Cúng Dường Đúng Pháp / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Dường, Nhận Cúng Dường Đúng Pháp

Lượt xem: 5730

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.9, TG. 2011, tr.319-323)

Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật – Tập 9

Hỏi: Kính bạch Thầy! Quý vị cư sĩ phật tử cúng dường cho chư Tăng như thế nào là đúng pháp và như thế nào là không đúng pháp?

Chư Tăng khi nhận đồ cúng dường như thế nào đúng pháp và như thế nào là không đúng pháp? Phải làm gì khi thọ nhận sự cúng dường? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Ðáp: Người cư sĩ Phật tử cúng dường đúng chánh pháp là phải chọn một vị tăng giới đức nghiêm chỉnh, phải đầy đủ oai nghi tế hạnh, phải có một đời sống phạm hạnh, phải thiểu dục tri túc giống như Phật và chúng Thánh Tăng ngày xưa thì sự cúng dường ấy mới đúng là chánh pháp.

Khi chọn được một vị tu sĩ như vậy thì phải thành tâm dâng lên cúng dường với một tấm lòng cung kính ngưỡng mộ, mặc dù của ít lòng nhiều, không phải đòi hỏi ở những món ăn cao lương mỹ vị mới có lòng thành, mà chỉ là những món ăn đơn giản như cơm muối, củ khoai và tương chao rau đậu luộc, v.v…

Người cư sĩ phật tử cúng dường không đúng chánh pháp là cúng dường cho những vị tăng phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, sống không đúng oai nghi tế hạnh. Cúng dường cho những vị tăng này là nối giáo cho ngoại đạo diệt Phật giáo. Bởi đức Phật dạy: “Giới luật Ta còn là Ðạo Ta còn, giới luật Ta mất là Ðạo Ta mất”, câu nói này có nghĩa là tu sĩ còn giữ gìn giới hạnh nghiêm chỉnh thì đạo Phật còn, tu sĩ không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì đạo Phật mất.

Lời dạy năm xưa của đức Phật đến giờ này nó còn nguyên giá trị rất lớn, giúp cho chúng ta quan sát đạo Phật còn hay mất. Theo lời dạy này, đạo Phật không còn nữa. Từ khi đức Phật và chúng Thánh Tăng đã viên tịch hết thì không còn ai giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh nữa, nên đạo Phật đã mai một từ đó. Hiện giờ, quý vị cư sĩ phật tử muốn cúng dường đúng chánh pháp thì phải chọn những vị tăng xứng đáng, giới luật nghiêm trì không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào thì mới cúng dường, còn ngược lại thì quý vị không nên cúng dường cho những vị tăng phạm giới, phá giới, vì cúng dường như vậy là gián tiếp quý vị diệt Phật giáo, “Phật giáo còn là giới luật còn, Phật giáo mất là giới luật mất”. Các vị tăng phạm giới, phá giới là những vị Tăng đang diệt Phật giáo, đang giết chết Phật giáo. Quý vị cư sĩ hãy cảnh giác những vị tăng này, họ là những Ma Vương đội lốt tu sĩ Phật giáo để diệt Phật giáo.

Còn quý vị tăng tu hành chân chánh khi nhận sự cúng dường đúng chánh pháp thì không được nhận tiền, bạc, vàng, châu báu, y áo vải hàng tốt đẹp mà phải bằng vải hàng thô xấu, cách thức ăn mặc của một vị tăng chân chánh thì không được ăn mặc sang đẹp, vì ăn mặc sang đẹp là chưa nhàm chán thế gian, chưa nhàm chán thế gian là lòng tham muốn còn đầy đủ tham muốn. Tâm tham muốn còn đầy đủ là người thế gian chứ không phải là người tu, tâm chưa phải là người tu thì không nên nhận sự cúng dường, nhận sự cúng dường như vậy thì không đúng chánh pháp. Cho nên, những tu sĩ ăn mặc sang đẹp, ở trong chùa to Phật lớn, xe cộ đủ loại, tiền bạc cất giữ mà nhận của cúng dường thì không đúng chánh pháp.

Một vị tăng phải giữ gìn giới luật nghiêm túc, đời sống phải ba y một bát, thiểu dục tri túc, luôn luôn sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, mới xứng đáng nhận của cúng dường. Nhận sự cúng dường như vậy mới đúng chánh pháp. Một vị tăng chân chánh khi xứng đáng nhận đồ cúng dường là phải tu tập những pháp môn rất nghiêm chỉnh như sau:

1/ Thứ nhất phải sống một đời sống phạm hạnh thì mới xứng đáng thọ nhận của cúng dường, bằng ngược lại thì mang nợ đàn na thí chủ.

2/ Thứ hai là phải sống một đời sống giới luật nghiêm chỉnh, thấy các lỗi nhỏ nhặt sợ hãi, mới xứng đáng thọ nhận của cúng dường, bằng ngược lại thì mang nợ đàn na thí chủ.

3/ Thứ ba là phải nhập cho được Bất Ðộng Tâm Ðịnh. Bất Ðộng Tâm Ðịnh tươngđương với Sơ Thiền. Người nhậpđược Bất Ðộng Tâm là người ly dục ly ác pháp, người ấy mới xứng đáng nhận của cúng dường, nếu tâm chưa ly dục ly ác pháp thì chưa xứng đáng nhận của cúng dường.

4/ Thứ tư là phải siêng năng chuyên cần tu tập Tứ Chánh Cần tức là ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, nếu một vị tăng mà không tu pháp môn này thì không xứng đáng nhận của cúng dường.

5/ Thứ năm là phải siêng năng tu tập Tứ Niệm Xứ để đẩy lui các chướng ngại pháp tức là khắc phục tâm tham ưu của mình thì mới xứng đáng thọ nhận sự cúng dường.

6/ Thứ sáu là phải siêng năng tu tập Tứ Bất Hoại Tịnh, tức là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới thì mới xứng đáng thọ nhận sự cúng dường.

7/ Thứ bảy là phải siêng năng phòng hộ giữ gìn các căn không cho dính mắc các trần tức là tu tập ngũ căn thì mới xứng đáng thọ nhận sự cúng dường.

***

Phật Giáo: Cúng Dường Đúng Chánh Pháp

Hỏi: Kính bạch Thầy! Từ khi đọc bài của Thầy dạy rằng: “cúng dường một đồng cho các thầy tu phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, dùng miệng lưỡi lý luận mơ hồ trừu tượng gây mê tín và thần thông, bùa chú lừa đảo người còn nhẹ tội hơn là một người cúng dường một tỷ đồng”. Nhất là nhớ đến đạo đức nhân quả thì chị Nghiêm không dám cúng dường hàng tháng cho các tu viện nữa. Trước đó anh chị có hứa hằng tháng bảo trợ cho các tăng ni Tây Tạng tu học. Bây giờ chị ấy ngưng vì sợ tạo thêm tội. Anh em chúng con có người cho rằng: “các tu sĩ Tây Tạng đâu có lỗi gì. Họ chẳng may tu phải một pháp môn không phải của đức Phật. HT Thanh Từ bảo rằng cúng dường cho người tu là gieo duyên, cho họ mắc nợ mình để kiếp sau còn gặp nhau để họ dạy dỗ, nhắc nhở mình tu hành. Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con.

Đáp: Những người dùng tôn giáo và tà pháp dạy những điều mê tín, phi đạo đức, tạo ra những điều kỳ lạ quyến rũ những người nhẹ dạ để đem tiền bạc hoặc thực phẩm cúng dường cho những người đó ăn không ngồi rồi mà chẳng làm ích lợi gì cho ai cả. Khi đã học xong họ lại còn đem những sở học tà giáo ngoại đạo ra phổ biến rộng khắp dạy mọi người làm những điều mơ hồ, trừu tượng không chân chánh “Tiền mất tật mang”, không có nghĩa lý và đạo đức gì cho cuộc sống làm người.

Chúng ta đã biết pháp của họ là những pháp mê tín, trừu tượng, ảo giác, lừa đảo lường gạt thiên hạ mà cứ đem tiền bạc cúng dường cho những người đó ăn thì chúng ta tự xét lại mình có phải mình là người khờ dại hay là người thông minh? Cúng dường như vậy có được phước báo gì? Đức Phật dạy: “cúng dường không đúng chánh pháp như đem hạt giống tốt gieo trên đất chai xấu, chẳng có phước báo mà còn tổn phước”. Tại sao vậy? Vì giúp người làm ác.

Cúng dường gieo duyên như Hòa Thượng Thanh Từ bảo là cúng dường đúng chánh pháp, nhờ cúng dường đúng chánh pháp mà chúng ta gặp được chánh pháp, còn cúng dường cho tà pháp thì đời đời sẽ gặp tà pháp, mà gặp tà pháp thì làm sao chúng ta sống có đạo đức làm người làm Thánh và làm sao tu hành được giải thoát sanh tử luân hồi thì kiếp kiếp đời đời chúng ta sẽ thọ khổ vô lượng vô biên biết chừng nào cho chấm dứt.

Vả lại, cúng dường cho những người tu theo tà pháp mê tín phi đạo đức, là nối giáo cho kẻ khác diệt nền đạo đức của Phật giáo. Bằng chứng là quý phật tử từ xưa đến giờ đã bị kinh sách phát triển dẫn dắt mà quý vị không biết nên cúng dường, do đó chúng duy trì và phát triển, nên diệt sạch Phật giáo, khiến cho loài người 25 thế kỷ nay đã đánh mất nền đạo đức nhân bản – nhân quả làm người tuyệt vời. Bây giờ khắp trên thế giới con người sống bất an thường xâu xé chà đạp lên nhau vì cuộc sống, cho nên chiến tranh thế giới không lúc nào yên, lần lượt con người sẽ thoái hóa trở thành những loài thú dữ và còn tệ hơn là trở thành ác quỷ. Bởi vậy cúng đường không đúng chánh pháp tức là cúng dường cho tà pháp, cúng dường tà pháp là quý vị có tội, tội là vì xã hội con người không có đạo đức nên cuộc sống bất an, cuộc sống bất an thì quý vị cũng đang sống trong cảnh bất an đó.

Quý vị cứ suy ngẫm lại xem, từ lâu con người không theo tôn giáo này thì lại theo tôn giáo khác, không theo triết học này thì cũng theo triết lý khác, các tôn giáo dạy người cầu khẩn cúng tế cầu cho quốc thái dân an, thế giới hoà bình bằng cách này hoặc bằng cách khác, nhưng chúng ta có thấy quốc thái dân an bao giờ chưa? Có thấy thế giới hòa bình không chiến tranh chưa? Hay phải muốn quốc thái dân an thì phải bằng sức lực của con người và thế giới muốn có hòa bình thì cũng phải bằng sức lực của con người chứ không có một đấng siêu hình nào của các tôn giáo mà đem lại sự hòa bình cho loài người được. Do đó, bằng những hình thức cầu khẩn, cúng tế lạy cầu hoặc tam bộ nhất bái để cầu quốc thái dân an và hòa bình thế giới thì đó là một kiểu lừa đảo lường gạt thiên hạ. Vậy mà chúng ta đem tiền của cúng dường cho những hạng người này là làm một việc làm phi đạo đức, nghĩa là không có phước báo mà còn có tội đối với loài người, nhờ chúng ta cúng dường mà những người lừa đảo mới tiếp tục sống lừa đảo, còn nếu chúng ta không cúng dường thì chúng không thể sống lừa đảo được buộc chúng phải sống lương thiện làm bằng mồ hôi nước mắt của mình làm ra để mà sống như chúng ta vậy.

Ví dụ: Mọi người đều biết pháp môn của kinh sách phát triển là pháp môn lừa đảo thì không ai còn cúng dường thì mấy ông thầy của kinh sách phát triển không còn nói láo được nữa và nhờ đó các ông sống trở lại đời sống lương thiện đời sống không làm khổ mình, khổ người.

Đức Phật dạy: “Cúng dường đúng chánh pháp, là cúng dường cho cá nhân thanh tịnh và tập thể thanh tịnh”. Cá nhân thanh tịnh và tập thể thanh tịnh như thế nào?

Cá nhân thanh tịnh và tập thể thanh tịnh là cá nhân và tập thể phải sống đúng giới luật. Người sống đúng giới luật có nói láo không? Quý phật tử hãy nhìn lại quý thầy của kinh sách phát triển và các Thiền Sư Trung Hoa có sống đúng giới luật chưa? Có nhập định làm chủ sự sống chết được chưa? Có hết tham sân, si chưa? Nếu chưa sống đúng giới luật, chưa làm chủ sự sống chết, chưa hết tham, sân, si thì quý Thầy đó thuyết giảng dạy người khác tu là nói sai, có đúng không? Mình tu chưa được mà dạy người khác tu là những người đó có xạo không? Mà người xạo, người nói láo thì có nên cúng dường không?

Vì thế cúng dường cho người lừa đảo, người nói láo là mình có tội thêm và tội rất lớn, do thế cúng dường một đồng ít tội hơn người cúng một tỷ đồng là vậy.

Hòa Thượng Thanh Từ bảo rằng: “Cúng dường cho những người tu chân chánh là gieo duyên, cho họ mắc nợ mình để kiếp sau còn gặp nhau để họ dạy dỗ, nhắc nhở mình tu hành”. Lời dạy này của Hòa Thượng rất đúng, đúng là đúng với chánh Pháp của đức Phật, vì pháp của đức Phật là đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người, còn như chúng ta đã biết Thiền, Mật, Tịnh là tà pháp ngoại đạo thường dạy người mê tín, phi đạo đức, phi nhân quả và có những điều dạy rất mơ hồ, trừu tượng chỉ hiểu bằng tưởng tri. Nếu chúng ta thường đem tứ sự cúng dường cho những bậc thầy này để họ mắc nợ chúng ta, để kiếp sau còn gặp nhau để họ dạy dỗ nhắc nhở mình tu hành những điều mê tín, phi đạo đức, thì chúng ta có nên cúng dường gieo duyên với những người này hay không? Gieo duyên với họ đã tốn tiền của và công sức, nhưng cuối cùng được những gì? Hãy nhìn các bậc Thầy Tổ của chúng ta họ giải thoát được những gì hay chỉ lừa đảo chúng ta mà thôi.

Tóm lại, quý phật tử phải sáng suốt trong lúc cúng dường hay bố thí, phải chọn cho đúng đối tượng, bậc tu hành giới luật phải nghiêm túc và người được bố thí thật sự phải trong cảnh khổ.

Ý Nghĩa Dâng Y Kathina Và Cúng Dường Đúng Chính Pháp

Ý nghĩa dâng Y Kathina và cúng dường đúng Chính pháp

(PGVN) Để biết rõ hơn về ý nghĩa Đại lễ dâng Y Kathina – cây như ý – đặt bát hội đúng chính pháp, Hòa thượng Thích Thiện Nhân (trụ trì Xá Lợi Phật Đài, Q.9, chúng tôi giải đáp các thắc mắc trên. HSG: Kính bạch Hòa thượng, xin Hòa thượng cho chúng con biết rõ về ý nghĩa Đại lễ dâng Y Kathina?

Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Lễ dâng Y Kathina là nghi thức cúng dường y theo truyền thống của Phật giáo Nam tông, Phật giáo Bắc tông gọi là lễ dâng pháp y. Kathina có ý nghĩa là VỮNG CHẮC – nghĩa là sự cúng dường y chắc chắn có năm qủa báo, ngoài ra lễ dâng y kathina còn được gọi là sự bố thí hợp thời (sự bố thí có thời hạn). Sau khi chư tăng An cư kiết hạ được tròn đủ (không bị đứt Hạ) thì vị Tỳ kheo đó được phép thọ nhận y kathina do phật tử cúng dường.

Y kathina chỉ cúng dường trong thời gian một tháng từ khi chư tăng An cư kiết hạ viên mãn (theo quy định từ ngày 16/09 ÂL – 15/10 ÂL), trong thời gian một tháng nếu phật tử cúng dường y đến một ngôi chùa nào mà có chư tăng An cư kiết hạ, thì chư tăng chỉ được phép nhận y kathina một lần duy nhất, chư tăng không được nhận dâng y kathina lần thứ hai trong một năm và lễ dâng y kathina chỉ diễn ra trong thời gian một ngày.

Theo truyền thống Phật còn tại thế, mỗi khi có hữu sự gì bạch hỏi đức Phật thì chư Thiên và loài người đều đi quanh Phật ba vòng, vai hữu hướng về đức Phật sau đó mới bạch hỏi, cho nên tại các buổi lễ dâng y kathina có nghi thức nhiễu Phật ba vòng quanh chính điện.

Tuyên ngôn là lời tuyên bố về nguyên nhân phát sinh lễ dâng y kathina, như đã nói: Lễ dâng Y Kathina là sự bố thí đặc biệt (đặc biệt thí), nên khi cúng dường y và thọ y kathina thì phải tuyên bố cho chư tăng rõ về nguyên nhân phát sinh nên gọi là tuyên ngôn thí.

HSG: Xin hòa thượng cho biết rõ về y phấn tảo?

Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Thời Phật còn tại thế, y phấn tảo được hình thành từ việc thu nhặt vải quấn từ thi thể người chết, theo truyền thống Ấn Độ xưa khi có người chết thì đem đi lâm táng hoặc điểu táng. Thi thể được vứt bỏ trong rừng hoặc nơi mộ địa, chim qụa thấy thi thể người chết liền bay đến rỉa thịt để ăn, cho nên vải quấn thi thể rách ra từng miếng. Vì vậy đệ tử Phật phải ghép các mảnh vải và khâu lại thành y hoàn chỉnh, cho nên gọi là y phấn tảo, khi người nam muốn thọ Tỳ khưu giới đức Phật hỏi có y chưa? Nếu chưa có y thì người nam đó đi đến các nghĩa trang thu nhặt vải để may y mặc. Có lần Đề Bà Đạt Đa xin Phật ban hành điều luật: “các thầy Tỳ kheo, phải mặc y bằng cách nhặt vải quấn tử thi” – nhưng đức Phật không bắt buộc chư tăng phải mặc y phấn tảo suốt đời – Đức Phật chỉ dạy vị Tỳ khưu nào có ý nguyện mặc y phấn tảo thì được phép, hoặc thọ phật tử cúng dường y thì các thầy Tỳ kheo cũng được phép nhận.

Nghi thức cúng dường dâng Y Kathina HSG: Thưa Hòa thượng, sắc màu y có ý nghĩa tượng trưng cho điều gì?

Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Y của chư tăng có màu vàng của chiếc lá sắp lìa cành, tượng trưng sự vứt bỏ, giải thoát các vướng mắc, trói buộc. Tùy theo quốc độ – chư tăng Phật giáo Nam tông Khmer y mặc y màu cam, Thái Lan mặc y màu vàng, Srilanka mặc y màu trắng, còn màu y của Phật giáo Nam tông Kinh chưa có sự đồng bộ.

HSG: Hình ảnh để tiền vào bình bát tại các lễ đặt bát hội? Cây như ý có những tờ tiền gây phản cảm? Vậy đâu là cúng dường đúng chính pháp thưa Hòa thượng?

Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Gần đây, các chùa Phật giáo Nam tông có tổ chức lễ đặt bát hội – truyền thống của Phật giáo Nam tông(Tam Y Qủa Bát) là hạnh khất thực cao qúy cũng như phương tiện sinh sống của người xuất gia, mỗi ngày vị tăng mang bình bát đi đến từng nhà (không có sự gợi ý, xin hỏi) khất thực do phật tử phát tâm cúng dường đồ ăn thức uống, thời gian đi khất thực từ sáng cho đến giờ ngọ (11h00 – 13h00). Thời gian qua có nhiều thông tin phản ánh về nạn giả sư đi khất thực không đúng với chính pháp (nhận tiền, đi khất thực không đúng giờ) đã khiến dư luận hoang mang và nhiều người chê trách, vì vậy Sư mong mọi người nên cảnh giác!

Bình bát là vật dụng để thọ nhận đồ cúng dường của đàn na tín thí, theo Giới luật nhà Phật khi chư tăng đi khất thực không được nhận hiện kim (tiền bạc), cho nên Sư mong các vị trụ trì khi tổ chức lễ đặt bát hội nên giữ gìn truyền thống tốt đẹp, vì làm được như vậy sẽ góp phần “Duy trì Luật tạng được bền vững, tạo niềm tin cho người phật tử tại gia, nơi gieo trồng Tam Bảo hạt giống lành vào ruộng phước”.

Khi cúng dường tứ sự đến chư tăng trong các ngày lễ, thỉnh thoảng phật tử có dán những tờ tiền lên nhánh cây để cúng dường (gọi là cây như ý?) gây nên những sự chú ý cho các phần tử có tâm xấu, gọi lòng tham nơi họ…, đồng thời tạo nên mặc cảm cho người cúng dường khi so sánh giá trị tiền cúng dường của mình và người khác. Bố thí là để diệt tham vì vậy trong ý niệm và hành động bố thí cúng dường, phật tử nên khéo léo vận dụng trí tuệ, nếu không khéo léo tác ý thì vô tình làm tăng trưởng lòng tham (mong cầu vật chất). Chủ trương của đạo Phật là Vô Ngã (không có gì là của ta), nên hành động cúng dường cũng phải phát xuất từ tâm vô ngã khi bố thí cúng dường không phải để mong cầu lợi danh khen ngợi mà tâm phải hướng đến ly tham, đoạn diệt, giác ngộ, niết bàn.

HSG: Tín tâm đặt sẵn lịch dâng y kathina trong thời gian dài góp phần hữu ích gì cho phật tử?

Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Phật giáo Nam tông tại Việt Nam, mỗi năm dâng y kathina diễn ra theo lịch dâng y mà mỗi chùa tổ chức theo ngày đã chọn sẵn, vì vậy phật tử muốn cúng dường y kathina phải theo lịch đã được đăng ký. Tại chùa Bạc Nám – Thái lan, phật tử muốn cúng dường y kathina phải đăng ký trước cả trăm năm thì con cháu mình làm, chứ mình không có cơ hội. Tuy có chờ lâu, nhưng thời gian chờ đợi sẽ giúp cho thí chủ tạo cho mình sự hoan hỷ khi nhớ đến ngày làm phước.

HSG: Xin Hòa thượng có vài lời chia sẻ đến tứ chúng khi tham dự Đại lễ dâng Y Kathina?

Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Trong vai trò gìn giữ và truyền bá chính pháp, tôi luôn mong mỗi người trong chúng ta (Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, thiện nam, tín nữ) là một tấm gương để cùng soi sáng cho hành động của mình được đúng đắn. Nên ý muốn và những gì tôi nói nếu có gì phật lòng, mong qúy vị thông cảm và bỏ qua cho, tôi tin tưởng nếu mỗi người trong chúng ta chịu nghiêm trì Giới luật mà đức Phật ban hành thì Phật giáo mỗi ngày mỗi hưng thịnh, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

HSG: Chúng con cảm ơn Hòa thượng đã dành thời gian chia sẻ về ý nghĩa Đại lễ dâng Y Kathina, kính chúc Hòa thượng an lạc, hạnh phúc, nguyện cầu tất cả luôn tín tâm Tam Bảo đúng chính pháp.

Thực hiện: Hoa Sen Gió – Y Pháp

Nguồn: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Dự Án Thiết Kế Website Cúng Dường Phật Pháp

Trang Web chúng tôi được xây dựng với nhiệm vụ định hướng lại các dòng chảy Tịnh tài cúng dường đến với những ngôi Chùa có nhu cầu cấp bách nhất.

Trang Web như một Cuốn sổ Internet chép lại các Thông Bạch của Chùa theo Một Mẫu giống nhau để Mạnh Thường Quân dễ tìm hiểu về Chùa và biết Chùa đang cần Tượng gì. Trang Web trở thành một Điểm đến – Có tất cả Thông tin cần và đủ về Nhu cầu của Chùa để người Cúng dường chọn nơi phù hợp với điều kiện của riêng mình từ đó trực tiếp liên hệ Chùa.

Chúng con biết nhiều Sư ít sử dụng Máy tính, cũng không dùng Điện thoại thông minh nên Chúng con đề xuất Nhà Chùa viết nội dung ra 1 tờ giấy rồi gửi qua Bưu điện tới Địa chỉ của Ban Điều Hành hoặc chụp hình tờ giấy rồi gửi qua Email, Zalo, Viber.

Nhà Chùa có thể viết Thông Bạch trực tiếp trên Trang Web

I. Ý tưởng dự án

Có 1 thực tế, Chùa đã đầy đủ Tượng vẫn tiếp tục được Cúng dường, còn Chùa tượng đã gãy, mục từ nhiều năm, khao khát tượng Pháp thì không ai Cúng.

Có quá nhiều Chùa cần tượng Phật nhưng lại không có khả năng thỉnh. Ngoài kia cũng có rất nhiều người sẵn lòng phát tâm cúng dường Tượng Phật nếu họ biết được có Chùa đang thật sự cần.

Do vậy Nơi cần thì chưa có, còn Nơi đã có thì vẫn được cúng dường thêm.

” Chùa nào cũng thờ Phật, nên Chùa thiếu Tượng Phật hoặc tượng Phật không tạo thiện cảm với Phật tử sẽ gây khó khăn cho việc Hoằng dương Phật pháp. Bên cạnh sự đầy đủ của nhiều ngôi Chùa tại Đô thị lớn, thì với hầu hết ngôi Chùa ở vùng quê nghèo, xa xôi, hẻo lánh là rất thiếu công bằng. “

Trích Quyển Hạ, kinh “Phật thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng”:

“Công đức thù thắng của các Đức Phật, tất cả Thanh Văn, tất cả Duyên Giác còn chẳng thể biết danh tử để gọi! Thế nên người nào đức tin trong sạch tạo hình tượng Phật, tất cả nghiệp chướng thứ nào cũng diệt, được những công đức vô lượng vô biên, cho đến sẽ thành Vô thượng Bồ đề, nhổ hẳn khổ não cho khắp chúng sanh.”

Luận bình đoạn Trích: ” Khi tạo tượng Phật chính là tạo thiện duyên cho nhiều người khởi tín đối với Tam bảo, nhờ công đức đó nên ai phát tâm tạo tượng sẽ được trừ diệt được vô biên tội chướng. Mặt khác, nhờ tư duy, quán sát về đức tướng Phật, hành giả sẽ từng bước thành tựu được đức tánh Phật. “

Dự án Cúng Dường Tượng Phật được tạo ra như một kênh Truyền thông độc lập với mục tiêu kết nối các Mạnh Thường Quân với những Chùa muốn thỉnh tượng Phật.

II. Tại sao Dự Án lại lấy Trang Web làm cốt lõi?

Trong quá trình giúp các Chùa kêu gọi hùn phước cúng dường Tượng Phật, những người Quản trị Dự án nhận thấy năng lực kêu gọi của mỗi cá nhân là giới hạn, trong khi có nhiều Chùa mong muốn thỉnh tượng Phật.

Nếu cứ giữ Thông tin ngôi Chùa đang cần thỉnh tượng cho riêng mình và tự đi kêu gọi thì sẽ khó giúp được nhiều Chùa, nhất là các Chùa ở nơi xa.

Vậy làm thế nào mà Hàng triệu Mạnh Thường Quân xa hàng nghìn km, Nghe được lời kều gọi Cúng dường Tượng Phật của một ngôi Chùa ở vùng quê nghèo, hẻo lánh hay ngoài Hải đảo, Biên giới, Rừng sâu chỉ sau Vài giờ ngỏ lời?

Chỉ Công nghệ Internet kết hợp với kỹ năng Marketing mới có sức mạnh Thần kỳ đến như vậy?

Chúng tôi đã tìm đến Công nghệ Internet để liên kết với các nguồn lực cũng như những người cùng Ý nguyện, thật tuyệt vời khi chúng tôi có thể đem đến cho Chùa một công cụ Truyền thông có sức lan tỏa rộng lớn.

Dự án Cúng Dường Tượng Phật được phát triển với Mục đích giúp các Phật tử, các nhà Hảo Tâm ( đang băn khoăn tìm ngôi Chùa nào “phù hợp” để cúng dường), tiếp cận được Nhiều ngôi Chùa ở vùng quê nghèo, xa xôi, hẻo lánh, ít được Phật tử biết đến.

Công nghệ giúp chúng tôi tạo ra các Công cụ đánh giá Nội dung đăng lên có trung thực hay không, Thông tin có trùng lặp không và Nội dung có thể tự động lan truyền từ trang chúng tôi tới nhiều Trang Web khác ngay sau khi đăng lên.

Từ Dữ liệu của Trang Web, Ban Quản trị Dự Án sẽ Tổng hợp và in thành Cuốn Giới thiệu để chia sẻ với các Doanh nghiệp, Diễn đàn, Hội quán,…

Giao diện website cúng dường