Cúng Dường Chư Tăng Là Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Dường Trai Tăng Là Gì

Cúng dường trai Tăng, hay còn gọi là cúng Chay tăng, là cúng dường bữa ăn thanh tịnh cho chư Tăng thọ dụng. Bạn có thể cúng dường trai Tăng tại Chùa hoặc tại nhà. Chỉ cần thực hiện đúng chánh pháp, công đức cúng dường trai Tăng vô cùng lớn. Trai Tăng đúng chánh pháp gồm 03 điều cốt yếu:

Thức ăn thanh tịnh.

Tâm người cúng dường thanh tịnh, không phân biệt Tăng già hay trẻ, thánh hay phàm.

Bữa ăn không được quá giờ Ngọ.

Bạn tùy theo điều kiện của mình mà: Hoặc tổ chức cúng trai Tăng ở Chùa hoặc cung thỉnh chư Tăng về nhà cúng dường đều được. Hãy luôn nhớ rằng “Tâm người cúng dường quan trọng hơn ngàn lần tài vật! Một bát cơm cúng trai Tăng bằng tâm chí thành thanh tịnh, phước đức gấp ngàn lần cúng mâm cao cỗ đầy mà tâm bất tịnh.

Phước đức cúng dường trai Tăng

Kinh Hiền Ngu nói: “Di-lặc hỏi chúng Tăng rằng: Nếu có đàn việt thỉnh cầu một Sa-môn trì giới thanh tịnh đến nhà cúng dường. Lợi ích đạt được có bằng người có được ngàn vạn đồng tiền chăng?

Lúc ấy Kiều-trần-như liền nói rằng: Giả sử có người có được trăm xe châu báu. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một Sa-môn giới hạnh thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.

Xá-lợi-phất nói: Giả sử có người có được châu báu đầy trong cả cõi Diêm-phù-đề này. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một người giới hạnh thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.

Mục-kiền-liên nói: Cho dù có người có được bảy báu chứa đầy trong hai thế giới. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một Sa-môn thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.

Các Tỳ kheo còn lại tất cả đều dẫn ra phương pháp thí dụ, so sánh về lợi ích cúng dường trai Tăng. Lúc ấy A-na-luật nói rằng: Cho dù có được châu báu chứa đầy bốn thế giới. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một Sa-môn thanh tịnh đến nhà mình cúng dường. Cúng trai Tăng có được lợi ích thù thắng gấp bội, vì sao như vậy? Bởi vì tôi là người chứng minh điều ấy!

Cúng trai Tăng bát cháo được phước vô biên

Tôi nhớ lại đời quá khứ, sau khi Đức Phật Tỳ-bà-thi nhập Niết-bàn. Lúc giáo pháp diệt hết, có một Trưởng giả tên gọi A-lệ-tra, nhà nghèo xác xơ. Lại gặp phải năm đói kém, thóc gạo lương thực không đủ ăn. Hàng ngày ông ta vào núi hái củi bán để mua hạt bo bo thay thóc. Lấy đó mà nuôi sống cả nhà.

Một hôm thấy một vị Bích-chi-Phật đi khất thực đến trưa mà không được gì, ông liền thỉnh về nhà mình. Lấy một phần cháo bo bo, rồi tự mình mang ra cúng dường. Vị Bích-chi-Phật nói rằng: “Ông cũng đói khát nên cùng nhau chia ra mà ăn”

A-lệ-tra nói: Bọn tôi là phàm tục ăn uống không theo giờ giấc, tôn giả ngày ăn một bữa, mong Ngài thọ nhận cho. Thọ nhận xong, vị ấy cảm động trước lòng chí thành của ông mà phát lời nguyện to lớn.

Khi vị Bích-chi-Phật quay trở về, A-lệ-tra liền quay vào đầm lớn lấy củi. Nhìn thấy môt con thỏ trong lùm cây, ông quăng liềm trúng nó rồi vắt xác thỏ lên vai mang về. Nào ngờ con thỏ trên vai hóa thành người chết, xác chết ấy liền bám chặt trên lưng ông. Ông tìm mọi cách mà không làm sao khiến cho nó rời ra được. Ông kinh hãi muốn chạy về nhà cùng vợ tách bỏ ra, nhưng sợ người trông thấy bèn đợi Trời tối mới về nhà.

*

Khi vào trong nhà, vật trên vai ông tự rơi xuống đất. Nó biến thành một đống vàng, ánh sáng soi chiếu rực rỡ cả ngôi nhà. Mọi người trong vùng bàn tán xôn xao, tiếng đồng vang thấu cung vua. Nhà vua tự mình đến xem, ông liền lấy một ít để dâng tặng nhà vua. Nhà vua hỏi về nguyên do có vàng, A-lệ-tra đáp rằng: Nhờ cúng dường một vị Bích-chi-Phật. Vua nghe chuyện khen ngợi là điều tốt lành, lập tức ban tặng và phong làm Đại Thần.

Như vậy, này các tôn giả, A-lệ-tra xưa kia chính là thân tôi bây giờ. Tôi ở đời kiếp ấy đem một ít cháo bo bo cúng dường vị Bích-chi-Phật. Nhờ duyên này cho đến nay trong chín mươi mốt kiếp. Tôi dù sanh trong Trời người không bao giờ thiếu thốn”.

Cúng trai Tăng thế nào là đúng pháp

Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói: “Nếu đàn việt tổ chức cúng dường trai Tăng mà sai người canh cửa, rồi: Ngăn cản Tỳ kheo và những người xin ăn già yếu bệnh hoạn nghèo túng, không cho bước vào trai hội. Như thế đàn việt  hoàn toàn không được phần thiện duyên phước đức nào”.

Kinh Phổ Quảng nói: “Bốn hàng đệ tử nếu thực hành trai giới, thì tâm nên giữ lại ý tưởng thỉnh cầu chúng Tăng mười phương; Không chọn lựa thứ hạng cao thấp-pháp giới-trì giới hay là thiện-ác. Lúc đến các chùa viện thỉnh tăng, lần lượt cúng dường chúng Tăng không có ý nghĩ phân biệt khác nhau…Phước thiện ấy nhiều nhất, vô lượng vô biên không thể tính được. Nếu gặp người chứng bốn đạo quả La-hán và người phát tâm đại thừa, thì nhờ công đức này mà nhận được phước báo vô cùng tận. Vừa nghe thuyết pháp thì có thể đạt đến đạo quả vô thượng Niết-bàn”.

Thập Tụng Luật nói: “Lộc Tử Mẫu thỉnh cầu trai Tăngriêng biệt năm trăm vị La-hán, Đức Phật dạy: Không có trí tuệ là bất thiện. Nếu ở trong chúng Tăng theo thứ tự thỉnh cầu một người thôi, cũng có được quả báo lợi ích công đức to lớn, hơn hẳn thỉnh cầu riêng biệt năm trăm vị La-hán”.

Cúng dường trai Tăng phải dụng tâm bình đẳng

Kinh thỉnh Tăng Phước Điền và kinh Nhân Vương nói: “Cúng dường trai Tăng không cho phép thỉnh cầu riêng biệt. Nếu như thỉnh cầu riêng biệt, thì đó là pháp ngoại đạo, không phải là pháp của chư Phật”.

Kinh Phạm Võng nói: “Nếu có đàn việt đến thỉnh cầu chúng Tăng, khách tăng cũng có phần lợi dưỡng. Người đứng đầu Tăng chúng thuận theo thứ tự cử khách tăng nhận sự thỉnh cầu. Phải bình đẳng giữa  tăng chúng thường trú và khách tăng. Nếu không người đứng đầu Tăng chúng phải chịu vô lượng tội lỗi. Không khác gì súc sanh, không phải là Sa-môn không phải dòng họ thích, phạm vào tội khinh cấu.

Nếu là đệ tử Phật, không được thọ nhận thỉnh cầu riêng biệt lấy lợi dưỡng làm của riêng mình. Bởi lợi dưỡng này thuộc về thập phương Tăng; Nếu riêng biệt thọ nhận thỉnh cầu, tức là lấy vật của mười phương Tăng; Nếu sử dụng cho riêng mình, phạm vào tội khinh cấu.

Nếu như có tất cả đàn việt xuất gia hay tại gia, thỉnh cầu phước điền tăng, nên đi vào tăng phòng hỏi người tri sự. Cứ theo thứ tự thỉnh cầu, thì gặp được mười phương Hiền Thánh Tăng. Nếu như thỉnh cầu tăng riêng biệt, thì đó là pháp ngoại đạo, chư Phật không có pháp thỉnh cầu riêng biệt. Nếu cố ý thỉnh cầu Tăng riêng biệt, thì phạm vào tội khinh cấu”.

Cúng trai Tăng cho người mất trong 49 ngày

Nếu bạn muốn cúng trai Tăng cho người mất trong 49 ngày, nên theo đúng Pháp mà Ngài Địa Tạng Bồ Tát đã dạy trong Kinh Địa Tạng.

“Trưởng giả Ðại Biện chắp tay cung kính mà thưa hỏi Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rằng:

“Thưa Ðại Sĩ! Trong cõi Nam Diêm Phù Ðề có chúng sinh nào sau khi mạng chung, mà hàng quyến thuộc hoặc kẻ lớn người nhỏ, vì người chết đó mà tu các công đức. Cho đến thiết trai cúng dường, làm những phước lành. Thời người chết đó, có đặng lợi ích lớn cùng đặng giải thoát chăng?”

Cúng trai Tăng: Kẻ còn, người mất đều được lợi 

Ngài Ðịa Tạng Bồ tát đáp rằng: “Này ông Trưởng giả! Nay tôi vì tất cả chúng sinh trong hiện tại này cùng thuở vị lai sau, nương nơi oai thần của Ðức Phật mà nói lược về việc đó.

Này ông Trưởng giả! Những chúng sinh ở hiện tại hay vị lai, lúc sắp mạng chung mà nghe đặng danh hiệu của một Ðức Phật, danh hiệu của một Bồ tát hay danh hiệu của một Bích Chi Phật. Thời không luận là có tội cùng không tội đều được giải thoát cả.

Như có người nam cùng người nữ nào lúc sanh tiền không tu tạo phước lành mà lại gây lấy những tội ác. Sau khi người mạng chung, hàng thân quyến kẻ lớn người nhỏ vì người chết mà tu tạo phước lợi làm tất cả việc về Thánh đạo. Thời trong bảy phần công đức người chết nhờ đặng một phần. Còn sáu phần công đức thuộc về người thân quyến hiện lo tu tạo đó.

Con quỷ dữ vô thường kia không hẹn mà đến, thần hồn vơ vẩn mịt mờ chưa rõ là tội hay phước. Trong 49 ngày như ngây như điếc. Hoặc ở tại các ty sở để biện luận về nghiệp quả. Khi thẩm định xong thời cứ y theo nghiệp mà thọ lấy quả báo.

Phép cúng dường trai Tăng

Trong lúc mà chưa biết chắc ra làm sao đó thời đã nghìn muôn sầu khổ, huống là phải bị đọa vào các ác đạo. Thần hồn người chết đó khi chưa được thọ sanh, ở trong 49 ngày, luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục thân quyến tu tạo phước lành để cứu vớt cho. 

Qua khỏi 49 ngày thời cứ theo nghiệp mà thọ lấy quả báo.

Người chết đó, nếu là kẻ có tội thời trải qua trong nghìn năm không có ngày nào được thoát khỏi. Còn nếu là kẻ phạm năm tội vô gián thời phải đọa vào đại địa ngục chịu mãi những sự đau khổ trong nghìn kiếp muôn kiếp.

Lại vầy nữa, này ông Trưởng giả! Sau khi những chúng sinh gây phạm tội nghiệp như thế mạng chung. Hàng cốt nhục thân quyến có làm chay Tăng để giúp thêm phước lành cho người chết đó. Thời khi sắm sửa chưa rồi, cùng trong lúc đương làm chớ có đem nước gạo, lá rau v.v… đổ vãi ra nơi đất. Cho đến các thứ đồ ăn chưa dâng cúng cho Phật cùng Tăng thời chẳng được ăn trước.

*

Nếu như ăn trái phép và không được tinh sạch kỹ lưỡng. Thời người chết đó trọn không được mảy phước nào cả. Nếu có thể kỹ lưỡng giữ gìn tinh sạch đem dưng cúng cho Phật cùng Tăng. Thời trong bảy phần công đức người chết hưởng được một phần.

Này ông Trưởng giả! Vì thế nên những chúng sinh trong cõi Diêm Phù, sau khi cha mẹ hay người thân quyến chết. Nếu có thể làm chay cúng dường trai Tăng, chí tâm cầu khẩn. Thời những người như thế, kẻ còn lẫn người mất đều đặng lợi ích cả.”

(Cúng dường trai Tăng)

Tuệ Tâm 2021.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Phật Tử Sớt Bát Cúng Dường Chư Tăng Hồi Hướng Dập Tắt Cháy Rừng Amazon

Một tháng đã qua nhưng khu rừng Amazon – lá phổi xanh của trái đất vẫn đang chìm trong biển lửa. Trước sự nguy hại đó, ngày 08/9/2019 (tức ngày 10/8/Kỷ Hợi), được sự cho phép của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, các Phật tử chùa Ba Vàng đã tổ chức chương trình sớt bát cúng dường chư Tăng đang tu tập trong rừng để hồi hướng cầu nguyện có đầy đủ nhân duyên dập tắt cháy rừng Amazon và sớm phát triển hồi sinh trở lại. Chương trình đặc biệt này được diễn ra trong vòng 6 ngày tại khu rừng thiền và khuôn viên bổn tự.

Cháy Rừng Amazon – Mối Quan Tâm Trên Toàn Thế Giới

Thời gian qua, biển lửa tại khu rừng Amazon đã tạo nên thảm hoạ ô nhiễm không khí và phá hủy môi trường sống của nhiều loài động, thực vật. Amazon là lá phổi xanh của trái đất, cung cấp 20% khí Oxi cho toàn cầu, là nơi cư trú của vô số loài động, thực vật quý và hiếm. Cháy rừng đồng nghĩa với việc lượng khí Oxi giảm mạnh, lượng CO2 tăng cao, dịch bệnh phát sinh. Đó cũng chính là lý do khiến các nước trên toàn thế giới vô cùng lo lắng. Bởi đây thực sự là thảm hoạ lớn về môi trường. Nếu không có sự chung tay của cộng đồng với những biện pháp hữu ích và kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm.

Tinh Thần Đạo Phật Nhập Thế Của Chư Tăng, Phật Tử Chùa Ba Vàng

Ví như năm 2018, khi siêu bão Mangkhut càn quét qua các nước trong khu vực biển Đông đã làm ‎134 người thiệt mạng và thiệt hại về vật chất ước tính khoảng $3.77 tỷ (USD 2018) (số liệu tham khảo từ Wikipedia). Thời điểm đó, cơn bão di chuyển rất nhanh và có nguy cơ đổ bộ vào khu vực tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam. Nhận thức được sự nguy hại khủng khiếp của cơn bão, được sự cho phép của Sư Phụ, các Phật tử chùa Ba Vàng đã tổ chức sớt bát cúng dường chư Tăng tu tập trong rừng để cầu cho bão tan.

Cảm Nhận Của Phật Tử Khi Được Tham Gia Sớt Bát

Chủ Nhật hàng tuần, các Phật tử được sớt bát cúng dường chư Tăng trong khuôn viên bổn tự là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc. Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, các Phật tử được vào rừng Thiền nơi chư Tăng tu tập để sớt bát cúng dường.

Chia sẻ về cảm xúc của mình, chị Nguyễn Thị Thảo – Pháp danh Hiếu Hạnh cho biết: “Hôm nay là lần đầu tiên chị được sớt bát cúng dường chư Tăng trong khu rừng Thiền yên tĩnh này. Chị thấy rất vui và cảm động. Được thấy hình ảnh chư Tăng tu hành nơi rừng núi đầy nguy hiểm, đường thì sỏi đá, đến mức đi dép còn cảm thấy đau chân, cây cỏ thì gai góc sắc nhọn. Vì vậy, chị rất thán phục ý chí tu hành của quý Thầy nơi đây. Chị tin rằng, sự chân thật thực hành Pháp bố thí, cúng dường này sẽ ít nhiều cảm ứng được chư Thiên, giảm bớt được thiệt hại do nạn cháy rừng gây ra. Khi được học Pháp và thực hành Pháp, chị thấy rất nhiệm màu và an tâm về Pháp bố thí cúng dường này. Cuối cùng, chị xin gửi lời chúc cho rừng Amazon sớm được dập tắt những đám cháy và khu rừng sớm được hồi sinh trở lại. Chúc cho tất cả mọi người cũng như các loài động vật tại vùng cháy được an lành”. Đây là những dòng cảm xúc chân thật của người Phật tử khi được vào rừng sớt bát cúng dường và hướng về bão lửa nơi bên kia bán cầu với mong ước mọi loài được bình an.

Cháy rừng Amazon cũng đồng nghĩa là sự sống của chúng ta đang bị đe dọa. Phật tử chùa Ba Vàng với tinh thần từ bi của đạo Phật, đã có những việc làm thiết thực để cứu lá phổi xanh của nhân loại. Mong rằng tâm nguyện chân thật và việc làm đúng Pháp này sẽ khiến cho cơn hỏa hoạn sớm chuyển hoá, sự sống của muôn loài được hồi sinh, tăng trưởng. Và từ đó, mỗi chúng ta cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và sự sống; để tương lai không còn những đám cháy xảy ra gây thiệt hại lớn như thế này nữa.

Phật Tử Không Về Chùa Được, Cúng Dường Chư Tăng Thì Vong Linh Có Nhận Được Không?

“Đúng theo tinh thần đạo Phật, khi chúng ta khởi tâm là Đức Phật liền biết. Cho nên mới gọi “Tâm xuất là Phật biết, Phật chứng”. Các con muốn cúng dường thì ngay từ nhà, khi các con phát tâm là Đức Phật đã chứng cho rồi, mười phương chư Phật đã chứng biết”. – Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh. Với lòng tin kính Tam Bảo, tôn kính chư Tăng – một trong ba ngôi quý báu nhất của thế gian, nhiều Phật tử ở xa chùa cả nghìn cây số hoặc không đủ duyên về chùa nhưng vẫn phát tâm gửi vật phẩm, tịnh tài về chùa để cúng dường lên Tăng chúng. Tuy nhiên, nhiều Phật tử đặt ra câu hỏi là không về chùa được mà cúng dường chư Tăng để hồi hướng phước báu cho vong linh thì có được lợi ích hay không? Để giải đáp thắc mắc trên, chùa Ba Vàng xin gửi đến quý Phật tử bài viết:“Phật tử không về chùa được, cúng dường chư Tăng thì vong linh có nhận được không?” sau đây!

Nhân duyên để vong linh nhận được phước báu

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Thế còn chúng ta cúng dường đến Tam Bảo, đến chúng Tăng, hồi hướng phước báu ấy cho thân nhân mình thì chắc chắn vong linh nhà mình được thọ hưởng phước phần. Lớn hay nhỏ là còn tùy thuộc vào duyên của mình và duyên của người nhận, nhưng mà chắc chắn có phước. Vong linh có phước thì sẽ bớt khổ hơn. Việc cúng dường lên Tam Bảo đến chúng Tăng để hồi hướng phước báu cho vong linh, cho người thân của mình là hiệu quả nhất, là lợi ích lớn nhất”.

>>> Tam Bảo, quy y Tam Bảo là gì? Tại sao Phật Pháp Tăng lại cao quý?

Đây cũng là phương pháp Đức Thế Tôn của chúng ta chỉ dạy trong các bài kinh Nikaya, kinh Vu Lan Bồn, kinh Địa Tạng… Để cúng dường sinh được phước báu thù thắng, vong linh nhận được phước báu cần hội đủ các duyên:

Về phía người nhận cúng dường, trong kinh Tăng Chi Bộ III, phẩm chư Thiên, phần Bố thí, Đức Phật dạy: “Những người nhận phẩm vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si”. Từ lời Đức Phật dạy, chúng ta thấy rằng việc cúng dường lên Tăng đoàn tu tập phạm hạnh đang thực hành các pháp giải thoát sẽ giúp vong linh có được phúc báu hồi hướng.

Về phía người cúng dường, chắc hẳn chúng ta đều mong muốn có được phước báu lớn để hồi hướng phần phúc ấy cho thân quyến của mình. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Đúng theo tinh thần đạo Phật, khi chúng ta khởi tâm là Đức Phật liền biết. Cho nên mới gọi “Tâm xuất là Phật biết, Phật chứng”. Các con muốn cúng dường thì ngay từ nhà, khi các con phát tâm là Đức Phật đã chứng cho rồi, mười phương chư Phật đã chứng biết”. Do vậy, khi không đủ duyên về chùa thì chúng ta có thể cúng dường Tam Bảo, chư Tăng bằng cách gửi từ xa về chùa thì cũng được phước báu. Và phần phước ấy, chúng ta có thể hồi hướng cho vong linh để họ tăng thêm phước báu, có cơ duyên sinh lên những cảnh giới cao hơn.

Bên cạnh đó, Sư Phụ từng chỉ dạy: “Có được phúc là do chúng ta làm việc thiện. Quả phúc lớn hay nhỏ, phụ thuộc vào lực của tâm trong khi làm việc thiện. Năng lực tâm mình phát ra như thế nào thì phúc báu của mình như vậy. Cũng làm một việc thiện như vậy nhưng mà mình được quả phúc khác nhau. Và quả phúc đến nhanh hay chậm cũng do tốc lực tâm của mình. Nếu chúng ta làm việc thiện với tâm nhiệt thành, mạnh mẽ thì quả phúc đến rất nhanh. Còn cũng làm việc thiện ấy nhưng làm với tâm lờ đờ, lững thững, miễn cưỡng thì quả phúc có nhưng nó vừa nhỏ, vừa đến chậm”. Cũng trong kinh Tăng Chi Bộ III, phẩm chư Thiên, phần Bố thí, Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”. Như vậy, y lời Đức Phật và sự chỉ dạy trên Sư Phụ, chúng ta thấy rằng khi phát tâm cúng dường Tam Bảo người dâng cúng nên khởi tín tâm đối với Phật, tín tâm đối với Pháp, và tín tâm đối với chư Tăng phạm hạnh.

Về phía người được hồi hướng phước báu, trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy khi chúng ta hồi hướng phước báu đến cho người đã mất thì họ sẽ được thọ nhận một phần phước báu. Ở đây, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cũng giảng giải: Phần phước này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào người được hồi hướng. Nếu họ sinh được tâm hoan hỷ, vui vẻ thì họ nhận được phần phước rất lớn, và ngược lại họ chỉ nhận được một phần phước nhỏ. Sư Phụ chia sẻ: “Giống như bà Thanh Đề, khi đại Tăng chú nguyện hồi hướng cho bà ấy thì bà khởi được tâm xả tham. Bà không có tâm tham, ích kỷ nữa và bà được hưởng trọn vẹn phước báu mà chư Phật và chúng Tăng hồi hướng cho bà ấy. Phước báu đầy đủ như thế, cho nên bà mới được sinh Thiên ngay trong ngày hôm đấy”.

Về phía đồ cúng dường: Vật cúng dường thanh tịnh (phù hợp với việc tu tập và hoằng Pháp)

Vong linh cách bao nhiêu kiếp thì nhận được phước báu?

Có nhiều Phật tử thắc mắc, khi cúng dường chư Tăng thì chúng ta có thể hồi hướng phước báu đến thân quyến quá vãng trong bao nhiêu kiếp trở lại? Về vấn đề này, chúng ta cùng đến với bài kinh Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường thuộc Tiểu bộ kinh Nikaya mà Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã giảng: Có nhóm người vì làm ác mà bị đọa sinh vào địa ngục, sau đó tái sinh vào loài ngạ quỷ. Trải qua 184 kiếp, vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các ngạ quỷ này đi loanh quanh khắp nơi, chúng mong ước vua Bình Sa – là quyến thuộc của chúng trong nhiều kiếp về trước sẽ làm lễ cúng dường Đức Phật và hồi hướng công đức ấy cho chúng. Thế nhưng, khi dâng lễ, nhà vua lại không hồi hướng nên các ngạ quỷ không nhận được thí vật nào, chúng rất thất vọng và thốt tiếng kêu thảm thiết mỗi đêm ở hoàng cung. Những âm thanh ấy khiến vua Bình Sa hoảng sợ và ông đã đến bạch Phật. Sau khi được Đức Phật chỉ dạy, vua Bình Sa xin được cúng dường lên Phật và sẽ hồi hướng công đức lễ vật ấy cho các ngạ quỷ. Ngày cúng dường Đức Thế Tôn, vua Bình Sa hồi hướng nên các ngạ quỷ được thọ nhận phước báu, đều được an lạc, hoan hỷ và được thoát kiếp ngạ quỷ đói khổ, sinh lên cõi Trời. Qua đây chúng ta biết rằng, nếu vong linh ngạ quỷ có duyên huyết thống với chúng ta, họ sẽ luôn theo và cầu cứu mình dù là cách bao nhiêu kiếp. Duyên hội ngộ này, không bị ngăn cách bởi không gian và thời gian.

Từ lời Sư Phụ giảng, chúng ta thấy rằng dù ở nơi nào, gần chùa hay xa chùa chúng ta cũng có thể cúng dường chư Tăng tu tập phạm hạnh trai giới và hồi hướng phúc này đến cho vong linh, thì chúng sẽ nhận được phần phúc báu đó và được tăng phúc tiêu nghiệp. Mùa Vu Lan năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, các Phật tử không thể về chùa, nhưng nếu với tâm thành kính, muốn báo hiếu ông bà, tiên tổ, người thân đã quá vãng bằng cách cúng dường Tam Bảo thì thân quyến đều được hưởng phần phước báu thù thắng.

Hơn 2000 Học Sinh, Sinh Viên Tham Gia Sớt Bát Cúng Dường Chư Tăng Chùa Ba Vàng

“Tháng tháng bỏ ngàn vàng,Tế tự cả trăm năm,Chẳng bằng trong giây lát,Cúng dường bậc tự tu.”

Cúng dường các bậc tu hành thanh tịnh sẽ sinh ra phước báu rất lớn không chỉ trong đời này mà còn là nhân duyên có được phước lành tốt đẹp, thù thắng trong các kiếp về sau. Ngày 25/8/2019 (tức ngày 25/7/Kỷ Hợi), trong buổi sinh hoạt lần thứ 21 của câu lạc bộ Tuổi Trẻ Ba Vàng, cũng là sinh nhật tròn 2 tuổi của câu lạc bộ, hơn 2000 bạn học sinh, sinh viên tại các trường đại học trên cả nước đã được trở về ngôi nhà chung Ba Vàng và tham gia buổi lễ sớt bát cúng dường vô cùng đặc biệt.

Hàng ngàn các bạn sinh viên và học sinh thuộc các trường đại học miền bắc về chùa tu học hàng tháng

Lời Tác Bạch Cúng Dường Của Trưởng Ban Điều Hành

Trước khi bắt đầu buổi lễ sớt bát, Phật tử Lê Đức Anh đại diện ban điều hành của câu lạc bộ đọc tác bạch cúng dường trên Sư Phụ và chư Tăng, Ni. Ngưỡng mong Sư Phụ cùng chư Tăng Ni chứng minh và nạp thọ. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh thay mặt Tăng chúng bổn tự hoan hỷ nhận sự cúng dường từ các bạn trẻ. Sư Phụ cũng mong rằng, tuổi trẻ Ba Vàng sẽ được thực tập hạnh bố thí cúng dường nhiều hơn nữa. Bởi người biết bố thí, biết san sẻ, biết cúng dường sẽ được nhiều phước báu cho đời này và nhiều đời sau. Sư Phụ hoan hỷ hứa khả, gửi phúc lành này đến tất cả các bạn của câu lạc bộ: “Nguyện cho các con đời đời được nhiều phúc báu, sinh ra đâu cũng được sức khỏe, trường thọ, dung sắc đẹp, được tái sinh vào cảnh giới cao quý, được an vui và đặc biệt là có duyên với chính Pháp”.

Ban Điều Hành dâng lời tác bạch cúng dường lên đại Tăng

Những Hình Ảnh Ấn Tượng Trong Buổi Lễ Sớt Bát

Tăng đoàn chùa Ba Vàng với bóng huỳnh y thoát tục, bước những bước chân nhẹ nhàng, tay ôm bình bát an nhiên tiến vào Đại Giảng Đường. Hình ảnh ấy như đang tái hiện lại cảnh tượng Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế trì bình khất thực hóa độ chúng sinh. Trước hình ảnh bình dị nhưng rất đỗi cao quý, có lẽ trong lòng các bạn trẻ đều dâng lên một niềm hỷ lạc, hạnh phúc khó quên trong cuộc đời mình.

Tăng đoàn ôm bình bát đi khất thực

Buổi lễ sớt bát trở nên đặc biệt hơn khi hơn 2000 chiếc lá Bồ Đề được sử dụng như cầu nối giữa các bạn trẻ và phẩm vật mà các bạn dâng cúng lên chư Tăng. Trên mỗi chiếc lá Bồ đề là phần vật phẩm cúng dường mà mỗi bạn trẻ với tâm thành kính, dâng lên cúng dường Sư Phụ và chư Tăng.

Những chiếc lá Bồ Đề được sử dụng để đựng vật phẩm cúng dường

Trước sự trang nghiêm và cao quý nhưng rất đỗi bình dị của Tăng đoàn chùa Ba Vàng nhiều bạn trẻ đã không kìm được những giọt nước mắt xúc động của mình khi được tham gia buổi lễ ý nghĩa này.

Cảm Nhận Của Các Bạn Trẻ Khi Được Sớt Bát Cúng Dường Chư Tăng

Chia sẻ với chúng tôi bạn Nguyễn Đình Lợi – thuộc khu vực Trường Đại Học Thương Mại Hà Nội xúc động nói: “Dù đã được tham gia sớt bát cúng dường nhiều lần trước đó nhưng em cảm thấy hôm nay là một buổi sớt bát vô cùng đặc biệt. Khi dâng phần thức ăn lên chư Tăng bằng chiếc lá Bồ đề, em cảm thấy buổi sớt bát đã trở nên rất ý nghĩa. Đây sẽ là buổi lễ em không thể quên trong suốt cuộc đời của mình. Bởi em thấy mình như được sống lại thời Đức Phật còn tại thế. Qua đây, em cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba Vàng đã tạo cho em cũng như nhiều đạo hữu có duyên lành thù thắng này”.

Bạn Nguyễn Đình Lợi trong buổi sinh hoạt định kỳ của Câu Lạc Bộ Tuổi Trẻ Ba Vàng (Bên phải)

Bạn Nguyễn Thị Nguyên Hương sinh sống tại thủ đô Hà Nội thể hiện sự ngưỡng mộ và biết ơn của mình tới Sư Phụ và chư Tăng: “Sư Phụ và chư Tăng đã rời bỏ công danh sự nghiệp, cuộc sống hưởng thụ thế tục để xuất gia, hoằng dương Phật Pháp, xây dựng một môi trường tu học tuyệt vời như chùa Ba Vàng. Mình đã tìm hiểu về lợi ích vô cùng to lớn của việc sớt bát cúng dường chư Tăng trước đó. Giờ đây, mình thấy vô cùng hạnh phúc và xúc động khi được sớt bát cúng dường một Tăng đoàn thanh tịnh. Mình tin chắc, đây là cơ hội để mình tích tập phước báu cho chính mình và người thân.”

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cắt bánh mừng sinh nhật Câu Lạc Bộ Tuổi Trẻ Ba Vàng tròn 2 tuổi

Chư Tăng chùa Ba Vàng là những người thọ trì giới Pháp của Phật, tu học và thực hành như Pháp của Phật, sống đời sống thiểu dục tri túc, phạm hạnh thanh cao. Do đó, cúng dường chư Tăng với tâm kính quý thì phước báu sẽ được phát sinh. Từ nhân duyên thù thắng này, mong rằng câu lạc bộ Tuổi Trẻ Ba Vàng ngày càng phát triển vững mạnh và gặt hái được nhiều thành công, cùng sách tấn nhau tu học, được tăng trưởng phước báu dưới sự giáo dưỡng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và đại Tăng chùa Ba Vàng.