Cúng Đầy Tháng Vái Như Thế Nào / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Đầy Tháng Theo Đạo Phật Như Thế Nào?

Cách tính ngày cúng tháng cho bé rất đơn giản. Việc tính dựa theo câu nói dân gian từ “gái sụt 2 trai sụt 1” tức là nếu là bé gái thì tính lùi 2 ngày, bé trai tính lùi 1 ngày so với ngày tròn 1 tháng tuổi. Ví dụ bé trai sinh ngày 6/5 m lịch thì sẽ cúng đầy tháng ngày 5/5, bé gái sinh ngày 5/5 âm lịch thì lễ cúng đầy tháng vào ngày 3/5 âm lịch.

Thông thường ngày cúng đầy tháng cho bé được tính theo âm lịch, tuy nhiên hiện nay đa phần các cha mẹ đều tính theo dương lịch cho con.

Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng cho con

Theo tục lệ, khi đứa bé chào đời được 1 tháng tuổi, gia đình sẽ làm một mâm lễ gọi là ” Đoàn Du Phạn” ( nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru) để cúng các bà mụ gồm bà Chúa đầu thai và 12 bà mụ. Vì theo như quan niệm của người xưa, các bà mụ đã hình thành và dạy dỗ đứa trẻ biết ăn, biết nói, biết cười,… Do vậy, cần phải bày lễ để tạ ơn các bà mụ.

Ngày nay, lễ cúng đầy tháng là để công nhận thành viên mới của gia đình với anh em, họ hàng và ông bà tổ tiên và cũng là dịp để bé nhận những lời chúc tốt đẹp từ người thân, bạn bè.

Nhận đặt mâm cúng đầy tháng bé TRAI trọn gói

Nhận đặt mâm cúng đầy tháng bé GÁI trọn gói

Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng theo đạo Phật như thế nào?

Theo Phật giáo, đây là lễ để cầu nguyện cho bé được khỏe mạnh, có cuộc sống bình an và cầu mong các vị hộ thần, Đức Phật phù hộ, bảo vệ bé. Chính vì vậy, Gia đình nên chuẩn bị mâm lễ cúng chay tịnh cho bé, không nên bày biện rườm rà, phô trương và tránh giết heo, mổ gà.

Mâm cúng đầy tháng cho bé bao gồm đầy đủ các lễ vật sau:

12 bát chè nhỏ, 1 bát chè lớn (có thể là chè đậu trắng cho bé trai hoặc chè trôi nước cho bé gái)

12 đĩa xôi nhỏ, 1 đĩa xôi lớn (xôi thường là xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh)

12 bát cháo trắng nhỏ, 1 bát cháo lớn.

12 ly nước nhỏ và 1 ly nước lớn hơn.

Một đĩa hoa quả lớn gồm 5 loại quả.

Trầu cau, trà, hương, đèn cầy, muối, gạo.

1 lọ hoa tươi (hoa cúc, lay ơn, hồng, cát tường,…)

Các loại bánh chay khác.

Tôm, cua, cá nhỏ sống để phóng sinh.

Ngoài ra cũng nên cần có lễ vật bày trên bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật trong nhà.

Theo quan niệm dân gian, mâm cúng được sắp đặt theo quy tắc phía Đông đặt bình hoa và đèn, phía Tây để bày đồ cúng. Thường thì mâm lễ cúng sẽ được xếp thành hai bàn: Một bàn để bày lễ cúng bà Chúa đầu thai và bàn còn lại được dùng để bày lễ cúng 12 bà mụ. Vì là cúng đầy tháng theo đạo Phật cho bé nên cha mẹ cần tụng kinh Địa Tạng để cầu nguyện cho con, phóng sanh, làm việc phước thiện, tránh ăn mặn,… để hồi hướng phước lành báo cho con.

Làm Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Bé Như Thế Nào?

Theo phong tục nước ta, trẻ con sinh ra được tròn một tháng thì được bố mẹ làm lễ cúng đầy tháng – lễ cúng đầy tháng trước là để tạ ơn Mụ bà và Đức ông (Ông bà ta xưa quan niệm rằng đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên này) đã phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”, sau là để trình với nội – ngoại, họ hàng, lối xóm về đứa cháu sau một tháng chào đời. Lễ đầy tháng là chức mừng cho đứa trẻ sinh ra hòa nhập với thế giới con người và sống khỏe mạnh, được nâng niu, chúc tụng, để cộng đồng có trách nhiệm giúp đỡ, cưu mang, che chở…

Ông bà ta xưa quan niệm rằng đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Mụ Bà nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng là do tay các Mụ Bà nặn ra.

Đứa trẻ vừa mới chào đời hãy còn xa lạ với thế giới xung quanh.Trẻ phải luôn được mẹ ôm ấp, để nghe nhịp đập con tim, hơi thở của mẹ như hồi nằm trong bụng mẹ để dần tiếp xúc, quen dần và thích nghi với mọi thứ từ thế giới bên. Cho nên khi trẻ vượt qua 30 ngày đầu và khỏe mạnh thì cha, mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng ăn mừng còn gọi là lễ cúng đầy tháng.

1. Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sinh)2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sinh)3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)4. Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)6. Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sinh)7. Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)8. Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ

Ngoài ra, còn có 3 Đức ông: Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho bé trong tương lai (không phải 13 đức thầy).

Chuẩn bị lễ vật cúng lễ đầy tháng cho bé

Một số gợi ý như sau:– Cúng Mụ bà3 đĩa xôi3 tô chè12 chén chèHàng mã (giấy tiền vàng bạc)

– Cúng Đức ông3 chén cháo1 con vịt chéo cánh luộc chínHàng mã (giấy tiền vàng bạc)1 tô cháo

Ngoài ra, có thể sử dụng thêm những vật cúng khác như:– 12 đôi hài xanh– 12 nén vàng màu xanh– 12 bộ váy áo xanh– 12 miếng trầu cánh phượng– 12 bộ đồ chơi– 12 con cua– 12 con ốc– 12 con tôm– Bánh kẹo, hoa quả,… chia thành 12 phần bằng nhau.

Bài cúng trong lễ đầy tháng cho bé

Sau khi bày lễ vật, một trưởng tộc hoặc người biết thực hành nghi lễ, thắp ba nén hương khấn nguyện: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại…) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Sau nghi thức cúng kính là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thấp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:Mở miệng ra cho có bông, có hoa,Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…

Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.

Lễ đầy tháng là hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu, qua đó cho thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng con người không chỉ biết có hiện tại, tương lai, mà còn nhận rõ truyền thống văn hóa mang tính bản sắc của gia đình – xã hội. Đồng thời Lễ đầy tháng còn là sự biểu hiện của những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ trước đối với các thế hệ kế thừa.

Mâm Lễ Cúng Đầy Tháng Tổ Chức Như Thế Nào?

Mâm lễ cúng đầy tháng như thế nào để có thể đầy đủ và trọn vẹn nhất luôn là điều các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là những ai mới làm cha mẹ lần đầu hẳn sẽ phải tìm hiểu thật kĩ để có thể tổ chức thực hiện nghi lễ này con bé yêu của mình. Bài viết sau đây sẽ góp phần cung cấp thêm một vài thông tin về nghi lễ quan trọng này cũng như là cách chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng sau cho đầy đủ nhất.

Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng cho các bé

Lễ cúng đầy tháng cho bé bắt nguồn từ quan niệm của ông bà ta từ bao đời nay về 12 bà mụ và công lao của các bà mụ trong việc bảo hộ cho sự phát triển và chào đời của các em bé. Không chỉ riêng vào lúc chuyển dạ đầy gian nan của các bà mẹ, ngay từ lúc em bé còn trong bụng mẹ cũng phải nhờ đến các bà mụ ra sức bảo hộ để chín tháng mười ngày mang thai được bình an, suông sẻ.

Lễ cúng đầy tháng vì vậy mà được xem như một nét đẹp truyền thống trong tín ngưỡng của dân tộc ta, nó đại diện cho tinh thần và quan niệm uống nước nhớ nguồn đầy tốt đẹp. Đó là quan niệm khi nhận được sự phù hộ của các đấng siêu nhiên thì con người cũng phải bày tỏ lòng biết ơn, cảm kích.

Bên cạnh đó đây cũng chính là tình yêu và sự quan tâm của bác ông bố, các bà mẹ dành riêng cho con yêu của mình. Dù chỉ là một nghi lễ nhỏ nhưng cũng thật ấm cúng, tràn đầy tình yêu. Các bậc cha mẹ luôn yêu thương và mong muốn con cái của mình sẽ có thể nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống này, điều đó được thể hiện rõ nhất trong những lời cầu khấn được gửi đến những đấng siêu nhiên.

Chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng gồm những lễ vật gì?

* 12 chén chè nhỏ đi kèm 1 tô chè lớn: Ở miền Nam thường là chè đậu trắng nước cốt dừa, ở miền Bắc thì là chè hoa cau. Mỗi loại chè khác nhau gắn liền với phong tục và quan niệm truyền thống cũng như đặc điểm riêng của các vùng.

* 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn: Đây là lễ vật không thể thiếu để dâng lên 12 bà mụ với mong muốn cuộc đời của các bé sau này sẽ luôn luôn được đong đầy, hạnh phúc trọn vẹn.

* Các món mặn khác như thịt heo quay và bánh hỏi

* Các loại bánh kẹo đi kèm

– Chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng để cúng tam đức ông:

* 3 chén chè nhỏ và 1 tô chè lớn

* 3 đĩa xôi nhỏ kèm một đĩa xôi lớn

* 1 con gà luộc

– Ngoài các lễ vật trên, mâm lễ cúng đầy tháng cho các bé còn bao gồm một đĩa trái cây với đầy đủ 5 loại trái khác nhau như ông bà ta vẫn hay gọi là ngũ quả cùng một số vật phẩm khác để phục vụ cho việc thực hiện các nghi lễ, có thể kể đến như muối, gạo, nước, rượu, giấy tiền vàng mã, hương để thắp, đèn cầy, một bình hoa có cắm hoa tươi,…

Cách bày trí mâm cúng đầy tháng cho bé

Lễ cúng đầy tháng cho bé cũng phải được bày trí một cách đầy đủ và gọn gàng, các lễ vật được sắp xếp sao cho không những nhìn vào thấy vừa mắt mà còn phải đảm bảo đủ số lượng, không được bỏ sót bất kỳ lễ vật quan trọng nào.Việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng đầy đủ và trang trọng thể hiện sự tôn kính đối với thần linh và những sai sót, hay chuẩn bị qua loa cũng sẽ bị xem là không tôn trọng thần linh và tuyệt đối nên tránh.

Thông thường thì mâm cúng sẽ được bày trí theo nguyên tắc là đặt những lễ vật từ phía tây qua và phía đông thì sẽ đặt bình hoa. Các lễ vật để cúng 12 bà mụ sẽ được đặt trong một cái bàn lớn còn lễ vật dùng để dâng lên tam đức ông sẽ được đặt trong một cái bàn nhỏ hơn. Những ông bố, bà mẹ chuẩn bị các lễ vật cũng nên chú ý đặt chè và xôi xen kẻ và đều nhau, tránh tình trạng đặt các lễ vật lộn xộn.

Lễ cúng đầy tháng cho bé tưởng chừng như là một nghi lễ rất đơn giản và dễ tổ chức nhưng lại đòi hỏi không ít tâm tư, sự quan tâm của các bậc cha mẹ để có thể chuẩn bị đầy đủ và trọn vẹn buổi lễ trong nhiều khâu. Từ lúc chuẩn bị các lễ vật trong mâm lễ cúng đầy tháng đến việc thực hiện đầy đủ các nghi lễ nhằm cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với thành viên mới này của gia đình.

Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái Như Thế Nào Là Đúng?

Cúng đầy tháng cho bé gái sao cho đúng nghi thức và mâm lễ là việc rất quan trọng, không thể thiếu cho nghi lễ đầu tiên trong cuộc đời của bé.

Việc lần đầu chuẩn bị lễ cúng đầy tháng thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn chuẩn bị đồ lễ, hay là các nghi thức bắt buộc ở trong lễ cúng. Trong bài viết này, Đồ cúng Tâm Linh Việt hướng dẫn đến các bạn, quý phụ huynh chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé gái một cách đầy đủ và đúng nhất!

Tại sao phải cúng đầy tháng cho bé gái?

Sự ra đời của bé đó chính là điều trân quý nhất của gia đình. Và sau khi trải qua giai đoạn khó khăn nhất, từ trong bụng mẹ bước ra ngoài với thế giới, bé sẽ được gia đình tổ chức cúng đầy tháng, nhằm để tạ ơn sự phù hộ của các vị thần linh, ông bà tổ tiên và các bà mụ cùng đức ông.

Đồng thời, bé sẽ được bế ra để trình diện với mọi người ở trong gia đình, họ hàng và hàng xóm để cho mọi người cùng che chở và yêu thương bé ở trong suốt hành trình tương lai sau này.

Làm thế nào tính ngày cúng đầy tháng cho bé gái?

Việc tính ngày đầy tháng cho bé thường sẽ có 2 cách tính là hiện đại và truyền thống, cụ thể như sau:

Cách tính hiện đại: ngày tổ chức đầy tháng sẽ chính là ngày sinh của bé trên lịch dương đúng một tháng sau đó.

Cách tính truyền thống: căn cứ vào lịch âm. Thì ngày cúng đầy tháng của bé cũng sẽ có khác biệt so với cách tính theo dương lịch, và sẽ thay đổi tùy thuộc vào giới tính của bé theo quy tắc như sau: “gái lùi 2, trai lùi 1”. Qua đó, thì ngày cúng đầy tháng của bé gái sẽ được lùi lại 2 ngày khi so với ngày âm lịch.

Thời gian làm lễ cúng đầy tháng cho bé gái

Thông thường, thì các gia đình sẽ căn cứ theo giờ hoàng đạo của bé hoặc là ở trên thời gian rảnh rỗi của tất cả mọi người. Giờ hoàng đạo đó là giờ phù hợp nhất với ngày sinh và tuổi của bé, và phải được lựa chọn kỹ. Trong trường hợp không chọn được giờ hoàng đạo thì, phụ huynh có thể cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối là phù hợp nhất.

Đồng thời, đối với bé gái, thì cha mẹ hãy chọn ngày đầy tháng cho bé trước 2 ngày đủ tháng, đó là tốt nhất, và chắc chắn phải chọn ngày theo âm lịch.

Ví dụ: nếu bé gái sinh vào ngày 28/3 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 26/4 âm nếu đó là bé gái. Nếu là bé trai thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 27/4 âm. Và giờ thực hiện nghi lễ đầy tháng thường sẽ được thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé gái

Theo quan niệm từ xưa, một đứa trẻ lớn lên sẽ do 12 bà Mụ và các Đức Thầy nặn thành, chăm sóc, dạy dỗ. Vậy nên, lễ cúng đầy tháng bé gái cần chuẩn bị 2 mâm cúng với các lễ vật như sau:

Mâm lễ cúng Mụ bà

Xôi gấc (có thể thay bằng xôi đậu, xôi dừa,..): 12 đĩa

12 chén cháo nhỏ

12 chén chè đậu nước cốt dừa hoặc chè trôi nước

12 chén nước hoặc rượu trắng.

12 quả trứng luộc hoặc trứng vịt luộc

1 con vịt quay to hoặc gà luộc to.

Các loại quả, bánh chia đều thành 12 đĩa.

Đồ vàng mã.

12 miếng trầu têm sẵn, cau.

Hoa (thường là hoa đồng tiền, lay ơn, cát tường,…) nhang trầm, nến.

3 chén cháo

3 bát tô chè

con vịt luộc( có thể là gà luộc, thịt heo luộc)

Các loại tiền, vàng mã,…

1 bát tô cháo

Nhang, nến thơm,…

Rượu trắng hoặc trà

Mâm lễ cúng Đức Ông

Đồ Cúng Tâm Linh Việt Nhận Cung Cấp Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Gái Trọn Gói,

Giao Hàng Tận Nơi 24/24, Tư Vấn, Hướng Dẫn Sắp Xếp Mâm Cúng Đẹp

Ngoài những thứ lễ trên không thể thiếu lễ vật cúng trên bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Phật, ông Thổ Thần,…

Chọn dịch vụ đồ cúng đầy tháng cho bé gái ở đâu?

Ở thời điểm hiện nay cùng với sự hội nhập, giao thoa văn hóa, đã có rất nhiều những lễ nghi, các phong tục đã được sửa đổi và mai một ít nhiều. Đa phần các bậc phụ huynh hiện nay thì có ít hiểu biết về các lễ cúng tế. Và việc chuẩn bị một mâm cúng đầy tháng cho bé gái đầy đủ, chu toàn đó là một việc tương đối khó khăn. Và thêm vào đó là chính sự tất bận của công việc hàng ngày và với việc chuẩn bị sắm sửa lễ vậy đầy đủ, chi tiết sẽ tiêu tốn không ít thời gian.

Tránh tình trạng về thiếu sót trong việc soạn lễ vật. Mang đến cho bạn có một mâm cúng thật đầy đủ và chi tiết nhất, bạn có thể truy cập website: Đồ Cúng Tâm Linh Việt hoặc liên hệ qua Hotline: 1900 2119 – ĐT: 0901 305668 để tìm hiểu thêm về các dịch vụ đồ cúng trọn gói và cũng như nghi thức cho các buổi lễ cúng.

Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ mâm cúng trọn gói tại Tâm Linh Việt

CTY TNHH TM DV Đồ Cúng Tâm Linh Việt sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng với giá tốt nhất, và đem đến sự hài lòng cho khách hàng cùng với những những lợi ích như:

Phục vụ tận tình tại nhà, chi phí trọn gói với giá ưu đãi, hợp lí nhất trên thị trường.

Đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh gọn, hỗ trợ tư vấn nhiệt tình.

Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, chương trình ưu đãi đặc biệt.

Lựa chọn những lễ vật theo yêu cầu.

Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đảm bảo về giá.

Hóa đơn chứng từ đầy đủ. (VAT)

Tiết kiệm thời gian.

Tiết kiệm chi phí.

5. Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH TM DV Đồ Cúng Tâm Linh Việt

Địa chỉ văn phòng: 438 Phạm Văn Đồng, P. 11, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Đà Nẵng: H04/09 K65 Tô Hiến Thành, P. Phước Mỹ, Q. Sơn Trà, Tp Đà Nẵng.

Hotline: 1900 2119 – 0901 30 56 68

Website: https://docungtamlinhviet.com – https://docungdanang.vn

Email: contact@docungtamlinhviet.com

Facebook: https://www.facebook.com/docungtamlinhviet