Cúng Đình Bình Thủy / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Hội Cúng Đình Bình Thủy

Địa điểm diễn ra:

Thời gian diễn ra :

Lễ hội truyền thống – Lễ hội cúng đình Bình Thủy

Lễ hội ở đình thể hiện nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng, tín ngưỡng thờ thần, biết ơn thần, tạ ơn đất trời đã cho con người cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, tạo được sự cộng tác của cộng đồng làng xã.

Lễ hội ở đình thể hiện nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng, tín ngưỡng thờ thần, biết ơn thần, tạ ơn đất trời đã cho con người cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, tạo được sự cộng tác của cộng đồng làng xã.

Cũng chính ở sự liên kết cộng đồng làng xã mà con người có ý thức đoàn kết, nhớ về cội nguồn, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, ứng phó trước mọi chuyển biến của lịch sử.Hàng năm, tại Đình Bình Thủy, ngoài các lễ cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên Đán, đình còn có 2 kỳ lễ hội lớn gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp, được tổ chức long trọng.

Đình có hai kỳ lễ chính: lễ Kỳ Yên thượng điền và lễ Kỳ Yên hạ điền. Lễ Hạ điền: Cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới vào ngày 15 tháng 4 âm lịch. Lễ Thượng điền: Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi vào ngày 15 tháng chạp âm lịch Nghi thức trong cả hai ngày lễ gần giống như nhau.

Vào các ngày này, dân làng mở lễ hội đình để tưởng niệm công tích của các vị thần. Và dịp cúng đình cũng là ngày lễ hội của dân làng, người ta tổ chức các trò chơi ở làng, diễn hội làng, hát bội, hát cải lương với những tuồng tích xưa… Quy mô tổ chức lễ hội của đình tùy thuộc vào làng giàu hay nghèo, năm trúng mùa hay thất mùa.

Ngày đầu tiên gọi là lễ Túc Yết – ngày cúng các vị tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, các vị có công với nước, có công xây dựng và bảo quản ngôi đình. Kế đến là lễ Chánh Tế, được tiến hành vào giữa đêm thứ hai, có đọc văn tế với nội dung ca ngợi trời đất và các thần linh, ca ngợi công lao của những bậc tiền hiền, hậu hiền, những người có công quy dân, lập ấp, phát triển sản xuất…

Thường thì, sau phần nghi thức lễ được tổ chức trang trọng là phần hội. Đây là phần sôi động và vui tươi nhất trong dịp cúng đình nên dân làng tham gia rất đông. Mọi người ăn mặc nghiêm trang, chỉnh tề đến tham gia, thưởng thức, diễn trò, từ diễn tuồng đến các trò chơi dân gian như chọi gà, thi bắt vịt, kéo co, thi đấu vật… thể hiện được một nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng và cao đẹp.

Những người đến dự lễ hội đình làng được tự do xem hát, tham gia các trò chơi, trao đổi tâm tình và cùng nhau ăn uống vui vẻ, nhưng ăn uống có văn hóa, vui chơi có mức độ. Ai cũng cố gắng giữ tư cách, không say sưa, càn quấy hay nói tục, bởi trong những ngày này, mọi khía cạnh đời thường đã được nâng lên đời thiêng. Không gian thiêng liêng của đình cả năm im lìm nay được tái hiện trở lại bởi con người. Đèn, nến sáng trưng, cờ ngũ sắc tung bay, chiêng trống nổi lên, lòng người khắp nơi náo nức, rộn rã hướng về không gian thiêng liêng đó.

Người đến lễ hội trước hết là để biểu thị lòng tôn kính và biết ơn các vị phúc thần và các bậc tiền nhân đã khuất, có nhiều công lao tạo dựng quê hương, xây nên cơ nghiệp để lại cho những thế hệ cháu con, sau, là dịp để biểu thị ý thức tôn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, hưởng thụ hình thái sinh hoạt tinh thần cộng đồng vốn có nhiều gắn bó với phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian mà mỗi năm chỉ diễn ra có một lần.

Lễ hội đình được diễn ra còn do tín ngưỡng thờ thần và vui được mùa, thắng trận của con người. Tất cả cũng nhằm nhớ về cội nguồn, chuyển giao văn hóa, liên kết cộng đồng. Bởi thế, lễ hội ở đình trở thành rất thiêng liêng, có sức cộng cảm và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong cộng đồng dân tộc.

Lễ hội đình làng là cầu nối tâm linh giữa con người, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở làng xã, bảo tồn những vốn quý của di sản văn hóa tinh thần của dân tộc. Khôi phục các lễ hội ở đình làng cũng là góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng được đời sống văn hóa cơ sở, tạo được sân chơi cho đông đảo dân làng mỗi kỳ lễ hội, đồng thời tạo được một điểm tham quan, vui chơi giải trí cho khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài.

Hội Đình Bình Thủy Cần Thơ

Cần Thơ – thủ phủ của miền Tây Nam Bộ, nơi có sự hội tụ của nhiều nét văn hóa lâu đời, từ các lễ hội cho đến các danh lam thắng cảnh nổi tiếng cho nên du lịch Cần Thơ ngày càng phát triển mạnh. Nếu đi Cần Thơ vào rằm tháng chạp và rằm tháng 4 hàng năm không chỉ được ngắm cảnh đẹp, thưởng thức món ăn ngon mà còn được tham gia lễ hội cúng đình Bình Thủy – một nét đẹp văn hóa truyền thống của miền Tây.

Đình Bình Thủy, tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ. Nơi đây tọa lạc ở phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Cần Thơ và nằm sát với khu cư dân được bao quanh bởi hàng rào tứ giác. Mặt Bắc cách bờ sông Hậu khoảng 200 m, mặt Đông là bờ con rạch Bình Thủy, còn mặt Nam sát đường Lê Hồng Phong. Từ trung tâm TP.Cần Thơ, nếu đi theo đường Nguyễn Trãi qua đường Cách Mạng Tháng Tám và Lê Hồng Phong 5 km là tới đình Bình Thủy.

Kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột to, tròn và đều hơi choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc.

Về trang trí ngoại thất, nhìn trên nóc đình, ta thấy nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau 3 mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc “thượng lầu hạ hiên”. Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng. Nhìn sang bên trái nóc đình có mảng trang trí bằng xi măng, giữa là quyển thư (tựa như cuốn thư đình được bày trí ở các đình miền Bắc) bên cạnh đó là giỏ lam đào và bình hoa, ở bìa mái ngói dưới cùng có ốp lá xoài màu xanh đen và ống ngói cũng được bịt lại bằng sành tráng men xanh. Mặt trước nhà là các cột xi măng trang trí các hình hoa lá đắp nổi thật tinh tế.

Hàng năm người dân địa phương tổ chức các ngày Lễ Thượng Điền, Hạ Điền rất đông vui. Lễ hội có không khí náo nhiệt vui tươi của hội làng, với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, hát bội, hát tiều, nữ công gia chánh,… được duy trì phong phú từ xưa cho đến nay. Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn dân chúng khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang).

Lễ Thượng Điền – Cúng Bổn Cảnh Thành Hoàng (hay còn gọi là Thành Hoàng Làng là thổ thần canh giữ đất) sau khi thu hoạch. Đây là lễ hội cầu an, cúng tế, rước thần trên xe rồng tán phượng, thỉnh sắc thần bằng bè ghép 3 thuyền trang trí lộng lẫy, hát bội ba đêm liền: Từ ngày 12 đến ngày 14/4 âm lịch hàng năm.

Lễ Hạ Điền thì tổ chức vào các ngày 14, 15 tháng chạp.

Trong những ngày này, khách tứ phương và dân làng tấp nập về dự lễ cúng đình, tế lễ. Sau phần lễ gồm việc rước sắc thần cầu cho “quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt bội thu” là đến phần hội gồm đua thuyền, đô vật, hát bội, cải lương được mời về biểu diễn cho mọi người xem. Ngoài ra còn có thi múa lân, hát xếp, hát tuồng,… cho đến thâu đêm.

Nhộn Nhịp Đại Lễ Kỳ Yên Đình Thần Bình Thủy

(AGO) – Hàng năm, sau Tết Đoan ngọ, người dân Bình Thủy (Châu Phú) lại náo nức bước vào Đại lễ Kỳ yên Đình thần Bình Thủy. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống của vùng đất cù lao, với nhiều nét độc đáo.

Theo sử liệu do con cháu họ Dương đang sinh sống tại cù lao Bình Thủy thu thập được, đầu thế kỷ thứ XVIII, thủy tộc họ Dương ở cù lao Bình Thủy là ông Dương Văn Hóa, từ miền Trung bằng ghe bầu vượt sóng vào Nam, sau khi dừng chân nhiều nới, cuối cùng ông Dương Văn Hóa chọn cù lao Năng Gù để khai khẩn đất hoang, lập làng sinh sống. Năm 1783, triều đình phê đơn chấp thuận cho ông Dương Văn Hóa đặt tên vùng đất khai khẩn là Bình Lâm Thôn (Bình Thủy ngày nay) và phong cho ông chức Trùm Tri Thâu quản lý thôn.

Khi Bình Lâm thôn hình thành, nhận thấy nhu cầu tín ngưỡng tâm linh ở vùng đất mới là cần thiết nên ông Dương Văn Hóa cùng Nhân dân lập ngôi miếu thờ thần và được vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng phong sắc thần. Buổi đầu miếu làm bằng tre lá đơn sơ, nằm cách vị trí Đình thần Bình Thủy ngày nay khoảng 1km về hướng bắc. Năm 1850, ngôi miếu bị hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn, dân làng đã xây cất lại thành ngôi đình tại địa điểm Đình thần Bình Thủy hiện nay, sau đó, Ban Hội Tề làng Bình Thủy đã làm Sớ gửi tới triều đình Huế xin lại Sắc phong thành hoàng thay cho Sắc thần đã bị cháy. Năm 1944, vua Bảo Đại thứ mười chín ban Sắc phong thần lại cho Đình Bình Thủy là “Tỉnh Hậu Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần”.

Bô lão trong vùng dâng hương tại đình

Từ đó đến nay, Đình thần Bình Thủy thờ Thành hoàng bổn cảnh, vị thần cai quản địa phương sở tại. Ngoài ra, đình còn thờ vọng Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, thờ vị tiền hiền họ Dương có công khai khẩn đất hoang xây dựng Bình Lâm Thôn. Trải qua hơn 200 năm, Đình thần Bình Thủy luôn được bảo tồn, trùng tu khang trang theo năm tháng. Năm 2000, ngôi đình được UBND tỉnh công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Những ngày này, đến xã Bình Thủy không khí lễ hội bắt đầu rộn ràng, đông đảo người dân trong, ngoài địa phương và những người con Bình Thủy tha phương lập nghiệp lại nô nức tề tựu tham dự Đại lễ Kỳ yên và kỷ niệm 234 năm ngày thành lập làng (1783-2017). Đối với người dân Bình Thủy đây là dịp tri ân các bậc tiền nhân có công khai phá rừng rậm, lập làng Bình Thủy và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thới dân an, mùa màng thắng lợi.

Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thủy Bùi Văn Khải, Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết: “Đại lễ Kỳ yên Đình thần Bình Thủy được diễn ra đúng theo truyền thống, với đầy đủ các nghi thức: Túc yết, Xây chầu, Đại bội… và rộn ràng chiêng trống góp phần cho lễ hội thêm phần trang trọng. Lễ Kỳ yên Đình thần Bình Thủy chính thức diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 5 (âm lịch). Vào ngày chính lễ, mùng 10 tháng 5 (âm lịch), Ban Quý tế đình thần tổ chức lễ rước “Sắc Tứ Phong Thần”. Đây là nghi thức truyền thống không thể thiếu trong Đại lễ Kỳ Yên. Sau khi thỉnh Sắc thần, đoàn xe sẽ diễu hành vòng quanh cù lao để tạo không khí náo nhiệt. Đối với người dân trong xã, để tỏ lòng tôn kính của mình, họ mang rất nhiều lễ vật đến cúng thần. Tất cả mọi hoạt động đã tạo nên sự gần gũi, linh thiêng và nét đẹp văn hóa đình làng của người dân vùng sông nước”.

Bên cạnh phần lễ trang nghiêm, thành kính, phần hội được diễn ra trong đại lễ cũng không kém phần sôi nổi, tạo không khí vui tươi phục vụ người dân đến cúng đình như: Hát bộ, múa lân, các trò chơi dân gian, thi đấu cờ tướng, kéo co, diễu hành xe hoa quanh cù lao… Đặc biệt, tại Đại lễ Kỳ yên Đình Bình Thủy diễn ra Giải đua thuyền truyền thống, hoạt động đua thuyền không chỉ tạo điều kiện cho người dân trong và ngoài xã có điều kiện vui chơi khây khỏa sau những tháng ngày lao động mệt nhọc, mà còn mô phỏng lại cảnh lưu dân ngày xưa băng xuồng qua các vùng rừng rậm âm u để khai khẩn đất hoang, xây dựng quê hương, từ đó giúp người dân thấy được công lao của những người đi trước.

Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Cầu Bình An Cho Gia Đình

(NTD) – Cách cúng rằm tháng Giêng. Rằm tháng Giêng âm lịch (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Bởi vậy mới có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Vào ngày này, người dân thường đi chùa lễ Phật, cầu mong an lành cho bản thân và gia đình. Việc cúng rằm tại nhà cũng được hết sức chú trọng. Tuy nhiên nghi lễ này thực hiện sao cho đúng thì không phải ai cũng biết.

“Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”

Theo Đại đức Thích Thanh Phương, Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười). Đứng về khía cạnh văn hóa, rằm tháng Giêng là một lễ lớn theo tín ngưỡng Việt Nam. Là một nước thuần nông, tháng Giêng là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi hạ điền, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mong một năm mùa màng bội thu.

Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị. Từ đó về sau, lễ hội Tết Nguyên Tiêu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân. Trong dân gian với số đông người theo phong tục thờ cúng ông bà thì rằm tháng Giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn. Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn các đẳng… Nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Số gia đình theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào…

Với những ý nghĩa trọng đại đó, các chùa đồng loạt tổ chức lễ cúng rằm tháng Giêng nguyện cầu cho quốc thái dân an, xã hội an bình, nhà nhà an vui. Tại các chùa theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy thường kỷ niệm sự kiện trọng đại này bằng cách thọ hạnh đầu đà ngăn oai nghi nằm, thức trọn đêm; hoăc cúng đèn, hay cúng dường đặt bát đến chư Tăng cầu phúc đầu năm. Đối với Phật giáo Đại Thừa, các chùa trong những ngày Rằm đều tổ chức những nghi thức cầu an cho đại chúng, có chùa còn làm lễ Quy y, tạo điều kiện để những người có duyên với Phật giáo được chính thức công nhận và học tập theo những điều Phật dạy.

Nghi thức cúng rằm tháng Giêng tại gia

Ngoài việc tới chùa cầu bình an, may mắn, sức khỏe đầu năm trong dịp rằm tháng Giêng, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Để đón rằm tháng Giêng, các gia đình thường sắm hai lễ: một là cúng Phật, thần linh và hai là lễ cúng gia tiên vào giờ Ngọ.

Cúng Phật: Là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến.

Cúng gia tiên: Là mâm lễ mặn với các món ăn ngày tết đầy đủ, tinh khiết. Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu. Bánh trôi được nhiều gia đình dâng cúng rằm tháng Giêng để mong mọi việc trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Nếu là Phật tử thì có thể tới chùa hoặc ngồi trước bàn thờ Phật (tại gia) tụng kinh Phổ Môn hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật như sau:

Tán Phật

“Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy

Phật Sơn Vương.

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại chân như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang”

Văn khấn Tết Nguyên Tiêu tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:

………………………………………………………………

Ngụ tại:

………………………………………………………………

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

PV (TH)