Cúng Dời Ông Táo / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Heo Quay Cúng Dời Văn Phòng

Theo quan niệm người Việt, việc chuyển văn phòng từ địa điểm này đến địa điểm khác có ý nghĩa rất quan trọng, tương đương với việc cúng về nhà mới cho chính ngôi nhà của mình. Chính vì vậy, việc sắm sửa một mâm lễ vật để cúng dời văn phòng không thể làm sơ sài, qua loa được.Trong mâm cúng, lễ vật càng đủ đầy, càng nhiều thì mới thể hiện được lòng thành, các vị thần linh mới phù hộ độ trì cho công việc được xuôi chèo mát mái.

Hiểu được tâm lí khách hàng, heo quay Hữu Chiếnluôn cung cấp những chú heo quay cúng dời văn phòng chất lượng, đặt chỉ tiêu về an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm hàng đầu đặc biệt trong những dịp lễ tết… thời điểm khách hàng đặt số lượng rất lớn.

CUNG CẤP HEO QUAY CÚNG DỜI VĂN PHÒNG NĂM 2020

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành thực phẩm, chúng tôi chuyên cung cấp heo quay cúng dời văn phòng với số lượng lớn, nhanh chóng mà không mất đi mùi vị ban đầu khi vừa mới ra lò.

HÌNH ẢNH HEO QUAY NGUÊN CON CÚNG DỜI VĂN PHÒNG.

Heo quay Hữu Chiến chính là nơi mua heo quay cúng dời văn phòng tốt nhất miền nam. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để có được một chú heo ngon nhất.

Với yêu cầu ngày càng cao về heo quay cúng dời văn phòng, chúng tôi không ngừng cãi tiến, nâng cao trình độ, quản lí nghiêm ngặt dây chuyền khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Liên hệ ngay để có được heo quay cúng dời văn phòng thơm ngon béo ngậy mà giá cả hợp li phải chăng:

CƠ SỞ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU CHIẾN

Địa chỉ cửa hàng : 444 Mã Lò, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, chúng tôi

Cơ sở chế biến: 160/37 Đường số 11, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, chúng tôi

Email: nguyenhuuchien020884@gmail.com

Hotline: 0937 710 488 (Anh Chiến)

0938 810 499 (Chị Nga)

Website: chúng tôi

Nghi Lễ Cúng Ông Công Ông Táo

Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23 tháng chạp. Tại sao lại như vậy và lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?

Chúng ta có thể cúng trong ngày 23 hoặc nếu vì lý do thời gian có thể làm từ 21 đến 23 tháng Chạp.

Đồ cúng, đồ lễ

Thông thường đồ cúng, đồ lễ chỉ đơn giản là bánh, kẹo và nước trà, với mong muốn Táo công “ngọt giọng”, nói những điều hay. Không cần thiết làm cả mâm cỗ và nếu làm cỗ mặn cũng không được đặt lên ban thờ, mà đặt ở cái bàn con bên dưới.

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo thường có 3 chiếc mũ ông công, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo. Trên thực tế cũng không cần thiết phải dùng đồ vàng mã này, bạn không sắm cũng không sao.

Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc hay cúng con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng” đưa ông Táo về trời. Sau khi cúng sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông. Nhiều nơi không hiểu, dùng cá rán để cúng là không phải. Đặc biệt, người dân cũng không nên theo trào lưu phóng sinh mà mua cả chậu cá, thả cua, ốc, rùa.

Tại miền Trung, người dân cúng thêm một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy.

Ngày nay nhiều gia đình thường làm mâm cỗ tươm tất trong ngày Tết ông Táo. (Ảnh: Hoàng Hà)

Vị trí đặt đồ lễ

Thường làm lễ ngay ở ban thờ thần linh gia tiên, chứ không nên đặt đồ lễ ở ban thờ Phật hoặc lập riêng ban thờ Táo quân. Một số nơi, nhất là miền Nam có xu hướng lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp. Đây là điều không cần thiết và không nên vì trong một nhà thờ nhiều thần linh sẽ hay xảy ra tranh cãi, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, con cái khó bảo hoặc gây ra những trục trặc khác về tình cảm, tình duyên. Khi hương cháy đến 2/3 là có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh.

Thời gian

Dân gian cho rằng bắt buộc phải làm lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để ông Táo kịp báo cáo. Điều này là không phải vì thực tế theo truyền thuyết đến tối ông Táo mới lên trời. Chúng ta có thể cúng trong ngày 23 hoặc nếu vì lý do thời gian có thể làm từ 21 đến 23 tháng Chạp.

Chú ý: Khi khấn ông Công, ông Táo đa phần không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay.

Văn khấn ông Công ông Táo 23 Tết

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Xin giới thiệu bài cúng ông Công ông Táo phổ biến. Kính lạy Thượng Đế Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế. Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng Trung đàm thần tướng thiên thiên binh Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm… Đinh Dậu. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú… Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời. Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn. Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng. Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con. Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế! (Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ) * Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần * Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi * Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù. Nguyễn Mạnh LinhTrưởng Phòng Phong thủy Kiến trúcViện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD

Tết Ông Công, Ông Táo: Mâm Cúng Táo Quân Gồm Những Gì?

Lễ cúng Táo quân thường diễn ra trước 12h trưa

Đồ cúng tùy thuộc vào từng vùng, miền

Việc c huẩn bị đồ cúng ông Công ông Táo tùy thuộc vào phong tục của từng vùng miền, hoàn cảnh của từng gia đình. Mâm cỗ không cần cầu kỳ nhưng cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.

Phương tiện để Táo Quân lên trời là cá chép vàng. Tết ông Công ông Táo làm to nhỏ, chay hay mặn tùy từng gia đình nhưng dứt khoát phải có bộ mã Táo Quân mới. Mỗi gia đình cần sắm lễ bao gồm: Một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương thơm, hoa quả, ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng vàng nén và ba con cá chép sống để Táo Quân cưỡi bay lên trời. Việc sắm lễ này phải đầy đủ và chu đáo, tuy nhiên phải tránh lãng phí tiền bạc và không nhất thiết phải mua sắm nhiều lễ, đặc biệt là mua vàng mã. Mọi việc là do thành tâm, chứ không phải do mâm cao cỗ đầy mới tỏ lòng thành của con cháu.

Mâm cỗ cúng Táo Quân không cần cầu kỳ nhưng cần sự trang trọng, chu đáo

Ba bộ mũ áo, hia (hài) Táo Quân cùng một số thoi vàng bằng giấy. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy… Những đồ này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó lập bài vị mới cho Táo Công.

Nên đọc

Cá chép sống, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Theo tục xưa, những nhà có trẻ con còn cúng thêm một con gà luộc. Gà này phải là loại gà cồ mới tập gáy. Mâm cúng ông Táo thường được đặt ở trong bếp, khi cúng nên nổi lửa trên bếp.

Thời điểm cúng ông Công, ông Táo

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời. Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có ban thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần ban thờ thần linh trong nhà.

Lưu ý khi đi thả cá chép:Khi thả cá chép, nhiều gia đình cũng thả cả tro cúng Táo quân xuống nước, nhưng để bảo vệ môi trường, hành động này không nên thực hiện. Dù thả cá chép ở đâu, hãy nhớ bảo về môi trường nước, tuyệt đối không vứt túi nilon, chân, tàn hương hay các vật dụng thờ cúng khác xuống sông hồ.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)

Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Và Văn Khấn Ông Táo Lên Chầu Trời

Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng chạp tức 23 tháng 12 Âm Lịch hàng năm, các gia đình người Việt sẽ làm mâm cơm nhỏ, tiễn ông Táo về trời để báo cáo mọi việc lớn nhỏ với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.

1. Nguồn Gốc Ông Công, Ông Táo:

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “Bếp Lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.

2. Ý Nghĩa Ngày Ông Công, Ông Táo:

Người Việt xưa cho rằng: trong mỗi gia đình đều có vị Thần Bếp ( còn gọi là Thần Táo Quân – Vua Bếp ) trông nom cuộc sống của họ. Thần Táo Quân gồm 3 người, hai Táo Ông và một Táo Bà. Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp ( tháng 12 Âm Lịch), Táo Quân cưới cá chép lên Thiên Đình để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt, xấu trong năm của từng người trong gia đình, nên ngày 23 tháng Chạp được gọi là Tết Ông Táo. Ngày nay, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhà nhà đều thành kính sắm sửa lễ vật để tiễn ông Táo lên chầu trời.

3. Lễ Vật Cúng Ông Công, Ông Táo:

Việc cúng tiễn ông Công, ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Công, ông Táo gồm có:

Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu

Hương thơm, lọ hoa tươi, cùng các loại quả tươi đẹp.

Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng vàng nén.

Ba con cá chép sống để Táo Quân cưỡi bay lên trời.

4. Thời Gian Cúng Ông Táo:

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

5. Văn Khấn Ông Táo Lên Chầu Trời: Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………………………………………………………………………………………… Ngụ tại: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………. Hôm nay ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cúi xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật