Cúng Dọn Nhà / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Dọn Về Nhà Mới Sao Cho Chuẩn

Với nền văn hoá tâm linh đa dạng và bí ẩn của ông cha ta thì nghi lễ thực hiện bài cúng về nhà mới hay lễ nhập trạch luôn được coi trọng, kể cả ngày nay.

Nhập trạch được xem như là một nghi thức để báo cáo với thần linh và tổ tiên xin phép được cư trú, xây dựng tổ ấm và sự nghiệp nơi này, vì vậy việc có tầm ảnh hưởng rất quan trọng bởi lẽ không chỉ quyết định cách cuộc sống mới bắt đầu của cả gia đình và còn cả ở tương lai.

Lễ vật cần khi cúng về nhà mới

Ngoài việc chọn ngày lành, tháng tốt thì khi chúng ta cần chuẩn bị thêm những lễ vật như sau. Theo như ông cha dạy thì để thực hiện nghi thức cúng lễ dọn nhà mới thì cần có 3 phần đồ cúng chính là mâm ngũ quả, hoa và cơm

Ngũ quả: 5 loại quả hình tròn với các màu sắc khác nhau mang ý nghĩa cầu mong sự trọn vẹn và đa dạng, may mắn trong công việc

Hương hoa: một lọ hoa bất kỳ và nhang đèn

Mâm cơm cúng chuyển nhà: Mâm cúng mặn thì bắt buộc cần thịt luộc, tôm luộc và trứng vịt luộc (tam sên), ngoài ra gia chủ cũng có thể thêm các món khác để cho buổi lễ được phong phú hơn như gà luộc, xôi, chè,…. Ngoài ra gia chủ cũng có thể lựa chọn mâm đồ cúng chay

Bên cạnh những thành phần chính cần phải có trên thì bài cúng về nhà mới còn cần thêm những vật dụng sau để lễ vật cúng được đầy đủ nhất:

Trà, rượu và thuốc lá mỗi loại 3 phần

Trầu cau, vàng mã: 1 phần

Hủ nhỏ để đựng gạo, muối, nước: 1 phần

Bài văn khấn cúng vào nhà mới

Một số lưu ý khi thực hiện nghi lễ nhập trạch

Chủ nhà cần phải chọn tỉ mỉ ngày giờ hoàng đạo phù hợp với vận mệnh để tiến hành bài cúng về nhà mới được suôn sẻ

Để thực hiện nghi lễ thì chủ nhà cần cần bài vị của tổ tiên đi dẫn đầu và tiếp theo đó là vợ/chồng, con cái cầm tài sản.

Gia chủ nên tránh sự có mặt của những người tuổi Cọp có mặt trong buổi lễ

Chuyển nhà vào buổi sáng là tốt nhất, tuy nhiên vẫn có thể chuyển vào những thời điểm khác trong ngày nhưng đặc biệt không được chuyển vào buổi tối.

Tuyệt đối không được gây gổ, cãi vã hay than khóc vào ngày này

Gia chủ cần phải đốt lửa vào ngày này bởi theo quan niệm rằng lửa cháy là sự bắt đầu mới

và cuối cùng là kiêng kị phụ nữ mang thai có mặt trong ngày lễ này

Cách Dọn Nhà Bếp Để Cúng Ông Táo Đúng Cách, Trọn Vẹn

Mai là ngày đưa ông Táo về trời. Bạn đã biết cách dọn nhà bếp để cúng ông Táo đúng cách chưa? Hãy thực hiện cùng Amthucquan.net

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, ba ông Táo sẽ cưỡi cá chép về chầu trời, báo cáo những chuyện tốt – xấu của gia đình năm vừa qua.

Vì thế, vào mỗi dịp này, các gia đình thường làm một mâm cỗ nhỏ để tiễn Táo quân về trời với mong ước 3 vị Táo quân sẽ bẩm báo những điều tốt của gia đình với Ngọc Hoàng, còn những chuyện xấu thì xem xét giấu nhẹ đi. Đồng thời mong ước một năm mới với nhiều may mắn, tài lộc đến với gia đình.

Chính vì 3 vị thần này trông coi việc bếp núc của gia đình nên việc sửa soạn và tân trang lại căn bếp gia đình để tiễn ông Công ông Táo là việc quan trọng để mong ước trở thành hiện thực. Bên cạnh đó, bếp còn mang ý nghĩa là nơi giữ lửa, là nơi biểu thị cho sự đối xử và trân trọng của chúng ta với nguồn tài nguyên được ban tặng.

Để đón một năm mới nhiều may mắn, tài lộc và gia đình khỏe mạnh, ngay từ bây giờ, mọi gia đình đều nên sửa soạn và tân trang lại căn bếp gia đình mình, chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp tới.

1. Gọn gàng, sạch sẽ

Gọn gàng và sạch sẽ là những yếu tố phong thủy tiên quyết việc cầu tài lộc, may mắn cho gia đình. Thần tài sẽ chẳng bao giờ bước vào một căn bếp bừa bộn, bẩn thỉu và nhìn đâu cũng thấy những thực phẩm rơi vãi.

Bên cạnh đó, lò vi sóng hay bếp nấu dính dầu mỡ, rỉ sét sẽ tạo nên những năng lượng tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc của gia chủ.

2. Đặt thùng rác ra xa bếp

Việc dọn dẹp toàn căn bếp không thể không nhắc đến thùng rác. Thùng rác chính là nơi ẩn chứa nhiều vi sinh vật có hại, thức ăn thừa ôi thiu nhất. Chúng sẽ lây nhiễm vào thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày và trong phong thủy cũng là nơi ẩn chứa nhiều năng lượng tiêu cực nhất.

Chính vì thế, hãy thường xuyên đổ rác. Nếu có thể hãy đặt thùng rác ở cách xa căn bếp, bếp nấu để mọi việc được thuận lợi.

3. Loại bỏ vật dụng đã cũ

Xoong, chảo, nồi đã cũ, bị méo hay gãy quai hãy mạnh tay loại bỏ ra khỏi căn bếp. Chúng không những là nơi ẩn chứa vi sinh vật có hại cho sức khỏe con người khi được nung nấu thực phẩm mà còn biểu thị cho sự nghèo nàn của gia chủ. Và cứ thế nghèo sẽ thêm nghèo mà thôi.

Không chỉ xoong chảo, hãy kiểm tra cả những chiếc bát đũa, bát đã sứt hay đũa đã cũ và mốc cũng nên được bỏ đi.

4. Loại bỏ vật dụng không dùng tới

Chai lọ rỗng hay gần hết cũng nên được loại bỏ đi. Chúng không những biểu thị cho sự nghèo túng mà cũng là nơi ẩn nấp của vi sinh vật có hại, những năng lượng tiêu cực không tốt và ngăn cản năng lượng tích cực vào trong căn bếp.

Vì thế, đừng tiếc những chiếc chai lọ rỗng đó, hãy bỏ chúng đi. Nếu không muốn, bạn có thể làm sạch, đựng những vật dụng cần thiết vào đó và xếp chúng lên giá gọn gàng.

5. Sử dụng nhiều kệ

Kệ được sử dụng trong nhà bếp tạo nên yếu tố vững chắc, mạnh mẽ. Bên cạnh đó đồ vật sẽ gọn gàng hơn nếu như được xếp lên kệ, giá.

Vì thế, hãy tận dụng mọi không gian có thể trong nhà bếp để đóng thêm những chiếc kệ, giá để đồ nhưng phải nhớ là đóng chúng thật vững chắc để tránh gây tai nạn đáng tiếc.

6. Giữ lửa

Như đã nói ở trên, yếu tố lửa trong căn bếp rất quan trọng trong việc các ông Công ông Táo nhận xét gia chủ có trân trọng nguồn lực hút tài lộc của gia đình hay không. Ngoài ra, theo quan niệm xưa cũ, lửa tắt biểu thị cho sự lụi tàn hoàn toàn không tốt cho gia đình.

Vì thế hãy luôn giữ một ngọn lửa trong nhà hoặc có thể bật một chiếc đèn nhỏ trong bếp, tượng trưng cho sự chói sáng của lửa.

Lưu ý, ngọn lửa nên chỉ để ở mức vừa phải, không nên quá to biểu thị cho sự cân bằng và an toàn cho cả gia đình.

Bạn chỉ cần thực hiện hướng dẫn cách dọn nhà bếp để cúng ông Táo đúng cách như trên, rồi chuẩn bị mâm cúng ông Táo để để tiễn ông Công ông Táo về trời.

Những Việc Cần Làm Khi Dọn Về Nhà Mới

Dọn về nhà mới cũng đồng nghĩa với việc bạn cùng những người thân trong gia đình sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Chính vì vậy những việc đầu tiên cần phải làm khi về nhà mới quyết định rất nhiều đến niềm tin về cuộc sống sau này của gia đình bạn

Việc làm sạch không gian và loại bỏ nguồn khí xấu là những việc cần làm gia chủ nên chú trọng mà không nên bỏ qua.

Chọn ngày lành tháng tốt

Việc chọn ngày tháng tốt lành để chuyển nhà là việc làm vô cùng quan trọng. Theo quan niệm, khi chuyển nhà nên chọn ngày “Thủy”, tránh chọn ngày “Hỏa”, việc này gia chủ có thể nhờ đến thầy phong thủy, những người có kinh nghiệm, biết xem tử vi hoặc lịch vạn sự. Ngày chuyển đến nhà mới phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính đó là lịch âm và ngày tháng năm sinh của gia chủ (người trụ cột gia đình) để lấy được kết quả tốt nhất.

Cúng thổ địa và thần linh

Gia chủ nên lưu ý, ngay buổi chiều hôm chuyển nhà thì phải thắp hương thổ thần, thổ địa vì đây chính là vị thần của mỗi căn nhà. Cầu thổ thần, thổ địa phù hộ độ trì cho gia chủ được bình an.

Theo quan niệm người xưa thì khi vào nhà mới, vật đầu tiên nên mang vào nhà là cái chiếu đang sử dụng, sau đó là chiếc bếp lửa, không nên mang bếp điện, chổi quét nhà, …vào nhà trước.

Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà ở mới và đặt vào vị vị đã định sẵn. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của, những vật có giá trị mang vào.

Đun nước sôi, để vòi nước chảy liên tục

Ngày đầu tiên dọn vào nơi ở mới, gia chủ nên đun một ấm nước sôi. Điều này tượng trưng cho nguồn tài của gia đình lúc nào cũng sôi động, dồi dào.

Treo chuông gió dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà

Bạn hãy treo chuông gió ở một số nơi trong nhà như trước cửa sổ hoặc cửa chính Tốt nhất là nên chọn chuông gió làm bằng kim loại, phát ra âm vực cao.

Tâm trạng vui vẻ trong ngày chuyển nhà

Hãy đảm bảo rằng mọi thứ phải được diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp nhất trong ngày chuyển nhà của bạn, kể cả thái độ và tâm trạng. Khi chuyển nhà, nên nói và làm những việc may mắn. Tránh giận dữ và mắng mỏ người khác, đặc biệt là không được đánh mắng trẻ em.

Để điện sáng xuyên suốt 3 đêm đầu tiên

Đêm đầu tiên nên bật tất cả các đèn trong nhà và để thâu đêm đến tận hôm sau giúp khí trong nhà vượng không lụi tắt. Tốt nhất là nên để tất cả đèn sáng trong 3 đêm liên tục sau khi chuyển đến nhà mới.

Phong Thủy Nhà Ở: 11 Việc Cần Làm Khi Dọn Vào Nhà Mới

Việc thứ 1 cần làm khi dọn vào nhà mới: Chọn ngày lành tháng tốt

Việc chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà là việc làm quan trọng nhất. Thông thường khi chuyển nhà nên chọn ngày “Thủy”, tránh chọn ngày “Hỏa”, việc này có thể nhờ đến thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm. Ngày này phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất.

Việc chọn ngày lành tháng tốt khi chuyển sang nhà mới là việc rất quan trọng

Ngoài chọn ngày lành tháng tốt bạn cũng rất cần chú ý đến giờ đẹp trong ngày để thực hiện việc chuyển nhà. Theo quan niệm dân gian, việc chuyển nhà nên hoàn thành trước 15h (3 giờ chiều) trong ngày. Việc chuyển nhà vào ban đêm sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ.

Tránh mời thêm bạn bè, khách khứa vì đây không phải là tiệc tân gia. Cần hiểu và phân biệt rõ ngày chuyển nhà và ngày tân gia (hay còn gọi là ngày mừng nhà mới) là khác nhau để không phạm phải sai lầm nghiêm trọng này.

Việc thứ 2 cần làm khi dọn vào nhà mới: Cúng thổ địa và thần linh

Và một việc vô cùng quan trọng mà bạn không được quên đó là trong ngày chuyển nhà, buổi chiều hôm đó phải thắp hương thổ thần, thổ địa vì đây chính là vị thần của mỗi căn nhà. Nên cầu thổ thần, thổ địa phù hộ độ trì cho gia chủ bình an. Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà…

Việc thứ 3 cần làm khi dọn vào nhà mới: Xông nhà để xua đi chướng khí

Xông nhà sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà và đuổi các loại côn trùng có hại. Nguyên liệu để xông nhà khá đơn giản như là hỗn hợp các loại rễ cây, hương liệu, bột trầm hương và nhang thơm đốt cho lên khói tỏa từ từ làm ấm nhà. Sau khi mua về, hãy đốt vào cái siêu đất để khói bay ra từ vòi, dễ cầm mà lại tránh bỏng tay. Khi làm, nên mở hết cửa chính lẫn cửa sổ, để các khí xấu theo làn khói bị đẩy ra khỏi nhà.

Xông nhà để đuổi chướng khí

Xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Chú ý xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều, ẩm mốc cao. Khi xông, hãy bật hết đèn lên để tăng thêm nhiệt khí, dương khí. Đối với nhà chưa có điện thì có thể đốt chậu than sau đó đem một chậu cây đặt vào hướng nam hay hướng đông để tăng dương khí.

Việc thứ 4 cần làm khi dọn vào nhà mới: Chiếu và bếp nấu mang vào nhà trước

Theo quan niệm người xưa thì khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, tuyệt đối không nên mang bếp điện, chổi quét nhà, nước… vào nhà trước.

Đồ đạc trong nhà phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới. Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.

Việc thứ 5 cần làm khi dọn vào nhà mới: Đun nước sôi, mở vòi nước cho chảy

Vào ngày đầu tiên dọn vào nơi ở mới, gia chủ nhất định phải đun một ấm nước sôi. Mục đích nhằm giúp cho nguồn tài của gia đình được sôi động, dồi dào. Đồng thời, cần phải đậy các bồn rửa bát, bồn tắm trong nhà. Sau đó, mở thật nhỏ vòi nước để nước chảy thật chậm và trong khoảng thời gian thật lâu. Điều này tượng trưng cho vạn sự như ý, đầy đĩa đầy bát, no đủ. Trong các phòng trong nhà, có thể bật tất cả quạt cho gió thổi các hướng, nhưng lưu ý không được để gió thổi ra hướng cửa chính với ngụ ý “phong sinh thủy khởi”.

Vào ngày đầu tiên sang nhà mới, nên đun một ấm nước sôi

Việc thứ 6 cần làm khi dọn vào nhà mới: Mua chổi và cây lau nhà mới

Lý do là vì khi chuyển tới một không gian mới, bạn sẽ không muốn quét sạch những rắc rối của mình với cây chổi mang theo từ ngôi nhà cũ. Hãy vứt chổi cũ đi và mua một chiếc mới. Thậm chí, không để nó trong nhà kho, nhà để xe…

Việc thứ 7 cần làm khi dọn vào nhà mới: Treo chuông gió để dẫn dắt khí

Bạn hãy treo phong linh (chuông gió) ở một số nơi trong nhà. Quan niệm phong thủy cho rằng, chuông gió là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở các cửa ra vào hay cửa sổ. Tốt nhất, bạn nên chọn chuông gió bằng kim loại, phát ra âm vực cao.

Người xưa quan niệm rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua đi tà ma, dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu đã có người cư ngụ, dương khí đã đến vùng đất này, “người âm” hãy tránh xa. Không những thế, khi nghe âm điệu phát ra từ chuông gió, tâm trạng con người sẽ vui tươi, hưng phấn và hướng thiện.

Treo chuông gió trước cửa nhà mới là việc nên làm

Việc thứ 8 cần làm khi dọn vào nhà mới: Phải thật vui vẻ trong ngày chuyển nhà

Chuyển đến nhà mới cũng có nghĩa rằng bạn sẽ bắt đầu những khởi đầu mới vì vậy mọi thứ phải được diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp nhất. Khi chuyển nhà, cần phải nói và làm những việc may mắn. Vào ngày chuyển nhà, không nên cãi vã, tranh luận, gây gổ, mắng mỏ trẻ nhỏ, thể hiện sự bực tức hay khóc lóc vào ngày chuyển nhà. Bởi vì toàn bộ những hành động này tượng trưng cho sự bất hạnh và mối bất hòa trong gia đình.

Việc thứ 9 cần làm khi dọn vào nhà mới: Nên để điện sáng 3 đêm đầu tiên

Đêm đầu tiên nên bật tất cả các đèn trong nhà thâu đêm đến hôm sau giúp khí trong nhà vượng không tắt. Tốt nhất là nên để tất cả đèn sáng thông trong 3 đêm đầu tiên sau khi chuyển đến nhà mới.

Đêm đầu tiên ngủ trong nhà mới, chủ nhân nằm xuống vài phút sau đó nên trở dậy một lúc làm một việc gì đấy rồi mới tiếp tục đi ngủ, cách này nhằm biểu thị việc đi ngủ rồi sẽ lại trở dậy.

Việc thứ 10 cần làm khi dọn vào nhà mới: Làm cho căn nhà có không khí vui vẻ

Sau khi dọn nhà khoảng 1 ngày hoặc 1 tuần phải náo động nhà mới. Tức là mời bạn bè, hàng xóm láng giềng đến nhà ăn uống, trò chuyện, không khí vui vẻ náo nhiệt để đuổi tà khí.

Phải thật vui vẻ khi chuyển sang nhà mới

Việc thứ 11 cần làm khi dọn vào nhà mới: Không vào nhà bằng tay không

Lúc dọn nhà, những thứ cần dọn ra từ nhà mới tốt nhất phải do chủ cũ đưa ra, còn những thứ dọn vào nhà mới thì bạn phải đích thân đưa vào. Lúc vào nhà mới thì cả gia đình không được đi tay không vào. Tất cả các thành viên trong gia đình đều phải mang theo một thứ gì đó tốt đẹp. Đó có thể là trái cây như Cam – biểu tượng của sự thịnh vượng, Táo – biểu thượng của sự an toàn, Lê – biểu tượng của sự may mắn, Lựu – biểu tượng của những cơ hội và Đào – biểu tượng của sức khỏe dồi dào.

Đặt một túi vải nhỏ màu đỏ – loại chuyên dùng trong nghi lễ phong thủy – dưới đáy thùng gạo hoặc đồ trữ gạo. Đổ gạo vào túi đến khi đầy tràn miệng, niêm phong miệng túi lại và dán một tờ giấy đỏ có ghi chữ “ĐẦY ĐỦ”.

Không nên ngủ trưa trong ngôi nhà mới của bạn vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật.

Người cuối cùng trước khi rời khỏi nhà cũ phải rải ít gạo trước cửa nhà, sau đó mới khóa cửa đi.

Phụ nữ đang mang thai tránh tham gia việc chuyển nhà.