Cúng Dọn Bàn Thờ / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Văn Khấn Trước Khi Lau Dọn Bàn Thờ Bài Cúng Trước Khi Lau Dọn Bàn Thờ Ngày 23 Tháng Chạp

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ Bài cúng trước khi lau dọn bàn thờ ngày 23 tháng chạp

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ

Cách lau dọn bàn thờ không phạm tâm linh

Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên

Bàn thờ gia tiên gồm những gì?

Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên dùng nước ấm, rượu hoặc nước gừng để lau chùi đồ thờ cúng và trước khi làm việc này thì cần phải thắp hương và cúng khấn xin phép gia tiên nhà mình.

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành lau dọn bát nhang và ban thờ.

Tìm hiểu ý nghĩa bát hương (bát nhang)

Bát nhang là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.

Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc:

Thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.

Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

Thờ gia tiên: Họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và ban thờ khác.

Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng đa phần chỉ có một ban thờ. Một vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ tiên và Trời – Phật – Thánh – Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.

Nhưng nhớ rằng các chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bằng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân.Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trơh, thúc đẩy thêm và cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp nầy làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu đến dập trán, bươu đầu cũng không thể khá hơn. Hoặc như có người chỉ chăm chăm đi cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng cha mẹ sống thì đối xử tệ bạc, khi chất quên cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần, Thánh, Phật đó phỏng có ích gì?

Nguyên tắc đặt bát hương (nhang) trên bàn thờ

Đặt bát hương trên ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa “quan lại” và chúng dân.

Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ.

Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh…). Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã “phạm thượng” với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ!

Dọn Bàn Thờ Thần Tài Cuối Năm Cần Chuẩn Bị Gì? Các Bước Dọn?

Dọn bàn thờ thần tài cuối năm là công việc không thể bỏ qua trước khi đón một năm mới an khang thịnh vượng. Tuy nhiên, lau bàn thờ thần tài cuối năm làm sao cho đúng, làm sao để không phạm phong thủy, tránh làm hao tài, tốn lộc của gia đình mình thì không phải ai cũng biết. Vậy, dọn dẹp bàn thờ làm sao cho đúng? Tất cả sẽ được giải mã ngay sau đây.

Lựa chọn thời điểm dọn bàn thờ thần tài cuối năm

Lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm nên chọn vào các ngày Hoàng Đạo. Nếu cẩn thận hơn thì bạn có thể dọn dẹp bàn thờ vào ngày phù hợp với ngày bách sự nghi dụng hoặc công việc tế tự.

Dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm cần lựa thời điểm thích hợp

Thời điểm tốt nhất để bạn tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ thần tài và bao sái ban thờ là sau ngày 23 tháng Chạp. Bởi theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo về trời. Vì vậy, dọn dẹp bàn thờ vào ngày kế tiếp sẽ thể hiện được sự thành kính, chu đáo của mình đối với các vị thần nắm giữ may mắn và tài lộc của gia chủ.

Các vật dụng cần chuẩn bị để lau dọn bàn thờ thần tài

Lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm là công việc không quá khó khăn nhưng nó đòi hỏi sự chỉn chu, cẩn thân. Vì vậy, bạn cần lưu ý không được lau rửa lễ vật và tượng ông thần tài bằng nước sạch bình thường mà phải pha nước với ngũ vị hương. Nhưng vì ngũ vị hương đóng gói sẵn có chứa nhiều hóa chất không tốt nên mọi người có thể thay thế bằng nước bưởi.

Tiếp đến, để lau dọn bàn thờ ông thần tài, gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật sau:

Lễ vật gồm: Nến, hương, hoa quả, trầu cau, tiền vàng, nước

Khăn mềm sạch

Nước ngũ vị hương hoặc nước bưởi/ nước gừng.

Thứ tự, các bước dọn dẹp bàn thờ thần tài

Thứ tự và các bước dọn dẹp bàn thờ thần tài cuối năm ảnh hưởng rất lớn đến vận may và tài lộc của gia đình bạn nên mọi người cần chú ý cẩn thận khi vệ sinh, lau dọn bàn thờ. Đặc biệt, bạn cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc lịch sự, tươm tất và chuẩn bị đầy đủ các lễ vật để đặt lên bàn thờ.

Tiếp theo, bạn thắp hương để thông báo đến các vị thần linh biết rằng gia chủ đang chuẩn bị dọn dẹp bàn thờ. Thỉnh cầu các vị tạm di chuyển đi nơi khác để dọn dẹp bàn thờ chu đáo, sạch sẽ nhất.

Cần chuẩn bị đủ các bước trước khi dọn bàn thờ

Bước tiếp theo, gia chủ thăp 3 nén hương để kính cáo các vị thần, sau đó xin tỉa chân nhang và bắt đầu dọn dẹp bàn thờ thần tài cuối năm để đón Tết.

Thứ tự dọn dẹp bàn thờ thần tài như sau:

Bước 1: Thu dọn những lễ vật, đồ cúng có trên bàn thờ cất cao nơi sạch sẽ. Mỗi lễ vật, đồ thờ cúng cần được rửa riêng biệt, không nên rửa chung

Bước 2: Dọn sạch tàn nhang và mạng nhện xung quanh và ở các góc của bàn thờ. Dùng khăn mềm để lau sạch bụi bẩn bằng nước sạch. Sau đó bạn dùng tay nhẹ nhàng gạt tàn nhang trên các lư hương xuống dưới. Không di chuyển bát hương mà chỉ nhấc lên nhẹ nhàng và đặt lại đúng vị trí

Cuối cùng: Gia chủ cần lau dọn sạch sẽ các khu vực xung quanh bàn thờ thần tài cho đến khi tất cả đều sạch sẽ, tinh tươm thì đặt các đồ thờ cúng, tượng ông thần tài và các lễ vật khác về vị trí cũ.

Một số vấn đề cần tránh khi lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm

Không nên di chuyển bát hương trong quá trình lau dọn

Không di chuyển bát hương, không xoay hoặc dịch chuyển bát hương trong quá trình dọn dẹp bàn thờ

Chỉ tỉa chân nhang, không được nhổ bỏ tất cả chân nhanh có trong bát hương

Không dùng chung khăn lau dọn bàn thờ với các đồ vật khác.

Cẩn thận khi lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm để tránh làm xê dịch, xoay chuyển vị trí bàn thờ so với vị trí ban đầu.

Những đồ vật phong thủy giúp thu hút tài lộc cho gia chủ

Ngũ Phúc Tụ Tài: Trong thuật phong thủy Ngũ Phúc Tụ Tài là pháp khí thu hút tài lộc rất mạnh mẽ. Vì vậy, nó thường được sử dụng để thu giữ tài lộc cho gia đình, cửa hàng kinh doanh, công ty,…..Vật phẩm này rất thích hợp để đặt lên bàn thờ thần tài, giá sách hoặc bàn làm việc.

Bộ Hoa Mai Chiêu Tài Xoay: Vật phẩm này có khả năng chiêu tài rất mạnh nếu được đặt trên bàn thờ thần tài hoặc các phương bị tài lộc trong gia đình bạn. Bộ Hoa Mai Chiêu Tài dựa vào hoạt động xoay chuyển luân hồi của 5 cánh hoa mai.

Ngũ Phúc Lâm Môn: Vật phẩm này gồm có 5 đồng hoa mai có chức năng chiêu tài và hóa sát. Nếu được đặt trên bàn thờ thần tài hoặc cửa hàng kinh doanh, nhà ở, doanh nghiệp sẽ giúp gia chủ hóa giải các vị trí bị phạm sát. Giúp bạn tránh gặp rủi ro, tai ương để làm ăn, sinh sống bình an và may mắn.

Tỳ hưu: Đây là một con vật nổi tiếng về sự linh thiêng trong khả năng chiêu tài đón lộc. Con vật này chỉ có ăn mà không có nhả ra ngoài nên nó mang hàm ý là giúp gia chủ thu đón tài lộc, không bị thất thoát, thua lỗ trong làm ăn, buôn bán.

Con cóc ngậm tiền: Cóc ngậm tiền cũng là một trong những con vật rất linh thiêng trong khả năng chiêu tài, thu hút vượng khí cho gia đình. Do đó, vật phẩm này thường được xuất hiện trên bàn thờ thần tài hoặc quầy thu ngân, két sắt,….

Long quy: Long quy là linh vật có khả năng hóa sát đứng đầu bảng hiện nay. Khi đặt vật phẩm này lên bàn thờ thần tài bạn sẽ hóa giải được tất cả những tà khí, đen đủi, những điềm không may trong suốt một năm dài. Bên cạnh đó long quy cũng góp phần quan trọng vào việc thu vén tài lộc cho gia chủ.

Đặt Tỏi Ở Bàn Thờ Thần Tài Có Ý Nghĩa Gì? Đặt Như Thế Nào?

Bàn Thờ THẦN TÀI Đặt Ở Đâu Mang Tới Tài Lộc Cho Gia Chủ

Lập Bàn Thờ Thần Tài Vào Ngày Nào Để Làm Ăn Vượng Phát?

Cúng Ông Công Ông Táo Xong Mới Dọn Bàn Thờ Hay Phải Dọn Trước Để Tránh Đại Kỵ

Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo mới đúng và chuẩn theo phong thủy để tránh đại kỵ điều nhà nào cũng cần nằm lòng.

Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Nhiều người Việt quan niệm rằng sau khi ông Công ông Táo lên chầu trời, vị trí bàn thờ – nơi an tọa của các vị thần sẽ bị trống, bởi vậy đây sẽ là thời điểm thích hợp để sái tịnh, bao sái (lau dọn bàn thờ) mà không sợ ảnh hưởng đến việc thờ cúng hay động chạm, xảy ra những điều không tốt cho gia đình.

Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt (công ty Phong Thuỷ Việt Nam), quan niệm này không chính xác: “Trên thực tế, bàn thờ là nơi linh thiêng tập trung rất nhiều năng lượng tốt lành cho cả nhà và tạo ra phúc đức, nên việc lau dọn (sái tịnh) bàn thờ có thể tiến hành thường xuyên, không nhất thiết theo dân gian vào đúng ngày ông Công ông Táo. Bất cứ thời điểm nào cuối năm, mọi người đều có thể sái tịnh bàn thờ được”.

Bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp

Trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ, bạn thắp hương và khấn xin phép như sau:

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật

Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật”.

Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.

Có Nên Dọn Bàn Thờ Trước Khi Cúng Ông Công, Ông Táo?

Câu hỏi nên lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo hay thời điểm nào thích hợp để lau dọn bàn thờ, tỉa chân hương là thắc mắc chung của nhiều người.

Theo quan niệm dân gian, sau khi ông Công, ông Táo lên chầu trời, các vị thần sẽ rời đi nên bàn thờ – nơi an toạ của các vị thần sẽ bị trống. Bởi vậy, đây là thời điểm thích hợp để bao sái (lau dọn bàn thờ), tỉa chân hương mà không sợ ảnh hưởng đến việc thờ cúng hay động chạm đến bàn thờ.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, công việc rút tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ, tổng vệ sinh phòng thờ nên thực hiện sau khi đã hoàn thành lễ nghi cúng 23 tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo. “Ví dụ nếu c úng sáng ông Công, ông Táo thì chiều có thể tiến hành nghi lễ. Còn nếu bạn cúng vào chiều 23 tháng Chạp phải đến sáng hôm sau bạn mới được thực hiện các nghi lễ đó. Công việc này yêu cầu phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối. Kiêng ăn chép, kiêng ăn thịt chó, thịt mèo, kiêng uống rượu rắn trước khi thực hiện nghi lễ này”, chuyên gia Nguyễn Song Hà cho biết.

Ngoài ra, trong khi rút tỉa chân nhang không nên nhấc cả bát hương đổ ụp xuống, không nên xê dịch chân hương. Nên giữ bát hương chắc và để lại một vài nén hương, tốt nhất là 9 nén, không nên để 4, 14 và 25 nén hương.

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ X…. trú tại……

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ…, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật”.