Cúng Đình Bình Thủy An Giang / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Hội Cúng Đình Bình Thủy

Địa điểm diễn ra:

Thời gian diễn ra :

Lễ hội truyền thống – Lễ hội cúng đình Bình Thủy

Lễ hội ở đình thể hiện nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng, tín ngưỡng thờ thần, biết ơn thần, tạ ơn đất trời đã cho con người cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, tạo được sự cộng tác của cộng đồng làng xã.

Lễ hội ở đình thể hiện nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng, tín ngưỡng thờ thần, biết ơn thần, tạ ơn đất trời đã cho con người cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, tạo được sự cộng tác của cộng đồng làng xã.

Cũng chính ở sự liên kết cộng đồng làng xã mà con người có ý thức đoàn kết, nhớ về cội nguồn, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, ứng phó trước mọi chuyển biến của lịch sử.Hàng năm, tại Đình Bình Thủy, ngoài các lễ cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên Đán, đình còn có 2 kỳ lễ hội lớn gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp, được tổ chức long trọng.

Đình có hai kỳ lễ chính: lễ Kỳ Yên thượng điền và lễ Kỳ Yên hạ điền. Lễ Hạ điền: Cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới vào ngày 15 tháng 4 âm lịch. Lễ Thượng điền: Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi vào ngày 15 tháng chạp âm lịch Nghi thức trong cả hai ngày lễ gần giống như nhau.

Vào các ngày này, dân làng mở lễ hội đình để tưởng niệm công tích của các vị thần. Và dịp cúng đình cũng là ngày lễ hội của dân làng, người ta tổ chức các trò chơi ở làng, diễn hội làng, hát bội, hát cải lương với những tuồng tích xưa… Quy mô tổ chức lễ hội của đình tùy thuộc vào làng giàu hay nghèo, năm trúng mùa hay thất mùa.

Ngày đầu tiên gọi là lễ Túc Yết – ngày cúng các vị tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, các vị có công với nước, có công xây dựng và bảo quản ngôi đình. Kế đến là lễ Chánh Tế, được tiến hành vào giữa đêm thứ hai, có đọc văn tế với nội dung ca ngợi trời đất và các thần linh, ca ngợi công lao của những bậc tiền hiền, hậu hiền, những người có công quy dân, lập ấp, phát triển sản xuất…

Thường thì, sau phần nghi thức lễ được tổ chức trang trọng là phần hội. Đây là phần sôi động và vui tươi nhất trong dịp cúng đình nên dân làng tham gia rất đông. Mọi người ăn mặc nghiêm trang, chỉnh tề đến tham gia, thưởng thức, diễn trò, từ diễn tuồng đến các trò chơi dân gian như chọi gà, thi bắt vịt, kéo co, thi đấu vật… thể hiện được một nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng và cao đẹp.

Những người đến dự lễ hội đình làng được tự do xem hát, tham gia các trò chơi, trao đổi tâm tình và cùng nhau ăn uống vui vẻ, nhưng ăn uống có văn hóa, vui chơi có mức độ. Ai cũng cố gắng giữ tư cách, không say sưa, càn quấy hay nói tục, bởi trong những ngày này, mọi khía cạnh đời thường đã được nâng lên đời thiêng. Không gian thiêng liêng của đình cả năm im lìm nay được tái hiện trở lại bởi con người. Đèn, nến sáng trưng, cờ ngũ sắc tung bay, chiêng trống nổi lên, lòng người khắp nơi náo nức, rộn rã hướng về không gian thiêng liêng đó.

Người đến lễ hội trước hết là để biểu thị lòng tôn kính và biết ơn các vị phúc thần và các bậc tiền nhân đã khuất, có nhiều công lao tạo dựng quê hương, xây nên cơ nghiệp để lại cho những thế hệ cháu con, sau, là dịp để biểu thị ý thức tôn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, hưởng thụ hình thái sinh hoạt tinh thần cộng đồng vốn có nhiều gắn bó với phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian mà mỗi năm chỉ diễn ra có một lần.

Lễ hội đình được diễn ra còn do tín ngưỡng thờ thần và vui được mùa, thắng trận của con người. Tất cả cũng nhằm nhớ về cội nguồn, chuyển giao văn hóa, liên kết cộng đồng. Bởi thế, lễ hội ở đình trở thành rất thiêng liêng, có sức cộng cảm và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong cộng đồng dân tộc.

Lễ hội đình làng là cầu nối tâm linh giữa con người, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở làng xã, bảo tồn những vốn quý của di sản văn hóa tinh thần của dân tộc. Khôi phục các lễ hội ở đình làng cũng là góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng được đời sống văn hóa cơ sở, tạo được sân chơi cho đông đảo dân làng mỗi kỳ lễ hội, đồng thời tạo được một điểm tham quan, vui chơi giải trí cho khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài.

Hội Đình Bình Thủy Cần Thơ

Cần Thơ – thủ phủ của miền Tây Nam Bộ, nơi có sự hội tụ của nhiều nét văn hóa lâu đời, từ các lễ hội cho đến các danh lam thắng cảnh nổi tiếng cho nên du lịch Cần Thơ ngày càng phát triển mạnh. Nếu đi Cần Thơ vào rằm tháng chạp và rằm tháng 4 hàng năm không chỉ được ngắm cảnh đẹp, thưởng thức món ăn ngon mà còn được tham gia lễ hội cúng đình Bình Thủy – một nét đẹp văn hóa truyền thống của miền Tây.

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ. Nơi đây tọa lạc ở phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Cần Thơ và nằm sát với khu cư dân được bao quanh bởi hàng rào tứ giác. Mặt Bắc cách bờ sông Hậu khoảng 200 m, mặt Đông là bờ con rạch Bình Thủy, còn mặt Nam sát đường Lê Hồng Phong. Từ trung tâm TP.Cần Thơ, nếu đi theo đường Nguyễn Trãi qua đường Cách Mạng Tháng Tám và Lê Hồng Phong 5 km là tới đình Bình Thủy.

Kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột to, tròn và đều hơi choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc.

Về trang trí ngoại thất, nhìn trên nóc đình, ta thấy nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau 3 mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc “thượng lầu hạ hiên”. Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng. Nhìn sang bên trái nóc đình có mảng trang trí bằng xi măng, giữa là quyển thư (tựa như cuốn thư đình được bày trí ở các đình miền Bắc) bên cạnh đó là giỏ lam đào và bình hoa, ở bìa mái ngói dưới cùng có ốp lá xoài màu xanh đen và ống ngói cũng được bịt lại bằng sành tráng men xanh. Mặt trước nhà là các cột xi măng trang trí các hình hoa lá đắp nổi thật tinh tế.

Hàng năm người dân địa phương tổ chức các ngày Lễ Thượng Điền, Hạ Điền rất đông vui. Lễ hội có không khí náo nhiệt vui tươi của hội làng, với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, hát bội, hát tiều, nữ công gia chánh,… được duy trì phong phú từ xưa cho đến nay. Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn dân chúng khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang).

Lễ Thượng Điền – Cúng Bổn Cảnh Thành Hoàng (hay còn gọi là Thành Hoàng Làng là thổ thần canh giữ đất) sau khi thu hoạch. Đây là lễ hội cầu an, cúng tế, rước thần trên xe rồng tán phượng, thỉnh sắc thần bằng bè ghép 3 thuyền trang trí lộng lẫy, hát bội ba đêm liền: Từ ngày 12 đến ngày 14/4 âm lịch hàng năm.

Lễ Hạ Điền thì tổ chức vào các ngày 14, 15 tháng chạp.

Trong những ngày này, khách tứ phương và dân làng tấp nập về dự lễ cúng đình, tế lễ. Sau phần lễ gồm việc rước sắc thần cầu cho “quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt bội thu” là đến phần hội gồm đua thuyền, đô vật, hát bội, cải lương được mời về biểu diễn cho mọi người xem. Ngoài ra còn có thi múa lân, hát xếp, hát tuồng,… cho đến thâu đêm.

Nhộn Nhịp Đại Lễ Kỳ Yên Đình Thần Bình Thủy

(AGO) – Hàng năm, sau Tết Đoan ngọ, người dân Bình Thủy (Châu Phú) lại náo nức bước vào Đại lễ Kỳ yên Đình thần Bình Thủy. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống của vùng đất cù lao, với nhiều nét độc đáo.

Theo sử liệu do con cháu họ Dương đang sinh sống tại cù lao Bình Thủy thu thập được, đầu thế kỷ thứ XVIII, thủy tộc họ Dương ở cù lao Bình Thủy là ông Dương Văn Hóa, từ miền Trung bằng ghe bầu vượt sóng vào Nam, sau khi dừng chân nhiều nới, cuối cùng ông Dương Văn Hóa chọn cù lao Năng Gù để khai khẩn đất hoang, lập làng sinh sống. Năm 1783, triều đình phê đơn chấp thuận cho ông Dương Văn Hóa đặt tên vùng đất khai khẩn là Bình Lâm Thôn (Bình Thủy ngày nay) và phong cho ông chức Trùm Tri Thâu quản lý thôn.

Khi Bình Lâm thôn hình thành, nhận thấy nhu cầu tín ngưỡng tâm linh ở vùng đất mới là cần thiết nên ông Dương Văn Hóa cùng Nhân dân lập ngôi miếu thờ thần và được vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng phong sắc thần. Buổi đầu miếu làm bằng tre lá đơn sơ, nằm cách vị trí Đình thần Bình Thủy ngày nay khoảng 1km về hướng bắc. Năm 1850, ngôi miếu bị hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn, dân làng đã xây cất lại thành ngôi đình tại địa điểm Đình thần Bình Thủy hiện nay, sau đó, Ban Hội Tề làng Bình Thủy đã làm Sớ gửi tới triều đình Huế xin lại Sắc phong thành hoàng thay cho Sắc thần đã bị cháy. Năm 1944, vua Bảo Đại thứ mười chín ban Sắc phong thần lại cho Đình Bình Thủy là “Tỉnh Hậu Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần”.

Bô lão trong vùng dâng hương tại đình

Từ đó đến nay, Đình thần Bình Thủy thờ Thành hoàng bổn cảnh, vị thần cai quản địa phương sở tại. Ngoài ra, đình còn thờ vọng Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, thờ vị tiền hiền họ Dương có công khai khẩn đất hoang xây dựng Bình Lâm Thôn. Trải qua hơn 200 năm, Đình thần Bình Thủy luôn được bảo tồn, trùng tu khang trang theo năm tháng. Năm 2000, ngôi đình được UBND tỉnh công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Những ngày này, đến xã Bình Thủy không khí lễ hội bắt đầu rộn ràng, đông đảo người dân trong, ngoài địa phương và những người con Bình Thủy tha phương lập nghiệp lại nô nức tề tựu tham dự Đại lễ Kỳ yên và kỷ niệm 234 năm ngày thành lập làng (1783-2017). Đối với người dân Bình Thủy đây là dịp tri ân các bậc tiền nhân có công khai phá rừng rậm, lập làng Bình Thủy và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thới dân an, mùa màng thắng lợi.

Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thủy Bùi Văn Khải, Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết: “Đại lễ Kỳ yên Đình thần Bình Thủy được diễn ra đúng theo truyền thống, với đầy đủ các nghi thức: Túc yết, Xây chầu, Đại bội… và rộn ràng chiêng trống góp phần cho lễ hội thêm phần trang trọng. Lễ Kỳ yên Đình thần Bình Thủy chính thức diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 5 (âm lịch). Vào ngày chính lễ, mùng 10 tháng 5 (âm lịch), Ban Quý tế đình thần tổ chức lễ rước “Sắc Tứ Phong Thần”. Đây là nghi thức truyền thống không thể thiếu trong Đại lễ Kỳ Yên. Sau khi thỉnh Sắc thần, đoàn xe sẽ diễu hành vòng quanh cù lao để tạo không khí náo nhiệt. Đối với người dân trong xã, để tỏ lòng tôn kính của mình, họ mang rất nhiều lễ vật đến cúng thần. Tất cả mọi hoạt động đã tạo nên sự gần gũi, linh thiêng và nét đẹp văn hóa đình làng của người dân vùng sông nước”.

Bên cạnh phần lễ trang nghiêm, thành kính, phần hội được diễn ra trong đại lễ cũng không kém phần sôi nổi, tạo không khí vui tươi phục vụ người dân đến cúng đình như: Hát bộ, múa lân, các trò chơi dân gian, thi đấu cờ tướng, kéo co, diễu hành xe hoa quanh cù lao… Đặc biệt, tại Đại lễ Kỳ yên Đình Bình Thủy diễn ra Giải đua thuyền truyền thống, hoạt động đua thuyền không chỉ tạo điều kiện cho người dân trong và ngoài xã có điều kiện vui chơi khây khỏa sau những tháng ngày lao động mệt nhọc, mà còn mô phỏng lại cảnh lưu dân ngày xưa băng xuồng qua các vùng rừng rậm âm u để khai khẩn đất hoang, xây dựng quê hương, từ đó giúp người dân thấy được công lao của những người đi trước.

Đình Thái Bình Tổ Chức Lễ Cúng Kỳ Yên

Trong hai ngày 13-14.12 (nhằm ngày 15 và 16 tháng 11 Âm lịch), Đình Thái Bình tọa lạc tại khu phố 4, phường 1, thành phố Tây Ninh đã tổ chức Lễ cúng Kỳ Yên.

Lễ Kỳ yên Đình Thái Bình được tổ chức hằng năm gồm các nghi lễ truyền thống như: lễ rước Sắc Thần, các nghi thức cúng cơm chay, cúng cầu Quốc thái dân an, cúng tế Linh Thần, cúng Thần Nông, lễ hồi sắc… nhằm cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho công việc lao động sản xuất của nhân dân được thuận lợi, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc. Đồng thời cũng là để giữ gìn nét đẹp truyền thống tín ngưỡng dân gian của dân tộc.

Đình Thái Bình đã được xây dựng trên 100 năm, thờ Thần hoàng Bổn Cảnh Võ Văn Oai – là vị quan đại thần triều đình Huế, người có công chống giặc ngoại xâm và tuẫn tiết tại vùng đất này. Ngày 18.3.1917, vua Khải Định năm thứ II đã sắc phong đình thành Thái Bình.

Ngôi đình được sửa chữa lớn vào năm 1950. Khuôn viên đình rộng 1.700m 2, tiền đình quay về hướng Đông Nam, mặt tiền đắp nổi biểu tượng cuốn thư: sách và gươm, 2 bên có lầu chuông, gác trống, đỉnh nóc đình có lưỡng long chầu nguyệt. Nội thất trang trí hoành phi: “Thái cảnh thanh bình” và “Thần thánh cảm linh”, cùng với các cặp song nghê, song phượng, tùng, cúc, trúc, mai và các đồ thờ tự.

Năm 1994 Đình Thái Bình được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và được trùng tu tôn tạo vào năm 2013.