Cúng Đầy Tháng Ở Miền Bắc / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Ở Miền Bắc

Cúng đầy tháng là dịp để tạ ơn đến các ơn trên, bà Mụ đã phù hộ cho mẹ và bé vượt cạn thành công, bên cạnh đó cầu mong sức khỏe hạnh phúc cho bé. Vì thế nên các lễ vật và nghi lễ cúng đầy tháng luôn được chuẩn bị một cách chu đáo và tỉ mỉ. Vậy thì cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc như thế nào cho đúng?

Xôi chè cúng đầy tháng bé 1. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc

Ngày cúng đầy tháng được ông bà ta tính theo nguyên tắc “gái sụt 2, trai sụt 1”. Theo đó thì bé trai sẽ cúng đầy tháng lùi lại 1 ngày so với ngày sinh khi bé vừa tròn 1 tháng tuổi và dựa theo lịch âm.

2. Đồ cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc Mâm cúng đầy tháng cho bé

12 chén chè + 1 chén chè lớn

12 đĩa xôi + 1 đĩa xôi lớn

12 cây nến + 1 cây nến lớn

Lễ mặn: bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng.

Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).

Động vật: cua, ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn. Hoặc nếu không có con to hơn thì thay bằng 3 con nhỏ. Các con này để vào bát bày cúng và sau khi cúng xong thì đem thả ra ao, hồ phóng sinh.

Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ: Gồm các bộ đồ chơi giống hệt nhau với bát, đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ v.v.

Phẩm oản: Cũng chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).

Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh

Hương hoa: hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.

Trầu cau: bắt buộc phải là trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả còn được gọi là quả cau chúa.

Chè đậu trắng dùng trong cúng đầy tháng bé trai

Trong mâm lễ vật thì là không thể thiếu, xôi chè có ý nghĩa rất quan trọng và luôn luôn có trong tất cả các dịp lễ cúng của từ xưa đến nay. Nước ta là nước có nền văn minh lúa nước từ lâu đời, cây lúa là nguồn thực phẩm chủ yếu nuôi sống gia đình với những món ăn cơm, xôi, cháo, chè.

Nấu xôi cúng đầy tháng bé

Xôi chè tượng trưng cho sự phồn thịnh, ấm nó nên việc cúng xôi chè vừa tưởng nhớ mà còn vừa là một mong muốn vô cùng giản đơn đó chính là cầu xin về một tương lai no ấm đủ đầy với những đứa bé của mình.

3. Cách cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc

Sau khi chuẩn bị lễ vật đã xong thì cho bé sẽ được thực hiện như sau:

Cách sắp bàn cúng: trong đó lễ vật dâng các bà mụ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau (cúng 12 bà Mụ) và 1 lễ lớn (cúng bà Mụ Chúa). Mâm cúng sẽ được xếp ra 2 bàn 1 bàn phía trên gồm hoa quả các lễ vật mặt, bàn phía dưới sắp các lễ vật cúng mụ, các vật phẩm được sắp xếp cân đối và bàn trên và bàn dưới cách nhau 10 phân.

Nghi lễ cúng: Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng, người trong gia đình sẽ đại diện một người thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn. Sau nghi thức cúng là nghi thức khai hoa.

Cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc sau khi kết thúc nghi lễ thì bà con dòng họ sẽ chúc mừng, gửi lời cầu mong tốt đẹp nhất đến cho đứa bé và cùng chung vui cùng gia đình.

Đăng bởi Ngọc Diệp

Tags: cách cúng đầy tháng đơn giản, cúng mụ đầy tháng cần chuẩn bị gì, Cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc, lễ cúng mụ đầy cử, lễ cúng đầy tháng cho bé trai miền bắc

Hướng Dẫn Mâm Đồ Cúng Đầy Tháng Miền Bắc Đầy Đủ

Còn điều gì hạnh phúc hơn khi gia đình chào đón một thành viên mới. Chính vì thế mà mỗi cha mẹ đều rất quan tâm đến việc làm mâm đầy tháng của con sắp tới cần chuẩn bị những gì? Mọi người quan niệm rằng chuẩn bị tốt một mâm cúng cho bé đầy đủ, đúng thủ tục thì con bạn sẽ vui vẻ, bình yên và may mắn trong cuộc sống sau này.

Mâm cúng đầy tháng miền Bắc có ý nghĩa gì?

Người xưa quan niệm rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đều do bà Chúa đầu thai và do bà Mụ nặn thành còn Đức ông có nhiệm vụ bảo vệ “mẹ tròn con vuông” đến lúc sinh ra. Chính vì vậy, mà cha mẹ nào cũng chuẩn bị một mâm cúng đầy tháng như lời cảm ơn đến các vị thần đã che chở, phù hộ cho bé mau ăn và đó cũng là cách thể hiện tình thương bao la vô bờ bến dành cho con.

Lễ cúng đầy tháng ở miền Bắc có khác với các miền khác không?

Nhiều bậc cha mẹ là người miền Nam nhưng do điều kiện công việc nên chuyển vào miền Bắc để sinh sống. Ngày bé đầy tròn tháng tuổi ba mẹ muốn tổ chức một bữa tiệc mời anh em họ hàng và bạn bè thân quen ở đây dự định làm mâm cúng đầy tháng cho bé theo phong tục người miền Bắc. Về căn bản thì mâm cúng đầy tháng của người miền Nam không khác mâm cúng của người miền Bắc là mấy, chỉ là cách chế biến gia vị có phần khác nhau mà thôi.

Chuẩn bị đồ cúng đầy tháng miền Bắc gồm những gì?

Nếu bạn không biết cúng đầy tháng phải chuẩn bị những gì, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị đồ cúng đầy tháng theo phong tục miền Bắc chuẩn nhất.

Miền Bắc là cái nôi của đất nước Việt Nam, là gốc, là cội nguồn của những truyền thống quý báu của người Việt Nam. Việc cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc, bé gái ở miền Bắc có vẹn toàn hay không phụ thuộc vào cách chuẩn bị đồ cúng của bạn.

Lễ cúng đầy tháng miền Bắc gồm những lễ sau trên mâm cúng đầy tháng: Lễ cúng Mụ (gồm 12 mụ đã nặn đầu, nặn tay, chân,.. cho con và bà Chúa), lễ cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy. Chuẩn bị đồ cúng đầy tháng còn phụ thuộc vào giới tính của em bé là bé trai hay bé gái. Ngoài ra, bạn cũng phải chuẩn bị đồ cúng và cúng vào đúng ngày cúng cho bé, nếu là bé trai thì lùi lại 1 ngày, bé gái thì lùi lại 2 ngày – “nữ lùi 2, trai lùi 1”.

Theo phong tục người Việt trẻ được sinh ra là nhờ công lao to lớn của bà Mụ và Đức ông. Nên làm mâm cúng đầy tháng thường được chia làm 2 mâm được đặt ở 2 bàn (1 mâm cho bà Mụ, 1 mâm cho Đức ông) gồm những lễ sau:

Mâm cúng đầy tháng Miền Bắc thường có những lễ vật sau

Trái cây tươi: 1 mâm gồm 5 loại quả.

Hoa tươi (có thể là hoa hồng, hoa ly hoặc hoa cát tường,…).

Nhang (hương) để thắp hương khi thực hiện nghi lễ cúng đầy tháng và lư cắm nhang có thể mua loại sứ hoặc bằng thân cây chuối

Nến.

Muối sạch và gạo tẻ: mỗi loại 1 bát nhỏ.

Tờ giấy cúng đầy tháng cho trẻ, 1 bộ đồ hình thế ghi đầy đủ tên, ngày tháng năm sinh của bé trai, gái

Trà (12 chén nhỏ và 1chén lớn)

Rượu nếp quê (12 chén rượu để ở bàn bà Mụ và 3 chén rượu ở bà Đức ông).

Nước lọc hoặc trà.

Bánh kẹo (chia đều 12 đĩa nhỏ và 1 đĩa lớn)

Trầu têm cánh phượng (12 miếng trầu cánh phượng bày ở bàn bà Mụ và 3 miếng trầu ở bàn Đức ông).

Chè vì bé trai nên nấu chè đậu trắng. Cách nấu chè đậu trắng để cúng cho bé trai miền Bắc là khi chưa nấu chè hạt đậu phải chắc, hạt tròn dài đều nhau. Nấu chè đến khi hạt đậu dẻo, có vị ngọt nước cốt dừa)

Xôi (12 đĩa xôi gấc nhỏ và 1 đĩa xôi gấc lớn. tùy theo vùng miền để nấu xôi, miền Nam thường nấu xôi gấc, miền Bắc thường nấu xôi vò)

Gà luộc (chọn con gà trống đẹp, luộc chín vừa phải).

Bộ tam sên gồm thịt heo, trứng, tôm hoặc cua đã luộc chín

1 đôi đũa hoa, vì thường bà Chúa thích sử dụng loại này

Cách sắp xếp đồ cúng Mụ trong lễ cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc

Thông thường đồ cúng bà Mụ sẽ được đặt trên hai bàn, 1 bàn nhỏ và 1 trên bàn lớn. Bàn lớn thì bày lễ vật cúng bà Mụ, bàn nhỏ xếp phía trên để bày những lễ vật cúng ông bà. Đồ lễ được sắp xếp trên bàn to một cách cân xứng với nhau, đồ lễ khác sắp xếp theo nguyên tắc “Đông Bình Tây quả”, nghĩa là phía đông đặt bình hoa, phía tây đặt mâm ngũ quả và các lễ vật.

Cách cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc

Nghi thức lễ cúng đầy tháng bé trai miền Bắc do người lớn tuổi nhất trong gia đình thực hiện. Người này phải ăn mặc chỉnh tề, mặc áo dài khăn đóng để thực hiện lễ thắp nhang và khấn vái. Gồm hai nghi thức cúng là nghi thức khai hoa (đọc tên tuổi, cầu may) và nghi thức bắt miếng – nghi thức đưa hoa qua lại trên miệng bé trai để mong sau này những điều tốt đẹp sẽ đến từ miệng bé (mong những điều tốt đẹp).

Sau nghi thức cúng đầy mụ trên là nghi thức đặt tên cho bé trai. Trong cúng đầy tháng miền Bắc Sau khi đã cầu chúc những điều tốt đẹp, hạnh phúc cho bé trai, để đặt tên cho con thì phải tiến hành nghi thức xin keo.

Với tên của bạn đặt cho bé, nếu gieo hai đồng tiền bằng bạc thật vào chiếc dĩa đá sâu lòng hai mặt đều úp hoặc đều ngửa thì phải gieo lại lần nữa.

Nếu gieo được 1 mặt úp 1 mặt ngửa tức bạn đã được tổ tiên cho phép đặt tên đó cho con mình. Nếu gieo 3 lần mà chưa được thì bạn phải đổi tên khác cho bé trai của mình.

Nghi thức đặt tên bằng hình thức xin keo này đến nay chỉ còn một số gia đình duy trì và áp dụng vì có nhiều quan niệm nên bỏ qua nghi thức này khi thực hiện lễ cúng mụ theo phong tục miền Bắc.

Cũng như vậy, nghi thức làm phép để người mẹ kết thúc ở cữ cũng được đông đảo người trong xã hội cho là hủ tục và đã bỏ bớt, chỉ duy trì ở một số gia đình.

Gia đình cũng cần chuẩn bị những phong bao tiền lì xì để khi kết thúc những nghi lễ này lì xì cho bé trai. Đây được thể hiện như là trai những sự may mắn, tiền tài và mang đến nhiều hạnh phúc cho đứa trẻ, cầu chúc sau này đứa trẻ sẽ có cuộc đời sung túc, ấm no và thuận lợi.

Cách cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Bắc

Những lễ vật mâm cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc cần chuẩn bị những thứ gồm lễ cúng Mụ và lễ cúng Đức Ông như lễ cúng đầy tháng bé trai.

Tuy nhiên, trong cúng đầy tháng miền Bắc, đối với bé gái, món chè không phải là chè đậu trắng mà là chè trôi nước. Chè trôi nước thể hiện sự tròn trịa, trắng trẻo, mịn màng, thanh thoát của một người con gái.

Món chè trôi nước để cầu mong cho đứa con gái của mình luôn luôn tròn đầy, trong trắng, đẹp đẽ và thanh khiết. Đặc biệt gia đình hãy chuẩn bị những lễ vật cúng đầy tháng một cách đầy đủ và chu đáo sao cho thành tâm nhất.

Những nghi thức lễ khi cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Bắc cũng giống như những nghi lễ đối với bé trai gồm lễ khai hoa, lễ bắt miếng và nghi lễ đặt tên (nếu có).

Cách thức bày mâm cúng và người khấn vái cúng giống bé trai. Tổ chức lễ đầy tháng của bé gái cũng nên được tặng phong bao lì xì để đem lại sự may mắn, tiền tài cho bé sau này.

Lưu ý khi cúng đầy tháng cho con (bé trai, bé gái)

Trước khi cúng đầy tháng cho bé, bạn phải chọn giờ phù hợp với tuổi tác, giờ sinh, mệnh của con cái để chọn giờ cúng đầy tháng cho con. Việc chọn giờ cúng phù hợp trong lễ cúng đầy tháng miền Bắc là một điều có ý nghĩa quan trọng.

Điều này thể hiện được sự hòa hợp giữa âm dương với khí huyết, vận mệnh của đứa trẻ. Thời gian thường được mọi người chọn để cúng là buổi sáng sớm hoặc lúc chiều muộn. Đây là thời điểm đất trời giao thoa giữa ban ngày và ban đêm nên rất phù hợp để làm lễ cúng cho bé.

Khi Cách tính ngày cúng đầy tháng bé trai , bạn phải tính vào ngày âm lịch, không nên tính theo ngày dương lịch. Vì dương lịch là lịch tây, nếu làm nghi thức nghiêng về phía tâm linh thì phải lấy âm lịch thì đấng tâm linh mới hưởng và biết được lòng thành của bạn.

Cúng đầy tháng miền Bắc, miền Nam, miền Trung tuy khác nhau nhưng đều được mọi người quan tâm và tổ chức thực hiện nghi lễ cúng đầy tháng cho bé này một cách nghiêm túc, đầy đủ cho những đứa con mình mới sinh ra đời.

Theo quan niệm, lễ cúng đầy tháng theo phong tục miền Bắc là rất cần thiết đối với những người nơi đây, một phần vì đó là sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại, mặt khác lại muốn cầu may, cầu sự an yên cho đứa con của các bậc cha mẹ và tạ ơn các vị thần đã đem lại bình yên cho bé.

Sau khi chuẩn bị mâm cúng đầy tháng theo phong tục miền Bắc hoàn tất, đại diện gia đình sẽ thắp hương và đọc bài văn khấn đầy tháng để báo cáo với ông bà tổ tiên cũng như tạ ơn các vị thần linh.

Heo Quay Vàng Ươm Cúng “Đầy Tháng” Ở Miền Tây

Con heo quay trong mâm cúng “đầy tháng”

Trước đây, dân quê tôi thường nuôi heo “thả vườn” để nó được tự do kiếm ăn từ những gì sẵn có quanh cây cỏ vườn nhà. Con heo nuôi “tự nhiên” dù chậm lớn nhưng thịt chắc nịch, mang đi quay thì da vàng ươm, chảy đầy những mỡ. Mỗi khi có tiệc tùng, liên hoan, dân quê bắt heo nuôi tầm 20 kg rồi mang đi quay, trước để cúng đất đai, ông bà; sau là để thưởng thức món thịt heo quay thơm ngon, bổ dưỡng.

Heo quay là món ăn quen thuộc trong những dịp đình đám, hội hè

Để làm món heo quay “đúng điệu”, người ta chọn con heo tầm 20 – 30 kg là vừa, to quá heo sẽ nhiều mỡ, nhỏ quá thì chưa thành thịt, nhão và mất hương thơm. Con heo dùng cúng đám “đầy tháng” phải được cạo lông thật sạch từ thủ heo đến chân giò, tránh để da heo bị trầy xước dễ mất nước ngọt và mùi thơm của thịt. Những thợ quay chuyên nghiệp thường xiên con heo từ đuôi lên thẳng mồm, rồi lấy lạt buột kín. Để con heo có màu vàng sẫm thật ngon, người ta lấy mật ong hòa với giấm bôi kĩ một lượt lên toàn thân heo. Sau đó mang heo ra quay dưới đống củi than cháy hồng, chốc chốc lại bôi gia vị lên thân, cứ thế độ vài giờ là đã có con heo quay vàng ươm, tỏa hương ngào ngạt.

Heo quay chín có da vàng rượm

Trong mâm cúng “đầy tháng” của người dân quê tôi, ngoài những thủ tục cơ bản thì con heo quay luôn được mọi người chú ý. Dân quê tôi cho rằng, con heo quay vừa vặn, màu sắc bắt mắt thì em bé sẽ ăn nhanh chóng lớn. Những vị cao niên thường nói rằng, trong mâm cúng “đầy tháng” trẻ con, thiếu đi con heo quay thì sẽ mất đi một phần ý nghĩa và không được trọn vẹn. Cũng chính vì vậy, gia đình dù kinh tế có thế nào, tới “đầy tháng” của con cũng phải chuẩn bị heo quay để chúc mừng con đầy tháng tuổi. Sau màn cúng vái là đến lúc nhập tiệc, heo quay ăn kèm với bánh hỏi hoặ bún phải đặt ở giữa bàn. Bà con nâng ly rượu đế chúc mừng cháu bé được mạnh khỏe, khôn ngoan.

Ăn kèm với bánh hỏi hoặc bún

Trải qua bao thăng trầm thay đổi của cuộc sống, người dân quê tôi vẫn giữa gìn tục lệ cúng heo quay vào các dịp “thôi nôi” hay “đầy tháng”. Hình ảnh chú heo da vàng tươi, tỏa hương thơm ngây ngất đã trở thành một nếp văn hóa trong liên hoan, đình đám của người bình dân miền Tây. Sau khi cúng xong, mọi người được quây quần bên nhau thưởng thức món heo quay ngon ngọt, thơm lừng rồi rôm rả những lời chúc tụng tốt lành dành cho em bé.

Giờ đây, món heo quay vẫn được người ta mua về ăn trong những bữa thường nhật. Nhưng khi thưởng thức thì mùi thơm sẽ không còn được ngạt ngào như con heo được quay chín nguyên con. Có lẽ, ngoài hương vị đặc trưng của món ăn, con heo quay trong ngày “đầy tháng” còn mang một giá trị và ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm về một mâm cúng của người bình dân miền Tây sông nước.

Hoàng Lê

Cúng Ông Công Ông Táo Ở 3 Miền Bắc

(Thethaovanhoa.vn) – Tết Nguyên đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt. Bởi vậy trong ngày Tết cổ truyền này có những phong tục tập quán đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận ngày nay và dần trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết. Những phong tục này cũng chính là thay cho lời chúc một năm mới may mắn, bình an.

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm: Gạo, muối, thịt vai lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã.

Theo truyền thống của người Việt, hằng năm, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà, bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm để tiễn ông Công ông Táo về trời.

Ngoài những điểm tương đồng này, thì tuỳ theo phong tục vùng miền mà nghi lễ cúng ông Công, ông Táo giữa 3 miền Bắc-Trung-Nam có sự khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với vị thần cai quản việc phúc đức trong nhà.

Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, các gia đình phần lớn đều chuẩn bị mâm cỗ làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là vào trưa ngày 23. Sở dĩ không nhiều nơi làm lễ cúng sau khoảng thời gian này là vì có quan niệm rằng kể từ 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, các Táo phải về thiên đình làm lễ chầu với Ngọc Hoàng nên không còn ở dương gian để nhận lễ được.

Người dân làng Thuỷ Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ thu hoạch cá chép đỏ để bán vào dịp 23 tháng Chạp. Ảnh: TTXVN

Nét đặc trưng văn hoá khác biệt nhất của miền Bắc đối với 2 miền còn lại là đại đa số các gia đình thường dùng cá chép để làm đồ cúng lễ. Tuỳ theo từng địa phương nói chung và gia đình nói riêng mà đó có thể là cá chép sống, hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau. Cá chép còn sống được đặt cạnh mâm lễ vật, sau khi xong lễ thì được đem thả phóng sinh ở ao hồ, sông suối gần nhà với ý nghĩa cá chép hoá rồng, làm phương tiện đưa các Táo trở về thiên đình. Bên cạnh đó, việc phóng sinh cá chép vào ngày này còn thể hiện tấm lòng nhân hậu, đức độ và thiện lương của gia chủ.

Ngoài ra, trong mâm cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc còn không thể thiếu bộ áo mũ các Táo. Và mâm cỗ cúng thường là những món truyền thống như xôi, gà, giò, nem, canh măng…; cũng có thể là mâm cỗ chay với các món xôi, chè…

Ảnh: TTXVN

Tục cúng ông Công ông Táo của người miền Trung thường được cho là cầu kỳ nhất trong 3 miền. Không cúng áo mũ vàng mã cho các Táo như miền Bắc, người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật.

Công việc đầu tiên mà người miền Trung làm trong nghi lễ cúng ông Táo chính là thay mới bên trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ, chuẩn bị tươm tất cho lễ cúng diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ tiến hành tiễn tượng 3 Táo quân cũ bằng đất nung khỏi bàn thờ và đưa tới các am miếu ở đầu xóm hoặc ở dưới các gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đến là rước tượng 3 Táo quân mới đặt lại lên bàn thờ để bắt đầu năm mới.

Người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng 23. Lễ cúng chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới.

Người dân mua những vật phẩm truyền thống đồ cúng để cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Ảnh: TTXVN

Theo phong tục của người miền Nam xưa thì có nhiều điều khác biệt so với cách cúng ngày nay. Các gia đình thường cúng Táo quân vào buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp. Bởi quan niệm rằng, lễ cúng ông Táo chỉ được thực hiện vào cuối ngày, khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không phải dùng đến bếp núc để nấu nướng nhằm tránh làm phiền đến các Táo thì nghi lễ tiễn Táo về chầu trời mới có hiệu quả.

Tuy nhiên, do có sự giao thoa văn hoá nên thời gian cúng và mâm cỗ cúng ông Táo của người miền Nam ít nhiều có sự thay đổi. Mọi nhà làm lễ tiễn ông Táo từ sáng sớm tại khu vực đặt bếp nấu, với mâm lễ tuỳ điều kiện nhưng không thể thiếu những chén chè trôi nước, đĩa kẹo được làm từ mè đen và đậu phộng, nhang đèn, 3 chung nước nhỏ và đặc biệt là bộ “cò bay, ngựa chạy”.

“Cò bay, ngựa chạy” là hình giấy hình con cò và con ngựa (khác với miền Bắc là sử dụng khung tre) dùng để hoá thật sau khi xong lễ với mong muốn Táo về chầu trời nhanh hơn. Bên cạnh đó, gia chủ còn sắm 3 bộ quần áo mới bằng giấy cho 3 vị Táo. Do đó, mâm cúng ông Táo của miền Nam được cho là đơn giản nhất trong 3 miền.