Cúng Dường Là Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

: Cúng Dường Là Gì? Bố Thí Là Gì?

Bồ Tát tu bố thí đối với tất cả chúng sanh. Bồ Tát Phổ Hiền không phải tu bố thí, mà Ngài tu cúng dường. Bồ Tát thông thường, người thông thường cũng như vậy, đối với Phật, đối Bồ Tát, đối với trưởng bối thì mới cúng dường, còn đối với đồng bạn, đối với mọi người thông thường thì đều là bố thí. Kỳ thật bố thí cùng cúng dường chỉ là một việc nhưng tâm thì không như nhau, một là có tâm cung kính, một là không có tâm cung kính. Không có tâm cung kính thì là bố thí, có tâm cung kính thì là cúng dường. Tâm cung kính không đạt đến được tiêu chuẩn của Phổ Hiền vẫn gọi là bố thí, vẫn không phải là cúng dường, phải đạt đến được tiêu chuẩn của Phổ Hiền, chân thành cung kính. Cho nên, hạnh Phổ Hiền bố thí đối với tất cả chúng sanh đều giống như tâm trạng cung kính cúng dường cho chư Phật vậy. Điều này chúng ta phải nên học. Đặc biệt là bố thí cho người dưới, bố thí cho một số người nghèo khổ, nhất định không được nói: “Nào, đến đây nào! Đây là ta bố thí cho ngươi đây”, dùng cái tâm khinh mạn, không hề xem người ta ra gì. Khi nào thái độ của chúng ta có thể chuyển đổi, xem thấy người nghèo khổ, thậm chí xem thấy người ăn mày, chúng ta bố thí phần đó cho họ đều dùng cái tâm cung kính mà bố thí như cúng dường cho chư Phật, thì đó chính là lúc bạn đang tu “quảng tu cúng dường”.

Điều “quảng tu cúng dường” này ở trong “Kinh Hoa Nghiêm” giảng được rất tường tận, giảng được rất nhiều. Dùng tâm Phổ Hiền tu bố thí chính là “quảng tu cúng dường”, cảnh giới ở ngay trong đây rất rộng, vô lượng vô biên. Vì để nói pháp phương tiện khởi kiến nên Phật đem vô lượng vô biên những sự tướng này quy nạp thành ba loại lớn là bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy. Trong cúng dường thì có cúng dường tài, cúng dường pháp, vô uý đã bao gồm ở trong tài và pháp.

Bồ Tát Phổ Hiền ở trong phẩm Hạnh Nguyện lại đặc biệt làm ra một loạt sự so sánh cho chúng ta, so sánh công đức thù thắng. Ngài đã nói, cho dù bạn dùng bảy báu của đại thiên thế giới bố thí (việc này không phải người thông thường có thể làm được, ai có thể có tiền của nhiều đến như vậy), đều không thể so với bố thí một câu pháp. Bồ Tát Phổ Hiền đã nói như vậy ở trong “Kinh Hoa Nghiêm”. Trên “Kinh Kim Cang Bát Nhã”, Thích Ca Mâu Ni Phật cũng nói: “Bố thí bảy báu đại thiên thế giới, công đức không bằng nói cho người nghe bốn câu kệ”. Bạn vì người diễn nói bốn câu kệ, chính là tùy tiện nói bốn câu nào đó trên “Kinh Kim Cang”, công đức này vượt qua những bố thí thông thường, vượt qua cả bố thí bảy báu của đại thiên thế giới. Thật có công đức lớn đến như vậy sao? Tôi không tin tưởng! Không những tôi không tin tưởng, mà không có người nào tin. Bạn xem qua trong xã hội ngày nay, tu một ít tài bố thí, làm một ít việc từ thiện, thì báo chí, tạp chí, truyền hình đều tán dương, bạn đi ra bên ngoài là người đại thiện, không ai mà không tán thán bạn; bạn ở nơi đây bố thí pháp, đừng nói bốn câu kệ, bạn giảng hết một bộ Kinh này, khi đi ra ngoài cũng không ai biết bạn, không ai cung kính bạn, ai mà xem trọng bạn? Bạn có công đức gì, bạn đối với xã hội này có cống hiến gì chứ? Người thế gian chỉ xem sự tướng trước mắt, không hề xem thấy nhân quả về sau. Sự việc này Phật tường tận, Phật thông suốt, lời Phật nói ngàn vạn lần chính xác, một chút cũng không sai, vì sao vậy? Bố thí bảy báu của đại thiên thế giới là chỉ giải quyết được một ít khó khăn ở ngay trong đời sống trước mắt cho chúng sanh, hay nói cách khác, họ đáng phải luân hồi thế nào thì vẫn phải luân hồi như thế đó, đáng sanh tử thế nào thì vẫn phải sanh tử như thế đó, không giải quyết được vấn đề, chỉ có thể nói giải quyết được chút vấn đề ở trên đời sống vật chất hiện tại này mà thôi. Họ không có chỗ ở, bạn xây phòng ốc cho họ; họ không có cái ăn, bạn cúng dường cái ăn cho họ, bạn chỉ giải quyết những khó khăn này cho họ. Thế nhưng nghe bốn câu kệ, thậm chí nghe một câu Kinh Phật, bạn chỉ nghe được một câu thì “một khi nghe qua tai, mãi mãi trồng căn lành”, công đức này quyết định không hề bị tiêu mất. Phật dùng hạt giống Kim Cang này gieo vào trong A Lại Da thức của bạn. Ngay trong đời này cho dù bạn không được lợi ích, nhưng đời sau bạn gặp được Phật pháp tiếp tục mà tu, tiếp tục mà thành tựu. Nếu đời sau không được lợi ích thì còn đời sau nữa, thậm chí đến vô lượng kiếp sau, sẽ có một ngày nhân duyên chín muồi, nhờ vào nhân duyên bạn nghe Kinh lần này, bạn liền siêu việt ba cõi, siêu việt mười pháp giới, thành Phật làm Tổ. Công đức lợi ích này tuyệt đối không phải là bảy báu của tam thiên đại thiên thế giới có thể so bì được. Đạo lý ở ngay chỗ này, Phật không hề nói sai sự thật. Cho nên, tài bố thí không bằng pháp bố thí. Nếu chúng ta muốn tu công đức thù thắng thì nhất định phải tu pháp bố thí.

Về pháp bố thí, tôi không biết giảng Kinh thì tôi làm sao bố thí pháp, tôi phải tu bằng cách nào? Bạn không biết giảng Kinh, nhưng bạn biết niệm A Di Đà Phật thì được rồi. Nếu bạn thật biết, thì suốt ngày bạn bố thí pháp này không biết là cho biết bao nhiêu người. Khi nói chuyện với người, bạn nói: “A Di Đà Phật!”, đó là bạn bố thí pháp cho họ rồi. Hiện tại các vị ngày ngày không rời khỏi điện thoại, khi vừa cầm đến điện thoại thì “A Di Đà Phật!”, mỗi câu A Di Đà Phật gieo vào trong A Lại Da Thức của đối phương, tương lai họ sẽ nhờ vào một câu A Di Đà Phật này vãng sanh bất thoái thành Phật. Duyên thù thắng thì họ một đời này thành tựu, nếu duyên không thù thắng, hoặc là đời sau thành tựu, họ quyết định được độ, nhất định vãng sanh. Ngày nay người tin theo tà giáo đều không nên lo. Có một số đồng tu hỏi tôi: “Những người tà giáo đó muốn xin sách chúng ta, chúng ta có cho họ hay không?”. Tôi nói: “Cho đi! Tại vì sao không cho chứ?”. Cho họ chính là độ họ, cho dù họ tà ác thế nào, danh hiệu A Di Đà Phật này họ nghe được rồi, hình tượng A Di Đà Phật này họ thấy rồi, vậy thì được rồi, tà cũng được độ. Ngay đời này tà thì họ phải chịu quả báo, họ phải chịu quả báo của địa ngục A Tỳ. Quả báo của địa ngục A Tỳ chịu xong rồi, thì họ vẫn gặp được Phật pháp, họ vẫn được độ.

Dường như là năm trước (tôi không nhớ rõ lắm), tôi ở ngay nơi đây giảng qua một lần “Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh”. Kinh văn vừa mở ra, Phật liền nêu ra một thí dụ, có người nói xấu hủy báng hai vị tỳ kheo. Hai vị xuất gia này là pháp sư giảng Kinh nói pháp. Có người muốn phá hoại pháp hội đạo tràng này, nên nói xấu hai vị tỳ kheo này là phá giới, không có đức hạnh, khiến cho người nghe bị mất đi tín tâm đối với hai vị pháp sư này. Người tạo tội nghiệp này đọa địa ngục một ngàn tám trăm vạn năm. Một ngàn tám trăm vạn năm là niên số của nhân gian chúng ta, họ nhận chịu ở trong địa ngục, đó thật là vô lượng kiếp. Địa ngục thật là quá khổ, qua ngày như năm. Qua sau một ngàn tám trăm vạn năm, họ còn phải chịu dư báo, đó chính là đọa ngạ quỷ, súc sanh. Đến nhân gian họ còn phải chịu ác báo. Dư báo báo tận thì mới có lại được thân người, lại gặp được Phật pháp. Thời kiếp này thật quá dài, bốn vị Phật qua đi, Phật nói, sự việc này xảy ra là vào thời đại của Phật Câu Lưu Tôn. Như vậy mới biết được, tạo khẩu nghiệp thật là đáng sợ, vì sao vậy? Bạn làm mất đi cơ duyên nghe pháp của người khác, làm cho một người ở ngay trong một đời có cơ hội được độ bị phá đi, tội nghiệp này của bạn rất nặng, cho nên cảm chịu khổ báo thời gian dài đến như vậy. Thế nhưng sau khi tội báo hết rồi, tất nhiên trong A Lại Da thức của họ còn có chủng tử của Phật, cho nên sau khi chịu xong quả báo (thời gian này thì thật là quá dài, dùng kiếp để tính), còn dựa vào hạt giống Kim Cang này tu hành chứng quả, vãng sanh bất thoái thành Phật. Không một ai mà không được độ. Người tạo tác tội nghiệp, chúng ta phải nên biết, chỉ là họ còn có một đoạn khổ nạn phải chịu, nhận xong đoạn khổ nạn này thì vẫn là bằng hữu ở Hải Hội Liên Trì của Tây Phương, vẫn là phải gặp mặt, thế nhưng đoạn khổ nạn này họ không cách gì tránh khỏi. Các vị đồng tu! Các vị tường tận những đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật thì phải nên cảnh giác. Thiện nhất định phải tu, ác thì nhất định không được làm, thà bỏ thân mạng ta cũng không làm ác. Sinh mạng không đáng tiếc. Thiện căn, phước đức, nhân duyên là quan trọng, nhất định phải giữ lấy.

Bồ Tát Phổ Hiền nói pháp cúng dường, pháp cúng dường cũng rất là rộng lớn, ở trong phẩm Hạnh Nguyện nói cho chúng ta nghe bảy đại cương. Bồ Tát đại từ đại bi, đều là muốn chúng ta phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày biết được bắt đầu học từ đâu.

Nam Mô A DI Đà Phật! Trích Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10, năm 1998, tập 6- HT. Tịnh Không chủ giảng

– [Khai Thị]: Đọc Kinh To Rõ Để Chúng Sanh Vô Hình Được Nghe.

– [Khai Thị]: Đây Là Lời Chúc Phúc Rất Viên Mãn, Rất Hoan Hỷ, Chúng Ta Vừa Gặp Mặt Thì Câu Đầu Tiên Liền Nói A Di Đà Phật.

– [Khai Thị]: Mỗi Tối Trước Khi Ngủ Nên Quán Tưởng.

– [Thư Đáp]: Tổ Sư Ấn Quang Trả Lời Thư, Gửi Đến Pháp Sư Đế Nhàn.

– [Vấn Đáp]: Có Nên Hiến Những Bộ Phận Trong Thân Thể Cho Người Khác Hay Không?

– [Khai Thị]: Phật Bồ Tát Vẫn Luôn Âm Thầm Dấn Thân Vào Công Tác Giáo Dục Để Giáo Hóa Chúng Sanh. Giáo Dục Phật Đà Là Nền Giáo Dục Chí Thiện Viên Mãn.

– [Khai Thị]: Cầu Sanh Tây Phương Cực Lạc Còn Dễ Hơn Cầu Đời Sau Lại Được Làm Người.

– [Khai Thị]: Hòa Thượng Tịnh Không Nói Về Đại Cư Sỹ Lý Bỉnh Nam

– [Khai Thị]: Chúng Ta Niệm Phật Không Đạt Công Phu Thành Phiến Vì Thích Nói Chuyện Xả Giao Nói Chuyện Quá Nhiều.

– [Vấn Đáp]: Quên Chuyện Người Khác Mắc Lỗi Đi Thì Bạn Sẽ Có Công Đức Vô Lượng, Sẽ Đạt Được Tâm Thanh Tịnh.

– [Khai Thị]: Ở Thế Giới Ta Bà Tu Hành 1 Ngày Bằng Vởi Ở Thế Giới Cực Lạc Tu Hành 100 Năm.

– [Khai Thị]: Phương Pháp Có Thể Giúp Ta Đảm Bảo Tuổi Già Được Bình An Và Ra Đi Trong Chánh Niệm.

Cúng Dường Tam Bảo Là Gì? Ý Nghĩa Của Việc Công Đức, Cúng Dường

Cúng dường, chắc hẳn nghe đến nghi lễ này các bạn sẽ vô cùng thắc mắc. Nhưng nếu là những người theo đạo phật, nghi lễ cúng dường vô cùng quen thuộc. Đây là một trong những nghi lễ hàng ngày đối với những người theo phật giáo. Nếu ai đang muốn tìm hiểu về nghi lễ cúng dường thì không nên bỏ qua bài viết này của chúng tôi. Bài viết này sẽ cung cấp rất nhiều những thông tin hữu ích về nghi lễ cúng dường.

Cúng dường là cách nói trang trọng biểu thị ý nghĩa là sự chăm sóc, nuôi dưỡng làm cho sự vật, sự việc được tồn tại và phát triển.

Cúng dường có rất nhiều loại, mỗi một loại sẽ mang một ý nghĩa khác nhau: cúng dường chư tăng (cúng dường trai tăng), cúng dường tượng phật, cúng dường trường hạ, cúng dường hoa, cúng dường ba la mật, cúng dường xây chùa, cúng dường nước, cúng dường đèn, cúng dường đúc chuông, cúng dường gạo cho chùa, cúng dường mandala, cúng dường trai phạn….

Tất cả các loại cúng này thường được gọi chung là cúng dường Tam Bảo.

Mục đích chính của nghi lễ cúng dường chính là bảo tồn và phát triển giáo hóa cho chúng sanh. Cùng với đó là góp phần xây dựng và phát triển chùa tránh bị mai một và những sự quấy phá.

Cúng dường Tam Bảo hay còn gọi là Ba Báu. Ba Báu theo đạo phật mang ý nghĩa là Phật – Pháp – Tăng. Đây là 3 vật vô cùng quý báu trong đạo phật, còn quý hơn cả vàng bạc châu báu.

Cúng dường Tam Bảo bao gồm 3 loại cúng chính và quan trọng nhất:

Việc cúng dường Tam Bảo là một trong những hành động tỏ lòng biết ơn đến đạo Phật.

Nhờ có đạo phật đã tìm ra được con đường thoát khỏi bể khổ, thoát khỏi những bon chen, lòng đố kỵ của con người.

Nhờ có đạo phật mới có những giáo lý, pháp lý giúp con người ta nhận ra những chân lý của cuộc đời.

Cúng Tăng thì mang ý nghĩa bảo tồn chùa và ngôi điện tam bảo luôn trường tồn với thời gian.

Nói chung, việc cúng dường hàng ngày như là một sự biết ơn thành kính đối với đạo phật. Cùng với đó là tích góp công đức cho chính bản thân và trong công cuộc xây dựng và phát triển chùa.

Để cúng dường Phật Bảo đúng, điều đầu tiên chính là việc lựa chọn đồ cúng. Những món cúng lên Phật Bảo không nên làm linh đình để tránh gây hoang phí.

Điểm lưu ý lớn nhất là cúng dường Phật Bảo phải cúng đồ chay.

Những món đồ cần chuẩn bị cúng dường Phật Bảo: nhang, đèn, 1 bình hoa tươi, đĩa trái cây, chén nước, có thể thêm một chén cơm trắng.

Tuy nhiên, việc cúng dường Phật Bảo không chỉ nằm ở việc sắp mâm lễ mà còn nên làm thêm 5 nguyên tắc dưới đây:

Giới hương: khi làm cúng dường phải giữ cho tâm mình được thanh tịnh.

Định hương: tập cho tâm của mình được tinh, không được xao động mất tập trung trước một sự vật, sự việc nào đó.

Huệ hương: phải học tập giáo pháp của phật giáo, từ đó chiêm nghiệm ra ý nghĩa của những giáo lý.

Giải thoát hương: trong lòng không được thù hận, không được tạo nghiệp…

Giải thoát tri kiến hương: coi mọi vật như là hư vô, dù cho gặp phải những điều xấu hay tốt cũng không oán trách điều gì.

Muốn được cúng dường Pháp Bảo, điều đầu tiên đối với một tăng ni – phật tử là phải học và nghiên cứu những giáo pháp của Đức Phật.

Từ đó, chiêm nghiệm và hiểu được sự cao quý trong giáo pháp của Phật giáo.

Đối với những tăng ni, phật tử có học thức cao thì nên thuyết giảng giáo pháp Phật giáo cho nhiều người biết và hiểu rõ hơn về đạo phật.

Cũng có thể sáng tác, đưa ra những lý luận, biên dịch sách phật giáo từ những ngôn ngữ nước ngoài về tiếng Việt. Từ đó phát triển phật giáo hơn tại Việt Nam.

Nghi lễ cúng dường

Cúng dường Tăng Bảo hay còn gọi là cúng dường Chư Tăng (hay là cúng dường Trai Tăng).

Chư Tăng được hiểu là những người thay thế cho đức phật truyền giáo pháp đến cho tất cả chúng ta.

Chính vì vậy, việc chúng ta nuôi dưỡng Tăng Bảo cũng có nghĩa là nuôi dưỡng Đức Phật.

Khi cúng dường Chư Tăng cũng phải vô cùng thành kính, trân trọng và không được có sự phân biệt giữa các Chư Tăng ở các chùa.

Việc chọn lễ vật cúng dường Chư Tăng không được chọn theo sở thích riêng của từng vị mà phải chọn theo nguyên tắc, để tránh việc cúng không đúng so với Chánh pháp.

Dưới đây là 3 lưu ý vô cùng quan trọng, tuyệt đối không được quên khi thực hiện cúng dường:

Người nhận cũng như nơi nhận cúng dường phải thật thanh tịnh, cúng dường chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết.

Vật phẩm để cúng dường phải thật thanh tịnh, tránh đồ mặn và lãng phí.

Người thực hiện cúng dường trong tâm phải thật thanh tịnh.

Cúng Dường Cha Mẹ Là Cúng Dường Phật

Bông hồng màu đỏ trong mùa báo hiếu, đó là sự nhắc nhở mọi người rằng hạnh phúc cho chúng ta khi còn có cha và mẹ để được phụng sự, cha mẹ là ruộng phước điền lớn nhất để chúng ta gieo mầm phúc đức. Đức Phật dạy rằng: “Gặp thời không có Phật xuất thế thì cúng dường cha mẹ giống như cúng dường Phật vậy.” Cha mẹ chúng ta còn sống thì chính là Phật đang ở tại nhà mình, do vậy phải hết lòng cung kính phụng dưỡng.

Bông hồng màu trắng nhắc đến những ai đã mất mẹ, đó là điều đáng buồn, nhưng không hẳn là chúng ta không còn có phương thức nào để báo hiếu. Vì theo quan điểm đạo Phật, sống không phải là bắt đầu, chết không phải là chấm dứt tất cả. Nếu chúng ta có lòng hiếu thảo, có đời sống đạo đức thì vẫn thực hiện trọn vẹn trách nhiệm của người con đối với các bậc cha mẹ. Đối với cha mẹ qua đời thì hãy phát tâm tu tạo phước đức, làm các điều lành để hồi hướng siêu độ cho cha mẹ được sanh về cảnh an lạc.

Báo Hiếu là lý tưởng của Bồ Tát Đạo, khi chúng ta học kinh Vu Lan Bồn, Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu và Kinh Địa Tạng thì thấy rõ được phương pháp báo hiếu đúng theo tinh thần Phật dạy. Trong kinh ấy, chúng ta nhận thức rõ được ý nghĩa của nhân quả chi phối đời sống con người. Nếu như sống với tâm ô nhiễm thì chắc chắn chiêu cảm đời sống khổ đau trong ác đạo, nếu sống với tâm thanh tịnh, biết phụng sự Tam Bảo thì được cảnh sống an lạc trong hiện tại và tương lai.

Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, giáo lý nhân quả thuyết minh hiện trạng đời sống nhân sanh và mọi diễn biến vũ trụ vạn vật. Ở trong Kinh Vu Lan Bồn nhắc đến Bà Thanh Đề, mẹ của Ngài Mục Kiền Liên, do hiện kiếp tham lam và bỏn xẻn nên sau khi chết đọa lạc vào cảnh giới ngạ quỷ.

Trong Kinh Địa Tạng có hai hình ảnh nổi bật đó là mẹ của Thánh Nữ Bà La Môn vì tội hủy báng Tam Bảo mà đọa lạc vào địa ngục; mẹ của Quang Mục Bồ Tát do hiền kiếp sát sanh hại vật không tin nhân quả, sau khi chết cũng bị đọa vào địa ngục thọ khổ báo. Kinh Địa Tạng cũng được xem là kinh báo hiếu trong Phật môn “Phật môn chi hiếu kinh”, nhấn mạnh phương pháp báo hiếu mà còn thuyết minh ý nghĩa tính chất nhân quả trong hai lĩnh vực thiện ác của chúng sanh. Nhận thức đúng đắn nguyên lý nhân quả mới có thái độ báo hiếu thiết thực nhất.

Người học Phật chân chính, sống đúng theo pháp Phật, một lòng sắt son phụng sự Tam Bảo, thì người đó mới hiểu rõ ý nghĩa báo hiếu. Muốn có công đức báo ân cha mẹ là phải phát Bồ Đề Tâm. Đó là cái tâm rộng lớn hướng đến lý tưởng làm Phật mà thực hiện hạnh nguyện cứu giúp và dìu dắt chúng sanh cùng tu đạo giải thoát.

Phương pháp cứu tội nhân trong địa ngục, theo Kinh Vu Lan chép rằng mẹ Ngài Mục Kiền Liên, bà Thanh Đề bị đọa trong địa ngục, Mục Kiền Liên dù là tu chứng lục thông, thần thông đệ nhất cũng không có phương cách gì cứu mẹ. Đức Phật dạy Ngài Mục Kiền Liên phát tâm rộng lớn hiến cúng dường phẩm vật lên Đức Phật và Hiền Thánh Tăng, nhờ phước đức và oai lực đó mà bà Thanh Đề được sanh về cõi an lành.

Trong Kinh Địa Tạng, Thánh Nữ Bà La Môn phát tâm cúng dường Tam Bảo, nhất tâm niệm đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại, nhờ công đức đó mà cứu mẹ thoát khỏi cảnh địa ngục khổ đau. Thánh nữ đã phát nguyện: “Nguyện cùng tận thì gian vị lai, có bao kẻ tội khổ, con xin tìm đủ cách mà làm cho họ giải thoát”.

Cũng tương tự như thế, Ngài Quang Mục phát tâm cúng dường chùa tháp, nhất tâm niệm Phật, nhờ công đức đó mà cứu mẹ thoát khỏi địa ngục. Từ đó Quang Mục phát tâm rộng lớn cứu độ chúng sanh đang khổ đau thoát khỏi cảnh đau khổ. Thánh Nữ Bà La Môn và Quang Mục Bồ Tát đều là tiền thân của Ngài Địa Tạng hành Bồ Tát Đạo.

Do vậy muốn có năng lực cứu độ chúng sanh trong địa ngục, điều căn bản là phải phát lòng từ bi rộng lớn với tâm bình đẳng mới chuyển hóa nghiệp thức người đã mất. Lòng từ bi là ý nghĩa căn bản của Bồ Đề Tâm, của nguyện lực hạnh Bồ Tát Đạo, là nhân tố cứu khổ ban vui cho mọi loài chúng sanh và thành tựu giác ngộ viên mãn.

Đức Phật dạy rằng: “Dù tại gia hay xuất gia, dù Thanh văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ, vì tâm hiếu là tâm Phật”. Báo hiếu là điều kiện cốt lõi của đạo lý giải thoát. Trong Kinh Nguyên Thủy hay Kinh Đại Thừa, Đức Phật nhấn mạnh rằng biết hiếu thảo với cha mẹ là tạo được vô lượng phước đức.

Ở trong Kinh Địa Tạng nhấn mạnh rằng, bất hiếu với cha mẹ là đọa địa ngục A Tỳ, ai hiếu kính cha mẹ sẽ được phước đức thù thắng. Ở trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đức Phật nhấn mạnh rằng người nào phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh nhất định phải tu tam phước, hiếu thuận với cha mẹ là điều phước thứ nhất trong ba phước giúp cho người thành tựu nguyện lực vãng sanh.

Chúng ta hãy noi gương của Đức Phật, sau khi thành đạo lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho thánh mẫu Ma Gia, về hoàng cung thuyết pháp cho vua cha là vua Tịnh Phạn trước lúc lâm chung. Ngài Xá Lợi Phất là đệ nhất trí tuệ trong hàng đệ tử Phật, một cuộc đời theo Phật xuất gia đến năm ngài 80 tuổi, trước khi ngài nhập diệt, từ giã cõi đời giả tạm này, đã đảnh lễ xin Phật về nhà thuyết pháp độ mẹ già 100 tuổi rồi mới nhập Niết Bàn.

Ngài Địa Tạng báo hiếu cho mẹ là phát nguyện cứu độ chúng sanh bị đọa lạc trong khắp chốn địa ngục khổ đau qua vô số kiếp. Học Phật tức là học phát tâm như tâm của Phật và Bồ tát, học báo hiếu cha mẹ như các Ngài đã báo hiếu. Năng lực báo hiếu của chúng ta có ý nghĩa thiết thực hay không thì trước hết mỗi người nên tự hỏi mình đã phát tâm Bồ đề hay chưa? Đây là vấn đề chúng ta cần lưu ý.

Theo chúng tôi

Cúng Dường Lên Đức Phật Đúng Cách Là Làm Những Gì?

Vào buổi chiều ngày rằm tháng tư, Đức-Thế-Tôn ngự đến khu rừng Sāla tại Kusinārā, nơi nghỉ ngơi của hoàng tộc Malla, Đức-Thế-Tôn truyền bảo Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng: – Này Ānanda! Con nên đặt chiếc giường quay đầu về hướng Bắc, giữa hai cây Sāla (song long thọ). Khi ấy, Đức-Thế-Tôn nằm nghiêng bên phải, đầu quay về hướng Bắc, hai chân duỗi thẳng so le, chân phải duỗi thẳng, chân trái đầu gối hơi co, hai bàn chân đặt không đều nhau, có chánh-niệm trí-tuệ tỉnh-giác, không định trước giờ xả.Cúng dường Đức-Thế-Tôn Hai cây Sāla trổ hoa trái mùa, những đóa hoa rơi xuống kim thân để cúng dường Đức-Thế-Tôn. Các cây hoa trong rừng đều nở rộ, những đóa hoa trời, hương trời, … từ cõi trời rơi xuống như mưa để cúng dường Đức-Thế-Tôn. Những tiếng nhạc trời trỗi lên để cúng dường Đức-Thế-Tôn. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn truyền dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng: – Này Ānanda! Hai cây Sāla trổ hoa trái mùa, những đóa hoa rơi xuống kim thân của Như-Lai, để cúng dường Như-Lai. Các cây hoa trong rừng đều nở rộ, những đóa hoa trời, hương trời từ các cõi trời rơi xuống, những tiếng nhạc trời từ các cõi trời cũng trỗi lên để cúng dường Như-Lai. – Này Ānanda! Sự cúng dường đến Như-Lai bằng phẩm vật như vậy không gọi là cách cúng dường cao thượng. Người nào là tỳ-khưu hoặc tỳ-khưu-ni, hoặc cận-sự- nam, hoặc cận-sự-nữ, là người thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, thực-hành đúng theo pháp-hành bát-chánh-đạo, hành theo chánh-pháp, người ấy được gọi là người có lòng tôn kính, lễ bái, cúng dường Như-Lai bằng cách cúng dường cao thượng. – Này Ānanda! Các con luôn luôn tâm niệm rằng: “Chúng ta là hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, thực-hành đúng theo pháp-hành bát-chánh-đạo, thực-hành theo chánh-pháp.” Sở dĩ, Đức-Phật đề cao sự cúng dường bằng cách thực-hành chánh-pháp là cao thượng hơn sự cúng dường bằng phẩm vật, là vì, chỉ có sự cúng dường bằng thực-hành chánh-pháp mới có thể giữ gìn, duy trì giáo- pháp của Đức-Phật trường tồn trên thế gian. Trích: Tam Bảo – Tỳ Khưu Hộ Pháp