được hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn quả xoài. Do đó, gửi tiền vào ngân hàng nhân quả là bảo đảm nhất, không những thế cái quả nhận được còn gấp trăm ngàn lần cái nhân mà chúng ta đã gửi. Cuối lời, tôi sẽ đọc cho quý nghe một câu nói của vua Harsha, vị hoàng đế trị vì miền bắc Ấn Độ từ năm 606 đến năm 647. Quý vị nên lắng nghe và chiêm nghiệm câu nói rất hay này của ông:”Ngày xưa, khi góp nhặt những của cải này, lúc nào trẫm cũng áy náy, e sợ, phải tìm cách cất giấu vào những nơi vững chãi, kín đáo. Nhưng ngày nay, do bố thí, trẫm có thể gởi gắm tất cả những thứ đó trên cánh đồng của phước lạc, và trẫm coi như những của cải ấy được giữ gìn mãi mãi.”

Thích Chân Tính

Cúng Dường Như Thế Nào Là Đúng Pháp ?

Phước báu của sự cúng dường

Vu lan, cúng dường, bố thí đúng pháp

Hỏi: Kính thưa thầy, cúng dường như thế nào là đúng pháp? Trường hợp mượn tiền để cúng dường thì có phước hay không?

Đáp: Khi cúng dường một ai đó nên có sự chọn lọc, cân nhắc cẩn thận vì người được cúng giống như mảnh đất được gieo trồng. Chúng ta có nhiều cách để tạo ra phước đức, về mặt xã hội, ta thực hiện đắp đường, xây cầu, khoan giếng, trồng cây, tạo công viên, hoa viên, lập ra các nơi khám chữa bệnh miễn phí, bệnh viện từ thiện… Còn đối với đạo Phật cần có những trách nhiệm cao hơn, ngoài việc giúp đỡ vật chất còn phải hỗ trợ tinh thần để họ phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, bế tắc cuộc đời.

Tại các chùa hay các cấp của giáo hội cần lập ra các đoàn từ thiện đi đến vùng sâu, vùng xa thăm hỏi, động viên, trợ duyên cho họ bằng những món quà vật chất với tấm lòng của ít lòng nhiều, khuyến tấn họ đến chùa tu tập, nương theo lời Phật dạy, hướng dẫn họ biết cách gieo trồng phước báu, không phải chờ đến khi giàu có mới làm phước được.

Từ là nói trại của hai chữ có nghĩa là cungcấp và dưỡng nuôi. Về nội dung thì bố thí hay cúng dường chỉ là một, không có gì là sai khác. Tuy cùng chung một nghĩa cử, một hành động, nhưng người ta dùng hai từ khác nhau để phù hợp với đối tượng thọ nhận: cho với lòng hảo tâm, thương cảm thì gọi là bố thí, còn cho với lòng ngưỡng mộ, tôn kính thì gọi là cúng dường.

Từ ngữ “cúng dường” có nghĩa là cung cấp, dưỡng nuôi các bậc tôn kính như Thầy, Tổ hay ông bà, cha mẹ…những người có công truyền đạt đạo lý làm người, điều hay lẽ phải như ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng đời đời giúp ta an trụ trong chánh pháp, hiểu rõ chúng sanh trong lục đạo luân hồi đều là bà con quyến thuộc của nhau trong nhiều đời, nhiều kiếp, cho nên hành động bố thí đối với họ ta phải gọi là cúng dường.

Thí dụ, cha mẹ là hai đấng sanh thành mang nặng đẻ đau, nuôi ta khôn lớn, lo cho ta ăn học tới nơi tới chốn, dựng vợ gã chồng, tạo cho ta gia tài sự nghiệp, ta phải có trách nhiệm cúng dường cha mẹ khi tuổi già hay lúc bệnh hoạn, ốm đau… (nghĩa là cung cấp và dưỡng nuôi cha mẹ.) Cung cấp những nhu cầu cần thiết để nuôi dưỡng cha mẹ là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn; ăn trái nhớ kẻ trồng cây” trong tập quán của người Việt nam

Thuở quá khứ, có năm người giả làm Tỳ-kheo, lạm dụng sự cúng dường của Đàn-na tín thí để nuôi sống bản thân và gia đình. Sau khi chết, họ tái sanh trở lại làm người thân phận nghèo hèn. Cả năm người đều phải ở đợ, phục dịch cho gia đình Hoàng hậu Mạt-lợi, phu nhân vua Ba-tư-nặc.

Một hôm, ở Tịnh xá có lễ cúng dường chư Tăng, Hoàng hậu Mạt-lợi đến dự, dẫn theo đoàn tùy tùnggiúp việc, phục dịch cho bà. Sau khi các Phật tử cúng dường tứ sự, đảnh lễ giáo đoàn Như Lai Thế Tônxong, Mạt-lợi phu nhân ngồi sang một bên, cung kính đảnh lễ bạch hỏi đức Phật nguyên nhân vì sao bà được làm Hoàng hậu.

Đức Phật cho biết, trong đời quá khứ, bà là một Phật tử thuần thành, tín tâm cúng dường cho năm thầy Tỳ-kheo với lòng chí thành, chí kính, nhờ phước báu đó, ngày nay bà được sanh vào gia đình quyền quý và được tại vị trên ngôi Hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ.

Nhân đây đức phật cũng cho bà rõ là năm vị Tỷ-kheo được bà cúng dường đời trước không phải là thầy tu thật, mà năm vị giả làm Tỳ-kheo để ăn của cúng dường. Do vì nghiệp báo giả làm Tỷ-kheo, lạm dụngtài vật cúng dường của đàn-na tín thí để nuôi thân và gia đình. Cho nên, đời nay năm người ấy được sanh lại làm người phải chịu thân phận kẻ nghèo hèn. Năm người đó nay đang có mặt trong đoàn người giúp việc, phục dịch cho Hoàng hậu đang đứng bên ngoài.

Nghe đức Phật nói vậy, Hoàng hậu Mạc-lợi với lòng từ bi và đức khoan dung, muốn phóng thích năm người đó ra khỏi đoàn tùy tùng để tự do làm ăn, bà xin đức Phật cho biết danh tánh của năm người ấy. Đức Phật bảo, đó là bốn người khiêng kiệu và người lo vệ sinh riêng cho bà đấy.

Vừa nghe, bà giật mình, liền ra lệnh cho năm người ấy tự do đi tìm công việc làm ăn sinh sống, nhưng họ không biết phải làm gì và đi đâu, nên cả năm người đều xin ở lại phục vụ cho bà suốt đời. Đó là cách trả nợ theo luật nhân quả của người xuất gia không tu hành đàng hoàng.

Qua câu chuyện, ta thấy thực hành bố thí, cúng dường với tâm thành kính và hoan hỷ cho thầy tu giả dối mà vẫn được phước lớn như vậy huống hồ gì là cúng dường cho các vị cao Tăng tu hành chân chánh hay các vị Thánh Tăng thì phước lực không thể nghĩ bàn. Cho nên, trong kinh có ví người cúng dường như con dao, người nhận cúng dường như cục đá mài, hành động cúng dường như việc mài dao. Dao càng mài càng sắc. Đá càng mài càng mòn.

Một thời, lúc Phật còn tại thế, gặp năm hạn hán mất mùa, dân chúng đói khổ, thiếu thốn, khó khăn, đức Phật cũng không ngoại lệ, một vị Tỳ-kheo thấy Phật thiếu ăn, liền đem chiếc y của mình đổi lấy bát cơm dâng lên cúng Phật.

-Bạch Phật, cha con chết rồi chỉ còn mẹ già.

– Người xứng đáng nhận bát cơm này là mẹ ông chứ không phải Ta.

– Người xuất gia còn cha mẹ không ai nuôi dưỡng thì người đó có quyền khất thực đem về cúng dườngcha mẹ.

Ngoài việc cúng dường cha mẹ, người Phật tử còn có trách nhiệm và bổn phận cúng dường người tu hành chân chánh, có đạo đức, có nhân cách, suốt đời phục vụ vì Tam Bảo, vì lợi ích chúng sanh.

Tai sao ta phải cúng dường người tu hành chân chánh?

Cha mẹ làm nên thân ta, Thầy Tổ giúp ta biết được điều hay lẽ phải để vượt qua cạm bẫy cuộc đời, không rơi vào hố sâu tội lỗi. Vì vậy từ cúng dường được dùng đối với các bậc trưởng thượng, tôn kínhnhư cha, mẹ, Thầy, Tổ v.v.. là những người có công nuôi dưỡng, dạy dỗ, chỉ bày, giúp ta nên người. Ngoài từ ngữ bố thí, cúng dường còn có nhiều từ ngữ khác như kính tặng, kính biếu… để nói lên lòng tôn kính của người cho.

Từ ngữ “bố thí” được người Việt Nam sử dụng với nhiều ý nghĩa như: cho, tặng, biếu, giúp đỡ, chia sẻ…Tất cả đều mang ý nghĩa tốt đẹp của hành động cho.

Khi gặp người nghèo khổ ta thương tình giúp đỡ gọi là cho hay gọi là bố thí cũng được. Người có tâm từ bi rộng lớn không những biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ cho người mà còn giúp các loài vật nữa. Đó là người biết gieo trồng phước đức đúng pháp. Người tu hành theo đạo Phật rất cần thực tậpđể có được tâm từ bi rộng lớn này.

Con cháu đem vật phẩm nuôi dưỡng ông bà cha mẹ thì gọi là cúng dường phẩm vật, còn ông bà cha mẹ đem của cải vật chất lo cho con cháu thì ta gọi bằng từ cho, giúp đỡ hay chia sẻ. Hoặc người dân bình thường muốn đem phẩm vật cho những người có địa vị trong xã hội thì gọi là kính biếu hay kính tặng…

Cùng một hành động “bố thí” mà tùy theo đối tượng, tùy theo hoàn cảnh, mà ta dùng từ ngữ sao cho phù hợp, để không làm mất đi sự tôn kính, lòng thương cảm của ta.

Là Phật tử, chúng ta phải học hiểu rõ ràng chỗ này, để dùng từ ngữ không bị sai lệch làm ảnh hưởngkhông tốt đến hành động bố thí của mình.

Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không bị đi lạc.

Hai từ này tuy viết khác, nói khác, nhưng nó cùng một ý nghĩa, tùy theo đối tượng của sự cho (người nhận) mà ta có cách gọi khác nhau để phù hợp, làm đẹp, làm hài lòng cả hai đối tượng cho và nhận mà thôi.

Giúp ta gieo trồng phước

Việc thiện dù nhỏ mà ta chịu khó làm như đức Phật đã làm thì vinh hoa phú quý sẽ đến với ta trong hiện tại và tương lai. Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ của ta được giảm bớt. Nếu chất chứa lòng tham không đáy sẽ tạo cho ta nhiều tội lỗi, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, nỗi bất an, lo sợ nhiều điều trong cuộc sống.

Trong các trường hợp giúp đỡ người nghèo, người bị thiên tai, hoạn nạn, bịnh tật … ta có thể gọi là cho, tặng hay biếu… Còn con cái giúp đỡ ông bà cha mẹ thì ta dùng từ ngữ “cúng dường” (đọc trại âm của chữ cung dưỡng). Đối với người có địa vị cao trong xã hội hoặc người cao niên, lớn tuổi thì ta dùng từ “kính tặng, kính biếu…” Chung quy, tất cả đều là hành động “bố thí” được triển khai bằng nhiều từ ngữkhác nhau để sử dụng rộng rãi, phù hợp cho nhiều đối tượng mà thôi.

Nếu biết người chúng ta định cúng sẽ sử dụng đồng tiền hợp lý, có lợi cho đạo hoặc cho chúng sinh thì mình được phước đầy đủ.

Thời đức Phật, có hai vợ chồng là Phật tử rất tín tâm Tam Bảo, nhưng hoàn cảnh gia đình lại nghèo khó, bữa đói, bữa no. Một hôm, người chồng đến chùa thấy nhiều người đem vật thực đến cúng dườngTam Bảo, anh phát tâm hoan hỷ vô cùng.

Về nhà, anh thấy nhà mình quá nghèo, không có cái gì có thể mang đến chùa để cúng dường, anh ta tủi thân, buồn rầu, đau khổ, đến nỗi anh ta không muốn ăn, chẵng muốn làm. Người vợ biết được, bèn đưa ra ý kiến: hay là anh đem em bán đi lấy tiền cúng dường, khi nào có tiền thì anh chuộc em về. Người chồng suy nghĩ, thấy làm như vậy thì quá nhẫn tâm, nên cả hai vợ chồng bàn nhau đi vay tiền cúng dường, nếu không trả nỗi thì đến ở đợ làm việc cho họ để trừ nợ.

Sau khi suy tính, chọn lựa, hai vợ chồng đến một nhà phú hộ trong làng trình bày sự việc, được nhà phú hộ đồng ý cho vay một số tiền với điều kiện trong bảy ngày phải mang tiền đến trả. Nếu không thì cả hai vợ chồng phải đến đây làm việc ở đợ suốt đời.

Nhận được tiền, hai vợ chồng vui mừng mang đến cúng dường cho lễ Trai Tăng với tâm thành kính và hoan hỷ. Mấy ngày sau, hai vợ chồng đều cảm thấy thật hạnh phúc được góp phần vào công đức này, sẵn sàng tinh thần đến nhà Phú hộ ở đợ vào ngày mai thì hôm ấy nhà vua hay tin nhà chùa thiết lễ cúng dường Trai Tăng, Ngài thân hành đến chùa xin được cúng dường cho lễ này. Sau khi được biết đã có hai vợ chồng nhà nghèo cúng dường, nhà vua yêu cầu hai vợ chồng phải nhường phần cúng dường lễ này cho Ngài. Hai vợ chồng nhà nghèo nghe lệnh vua như vậy, bèn đến trình bày: Chúng con nhà quá nghèo, may mà có nhà phú hộ trong làng cho vay tiền cúng dường, xin nhà vua để cho chúng con lo trọn, chứ lần này con không được cúng dường Tam Bảo thì e rằng suốt đời, con không có cơ hội nào nữa. Chúng con phải đi ở đợ làm việc suốt đời cho nhà phú hộ để trả món nợ này. Xin đức vua nhân từban ân, để chúng con được làm trọn công đức với Tam Bảo.

Tuy bị từ chối, nhưng nhà vua rất cảm phục tấm lòng cao thượng của hai vợ chồng. Về triều, nhà vua đem chuyện này thuật lại cho các quan quân, quần thần nghe, ai cũng đem lòng cảm phục. Và Ngài truyền lệnh cấp phát tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn cho hai vợ chồng làm ăn sinh sống để có cơ hội làm việc phước thiện. Từ đó hai vợ chồng trở nên giàu có, tin sâu Tam Bảo hơn, thường xuyên phát tâm bố thí, cúng dường và nguyện đời đời kiếp kiếp đi theo con đường lợi ích cho tha nhân.

Thật là “nhân quả nhãn tiền,” người thực hành bố thí cúng dường với tâm thành kính, hoan hỷ, dám hy sinh như hai vợ chồng trong câu chuyện thật là hiếm thấy trong thời chúng ta.

Một vị minh quân, một ông vua sáng suốt, biết phát huy những việc làm phước đức như ông vua kể trên thật là hạnh phúc cho dân, cho nuớc. Lịch sử nhân loại đã có rất nhiều vị lãnh đạo quốc gia làm được những việc như thế. Ở Việt Nam có Trần Nhân Tông, một vị vua lãnh đạo đất nước bằng tinh thần Bi, Trí, Dũng của đạo Phật, hướng dẫn dân chúng tu hành theo tinh thần Phật dạy, xây dựng nên một nước Việt nam hùng cường về mọi mặt, bên ngoài chiến thắng ngoại xâm, bên trong dân chúng sống thanh bình, no ấm, an vui như đang sống trong cõi Cực Lạc hiện tiền.

Đạo lý nhà Phật dạy con người sống có ích cho đời và đạo, không vì lợi ích riêng tư mà làm khổ mình, khổ người. Người Phật tử khi thực hành bố thí cho người, dù họ là người ăn xin hay kẻ tật nguyền cũng đều cung kính tôn trọng, không cho mình là người cao quý, mà có thái độ xem thường hay khinh rẻ. Tuy hành động bố thí vẫn có phước báu, nhưng lại tăng trưởng tâm cống cao, ngã mạn làm cho người nhận không vui ắt phải chịu quả báo không tốt về sau.

Chúng ta không nên mượn tiền để cúng dường, trừ trường hợp đặc biệt khi thấy người ta lâm vào hoàn cảnh quá ngặt nghèo mà không thể vận động được ai khác giúp đỡ, thế là buộc mình hy sinh mượn tiền để cúng dường thì đây là việc làm cao quý khó ai sánh bằng. Chỉ sợ trong tâm chúng ta có ý mong cầu danh lợi nên mới mượn tiền để cúng dường. Có trường hợp đặc biệt những người vay tiền để làm ăn chứ không phải để chủ tâm cúng dường, họ trích ra một phần nhỏ để cúng dường để cầu may mắn trong làm ăn. Đến lúc nào đó sự nghiệp sụp đổ, mọi người mới thắc mắc sao thấy người đó làm phước nhiều mà tại sao vẫn bị phá sản? Thật ra, mọi người đâu biết rằng cái phước ông làm được, nó quá nhỏ so với số tiền đã vay mượn quá lớn, nhưng làm ăn có khi thành công, có khi sụp đổ. Chính vì vậy, khi làm ăn chúng ta phải cân đối vừa với khả năng của mình, đừng vay mượn quá nhiều.

Trường hợp vì quá cần thiết để giúp người mà mình không có tiền nên buộc lòng phải vay mượn và cúng dường trọn vẹn số tiền đó thì chắc chắn người đó sẽ có phước báo lớn khi đủ duyên. Tuy nhiên, vẫn còn tốt hơn khi chúng ta biết cúng dường Tam bảo dù ít hay nhiều đó vẫn là thiện chí. Do đó, mọi chuyện làm phước cũng như chuyện làm ăn, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng trong khả năng cho phép.

Tam Bảo là ngọn đèn sáng giúp con người vượt qua tăm tối vô minh. Tam Bảo có khả năng chuyển hóaphiền não khổ đau thành an vui, hạnh phúc. Nhờ Tam Bảo ta biết được điều hay, lẽ phải, biết rõ thật sự sống của con người và muôn loài đều phải cưu mang, nương nhờ lẫn nhau. Vì vậy, người tu hành theo đạo Phật cần phát triển lòng thương yêu, tinh thần trách nhiệm và bổn phận giúp đỡ, gìn giữ sự sống cho mình và muôn loài chúng sanh. Do đó Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) như ba viên ngọc quý, không gì có thể so sánh được. Và Tam Bảo có sáu ý nghĩa không thể nghĩ bàn:

Một là nghĩa hy hữu, tức là hiếm có, khó được như vàng, bạc, kim cương, ngọc quý… người nghèo không thể có được. Phật, Pháp, Tăng cũng vậy, dù người ở sát bên chùa, nhưng thiếu phước cũng khó gặp, không thể thân cận với Tam Bảo nên gọi là hy hữu.

Hai là nghĩa ly cấu, tức lìa xa những việc xấu ác hay làm những việc tốt lành, như châu báu thế gian, trong sáng, sạch đẹp không tỳ vết, khó vấy bẩn. Phật, Pháp, Tăng cũng vậy, hay xa lìa phiền não, xấu ác nên gọi là Ly cấu.

Ba là nghĩa thế lực, như châu báu ở thế gian có thế lực lớn, giúp người vượt qua nghèo khó, còn dùng trị bệnh trúng độc. Tam Bảo cũng vậy, có đủ sáu thông (Lục thông), tùy cơ ứng biến, dứt kiếp nghèo khổ, giải thoát được sanh tử luân hồi nên gọi là thế lực.

Bốn là nghĩa trang nghiêm, như châu báu ở thế gian, làm đồ trang sức cho thân thể trở nên xinh đẹp, lộng lẫy, ai cũng muốn ngắm nhìn. Tam Bảo cũng vậy, lấy nhân quả, nghiệp báo, nhân duyên làm nền tảng giúp người làm chủ bản thân, tâm trí trở nên sáng suốt, thanh tịnh, làm việc chân chánh nên gọi là trang nghiêm.

Năm là nghĩa tối thắng, như châu báu ở thế gian quý hơn tất cả mọi vật, nhưng xét cho cùng không quý bằng mạng sống con người. Tam Bảo cũng vậy, là pháp thù thắng hơn hết giúp người vượt qua nỗi khổ, niềm đau, sống được an vui, hạnh phúc nên gọi là tối thắng.

Sáu là nghĩa bất biến (không thay đổi) như vàng ròng ở thế gian, dù đập, nấu, mài, dủa vẫn không thay đổi bản chất. Tam Bảo cũng vậy, người thân cận Tam Bảo tất được an vui, hạnh phúc, không có gì cao hơn, hay hơn, không ai có thể làm tốt hơn, không bị vô thường chi phối, nước không thể cuốn trôi, lửa không thể thiêu đốt nên gọi là bất biến.

Vì vậy, thực hành cúng dường Tam Bảo là phước báu thù thắng hơn tất cả, bởi nhờ sự cúng dường này mà Tam Bảo được lan truyền rộng khắp và trường tồn ở thế gian để nhiều người nương tựa, tu học, thực hành những lời Phật dạy mà biết cách sống tốt đạo đẹp đời bằng tình người trong cuộc sống.

Cúng Dường Tam Bảo Như Thế Nào?

Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.

ĐỊNH NGHĨA CÚNG DƯỜNG TAM BẢO

Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.

CÚNG DƯỜNG SAI LẠC

Thế mà có những người cúng dường một cách lệch lạc mất hết ý nghĩa cúng dường. Như có một Phật tử đi chùa đến thầy Trụ trì xin cúng năm đồng, liền đó được nghe hỏi “cầu cái gì”, Phật tử ngơ ngác. Thầy Trụ trì hỏi thêm “cầu an hay cầu siêu”, Phật tử bóp đầu suy nghĩ đáp “cầu siêu”, rồi biên một dọc tên vào sổ cầu siêu. Phật tử này như thế, Phật tử khác cũng thế. Đã thành thông lệ, cúng chùa là phải cầu siêu hay cầu an. Cầu an cầu siêu cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho thân thuộc mình, sự cúng ấy quả là vì mình. Vì mình mà đi chùa, vì mình mà cúng chùa đích thực là tham lam ích kỷ. Nếu mang một tâm niệm tham lam ích kỷ đến với đạo, chưa xứng đáng một Phật tử. Cái hư dở này tại ai? Chính tại người hướng dẫn đã chỉ lối sai lạc.

Đến phần ông thầy, do Phật tử cầu siêu cầu an nên có tiền. Đồng tiền này sau một thời kinh cầu nguyện xong, ông tự coi như trọn quyền sử dụng không có tánh cách e dè sợ sệt gì cả. Nếu một buổi lễ cầu nguyện được Phật tử cúng nhiều tiền, thế là ông mặc tình phung phí, vì tự cho do công tụng cúng của mình mà được. Thế thì đời tu hành cốt vì giác ngộ giải thoát, vô tình trở thành người tụng kinh mướn. Người tu cốt xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, biến thành kẻ thụ hưởng. Trái với mục đích xuất gia, trở thành kẻ hư hèn, chính vì nhận đồng tiền phi pháp. Cầu nguyện là một điều phụ thuộc nhỏ nhít trong Phật pháp, vì nó không phải là chân lý. Thế mà, người ta thổi phồng nó lên, để rồi cả đời người tu gần như hết tám mươi phần trăm (80%) Phật sự đều nằm trong những lễ cầu nguyện. Truyền bá một điều không phải chân lý, ắt hẳn chánh pháp phải chịu suy đồi. Người có trách nhiệm hướng dẫn Phật tử mà một bề cổ xúy cho sự cầu cúng, là đưa họ vào rừng sâu mê tín, gây thêm lòng tham lam ích kỷ cho họ. Quả là kẻ tạo thêm tội lỗi, chớ không phải người tu hành.

CÚNG DƯỜNG ĐÚNG PHÁP

Người Phật tử chân chánh khi phát tâm cúng dường Tam Bảo, chỉ vì mong cho Tam Bảo thường còn ở thế gian để đưa chúng sanh ra khỏi đau khổ mê lầm. Nếu đến chùa, Phật tử cúng năm mười đồng, Tăng, Ni có hỏi cầu điều gì, Phật tử nên thưa: “Chúng tôi chỉ cầu mong chư Tăng, chư Ni nhận món tịnh tài này để có phương tiện an ổn tu hành, hầu truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh.” Chỉ vì Tam Bảo vì chúng sanh mà cúng dường, đây là tâm hồn cao thượng quảng đại vị tha. Làm việc bố thí cúng dường cao đẹp như vậy công đức làm sao giới hạn đuợc. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian để làm lợi ích cho chúng sanh, trong chúng sanh đã có bản thân mình và thân quyến mình rồi. Quên mình chỉ nghĩ đến toàn thể chúng sanh, không phải lòng lợi tha vô bờ bến là gì? Với một lòng vị tha rộng lớn như vậy, dù một số tiền nhỏ, một vật dụng mọn đem cúng dường cũng là phước đức vô biên. Cho nên nói “Phật dụng tâm”.

Tăng, Ni nhận sự cúng dường chân chánh của Phật tử, tự nhiên thấy mình có một trọng trách lớn lao vô cùng. Làm sao tu hành tinh tiến? Làm sao truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh? Để xứng đáng thọ nhận những thứ cúng dường của Phật tử, chỉ cần nỗ lực tu hành, cố gắng học tập để hiện tại và vị lai làm lợi ích chúng sanh. Nếu hiện đời, Tăng, Ni, không làm tròn hai việc này, có thể mai kia phải mang lông đội sừng để trả nợ tín thí. Biết như thế, hiểu như thế, Tăng, Ni làm sao dám lơi lỏng lơ là trong việc tu hành học tập. Thế là, nhờ sự cúng dường chân chánh của Phật tử thúc đẩy Tăng, Ni đã cốù gắng càng cố gắng hơn trong nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của chính mình. Thấy mình thiếu nợ, mới cố gắng lo đền trả bằng cách nỗ lực tu hành và độ sanh, đây là mục tiêu đức Phật bắt Tăng, Ni thọ nhận đồø cúng dường của Phật tử. Tăng, Ni là người có bổn phận hướng dẫn tín đồ cúng dường chân chánh đúng pháp thì, cả thầy trò đều cao thượng và lợi ích lớn. Chúng ta phải gan dạ đập tan những tập tục sai lầm, đừng vì quyền lợi, đừng vì cảm tình, khiến cho chánh pháp đi lần vào chỗ mờ tối suy tàn. Chúng ta là người lãnh đạo, không phải là kẻ theo đuôi tín đồ để cầu được nhi?u lợi dưỡng. Đã dám bỏ nhà đi tu, tức là dám nhận chịu mọi sự đói rách nghèo nàn, mọi sự gian truân khó khổ, vô lý vì sự ăn mặc mà đi ngược lại sơ tâm siêu thoát của mình.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa chúng tôi hoàn toàn phủ nhận sự cầu nguyện. Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉ là trợ duyên nhỏ xíu, kẻ đối tượng cầu nguyện chỉ được lợi ích một hai phần mười, như trong kinh nói. Chúng ta đã thừa nhận “nhân quả nghiệp báo” là chân lý thì sự cầu nguyện là ngoại lệ, có kết quả cũng tí xíu thôi. Cổ vũ cho điều phi chân lý, để cho người xao lãng chân lý, là việc làm trái với chánh pháp. Vì lòng hiếu thảo của Phật tử, buộc lòng chúng ta phải cầu nguyện, khi cầu nguyện chúng ta phải cảnh cáo rằng: “Việc làm này là phụ thuộc không đáng kể, kết quả ít lắm.” Có thế mới khỏi lệch lạc trên con đường hoằng hóa lợi ích chúng sanh. Đã thấy cầu nguyện là việc phụ, chúng ta đừng vì nó làm mất thì giờ tu học của Tăng, Ni, làm mất thì giờ truyền bá chánh pháp.

LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG

Cúng dường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam Bảo thường còn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽ theo tâm lượng rộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì, bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh. Đừng khi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy. Chư Phật ra đời cũng vì chúng sanh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sanh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sanh. Đó là tâm niệm rộng lớn cao cả của người tu theo đạo Phật. Vì chúng sanh mà cúng dường Tam Bảo, quả thật người Phật tử sống đúng chánh pháp, hành đúng chánh pháp. Hành động đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với chánh pháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạy Phật tử làm phước tạo công đức, Tăng, Ni nên dạy đúng tinh thần này.

(Trích lược từ sách Bước đầu học Phật của HT. Thích Thanh Từ)

Cúng Tam Tai Như Thế Nào Cho Đúng?

Quý độc giả nghe nhiều về cúng Tam Tai, nhất là dịp đầu năm mới. Vậy cúng Tam Tai như thế nào, hãy đọc bài viết sưu tầm dưới đây.

Quay ngược thời gian tra cứu nguồn gốc của việc cúng Tam Tai thì dường như không có gốc rễ rõ ràng, mà chỉ là truyền miệng trong dân gian và có rất nhiều quan điểm khác nhau nhận định về tục này.

Có quan điểm cho rằng, cúng Tam Tai xuất phát từ Phật giáo, bởi đa phần việc cúng này đều xuất phát từ các chùa và Tam Tai tức là 3 nạn của Hỏa nạn, Thủy nạn và Phong nạn. Ba nạn này được tạo thành từ tam độc của bản thân: tham – sân – si và nó được hình thành từ nhiều kiếp trước. Hoặc có quan điểm cho rằng Tam Tai tức là gặp tai nạn liên tục trong 3 năm, do bị chiếu bởi các sao hạn.

Trong Lão giáo, hệ thống các ngôi sao đó được nhắc đến gồm 9 sao: Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Mộc Đức, Thổ Tú, La Hầu, Kế Đô, Thái Âm, với tác động của lực hấp dẫn tạo nên khí tiết, mùa màng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Như thế, mỗi sao với mỗi quỹ đạo của riêng mình, một lúc nào đó sẽ tạo nên lực hấp dẫn cộng hưởng, có thể kéo dài 1 năm, 2 năm, 3 năm hoặc nhiều hơn nữa. Sự cộng hưởng này ảnh hưởng rất lớn đến những sinh vật nằm trong đó và đương nhiên con người cũng có hệ lụy.

Và con người vốn dĩ không thể tách rời tự nhiên, con người tác động lên tự nhiên và tự nhiên cũng tác động ngược lại với con người. Các hệ thống tư tưởng hay các lý luận khoa học ra đời cũng muốn giải thích và giúp con người nhận thức rõ mối quan hệ giữa mình với tự nhiên. Và các nhà tôn giáo cũng muốn hướng con người đến cái tốt và tránh xa cái không tốt. Biện pháp cúng tế thần linh cũng là giải pháp để an tâm, củng cố tinh thần trước tác hại đến từ tự nhiên. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tục cúng Tam Tai.

Trong lịch sử, ghi nhận trường hợp đầu tiên trong việc cúng tế này là việc lập đàn cúng sao cầu thọ của Gia Cát Lượng vào thời Tam Quốc. Vào năm Giáp Dần (234), trong lần cuối của 6 lần Bắc phạt (còn gọi là Lục xuất Kỳ Sơn), Gia Cát Lượng lập đàn 7 ngày cầu thọ thêm 1 giáp nữa, tuy nhiên đến ngày thứ 7 bị Ngụy Diên làm tắt đèn chủ vị và cũng là điềm báo cho số mạng Gia Cát Lượng đã tận.

Với một người tài giỏi về quân sự như Gia Cát Lượng, thấy rõ tướng Ngụy Diên sau này tạo phản thì phải chăng việc lập đàn là cách để xác thực tiên đoán của mình, để cảnh báo cho hậu duệ xử lý. Hay chăng việc lập đàn cũng là giải pháp trấn an lòng quân trước thế mạnh của địch, trong khi bản thân lại lâm trọng bệnh. Dù với động cơ nào đi nữa, thì rõ ràng việc cúng sao cầu thọ của ông hoàn toàn thất bại. Tuy nhiên, trong lòng dân vẫn xem ông như vị giỏi về thiên văn, am tường địa lý và vẫn nương theo cách cúng sao đó cho đến tận bây giờ.

Và tại Việt Nam hiện nay, tục này không còn thấy nghi thức thuần của Lão giáo, mà các chùa có kết hợp thêm đàn pháp cúng Phật hoặc Bồ Tát và lấy sự cắt đứt tam độc Tham – Sân – Si là phương pháp trọng tâm để cầu an cho bản thân mình. Như vậy, tục này mang sắc màu giữa Phật giáo và Lão giáo.

Khi tìm hiểu nghi thức cúng sao tại các chùa, mỗi năm trong giáp sẽ có một vị thần chủ mạng cai quản tai ương, tương ứng như sau:

Thần chủ mạng Nhân Hoàng cưỡi Bạch Hổ cai quản tai ương năm Bính Thân 2023. Tiếp theo là các bài vị của các vị thần khác tương ứng với 9 sao trong Lão giáo, cụ thể:

9 bài vị các vị thần gồm:

1. Thiên cung Thần thủ La Hầu tinh quân 2. Trung ương mậu kỷ Thổ Đức tinh quân 3. Bắc phương Nhâm quý Thủy Đức tinh quân 4. Tây phương Canh Tân Kim Đức tinh quân 5. Nhựt cung Thiên tử Thái Dương tinh quân 6. Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức tinh quân 7. Thiện vĩ cung phân Kế Đô tinh quân 8. Nguyệt cung Hoàng hậu Thái Âm tinh quân 9. Đông phương Giáp Ất Mộc Đức tinh quân

Và 8 bài vị hạn trấn 8 cung gồm:

1. Huỳnh Tuyền đại hạn Thần quang 2. Tam Kheo đại hạn Thần quang 3. Ngủ Mộ đại hạn Thần quang 4. Thiên Tinh đại hạn Thần quang 5. Tán Tận đại hạn Thần quang 6. Thiên La đại hạn Thần quang 7. Địa Võng đại hạn Thần quang 8. Diêm Vương đại hạn Thần quang

Kế đến là các bài thần chú chính thống của Phật giáo như:

1. Thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ môn:

An đa rị, đa rị, đốt đa rị, đốt đốt đa rị, ta bà ha

2.Thần chú Tiêu Tai Cát Tường:

Nẳng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẩm. Á bát ra để, hạ đa xá ta nẳng nẩm. Ðát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca thất rị duệ, ta phạ ha. Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường Trú dạ lục thời hằng kiết tường Nhứt thiết thời trung kiết tường giả Nguyện chư Thượng sư ai nhiếp thọ. Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường Trú dạ lục thời hằng kiết tường Nhứt thiết thời trung kiết tường giả Nguyện chư Tam bảo ai nhiếp thọ. Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường Trú dạ lục thời hằng kiết tường Nhứt thiết thời trung kiết tường giả Nguyện chư Hộ Pháp thường ủng hộ. Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ tát.

Theo đó, có thể nhận thấy tục cúng này là sự kết hợp giữa Lão giáo và Phật giáo và có thể xuất phát từ quá trình hội nhập của Tam giáo (Nho – Phật – Lão) từ thời Bắc thuộc (111 TCN – 939). Trong đó, Nho giáo thế kỷ thứ I, Phật giáo được du nhập vào thế kỷ II và đến thế kỷ thứ III Lão giáo nối tiếp theo sau. Và sự hình thành trải dài đến thời kỳ vương quốc độc lập tự chủ (939 – 1885).

Theo PGS.Trần Nghĩa, một nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng tại Việt Nam, nhận định rằng tiến trình này phải gồm ba bước: tam giáo đỉnh lập, tam giáo dung hợp và tam giáo đồng nguyên. Như thế, tục cúng Tam Tai có thể hoàn chỉnh ở giai đoạn tam giáo đồng nguyên, khi ba giáo đã hòa hợp vào nhau. Được nhắc đến trong cuốn Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, giai đoạn tam giáo đồng nguyên đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVIII. Khi đó, Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), Phan Huy Ích, Nguyễn Hữu Đàn, Ngô Thì Hoành, Vũ Trinh, Nguyễn Đăng Sở, v.v… ra sức chứng minh Nho, Lão và Thiền vốn cùng một gốc, chúng chỉ khác nhau ở chỗ công dụng: “nhập” thì dùng Nho, Lão, “xuất” thì dùng Thiền.

Mặc dù đã tồn tại từ lâu, nhưng có thể thấy, tai nạn của con người đến từ tự nhiên hoàn toàn có thể; bái tế thần linh cầu thoát nạn là không thể; tâm an thanh tịnh, không tham – sân – si , ý chí vững vàng, vượt qua thử thách là có thể. Mê tín hay chánh tín cũng chỉ từ ý thức của con người mà ra. “Cái chết” không thực sự đáng sợ mà “cái sợ chết” mới thật sự khủng khiếp. Bất cứ ai đứng trước cái chết hoặc sự mất mát của người thân đều khó lòng phân biệt đâu là mê tín, đâu là chánh tín.

Phật giáo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cứu độ nên chăng các bậc trí tuệ chốn thiền môn phải đi thẳng vào cái mê của nhân loại mà chuyển hóa thành chánh tín thay vì cổng đóng, then cài. Những nghi thức, nghi lễ đậm mùi thần quyền nên tinh giảm và diệt trừ và đó cũng là góp phần nâng cao ý thức, trình độ dân trí, giảm thiểu tệ nạn mê tín hao tổn cho xã hội.

Tác giả: Thích Nhật Quang (Chùa Long Phước, Lấp Vò, Đồng Tháp)

Cúng Cô Hồn Như Thế Nào Cho Đúng?

Thứ Tư, ngày 31/07/2023 01:00 AM (GMT+7)

Nhiều người cúng cô hồn chưa đúng cách dẫn đến việc vô tình dẫn thêm vong vào nhà.

Theo TS. Trần Hữu Sơn, chuyên gia văn hóa dân gian Việt Nam, ở Việt Nam việc cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác.

Người Việt cho rằng con người bao gồm 2 phần đó là hồn và xác. Khi mất đi nhưng phần hồn vẫn còn tồn tại, có người được đầu thai chuyển kiếp nhưng có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói nhũng nhiễu dương gian.

Mâm cỗ cúng cô hồn. (Ảnh minh họa).

Hằng năm vào tháng cô hồn tùy vào từng phong tục tập quán từng vùng sẽ có những nghi lễ và cách thức cúng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người cúng cô hồn chưa đúng cách dẫn đến việc vô tình dẫn thêm vong vào nhà.

Chuẩn bị mâm cúng cô hồn thường là gồm những thứ sau:

– Bánh kẹo, hoa quả các loại, muối gạo, bỏng ngô, cháo trắng loãng, cơm vắt, ngô, khoai, sắn, mía để nguyên vỏ cắt khúc ngắn nhỏ, đường cục…

– Giấy áo, giấy tiền vàng mã, hương nhang, nến, nước lọc…(cúng cô hồn không cúng đồ mặn, tất cả hoàn toàn là đồ chay).

– Phần cúng quan trọng nhất là món cháo loãng. Quan niệm dân gian cho rằng, món này dành cho những linh hồn bị đày đọa có thực quản nhỏ và hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Bởi vậy, khi chuẩn bị mâm cúng đúng cách cúng cô hồn nhất thiết cần phải có món cháo loãng.

Thời điểm cúng cô hồn cũng rất quan trọng. Lễ cúng cô hồn thích hợp nhất nên thực hiện vào buổi chiều tối. Bởi theo quan niệm dân gian, ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mạnh nên các cô hồn được “mở cửa” thả ra rất yếu. Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn sợ ánh sáng sẽ không thể đến nhận những đồ vật phẩm cúng của các gia đình nên không hiệu quả.

Vị trí mâm lễ cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nhiều người lo ngại khi cúng chúng sinh, nếu cúng xong không biết cách mời vong đi thì sẽ rước vong vào nhà. Nếu lo ngại thì bạn có thể cúng tại chùa.

Lưu ý, khi cúng cô hồn không cúng đồ mặn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,… vì làm tăng tính sát sinh khiến các cô hồn còn sân hận và luyến tiếc dương thế.

– Nên cúng đồ chay để các cô hồn dễ siêu thoát hơn. Bên cạnh đó, khi cúng không nên cầu xin gì mà chỉ thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn.

– Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.

Bài cúng cô hồnNam mô A Di Đà Phật (3 lần)Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phươngCon lạy Đức Phật Di ĐàCon lạy Bồ Tát Quan Âm.Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.Tiết tháng 7 sắp thu phânNgày rằm xá tội vong nhân hải hàÂm cung mở cửa ngục raVong linh không cửa không nhàĐại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giảTiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phươngGốc cây xó chợ đầu đườngKhông nơi nương tựa đêm ngày lang thangQuanh năm đói rét cơ hànKhông manh áo mỏng – che làn heo mayCô hồn năm bắc đông tâyTrẻ già trai gái về đây hợp đoànNay nghe tín chủ thỉnh mờiLai lâm nhận hưởng mọi lời trước sauCơm canh cháo nẻ trầu cauTiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanhGạo muối quả thực hoa đăngMang theo một chút để dành ngày maiPhù hộ tín chủ lộc tàiAn khang thịnh vượng hòa hài gia trungNhớ ngày xá tội vong nhânLại về tín chủ thành tâm thỉnh mờiBây giờ nhận hưởng xong rồiDắt nhau già trẻ về nơi âm phầnTín chủ thiêu hóa kim ngânCùng với quần áo đã được phân chiaKính cáo Tôn thầnChứng minh công đứcCho tín chủ conTên là:………………………………Vợ/Chồng:…………………………Con trai:……………………………Con gái:…………………………….Ngụ tại:……………………………..

Chuyện ấy mấy phút là lý tưởng? Đưa nàng “lên đỉnh” không hề khó như… Tin tài trợ | X-Marvel

Philippe Auguste – Đẳng cấp phái mạnh Tin tài trợ | dangquangwatch.vn