Cúng Đầy Tháng Quay Hướng Nào / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Đất Đặt Gà Quay Hướng Nào

Cúng đất đặt gà quay hướng nào? Thông tin về lễ cúng thổ công

Cúng đất đặt gà quay hướng nào?

Không chỉ vậy, quá trình xây dựng nhà cửa cũng trở nên thuận lợi và đảm bảo an toàn cho gia chủ. Để làm bất cứ lễ nào đó, bạn cần phải khấn xin Thổ Công, xin phép tổ tiên quy họp trong ngày lễ tết. Ở mỗi vùng miền khác nhau, lễ cúng Thổ Công sẽ không giống nhau.

Bạn có thể lựa chọn cúng Thổ Công cỗ mặn hoặc cỗ chay. Đa phần các gia đình thường lựa chọn cúng cỗ mặn bao gồm gà, giò lụa, thịt lợn luộc, chút rượu trắng cùng nước ngọt và bia. Vậy chắc hẳn các bạn đang thắc mắc cúng đất đặt gà quay hướng nào mới đúng? Nhìn chung bạn có thể đặt gà hướng nào cũng đều được. Không có bất cứ quy định bắt buộc nào yêu cầu bạn phải đặt gà theo hướng này, hướng kia.

Với những mâm cúng đặt trên bàn thờ gia tiên gà thường hướng vào phía bát hương. Mặc dù, gà quay đầu ra ngoài đẹp hơn nhưng xét về ý nghĩa tâm linh lại không được điều tốt đẹp như mong muốn. Về việc cúng đất, gà cúng nên quay vào hướng đất để mong muốn xây dựng thuận lợi, gia chủ chuyển về sống bình an, làm ăn tốt.

Tuy nhiên, nhiều gia đình quan niệm, phải hướng gà cúng ra bên ngoài mới tốt. Vì vậy, tùy theo quan niệm và tập tục của từng gia đình, hướng gà cúng cũng vì thế mà thay đổi ít nhiều. Điều này không quá quan trọng.

Ý nghĩa lễ cúng đất với người Phương Đông

Lễ cúng đất đai (Lễ cúng Thổ Công) là một nghi lễ quan trọng hàng năm theo quan điểm của người phương Đông. Các nước theo tín đồ đạo Phật đặc biệt rất để tâm đến vấn đề này. Ý nghĩa của lễ cúng này chính là báo cáo với các vị thần cai quản đất đai những công việc năm qua bạn đã làm được trong năm vừa qua.

Không chỉ vậy, đây còn là lời cảm ơn gửi tới Thổ Công, Chúa Đất đã cai quản đất đai cho gia đình trong suốt thời gian vừa qua. Lễ cúng Thổ Công đầu năm thể hiện mong muốn mà gia chủ muốn làm trong năm nay. Đa số mọi người đều mong có sức khỏe, bình an, làm ăn phát tài, phát lộc.

Bên cạnh đó, Thần Thổ Công còn giúp bảo vệ gia đình ra khỏi những kẻ xấu sau lưng và tránh tà ma xâm nhập phá hoại. Vì vậy, lễ cúng Thổ Công đầu năm và cuối năm vô cùng quan trọng. Bất cứ gia đình nào cũng không thể bỏ qua lễ cúng này. Các bà, các mẹ cũng cần chú ý sắm lễ đầy đủ và phù hợp thể hiện tấm lòng, sự thành kính của gia chủ đối với thần cai quản đất đai của gia đình.

Lưu ý khi thắp hương gà

Khi thắp hương mùng 1, ngày rằm, lễ tết, cúng đất, cúng Thổ Công,… bạn nên để nguyên con gà để cúng. Điều này không chỉ thể hiện sự nghiên cẩn và tính thẩm mỹ. Gà mái bạn có thể chặt miếng để bày, đương nhiên tính thẩm mỹ không cao. Tuy nhiên, trong quan niệm về tâm linh , gà cúng nên để cả con sẽ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp hơn.

Sau khi thắp hương xong, bạn nên để gà nguội mới chặt để phần thịt ngon và săn chắc, không bị nát, không bị méo mó. Chặt gà theo miếng không to hoặc không nhỏ quá, sao cho vừa miệng ăn. Bày thịt gà đẹp mặt và khiến cho mọi người có cảm giác muốn ăn.

Một sai lầm mà rất nhiều bạn mắc phải đó chính là thắp hương gà rán, gà quay. Tuy nhiên, điều này không tốt và không nên làm. Bạn chỉ nên thắp hương gà luộc. Việc thắp hương gà rán, gà nước, gà quay,… vì hình thức không đẹp mắt, mất đi sự nghiêm cẩn. Thêm nữa, truyền thống từ xưa đến nay được ông bà để lại chính là thắp hương gà luộc.

Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn gà thắp hương đúng với từng dịp lễ cúng. Gà luộc thắp hương mâm cơm tất niên sẽ không giống với gà cúng đêm giao thừa hoặc gà cúng đất đai, làm lễ Thổ Công. Gà cúng giao thừa nên chọn là gà trống non, gà trống thiến con khỏe khoắn. Không nên sử dụng gà mái vì thịt không ngon và hình thức cũng không đẹp.

Chú ý hướng đặt gà cúng cho phù hợp. Hướng đặt ưu tiên lựa chọn để thể hiện sự nghiêm cẩn và tính thẩm mỹ cao.

Cúng Giao Thừa Đặt Gà Quay Hướng Nào?

Vì sao phải chọn gà trống choai dâng cúng?

Theo truyền thống, con gà trống trong dân gian được coi là con vật quan trọng, báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai…

Đầu năm, một số dân tộc như Mông, Tày… thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát.

Nếu lúc giãy chết đầu gà quay về nơi thờ ma nhà hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt.

Nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của. Họ sẽ bắt con gà khác cúng lại, nếu vẫn như thế thì phải mời thầy cúng về hóa giải…

Còn với người Kinh thì lựa chọn gà cúng đơn giản hơn.

Với người Việt, gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật được chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết. Con gà như biểu tượng văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông, dần thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam khi Tết đến, xuân về.

Vì vậy, dịp Tết giá gà trống rất đắt, gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Ở các vùng quê, người dân lo mua gà trống choai về nuôi từ tháng 11, chậm là đầu tháng 12 để dành đến Tết. Người ta cúng gà trống với hi vọng nó sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm, mang lại mưa thuận gió hòa cho nông nghiệp.

Còn gà trống được chọn làm vật tế lễ thần linh, gia tiên là vì người xưa cho gà trống có các tính quý và đẹp hơn hẳn các loại gia cầm khác:

Nhân (một gà trống có thể có 20-25 gà mái, đẻ ra hàng trăm gà con, nó thường kiếm ăn bên đàn gà mái nuôi con nhỏ, có mồi thường nhường cho cả mẹ con, có chim ác rình rập nó xả thân bảo vệ)

Dũng (mào đẹp, cựa nhọn sắc cứng như hai lưỡi gươm, bộ lông cánh sặc sỡ như áo giáp, dáng oai hùng, hiên ngang)

Trí (có những chú gà bé nhỏ hơn địch thủ, nhưng mưu trí, chiến thuật, dễ dàng hạ gục đối phương)

Tín nghĩa (dù nắng mưa, bão bùng nhưng cứ hừng đông, gà trống lại nhảy lên một vị trí cao nhất để cất tiếng gáy thanh cao, khỏe khoắn gọi mặt trời, đón ngày mới)…

Do đó, gà trống được chọn làm vật phẩm để cúng tế tổ tiên, gia thần.

Cách chọn gà trống cúng giao thừa?

Chọn gà cúng đêm giao thừa phải là

Gà trống hoa, trống mới le te gáy, không khuyết tật

Gà trống có màu lông đỏ hay vàng đỏ

Gà trống có mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng…

Và quan trọng là chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết) thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm.

Gà được chọn để cúng lễ nhất thiết phải là gà trống tơ khỏe mạnh, mào lớn màu cờ, mình gà vàng đầy đặn, chân vàng, chưa đạp mái.

Gà trống hoa mơ (chân cao, màu vàng hoặc trắng), rồi tới gà trống tía, trống đen, trống lông tạp, gà ri (màu mận, vàng sẫm, mào cờ 5 khía, chân nhỏ, chưa nhú cựa, da và chân màu vàng) cũng rất được chuộng để cúng tế.

Đặt gà thế nào trên bàn thờ?

Theo dân gian mọi người quan niệm có được con gà cúng như ý sẽ yên tâm đón một năm mới tốt đẹp. “Với mâm cúng giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ngài Tân niên hành khiển đi qua (theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới.

Đặt gà cúng giao thừa trong nhà

Riêng gà đặt cúng trên ban thờ, quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà “không chịu chầu”.

Bày gà cúng nếu đặt đầu quay ra phía ngoài sẽ đẹp mắt hơn. Còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì”, ông Hà Thanh cho biết.

Đặt gà cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Theo những quan niệm trong văn hóa người Việt thì cúng giao thừa ngoài thời thì nên theo hướng Đông Bắc (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua) hoặc hướng Chính Nam. Vì vậy, khi đặt gà cúng trong lễ giao thừa ngoài trời cũng theo hướng Đông Bắc hoặc Chính Nam để đón nhiều may mắn.

Gà cúng giao thừa nên để nguyên con

Cũng theo ông Hà Thanh, khi cúng lễ thì nên để nguyên cả con gà trống vừa đẹp mắt, vừa nghiêm cẩn. Với gà mái, có thể chặt miếng, nhưng khi bày đĩa không được đẹp mắt và giảm bớt phần nghiêm cẩn. Nếu chặt miếng, phải để gà nguội thịt mới chặt để miếng thịt gà gọn mắt. Không nên chặt khi thịt gà còn nóng vì vừa bị bắn bẩn xung quanh, thịt gà lại bị nát nhũn, méo mó. Không nên dùng thịt gà quay, rán, ninh, om vì cả hình thức và màu sắc đều không đẹp, mất cân đối và không nghiêm cẩn.

Cách làm gà cúng giao thừa vừa ngon vừa đẹp

Gà luộc cho mâm cơm tất niên hơi khác với gà cúng Giao thừa.

Gà cúng Giao thừa phải là gà trống non, dâng cúng là chính.

Gà cho mâm cơm tất niên là để ăn, do đó cần chọn gà mái béo đã đẻ trứng một đợt ăn sẽ ngon hơn.

Để có con gà cúng đẹp, người ta cần mổ moi, làm sạch sẽ bổ miệng, cứa khớp để hai chân quặp vào bụng phía sau (khéo cứa chân để gà không bị co về phía trước – là tư thế gà bực tức, co chân chuẩn bị đá song phi).

Đặt con gà nằm nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, chân quặp phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên (tốt nhất là buộc dáng trước khi bỏ vào nồi).

Khi luộc cần lật đều hai bên để gà không bị vẹo. Muốn gà cúng ngon, đẹp làm gà xong cần rửa sạch tiết để nước không bị đục.

Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà (không cho gà vào nước nóng vì da gà bị nóng đột ngột sẽ co lại, dễ bị rách), đun lửa tới sôi lăn tăn (không sôi sùng sục) thì hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7- 8 phút.

Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập giập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (5 phút nếu là gà non để cúng Giao thừa, 10 phút với gà luộc để ăn).

Tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút.

Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Quay Vào Hướng Nào Cho Đúng?

Cúng giao thừa thường phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Tuy nhiên nhiều người còn băn khoăn nên cúng Giao thừa ngoài trời nên quay vào hướng nào cho đúng?

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Lễ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình để cầu mong sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.

Ý nghĩa của việc cúng giao thừa ngoài trời

Theo dân gian, giao thừa là thời khắc các Thiên binh (12 vị Hành khiển) đi thị sát hạ giới rất nhanh chóng nên không thể vào từng nhà, vì thế mâm cỗ cúng nghênh đón họ thường được đặt ở ngoài trời, ngay cửa chính mỗi nhà. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cai quản Hạ giới năm cũ sẽ bàn giao cho vị Hành khiển mới, mỗi năm một vị, sau 12 năm ứng với 12 con giáp, các vị sẽ luân phiên trở lại.

12 vị Hành khiển và 10 vị Phán quan bao gồm:

1. Năm Tý: Chu vương Hành khiển, Thiên ôn hành binh chi thần, Lý tào phán quan.

2. Năm Sửu: Triệu vương Hành khiển, Tam thập lục thương hành binh chi thần, Khúc tào phán quan.

3. Năm Dần: Ngụy vương Hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu tào phán quan.

4. Năm Mão: Trịnh vương Hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan.

5. Năm Thìn: Sở vương Hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.

6. Năm Tỵ: Ngô vương Hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Hứa tào phán quan.

7. Năm Ngọ: Tần vương Hành khiển, Thiên mao hành binh chi thần, Ngọc tào phán quan.

8. Năm Mùi: Tống vương Hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.

9. Năm Thân: Tề vương Hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan.

10. Năm Dậu: Lỗ vương Hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự tào phán quan.

11. Năm Tuất: Việt vương Hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.

12. Năm Hợi: Lưu vương Hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn tào phán quan.

Cúng giao thừa ngoài trời nên quay về hướng nào?

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Hồng Sơn, năm nay Hỷ thần ở hướng Đông Bắc, Tài thần ở hướng Nam nên có thể tùy theo hai hướng đấy mà đặt lễ vật cúng giao thừa ngoài trời. “Lưu ý, người đứng khấn phải quay mặt về hướng Đông Bắc hay chính Nam mà cúng chứ không phải đặt con gà, đĩa xôi về hướng đó”.

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật dùng để cúng giao thừa trong nhà gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn.

Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Quay Hướng Nào Đúng Nhất!

Lễ cúng giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị những gì? Vật phẩm trên bàn cúng giao thừa trong nhà không thể thiếu! Thời gian, hướng đặt mâm cúng theo phong thủy?

Từ lâu, lễ cúng đêm giao thừa đã trở thành một trong những nét văn hóa truyền thống, một nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua trước khi ngày đầu tiên của năm mới chính thức bắt đầu.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, đã không còn nhiều người biết và hiểu rõ về cách cúng giao thừa. Hay làm sao để chuẩn bị cho một mâm cúng giao thừa ngoài trời, mâm cúng giao thừa trong nhà cho đầy đủ, hợp lễ nghi.

Những câu hỏi xoay quanh vấn đề hướng đặt mâm cúng, giờ thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời,…cũng gây nên nỗi hoang mang, trăn trở cho nhiều người.

Nếu bạn cũng là một trong những người đang có cùng thắc mắc với những độc giả theo dõi gomsuhcm.com. Vậy thì hãy nhanh tay lướt xuống bên dưới để tìm ra đáp án chuẩn xác về việc thực hiện lễ cúng trong đêm giao thừa!

Đêm giao thừa đối với đời sống tinh thần người Việt

Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, là thời điểm giao mùa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Thời khắc mà trời đất giao hòa, âm dương kết hợp, hòa quyện và cân bằng. Mọi vật sinh sôi nảy nở và bừng sức sống!

Ở một góc nhìn khác, giao thừa cũng là thời điểm mà người ta nhìn nhận lại toàn bộ những gì đã diễn ra của năm cũ và chuẩn bị cho những điều thú vị, những kế hoạch mới cho một năm mới xuân sang.

Vì thế, vào dịp cuối năm, đúng vào lúc 00:00h nhiều nước và có cả Việt Nam thường tổ chức các chương trình bắn pháo hoa tại các thành phố lớn.

Bên cạnh những hoạt động sôi nổi ấy, theo lễ nghi văn hóa của người Việt, trong thời khắc giao thừa nhà nhà, người bày mâm cỗ để tiễn đưa vị thần Hành Khiển cũ và chào đón vị quan Hành Khiển của năm mới vừa sang.

Đồng thời, đón rước ông bà tổ tiên về chung vui, sum vầy trong những ngày Tết đến. Đây cũng là thời điểm “khử trừ ma quỷ” nhanh chóng và hiệu quả nhất của một năm.

Đêm giao thừa ngày 30 thường tối trời, vì thế dân gian mới có câu “tối như đêm ba mươi”. Nhưng qua đến nửa đêm thì trời bỗng bừng sáng.

Thế mới nói đêm giao thừa là khoảng thời gian của sự bình yên, con người giũ bỏ mọi phiền muộn của năm cũ, là đêm của sự tĩnh lặng, ý nghĩa, đặc biệt và vô cùng thiêng liêng.

Hướng dẫn cách cúng trong đêm giao thừa đúng nghi thức

Để thực hiện việc cúng giao thừa theo đúng phong tục, lễ nghi. Gia chủ cần quan tâm, chú trọng trong từng chi tiết như: thời gian thực hiện, những lễ vât cần có cho mâm cúng giao thừa ngoài trời, mâm cúng trong nhà cho đến hướng đặt mâm cúng hợp nghi thức, phong thủy và mệnh tuổi.

Bởi mâm cỗ cúng trong đêm giao thừa như một buổi tiệc mà con người chuẩn bị để tiễn biệt các vị thần cai quản thuộc năm cũ và chào đón vị thần Hành Khiển mới. Vì thế, việc thận trọng trong việc cúng bái đêm giao thừa là điều dĩ nhiên.

Nên cúng giao thừa lúc mấy giờ?

Một trong những điều không thể bỏ qua là tìm hiểu và xác định được thời gian chính xác để thắp hương trong đêm giao thừa.

Lễ cúng giao thừa mỗi năm, đều được diễn ra vào giờ Canh Tý, đúng vào lúc 12h đêm ngày 30 tháng chạp.

Việc thực hiện lễ cúng giao thừa vào đúng thời điểm sẽ mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị cho thời khắc giao thừa cuối năm.

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Lễ cúng đêm giao thừa bao gồm 2 lễ cúng gồm: cúng giao thừa ngoài trời và lễ cúng giao thừa trong nhà.

Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian của ông bà, lễ cúng ngoài trời thường được thực hiện trước lễ cúng trong nhà.

Lễ cúng đêm giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị những vật phẩm dưới đây:

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Đây cũng là một trong những câu hỏi, điều cần lưu ý khi thực hiện lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa mà nhiều người quan tâm.

Việc tiếp nhận công việc giữa các vị thần được diễn ra một cách nhanh chóng, khẩn trương. Vì thế, chỉ có thể ăn vội vàng hoặc thậm chí là đi ngang qua để minh chứng cho lòng thành của gia chủ. Nên mâm cỗ cúng quan Hành Khiển được đặt bên ngoài cửa chính.

Gia chủ cũng nên đặt bàn cúng theo 2 hướng Bắc hoặc Đông tùy vào hướng nhà của mỗi gia đình. Bởi trong phong thủy và quan niệm dân gian, hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông thì cúng Thiên Tử – Vua.

Chuẩn bị vật phẩm cho lễ cúng đêm giao thừa trong nhà

Trước khi tìm hiểu về những lễ vật có trên mâm cỗ cúng giao thừa đêm 30 trong nhà, mọi người cần hiểu đây là lễ để cúng Thổ Công – những vị thần có nhiệm vụ cai quản mọi chuyện trong nhà, nơi an cư – lập nghiệp.

Đồng thời là mâm cúng để khấn xin ông bà tổ tiên về cùng sum họp, vui vầy cùng con cháu trong những ngày Tết sắp đến. Để gia đình được đoàn tụ, ông bà đỡ hiu quạnh trong những thời khắc đặc biệt này.

Mâm cúng giao thừa trong nhà có thể là mâm cúng chay hoặc mặn tùy thuộc vào điều kiện và ý muốn của mỗi gia chủ.

Nếu bạn quyết định mâm cúng mặn, vậy có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

Gia chủ cũng có thể chọn cúng những món ăn gần gũi với cuộc sống và văn hóa truyền thống của mỗi gia đình, mỗi vùng miền.

Ngoài những món mặn trên, lễ vật không thể thiếu trên bàn cúng còn có: Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu/bia.

Quà tặng dịp Tết Canh Tý 2020 ý nghĩa, ấn tượng và thiết thực

Bên cạnh việc chuẩn bị cho những mâm cúng thật chỉnh chu, sạch sẽ và thành kính. Lựa chọn quà tặng Tết ý nghĩa nhân dịp năm mới cũng là những trăn trở và hoang mang của nhiều người.

Bởi không biết đâu mới là tặng phẩm thật sự ý nghĩa, không quá nhàm chán và khiến người nhận cảm thấy vui vẻ, yêu thích, ghi nhớ mỗi ghi ngắm nhìn. Từ đó, gia tăng mối quan hệ thân thiết giữa người gửi và người nhận quà.

Hãy cùng đón đọc phần tiếp theo của bài viết hôm nay tại gomsuhcm.com để tìm ra tặng phẩm giá trị và ý nghĩa nhất cho dịp Tết Canh Tý 2020 sắp đến nhé cả nhà!

Bộ ấm chén cao cấp Bát Tràng

Một trong những tặng phẩm thiết thực, ý nghĩa dành cho món quà biếu tặng trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới phải nhắc đến những bộ ấm chén cao cấp, chất lượng và đẹp mắt đến từ thương hiệu Bát Tràng.

Nếu những bộ ấm chén tử sa nổi bật trong sắc màu mộc mạc, ấn tượng và thanh tao đúng chất trà đạo là gợi ý dành cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp trong mỗi dịp lễ Tết.

Thì bộ ấm chén trắng in logo doanh nghiệp sẽ là ý tưởng trên cả sự tuyệt vời mà doanh nghiệp dành tặng cho đối tác kinh doanh, khách hàng và nhân viên của mình.

Tặng phẩm hữu ích, vừa thực hiện việc quảng bá lại dễ dàng lấy lòng người nhận bởi nét đẹp cao cấp, ấn tượng và tinh tế toát ra từ sản phẩm gốm sứ thủ công Bát Tràng.

Lựa chọn ấm chén Bát Tràng làm quà tặng doanh nghiệp trong dịp Tết Canh Tý còn là cách tiết kiệm chi phí marketing mà vẫn truyền tải đầy đủ thông điệp, ý nghĩa và mong muốn mà doanh nghiệp muốn gửi đến trong món quà tặng.

Bộ bàn ăn gốm sứ Bát Tràng

Căn bếp vốn là nơi giữa lửa của một mái ấm gia đình. Vì thế, đừng ngần ngại mà hãy lựa chọn cho bàn ăn gia đình mình bộ bàn ăn gốm sứ đến từ thương hiệu Bát Tràng, để có những trải nghiệm món ngon một cách trọn vẹn và tinh tế nhất trong thời khắc quan trọng sắp đến.

Dành tặng những người thân thương, bạn bè, đồng nghiệp bộ bàn ăn trong dịp Tết Nguyên Đán 2020 sắp tới sẽ là cách bạn thể hiện sự quan tâm của mình đến những bữa cơm ngon, an toàn và ngon miệng của người nhận.

Là cách thể hiện sự tinh tế, là lời chúc ý nghĩa cho một năm ấm no, tròn đầy và nhiều sức khỏe!

Đây là một trong những sản phẩm mới nhất từ thương hiệu Minh Long, tung ra trong dịp tết Canh Tý 2020 với những phiên bản đặc biệt.

Hình ảnh chú chuột được khắc họa một cách rõ nét, chân thật và tinh tế với khuôn miệng luôn cười phúc hậu, đôi tai vểnh lên trong vô cùng đáng yêu. Mang đến niềm vui và may mắn cho mọi người.

Để tăng thêm sự sang trọng của món quà tặng gốm sứ cao cấp, những phiên bản mạ vàng cũng là những gợi ý không tệ dành cho sự tìm kiếm của bạn.

Món quà là lời chúc về sự an khang, thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc đến với gia đình người nhận. Thể hiện sự trân trọng và quan tâm chân thành đối với mối quan hệ của hai bên.

Một gợi ý khá quen thuộc tuy nhiên lại chưa bao giờ thôi hot. Tranh sứ Bát Tràng vốn dĩ được yêu thích bởi nét vẽ chân thật, nhẹ nhàng như bay lượn, mang đến những cảm xúc tích cực và thăng hoa cho lòng người thưởng thức.

Tranh sứ được nung trong nhiệt độ cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mặt chất lượng sản phẩm.

Để góp phần gia tăng ý nghĩa và sự tinh tế của món quà tặng. Mọi người có thể chọn cho mình những bức tranh với nội dung vui tươi, mang không khí Tết đến với ngôi nhà người nhận như chủ đề về Tứ Quý – Tùng, Cúc, Trúc, Mai,…

Bình hút tài lộc Bát Tràng

Giống như cái tên đầy ấn tượng và may mắn của mình, bình hoa tài lộc Bát Tràng luôn nằm trong danh sách những món quà tặng Tết ý nghĩa nhất năm.

Kiểu dáng đẹp mắt, thiết kế và tạo hình sang trọng. Không chỉ mang đến cho không gian trưng bày cảm giác tươi mới, độc đáo. Mà bình hoa tài lộc Bát Tràng còn đem lại nhiều ý nghĩa sâu sắc về mặt phong thủy.

Giúp gia chủ thu hút vận khí tốt tươi, tiền tài và lộc phát đầu năm. Đem lại một năm mới an lành, giàu sang và phú quý!

Mong rằng với những chia sẻ mà chúng tôi đã gửi đến trong bài viết: ” Mâm cúng giao thừa ngoài trờ i quay hướng nào đúng nhất!” đã có thể giúp mọi người có được lời giải đáp chính xác cho những phân vân đang ngự trị.

Liên hệ ngay với gốm sứ HCM để chọn ngay tặng phẩm gốm ý cao cấp, chất lượng và ý nghĩa nhất 2020!