Cúng Dường Chay Tăng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Dường Chay Tăng Là Gì ?

Tôi thấy nhiều người Phật tử thiết lễ cúng dường Trai Tăng. Xin giải thích ý nghĩa và pháp thức của lễ cúng dường này.

là pháp tu quen thuộc, phổ biến của hàng Phật tử tại gia nhằm gieo trồng phước báo cho tự thân và gia đình trong hiện đời cũng như những đời sau.

Cúng dường Trai Tăng là gia chủ sắm sanh các lễ vật đúng như pháp, trong sạch và chay tịnh, thành tâm dâng lên cúng dường chư Tăng. Có thể thỉnh chư Tăng về tư gia của bạn để cúng dường hay bạn mang lễ phẩm lên chùa rồi cúng dường chư Tăng ngay tại chùa.

Có hai hình thức cúng dường là Trai Phạn và Trai Tăng :

Cúng dường Trai Tăng : thì gia chủ phải sắm sanh tứ sự (gồm thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa), ngày này có thêm tịnh tài để chư Tăng có thêm phương tiện tùy nghi sử dụng.

” Cúng dường Trai Tăng dựa trên nền tảng tự phát tâm, tự nguyện của gia chủ Phật tử. Do đó, “lễ bạc mà lòng thành” là một trong những nguyên tắc quan trọng, không thể thiếu trong khi thực thi Phật sự cúng dường này.”

Muốn cúng dường Trai Tăng, bạn hãy lên chùa gặp quý sư-thầy trình bày tâm nguyện và bạn sẽ được hướng dẫn cặn kẽ để thực hành cúng dường đúng Chánh pháp.

Cúng dường Trai Tăng và làm từ thiện, phước báu của hai việc trên như thế nào ? Nên cúng dường hay nên làm từ thiện hơn ?

và Làm từ thiện cúng dường Trai Tăng, cái tâm làm việc hai việc này khác nhau :

Có những người rất thù thắng về tâm đại bi nghĩa là họ xúc động mãnh liệt trước nổi đau khổ của chúng sanh khác, do đó họ dễ dàng phát tâm hoan hỷ, dễ dàng phát thiện tâm giúp đỡ cho những người khốn khó, thông qua các buổi làm từ thiện.

Có những người có tâm tín thành đối với Tam bảo muốn, duy trì Phật Pháp, đồng thời cũng có sự hiểu biết về Giáo pháp nên họ dễ dàng hoan hỷ cúng dường Chư Tăng qua các buổi lễ Trai Tăng.

Đây là hai cái nhìn, hai sự nhận thức, hai sự cảm nhận khác nhau. Sự quan trọng tùy thuộc quan niệm của mỗi người.

Theo quan điểm Phật giáo, trong tất cả sự bố thí, Tăng thí ( dakkhinadana) là phước báu tối thượng, người Phật tử nên hiểu rõ về điểm này.

Một cuộc bố thí thù thắng : nếu người cho (hoặc cúng dường) bằng tâm trong sạch (nghĩa là cho với lòng cung kính, cho nhưng không có hậu ý đòi hỏi điều gì và cho với tâm không có phiền não) với lễ phẩm (tịnh tài, tịnh phẩm) trang trọng và người nhận một cách trang nghiêm thanh tịnh (nghĩa là nhận một cách không tham lam, nhận không có sự đòi hỏi, và hồi hướng phước lành cho tất cả chúng sanh) thì gọi đó là ứng cúng (thành tựu).

Nếu vị Sa môn sống đời sống chân chánh giống như Đức Phật đề ra thì người Phật tử có bốn mục đích quan trọng để làm phước :

– Tăng là đối tượng nhận cúng dường.

– Nhận cúng dường một cách hợp đạo.

– Nhận dưới với tính cách đại chúng chứ không phải cá nhân.

– Nhận với mục đích cao cả để tu tập..

Bốn mục đích này làm cho đối tượng nhận cúng dường trở nên thù thắng.

Một nhà sư hiểu Pháp và Luật khi thọ thực vị ấy phải quán tưởng : “t hực phẩm này của tín thí cúng cho mình để mình tu tập và sự quán tưởng như vậy mang lại phước lạc lớn cho người thọ thí và cho cả người thí chủ”.

Về vấn đề Trai tăng và làm từ thiện chuyện nào nên làm hơn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau tùy thuộc qua cảm tính hay qua bối cảnh sống cá nhân. Điểm này không nói được vì không ai giống ai. Người thích đi làm từ thiện cứ làm từ thiện, người nào thích thì cứ Trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng quý vị đừng đi làm từ thiện nữa mà lo Trai Tăng đi. Hoặc nên làm từ thiện mà đừng làm Trai Tăng.

Khi mình làm phước không nên so đo như vậy. Chúng ta làm phước chỉ nên biết một điều tùy duyên nào làm được gì thì làm. Ví dụ khi chúng tôi sang hành hương Ấn độ, lần nào chúng tôi cũng tổ chức những buổi chẩn tế cho những người nghèo, những người đói khổ ở đó. Lúc nào Trai Tăng được thì chúng tôi làm Trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng làm Trai Tăng mới có phước nên gặp người nghèo mình không để ý đến họ, hay nghĩ rằng Chư Tăng có cơm ăn rồi mình không nên mình khỏi cúng dường chỉ lo cho những người nghèo mà thôi. Thật ra làm phước như vậy làm cho tâm chúng ta nhỏ hẹp lại.

mình rót ly nước trà cho một người khách uống, đừng suy nghĩ tại sao lại cất công rót như vậy cho khách mà không làm cho cha cho mẹ mình hay một người nào khác xứng đáng hơn. Khi khách đến mình lo cho khách . Khi cha mẹ đến mình lo cho cha mẹ.

Trong cuộc sống, nếu người sống có hiểu biết, có đạo tâm thì họ làm việc tùy theo duyên, tùy theo hoàn cảnh. Cơ hội nào, nhân duyên nào đến chúng ta tùy duyên mà làm, giống như câu tục ngữ khéo ăn thì no khéo co thì ấm. Phước sự không có nhiều trong đời sống. Vì vậy trong từng trường hợp, nếu mình làm được gì thì cứ làm, làm Trai Tăng hay làm từ thiện xã hội , chuyện nào cũng nên làm, và nên tùy duyên mà làm bởi vì mai đây biết đâu không còn cơ hội để làm nữa.

chúng ta nên làm cả hai Còn vấn đề nên làm cái gì hơn thật sự rất khó nói vì không phải lúc nào cũng có cơ hội giống nhau. Khi sang Ấn Độ cho những người nghèo, họ giành giựt, nhiều khi chúng tôi phải mướn cảnh sát để ngăn ngừa những hành động khó chịu như họ xin thêm, hay gian lận như đã xin rồi còn xin thêm nữa, nhưng không vì lý do đó mình sợ mình không làm, vì mình biết họ nghèo họ mới làm như vậy. Vậy, ai có niềm tin vào Trai Tăng xin cứ làm và thật ra Trai Tăng và từ thiện, tùy duyên, tùy cơ hội.

Cám Ơn Các Bạn Đã Ghé Thăm Website. Chúc Các Bạn An Lạc, Có Thêm Nhiều Kiến Thức Bổ Ích…

( Đã Xem : 12548 )

Ý Nghĩa Cúng Dường Trai Tăng

Xin chào các bác và các anh chị,

Hôm nay thầy xin nói về vấn đề cúng dường thức ăn cho đại chúng. Có nhiều khi ta còn gọi là cúng dường trai tăng, tức là ta cúng dường hết tất cả chư tăng, để thỉnh hết các chư tăng hộ niệm, hộ trì. Đó là một công đức rất lớn trong Phật giáo. Trường hợp không nhiều chư tăng thì ta cúng dường hết cho tất cả đại chúng tới cùng tu với ta. Những chuyện đó quan trọng ở chỗ nào?

Khi ta cúng dường cho một người tu tức là ta giúp cho họ tu hành. Đó là công đức hộ pháp. Nếu người đó có một giây phút thanh tịnh, thì giây phút đó sẽ được chia sẻ với người đã cúng dường cho họ. Ngày xưa ta cúng dường cho tất cả mọi người, không phải chỉ riêng đức Phât. Nếu đức Phật có 1000 người, ta cúng 1000 người, nếu 1500 thì cúng 1500 người. Phước đức đó không thể tưởng tượng được. Nhiều khi ta không tu được, nhưng ta lại làm cho người khác tu được, giúp cho người ta tu bằng cách, thí dụ, giúp họ một bữa ăn. Ngày xưa đức Phật rất tán thán việc làm này. Ngày nói “công đức cúng dường phần ăn là vô lượng vô biên; phước đức đó là vô lượng vô biên”. Một người có thể nhờ phần ăn đó mà đắc định, hoặc tu được một giây phút nhỏ thanh tịnh. Chỉ một giây phút nhỏ đó thôi mà được thanh tịnh, tức là vô lượng vô biên. Thời gian đó không thể tính đếm được. Giây phút thanh tịnh đó sẽ khiến ta vĩnh viễn nhớ mãi kinh nghiệm được gọi là giác ngộ. Cho nên việc giúp người ta tu rất quan trọng.

Ngày xưa người ta gọi là hành hạnh hộ pháp, tức là đi hộ pháp, hộ thất cho người ta tu 5, 7 ngày (nhập thất); hoặc nhập trường thất tức là dài lâu, khi người ta tu cả năm ở trong đó, mình ở bên ngoài nấu ăn cúng dường. Nhưng có nhiều khi mình cúng dường cho những người nhập thất 5 ngày, 7 ngày hoặc 1 ngày, ta ở ngoài hộ thất. Phổ biến nhất là ta cúng dường cho tất cả đại chúng trong một pháp hội khi mọi người cùng tu.

Nếu công đức nhiều như vậy, ta làm gì? Thưa các bác, có một điều mà vong linh rất cảm kích nếu ta đem công đức cúng dường trai tăng hay cúng dường đại chúng đó hồi hướng cho những vong linh. Vì sao? Bởi vì thức ăn nuôi dưỡng sinh mạng. Sinh mạng đây là thân thể, thân xác này. Những vong linh nhờ vào công đức ta nuôi dưỡng thân thể, thân xác vật chất này, mà họ được đầu thai để có một thân thể. Do đó phước đức cúng dường trai tăng hay phước đức cúng dường đại chúng, mua thức phẩm cho bà con ăn, không thể tưởng tượng được và các vong linh rất mong muốn. Khi ta cúng dường và hồi hướng cho họ, thì họ sẽ được cái thân và họ sẽ được vãng sanh.

Khi cúng dường, thí chủ phải rất khiêm nhường, ra trước đại chúng, quỳ xuống đảnh lễ mọi người. Rất khiêm nhường dù là mình cúng dường bữa ăn đó, dù là 1000 người hay 1500 người, mình vẫn khiêm nhường cúi đầu đảnh lễ, lạy ba lạy và nói “xin các bác, các anh chị, đại chúng, hôm nay xin đem tất cả công đức hồi hướng về cho người này, người này, người này…”. Các bác không thể tưởng tượng được công đức của 1000 hay 1500 người cùng tu, cùng cộng hưởng hồi hướng về cho những người đó. Có khi người mà ta muốn hồi hướng công đức cho, đang bệnh, đang gặp khó khăn hay có chuyện gì rắc rối; sự hồi hướng sẽ làm cho người đó được hoàn toàn giải trừ nghiệp chướng, gút thắt. Sức mạnh tập thể tu hành không thể tưởng tượng được. Sức mạnh cộng hưởng là gì?

Công đức một người tu là một. Công đức hai người ta không phải là 1 + 1, mà thành 100; công đức của 1000 người tu sẽ trở thành vô lượng. Do đó từ xưa đến nay, chuyện cúng dường trai tăng hay cúng dường hộ pháp, cúng dường hộ thất, cúng dường đại chúng, cúng dường pháp hội, cúng dường phần ăn, là một hạnh cực kỳ quan trọng để giúp hồi hướng công đức cho tất cả những người đang gặp khó khăn, kể cả các vong linh.

Món ăn không phải có giá trị một đồng, hai đồng hay mười đồng. Giá trị của phần ăn đó không những tăng theo tấm lòng của mình, mà cả số người cúng dường, khiến món ăn đó càng ngày càng có giá trị không thể tưởng tượng được. Không phải là món ăn ra chợ mua có giá trị $5.00, vậy tôi cúng dường $5.00. Nhiều khi giá trị của phần ăn đó không thể đếm biết được, vì ta cúng dường từ cõi lòng của mình. Nếu nhiều người cúng dường một món thì món đó càng có giá trị không thể đếm biết được, vì càng có giá trị.

Thầy rất tán thán công hạnh cúng dường trai tăng, cúng dường đại chúng vì đó là một trong những cúng dường rất kỳ cao. Thầy xin tùy hỷ. Tất cả bác nào cúng dường cho pháp hội, cúng dường cho đại chúng những bữa ăn như vậy, thì đó là công đức vô lượng vô biên.

Xin tùy hỷ với các bác.

10. Nghi Thức Cúng Dường Trai Tăng

Đây là mười bốn hình thức trai tăng, khi thí chủ trai tăng bằng loại hình nào thì nêu tên loại hình đó trong lời tác bạch dâng cúng. Tuy nhiên, chỉ nêu tổng quát là “Saṅghabhatta” (Tăng thực), không cần nêu cụ thể một loại hình nào cũng được.

Lễ trai Tăng có thể tổ chức ở tư gia, hoặc tổ chức ở chùa; lễ trai Tăng được làm tùng dịp lễ cầu an, lễ cầu siêu, lễ chúc thọ, lễ giỗ v.v… thường thì nghi thức trai Tăng được thực hiện sau khi đã xong phần lễ chính, để chư Tăng thọ thực và hoàn mãn cuộc lễ.

Nếu là lễ trai Tăng để cầu siêu, giỗ kỵ, hồi hướng phước đến người thân đã quá vãng … thì đọc lời tác bạch như sau:

– Ayaṃ no bhante piṇḍapāto dhammiko dhammaladdho dhammeneva uppādito mātāpitādike guṇavante uddissa imaṃ “Saṅghabhattaṃ” saparikkhāraṃ buddhappamukhassa saṅghassa dema te guṇavantādayo imaṃ attano santakaṃ viya maññamānā anumodantu anumoditvāna yathicchitasampattīhi samijjhantu sabba-dukkhā pamuñcantu iminā nissandena.

– Bạch đại đức Tăng được rõ, những thực phẩm này của chúng con làm hiệp theo lẽ đạo, được cũng hiệp theo lẽ đạo, chúng con xin hồi hướng phước đến các bậc hữu ân, nhất là cha mẹ của chúng con, chúng con dâng những thực phẩm này gọi là lễ trai Tăng gồm cả món ăn phụ tùng, dâng cúng đến chư Tăng, có Phật chứng minh. Xin cho các bậc hữu ân của chúng con hay biết rằng, phước báu của lễ trai Tăng này về phần các vị đó, và cầu xin các vị đó được phép thọ hưởng tùy ý, khi đã thọ hưởng rồi, thì được thoát khỏi những điều lao khổ, và được thành tựu quả cõi người, quả cõi trời, và cho được như ý muốn của các bậc hữu ân chúng con, do theo phước báu chảy vào không dứt. Lần thứ nhì. Lần thứ ba.

Nếu là lễ trai Tăng để cầu an cho người bệnh, cầu phước trong gia đình, chúc thọ cho ông bà cha mẹ … thì đọc lời tác bạch cúng dường như sau:

– Mayaṃ bhante imāni khādanīyabhojanīyādīni sajjetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imāni khādanīyabhojanīyādīni paṭiggaṇhātu amhākaṃ dīgha-rattaṃ atthāya hitāya sukhāya. Dutiyampi. Tatiyampi.

– Bạch đại đức tăng, chúng con thành kính dâng cúng những thực phẩm loại cứng loại mềm này đến chư tăng. Lành thay, bạch đại đức tăng, xin Tăng thọ nhận các thực phẩm này, cho chúng con được sự tiến hóa, sự lợi ích, sự an vui lâu dài. Lần thứ nhì. Lần thứ ba.

Đọc lời tác bạch xong, thí chủ tự tay dâng mâm thực phẩm đến chư Tăng, hoặc nếu thực phẩm đặt trên chiếu cổ, bàn ăn … thì dâng bằng cách vịn vào bàn, chờ cho chư Tăng thọ lãnh, mới đảnh lễ và lui về chỗ ngồi.

Dứt thời kinh, các cư sĩ đồng thanh hoan hỷ: Sādhu, sādhu, Lành thay. Và tụng kinh hồi hướng phước như bài “Phước căn tôi đã tạo thành” … hoặc “Chư thiên ngự trên hư không” … hoặc “Tôi xin hồi hướng quả này” … tùy theo mục đích của buổi lễ trai tăng.

Công Đức Cúng Dường Tăng Chúng

Tăng chúng là mô phạm của quần sanh, phước điền của chư thiên và nhân loại và cúng dường đến chư tăng sẽ đem lại cho người thiện tín vô lượng vô biên công đức

Người dân Thái Lan chuẩn bị phẩm vật, ra đường trải tọa cụ và đợi chư tăng đi khất thực ngang qua để cúng dường.

“Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú giữa dòng họ Sakka (Thích-Ca), ở Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ), tại tinh xá Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên). Rồi Mahapajapati Gotami (Củ đàm Nữ Ma-ha-ba-xà-bà-đề), đem theo một cặp y mới, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahapajapati Gotami bạch Thế Tôn: — Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt đặc biệt cho Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy nhận lấy cho con. Khi được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Mahapajapati Gotami: — Này Gotami, hãy cúng dường Tăng chúng. Bà cúng dường Tăng chúng, thời Ta sẽ được cung kính, và cả Tăng chúng cũng vậy.” (Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya

142. Kinh Phân biệt cúng dường (Dakkhinàvibhanga sutta)

Lời bàn:

Chư tăng là mô phạm của quần sanh, phước điền của chư thiên và nhân loại và cúng dường đến chư tăng sẽ đem lại cho người thiện tín vô lượng vô biên công đức, đây chính là hành trang quý báu để những người con Phật mang theo trong tháng ngày lăn trôi trong vòng luân hồi sinh tử.

Đức Phật là bậc cao thượng hơn các bậc trí tuệ, những lời dạy của Ngài đem lại những lợi ích to lớn trên bước đường đoạn diệt khổ đau nơi tâm, các hàng thiện tín hữu duyên hành trì theo giáo Pháp sẽ gặt hái được nhiều phước lành thù thắng và cao thượng. Đấng Toàn Tri Diệu Giác cũng đã khuyên bà Mahapajapati Gotami cúng dường bộ y mới cắt và dệt đến tăng chúng đây chính là thể hiện cung kính Đức Phật và chư tăng. Phước báu sẽ chảy vào không dứt như nước những con sông lớn đổ về biển cả mênh mông, vô tận cho những ai biết lắng nghe và tuyên dương diệu Pháp bằng sự thực hành theo lời khuyến giáo của Chư Phật.

Đó chính là con đường mà các bậc trí tuệ đã đi qua để thành tựu hạnh phúc cao thượng vắng bóng khổ đau.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Thiên An/ Phật học đời sống