Cúng Đầy Tháng Vào Ngày Nào / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Cúng Đầy Tháng Vào Ngày Giờ Nào Là Đúng Nhất?

Lễ cúng đầy tháng cho bé là buổi lễ tạ ơn với những vị thần linh và mong muốn thần linh phù hộ cho bé ngoan khỏe, mau ăn chóng lớn. Phong tục về lễ cúng đầy tháng truyền lại cho các thế hệ trẻ đang ngày càng bị mai một do đó nhiều cha mẹ trẻ không biết nên làm lễ cúng đầy tháng vào thời gian nào là tốt nhất?

Hiểu được vấn đề đó, Đồ cúng Tâm Linh xin chia sẻ đến các bạn một số những thông tin về nghi lễ cũng đầy tháng cho trẻ theo đúng truyền thống phong tục người Việt Nam.

CÚNG ĐẦY THÁNG MANG Ý NGHĨA GÌ?

Một trong những sự kiện quan trọng trong giai đoạn phát triển của bé. Cúng Mụ (đầy cữ, đầy tháng hay đầy năm) cho bé là một trong những lễ nghi quan trọng để thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình đồng thời giúp bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành và may mắn cho đứa trẻ. Vì thế cúng đầy tháng với những ý nghĩa sau.

Cùng đồng hành suốt khoảng thời gian dài ấy đó là người chồng, ông bà bố mẹ và song hành mang ý nghĩa tâm linh chính là tâm niệm theo dân gian có sự đỡ đầu. Đó là sự phù hộ độ trì của tổ tiên và nhất là 12 bà mụ, 1 bà Chúa Thiên Thai cùng 3 Đức Ông để mẹ tròn con vuông.

Khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới, sự cảm tạ, lòng biết ơn đối với các vị thần lình thầm phù hộ gia đình

Kết thúc một hành trình thiêng liêng của người mẹ mang trong mình một sinh linh bé bỏng cưu mang suốt chín tháng mười ngày, để rồi vượt qua cơn đau ” thập tử nhất sinh” để được nghe tiếng khóc chào đời của đứa bé đó là một sự hi sinh rất lớn.

Tính ngày đầy tháng theo phong tục truyền thống

Theo cách truyền thống thì mỗi vùng miền có một sự khác nhau rõ rệt về ngày tính lễ đầy tháng. Hiện nay có 2 cách để chọn ngày cúng đầy tháng phổ biến.

Gái lùi 2 trai lùi 1

Đây có lẽ là cách tính ngày tháng phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết các khách hàng của chúng tôi tại Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh và Đồng Nai đều tính theo cách này.

Ví dụ Bé nhà bạn sinh vào ngày 16/7 đến 16/8 là đủ 30 ngày tuổi

Bé gái thì làm lễ đầy tháng vào ngày 14/8 (đủ 30-2 ngày)Bé trai thì làm lễ đầy tháng vào ngày 14/8 (đủ 30-1 ngày)

Nam trồi nữ sụt

Đây cũng là một cách tính đã được nhiều gia đình áp dụng. Với cách tính này thì Nam sẽ được tính cộng thêm 1 ngày, nữ thì trừ đi 1 ngày

Ví dụ Bé nhà bạn sinh vào ngày 14/3 đến 14/4 đủ 30 ngày tuổi

Bé trai thì làm lễ đầy tháng vào ngày 15/4 ( đủ 30+1 ngày)Bé gái thì làm lễ đầy tháng vào ngày 13/4 ( đủ 30-1 ngày)

Như vậy dựa theo cách tính ngày các bộc phụ huynh đã sẽ chọn được chính xác ngày làm lễ cúng thôi nôi cho con nhà mình.

Chọn giờ tốt cúng đầy tháng cho Bé

Trong sách chiêm tinh và phong thủy học có ghi rằng: Năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, và ngày tốt không bằng giờ tốt. Do đó những việc quan trọng trong cuộc sống nếu không chọn được năm tốt, tháng tốt thì cũng cố gắng để chọn được giờ tốt mà thực hiện.

Tính theo tam hợp

Với cách tính này thì dựa vào cung hoàng đạo, tam hợp tứ hành xung để tính. Với phương pháp tính này nhiều người không có kinh nghiệm rất khó để tính. Cụ thể cách tính như sau

Ví dụ như con của bạn sinh vào 26/09/2023 (dương lịch) thì ngày âm lịch là ngày 28 tháng 8 năm Kỷ Hợi (âm lịch)

Với tuổi Hợi thì tam hợp có Hợi – Mùi – Mẹo còn tứ hành xung có Hợi – Tỵ – Dần và Thân

Dựa vào tam hợp và tứ hành xung thì tổ chức lễ cúng đầy tháng tốt nhất là vào các giờ Hợi – Mùi – Mẹo ngoài ra đặc biệt tránh vào các giờ tứ hành xung Hợi – Tỵ – Dần – Thân.

Mặc dù đây là cánh tính vô cùng cẩn thận mà tỉ mỉ nhưng ngày nay ít gia đình tính theo cách này. Do hiện nay thời buổi hiện đại và thời gian làm việc của mỗi người mỗi gia đình mỗi khác.

Cúng đầy tháng theo năm sinh ( hay tuổi) Chọn giờ nào tiện thì cúng

Đây là cách để chọn giờ phù hợp với các gia đình bận rộn. Đây cũng là xu hướng mà các gia đình đang hướng tới trong thời đại ngày nay. Nếu gia đình Anh Chị bân rộn, để không làm ảnh hưởng đến công việc có thể chọn giờ nào thuận tiện cho gia đình mình để cúng đầy tháng.

Cúng vào buổi sáng

Buổi sáng thời tiết mát mẻ, nhiều gia đình chọn cúng vào buổi sáng, trước 12h trưa là được. Nếu Anh Chị muốn cúng đầy tháng cho bé vào buổi sáng có thể bày mâm cúng trước và đến đúng giờ là cúng được. Cúng xong gia đình có thể xin lộc để cùng ăn uống trong bữa trưa.

Qua bài viết trên hi vọng có thể giúp các bạn giải đáp được câu hỏi cúng đầy tháng vào thời gian nào là tốt nhất. Để có thể tổ chức được một buổi đầy tháng đầy ý nghĩa và trọn vẹn cho bé. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tổ chức làm mâm cúng đầy tháng trọn gói hãy liên hệ với Đồ Cúng Tâm Linh để được đặt hàng và tư vấn chính xác nhất theo phong thủy.

Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào, Giờ Nào?

Cúng rằm tháng 7 tháng cô hồn vào ngày nào, giờ nào cũng nên lựa chọn kỹ lưỡng để phù hợp với mỗi gia đình.

Vì sao phải cúng rằm tháng 7?

Vào tháng 7 Âm Lịch, dân gian ta thường gọi là tháng cô hồn hay cũng là tháng Vu Lan – mùa báo hiếu cho cha mẹ ông bà. Theo quan niệm của cha ông ta, tuỳ theo những việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác thay vì bị đày xuống địa ngục hay lang thang quấy rối người thường.

Việc cúng cô hồn tháng 7 không chỉ để tránh bị người khác quấy phá mà muốn làm những điều phúc tốt đẹp, giúp những cô hồn lang thang có được một ngày no nê và đỡ tủi thân khi ở dưới địa ngục. Nó mang tính nhân văn cao trong văn hoá truyền thống Việt Nam cũng như quan niệm ngày xá tội vong nhân đó là: con người dù gây ra những tội ác gì trong quá trình chịu sự trừng phạt, quả báo cũng có 1 ngày xá tội để đỡ chịu khổ cực, đau đớn.

Theo truyền thuyết người Xưa, Diêm Vương cai quản địa ngục sẽ mở cửa Quỷ môn quan tháng 7 hàng năm.

Cúng rằm tháng 7 tháng cô hồn vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất?

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào luôn là thắc mắc của nhiều người. Theo truyền thuyết dân gian, Quỷ Môn được ra ra từ ngày 2 tới ngày 15/7 âm lịch, đây là khoảng thời gian trên dương gian có nhiều cô hồn dã quỷ nhất. Từ 12 giờ đêm ngày 15/7 âm lịch cửa địa ngục sẽ đóng và cô hồn buộc phải quay về lại nơi chốn mình thuộc về.

Vì vậy nên có hai luồng ý kiến khác nhau về thời điểm tổ chức lễ cúng cô hồn. Một mặt, có người cho rằng có thể cúng cô hồn từ ngày 2 tới ngày 15/7 âm lịch vì lúc này cô hồn đã vào dương gian, cúng lễ thì chúng sẽ nhận được ngày. Cũng có ý kiến lại tin tưởng, nhất định cúng cô hồn phải vào đúng ngày Rằm mới là chuẩn.

Thực chất lễ cúng cô hồn hiện nay không chỉ cúng chúng sinh mà còn cúng lễ gia tiên, không chỉ giúp những vong hồn vất vưởng có thêm chút đồ lễ mà con cháu cũng muốn gửi cho ông bà tổ tiên nhà mình đồ cúng để đủ đầy hơn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, cúng cô hồn tháng 7 là tục truyền miệng, không có bất cứ một quy tắc hay nghi lễ chính thức nào nên có rất nhiều dị bản. Thông thường, quan niệm dân gian là cúng lễ tổ tiên vào trước ngày Rằm vì dịp này vong hồn nhiều, nhiều vong không nơi nương tựa không được gia đình cúng tiến sẽ cướp mất đồ lễ của gia tiên nhà mình. Cúng trước và ghi rõ tên tuổi vào đồ lễ để ông bà nhận được đồ của con cháu.

Cúng vào ngày Rằm tháng 7 là tốt nhất, chính lễ nhất nhưng nếu không có điều kiện thì từ 10 tới 15/7 âm lịch chính là thời điểm thích hợp để cúng cô hồn. Mọi nhà nên tùy vào hoàn cảnh và khả năng của mình mà tiến hành, không nên quá câu nệ.

Nhiều người cũng băn khoăn cúng Rằm tháng Bảy vào giờ nào thì hợp lý. Theo quan niệm dân gian, do ban ngày có nhiều ánh sáng mà ánh sáng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn mới được “thả ra” rất yếu nên đối với lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tự, chịu nhiều oan trái trong xã hội… thì nên thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn.

Cũng theo một vị Đại đức – người từng tham gia nhiều lễ cúng chúng sinh, cúng cô hồn thì ở nhiều nơi, các chùa hay làm lễ vào buổi chiều tối, thậm chí là tối hẳn bởi theo quan niệm dân gian, vào ban ngày, ánh nắng sẽ làm suy yếu, làm bạt các vong hồn và phải đến gần tối thì các vong hồn mới tích tụ lại được. Vì thế, nên cúng cô hồn vào buổi tối hoặc chiều tối thì các cô hồn mới có thể dễ dàng nhận được đồ mà các gia chủ cúng cho.

Tuy nhiên, dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn cũng đều phải diễn ra vào trước 12 giờ đêm ngày 15/7 âm lịch.

Theo Giadinhvietnam

Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào?

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Sắm lễ rằm tháng 7 như thế nào mới đúng? Là điều mà nhiều người thắc mắc, băn khoăn không biết phải làm sao cho đúng cách.

Ý nghĩa cúng rằm tháng 7

Theo dân gian, rằm tháng 7 là ngày mở cửa địa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào “tháng cô hồn” (tháng 7 âm lịch), phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?

Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn. Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày “Xá tội vong nhân” nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là “cúng cô hồn, “cúng thí thực” (tặng thức ăn).

Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều.

Vào năm 2023, ngày rằm tháng 7 rơi vào ngày Thứ 5, ngày 15/08/2023. Do vậy để thực hiện cúng rằm tháng 7 thường sẽ cúng lễ vào buổi trưa tại nơi làm việc hoặc tranh thủ lúc nghỉ trưa để cúng tại chùa. Sau đó buổi chiều về sớm trước khi mặt trời lặn để cúng tại gia. Việc sắm lễ, chuẩn bị đồ cúng có thể chuẩn bị từ ngày hôm trước, khi về tới nhà chỉ cần thực hiện cúng bái ngay để kịp trước lúc mặt trời lặn.

Ngoài ra, nếu quá bận rộn, có thể cúng trước lễ Vu Lan vào ngày nghỉ cuối tuần trong khoảng từ mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch). Do vậy nếu vẫn còn băn khoăn cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt nhất là nên cúng trước ngày rằm 15 tháng 7 (âm lịch).

Sắm lễ rằm tháng 7 như thế nào? Mâm cúng Phật

Lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người. Vì vậy, vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

– Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất.

– Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại khi cúng rằm tháng 7.

– Mâm cỗ cúng chuẩn bị như sau: Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

– Cách khấn vái: khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh – kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.

Một điều cũng cần đặc biệt chú ý nữa là theo quan niệm từ lâu đời mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.

Mâm cúng thần linh và gia tiên

Cũng giống như mâm lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên nên được thực hiện vào ban ngày. Mâm lễ này chính là đại diện tấm lòng thành kính của gia đình gửi đến các bậc tổ tiên – đặc trưng cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu.

– Vị trí đặt lễ: Lễ cúng thần linh đặt dưới lễ cúng Phật và trên Lễ cúng gia tiên.

– Mâm cỗ cúng thần linh bao gồm: Theo tục lệ của người Việt, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa.

– Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm: Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Trên mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn (thường có xôi gấc, gà luộc, các món xào, canh), tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức… để cho người cõi âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người dương trần.

Mâm cỗ cúng cô hồn

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Rằm tháng 7 còn gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, tức là ngày mà Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước… Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Vì vậy, dân gian thường làm một mâm lễ cho các vong hồn này để chúng không quấy nhiễu dương gian.

– Vị trí đặt lễ: Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

– Chuẩn bị mâm cỗ cúng bao gồm:

+ Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ. Khi rải tiền vàng ra mâm để cúng cô hồn, chúng ta cũng nên để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

+Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc).

+ Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

+ Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

+ Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

Cháo loãng được coi là món không thể thiếu khi cúng cô hồn. Người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Một số điều lưu ý trong lễ cúng rằm tháng 7

– Mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên làm trong nhà.

– Mâm cúng cô hồn phải đặt ở ngoài trời tránh các bậu cửa. Tốt nhất nên cúng ở Chùa.

– Mâm cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ tiếp đến là mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng gia tiên.

– Vì ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều cô hồn vất vưởng nên các món đồ cúng như áo quần vàng mã dành cho gia tiên thì phải ghi rõ tên người nhận.

– Khi cúng trước tiên nên đọc văn khấn thần linh và thổ địa, sau đó đọc to, rõ tên hương hồn người nhận

Những điều kiêng kỵ và những điều nên làm trong tháng cô hồn

Vào “tháng cô hồn”, người Việt Nam theo phong tục tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ như không mua sắm, không đi chơi đêm, không nhổ lông chân, không phơi quần áo, không bơi lội… và tùy vùng còn có thêm những kiêng kỵ khác như không khai trương, mở cửa hàng, lập gia đình, xây nhà,… Nhiều người còn kiêng cữ và ăn chay trong tháng 7 nên các hàng quán bán thức ăn mặn và rượu bia (như tại Thành phố Hồ Chí Minh) buôn bán ế ẩm và thường đóng cửa sớm.

18 điều cấm kỵ

1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.

2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng cô hồn, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.

3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “Một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.

4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.

5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.

6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.

7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.

8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trặc trẹo chân.

9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.

10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.

11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.

12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.

13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.

14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.

15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.

16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.

18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.

13 điều nên làm

1. Làm lễ cúng các cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành chính mình.

2. Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người Âm.

3. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.

4. Nên hạn chế sát sinh các con vật.

5. Nên cúng xe ô tô dù có kinh doanh hay không kinh doanh.

6. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.

7. Nên làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.

8. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng).

9. Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.

10. Nên tránh xa các cuộc xung đột.

11. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.

12. Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu…

13. Khi các bạn cúng cô hồn xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại. Đồng thời vào đầu tháng 8 âm lịch thì nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.

3 bài văn khấn cúng rằm tháng 7 xá tội vong nhân phổ biến nhất Văn khấn cúng cô hồn

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn Nam Bắc Đông Tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đau

Chết đâm chết chém, chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:………………………….

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7

Mâm cúng tổ tiên, thần linh tại gia thường là cỗ mặn và hương hoa, vàng mã, trầu cau, đèn, nến…

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ….

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Văn tế khấn tổ tiên ngày rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng Bảy năm… (nếu cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì đọc vào ngày đó)

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Dương. Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nên Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào?

Vẫn còn hơn 1 tuần nữa là đến ngày rằm tháng 7 âm lịch nhưng người dân đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị mâm cỗ và đồ cúng để cúng cô hồn. Khắp nơi, ai ai cũng hào hứng với mong muốn có được một ngày lễ trơn tru, mọi bề thuận lợi.

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch chính là tháng cô hồn, khi Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn có thể trở lại dương gian làm phiền, quấy nhiễu người trần. Chính vì vậy, ngoài việc sắp mâm cỗ cúng gia tiên thì các gia đình còn sắm sửa thêm lễ vật cúng chúng sinh để ban phước cho các cô hồn không nhà không cửa. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra đó là nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Vào đúng ngày hay cúng trước ngày rằm tháng 7?

Cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 có phải là đúng nhất?

Một xu hướng phổ biến hiện nay đó là phần lớn các gia đình đều lựa chọn cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 và hóa vàng mã cũng trước ngày này. Còn lại một số người vẫn chọn cúng đúng ngày bởi vì một số lý do đặc biệt hoặc vẫn còn phân vân chưa nắm rõ lý do tại sao nên cúng trước.

Theo ý kiến của nhiều nhà tâm linh, ngày “mở cửa địa ngục” nên diễn ra trước ngày 15 tháng 7 âm lịch. Lúc này, các vong hồn sẽ được xá tội, thoát lên dương thế, lảng vảng khắp nhân gian và tìm cách quấy phá người trần. Đây chính là lý do mà nếu cúng cô hồn đúng vào ngày rằm tháng 7 thì sẽ không còn “thiêng” nữa bởi tất cả cô hồn đã trở lại cõi âm và Diêm Vương đã đóng cửa ngục.

Dựa trên niềm tin này, ngày cúng rằm tháng 7 hợp lý nhất sẽ nằm trong khoảng từ ngày mùng 7 đến ngày 14 trong tháng. Nhưng hiện nay do công việc bận rộn và cuộc sống cũng thay đổi nên không ít gia đình có xu hướng chọn một ngày bất kỳ trong khoảng nửa đầu của tháng 7 để tiến hành cúng cô hồn, thường vào ngày nghỉ để tiện việc sắm sửa.

Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào mới đúng?

Theo quan niệm dân gian, do ban ngày có nhiều ánh sáng mà ánh sáng Mặt Trời rất mạnh trong khi các cô hồn mới được “thả ra” rất yếu nên, đối với lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tự, chịu nhiều oan trái trong xã hội… thì nên thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Còn với lễ Vu lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên, nên thực hiện vào ban ngày. Tuy nhiên, dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn cũng đều phải diễn ra vào trước 12 giờ đêm ngày 15/7.

Cũng theo quan niệm dân gian, vào ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong hồn đi lang thang nên nếu hóa vàng mã vào ngày này sẽ dễ bị cướp, giật, dẫn tới người thân khó nhận được. Do vậy, trên quần áo, đồ đạc, hàng mã cần ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng cần đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.

Một số người thắc mắc rằng nên cúng rằm tháng 7 ở nhà hay ở chùa trước thì thực tế, một xu hướng phổ biến đó là các gia đình sẽ lên chùa làm lễ Vu lan, sau đó, về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật và bàn thờ người thân. Còn đối với cúng cô hồn, có gia đình cúng tại nhà, có người lại lên cúng tại chùa, cả hai đều được. Nhưng một lưu ý là nếu cúng tại nhà thì mâm cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa.

Nên Làm Lễ Cúng Đầy Tháng Vào Thời Gian Nào?

Lễ cúng đầy tháng cho bé là sự tạ ơn với vị thần linh và mong muốn thần linh phù hộ cho bé ngoan khỏe, mau ăn chóng lớn. Phong tục lễ cúng đầy tháng truyền lại cho các thế hệ trẻ đang ngày càng bị mai một nên nhiều cha mẹ trẻ không biết nên làm lễ cúng đầy tháng vào thời gian nào?

Hiểu được vấn đề này, Đồ cúng Tâm Linh Việt xin chia sẻ tới các bạn một số thông tin về nghi lễ cũng đầy tháng cho trẻ theo đúng truyền thống người Việt Nam.

Tại sao phải có lễ cúng đầy tháng cho bé?

Theo dân gian quan niệm rằng một đứa bé được sinh ra là do các bà Tiên Nương hay còn gọi là 12 Bà Mụ tạo ra. Mỗi một Bà Mụ sẽ đảm nhiệm trách nhiệm nặn ra một bộ phận cơ thể cho đứa trẻ như miệng, mắt, mũi, tay, chân,… và dạy cho trẻ biết khóc, cười, ăn, nói,…

Chính vì vậy, lễ cúng đầy tháng là dịp để cảm ơn 12 Bà Mụ và Đức Ông đã ban đứa con đến với gia đình, giúp mẹ tròn con vuông khỏe mạnh và cũng là lễ để thông báo với mọi người sự có mặt của một thành viên mới, mong mọi người sẽ chúc phúc, che chở cho đứa trẻ. Cho nên khi trẻ tải qua 30 ngày đầu tiên và khỏe mạnh thì các bậc cha mẹ nên thực hiện lễ cúng đầy tháng hay còn gọi là lễ cúng mụ.

Theo phong tục xưa để lại thì ngày đầy tháng của trẻ tính theo lịch âm và cách tính thùy thuộc bé là trai hay gái.

Đối với bé gái thì sẽ lùi lại 2 ngày, bé trai sẽ lùi 1 ngày so với ngày tròn 1 tháng kể từ khi chào đời. Ví dụ bé nhà bạn sinh ngày 18/3 thì lễ cúng đầy tháng sẽ vào ngày 16/3 nếu là bé gái và 17/4 đối với bé trai.

Tuy nhiên, ngày nay thì người ta thường tính ngày sinh theo lịch dương vậy nên ngày cúng đầy tháng chính là vào ngày sinh bé ở của tháng kế tiếp.

Nhận đặt mâm cúng đầy tháng bé TRAI trọn gói

Nhận đặt mâm cúng đầy tháng bé GÁI trọn gói

Nên làm lễ cúng đầy tháng vào thời gian nào?

Không ít cha mẹ cứ phân vân nên cúng đầy tháng cho bé vào buổi sáng hay chiều, và giờ cúng thì như thế nào? Ngoài vấn đề chọn buổi thì chọn giờ cũng gây rắc rối cho nhiều người. Vì mỗi vùng có một phong tục khác nhau, vùng này thì cúng vào sáng sớm, vùng kia thì chọn buổi trưa, có vùng lại cúng vào lúc chập tối.

Với nhịp sống hiên đại và bân rộn ngày nay, các bậc cha mẹ thường tranh thủ chọn thời gian rảnh trong ngày để làm lễ cúng đầy tháng cho bé nhằm tiết kiệm thời gian, phù hợp với lịch làm việc của người thân, bạn bè.