Bàn Thờ Ông Địa, và Cách đặt Bàn Thờ Ông Địa, Cách bố trí Bàn Thờ Ông Địa, Cách Thờ Thần Tài Thổ Địa, Cách bày trí Bàn Thờ Ông Địa, Cách Sắp xếp Bàn Thờ Thần Tài, Cúng Ông Địa, Cách đặt Ông Địa và Thần Tài Thờ cho đúng vị trí tài lộc…
Ông Địa trong quan niệm của người Việt luông mang đến nhiều thuận lợi, vận may và tài lộc trong công việc kinh doanh. Chính vì thế, bất kỳ ai, kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào đều không thể thiếu bàn thờ ông Địa ở trong cửa hàng…
Ông Địa hay còn gọi là Thổ Địa, Thổ Công hay Thổ thần là một vị thần cai quản một vùng đất nào đó trong tín ngưỡng của người châu Á. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng ông Địa thích ăn tỏi và còn rất thích đùa nghịch với trẻ con…
Theo quan niệm của người Việt xưa đã có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” tức là ở đâu trên mặt đất này đều có sự cai quản của ông Địa. Chính vì thế, khi làm việc có thể đụng chạm đến đất đai. Đặc biệt là xây dựng nhà cửa, đào giếng, đào huyệt, đào ao hay mở vườn,… con người đều phải cúng ông Địa. Do chịu tác động của văn hóa Trung Hoa, một số địa phương còn gọi ô Địa là Thần Tài với ý nghĩa mọi thứ đều sinh ra từ đất…
2 – Hướng dẫn cách đặt bàn thờ ông Địa
Trong mỗi gia đình ông Địa hết sức quan trọng. Khi nhìn từ ngoài vào thì bát hương thờ ông Địa ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ còn bên phải đặt bát hương Gia Tiên. Còn đối với bàn thờ ông Địa thì phải đặt ở nơi bao quát được sự ra vào của khách hàng. Hướng đặt tốt nhất của bàn thờ ông địa có thể theo hướng hợp với chủ nhà hoặc cũng có thể đặt theo hướng hứng được dòng khi bên ngoài khi vào nhà. Bạn có thể dùng phương pháp Điểm Thần Sát để tính rồi chọn các cung Thiên Lộc, Quý Nhân xác định vị trí đặt bàn thờ ông Địa sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến trách khí trong ngôi nhà hay cửa hàng của bạn được thiết kế theo kiểu nhà nào để lựa chọn được vị trí để bàn thờ tối ưu nhất…
Nguyên tắc đặt bàn thờ ông Địa phải ở vị trí thông thoáng, nơi mà mọi người đi ra đi vào đều có thể dễ dàng quan sát được. Hơn nữa, cần lưu ý bàn thờ phải đặt ở chỗ tọa vững chắc, sau lưng bàn thờ cần dựa vào tường hay tủ kệ có vị trí cố định, hầu như không dịch chuyển…
Bàn thờ thờ ông địa không chỉ để thẳng, hay song song với tường mà đôi khi có thể để chéo khoảng 45 độ so với tường. Khi để chéo bạn nên chú ý có bức vách che góc nhọn đằng sau lưng bàn thờ hoặc để trang trí lọ lộc bình sau lưng bàn thờ,… Điều này giúp cho lưng bàn thờ luôn vững chắc…
Sau khi đặt xong vị trí bàn thờ ông Địa bạn cần tìm hiểu về cách cúng ông Địa như thế nào. Tại Việt Nam ở mỗi vùng miền có những quan niệm khác nhau về cúng ông Địa. Đó là…
Người miền Nam, người Hoa Kiều khi cúng ông Địa thì khi cúng họ ăn một miếng đồ cúng trước bàn thờ ông Địa. Bởi họ dựa vào sự tích cổ ông Địa bị đầu độc nên chết. Chính vì vậy, việc ăn trước này thể hiện đồ ăn không có độc thì ông địa mới dám ăn…
Người miền Bắc, thì cúng theo thủ tục cúng lễ bình thường…
4 – Phong tục cúng ông địa – Lễ vật cúng ông địa gồm những gì
Lễ cúng mặn từ tháng 1 tới tháng 6 (Âm lịch) chuẩn bị một lọ hoa thọ, 5 thức quả (chắc chắn có trái dừa), 5 cây nhang, 5 chum rượu đế, 2 đèn cày, 2 điếu thuốc, 2 miếng vàng bạc. Một bộ tam sen có: 1 miếng thịt rọi, 1 quả trứng vịt (hột vịt), 1 con tôm. Tất cả các thứ đều được luộc chín.
Lễ cúng chay từ tháng 7 đến cuối năm 12 (Âm lịch) chuẩn bị một lo hoa thọ, 5 thức quả/trái cây ( chắc chắn có trái dừa), 5 cây nhang, 5 chum nước, đèn cày, điếu thuốc, vàng bạc đại mỗi thứ hai cái, gạo, muối hột,
5 – Văn khấn Thổ Địa – Thần Tài
– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần…
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân…
– Con kính lạy Thần Tài vị tiền…
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này…
Tín chủ con là cửa nhà họ tên tuổi…… Ngụ tại số nhà….. Ấp….. Xã….. Huyện….. Tỉnh
Hôm nay là ngày……..tháng……..năm…………..(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quản và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thân…
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì…
XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
– Danh sách những bài văn khấn nôm phổ biến, bạn cần biết
– Văn khấn cúng động thổ khi xây nhà và những điều cần lưu ý
– Bài văn khấn gia tiên mùng 1 và rằm, cách cúng như thế nào
– Văn khấn về nhà mới, văn khấn khai trương kinh doanh cửa hàng
– Bài văn khấn đi chùa và cách sắm lễ cúng đúng cách
– Văn khấn tạ mộ và Thủ tục sắm lễ cúng khấn tạ mộ …
Để được hỗ trợ và tư vấn về Dịch Vụ và Điều Trị chuyên nghiệp hơn, xin Quý Khách Hảy vui lòng liên hệ: Thầy Vạn Quang Vũ ĐT: 0983835197- 0772297888 – 0839547999
Liên Hệ : CHUYÊN GIA PHONG THỦY SƯ VẠN QUANG VŨ – Phongthuyvanquangvu FengShui .
Địa chỉ : đường số 383, Chợ Thuận Hòa, TT Châu Thành, Huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng.
Website : http://phongthuyvanquangvu.vn
Goolemail : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Facebook : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Phong Thủy Sư : Vạn Quang Vũ, Xin chân thành cảm ơn Qúy Khách @!