Cúng Đầy Tháng Ngày Nào / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Đầy Tháng Ngày Nào Và Giờ Nào Là Đúng Nhất ?

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tính ngày cúng đầy tháng và giờ cúng đầy tháng cho Bé nhà mình nhé.

Vì sao phải chọn ngày giờ cúng ?

Việc xem giờ tốt hiểu giản dị là chọn giờ không gây xung khắc và xem xét tính cát hung các sao cho mỗi công việc. Có nhiều phương cách khác nhau để chọn giờ tốt. Đối với việc chọn cúng đầy tháng lúc mấy giờ là hợp lý nhất thì hiện nay cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Trước tiên chúng ta sẽ tính cách chọn ngày để làm lễ sau đó mới bàn đến cách tính giờ nhé.

Tính ngày cúng đầy tháng cho Bé

Trước khi viết bài về chủ đề này Tôi cũng đã ngồi nói chuyện với rất nhiều người lớn tuổi ở khu vực mình sinh sống. Và thấy rằng việc chọn ngày để làm lễ đầy tháng cho bé cũng có nhiều cách tính khác nhau. Dưới đây chúng ta bàn về cách chọn ngày làm cúng mu đầy tháng nhé.

Tính ngày đầy tháng theo truyền thống

Theo cách truyền thống thì mỗi vùng miền có sự khác nhau rõ rệt về ngày tính lễ đầy tháng. Hiện nay có 2 cách chọn ngày cúng đầy tháng phổ biến.

Gái lùi 2 trai lùi 1

Đây có lẽ là cách tính ngày phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết khách hàng của chúng tôi tại Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai đều tính theo cách này.

Ví dụ Bé nhà bạn sinh ngày 16/7 đến 16/8 là đủ 30 ngày tuổi

Bé gái thì làm lễ đầy tháng ngày 14/8 (đủ 30-2 ngày)Bé trai thì làm lễ đầy tháng ngày 14/8 (đủ 30-1 ngày)

Nam trồi nữ sụt

Đây cũng là một cách tính được nhiều gia đình áp dụng. Với cách tính này thì Nam sẽ tính cộng thêm 1 ngày, nữ thì trừ đi 1 ngày

Ví dụ Bé nhà bạn sinh ngày 14/3 đến 14/4 đủ 30 ngày tuổi

Bé trai thì làm lễ đầy tháng ngày 15/4 ( đủ 30+1 ngày)Bé gái thì làm lễ đầy tháng ngày 13/4 ( đủ 30-1 ngày)

Như vậy dựa theo cách tính ngày Anh Chị đã sẽ chọn được chính xác ngày làm lễ cúng thôi nôi cho Bé nhà mình.

Chọn giờ cúng đầy tháng cho Bé

Trong sách chiêm tinh và phong thủy học luôn có ghi rằng: Năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, ngày tốt không bằng giờ tốt. Do đó những việc quan trọng trong cuộc đời nếu không chọn được năm tốt, tháng tốt thì cũng cố gắng chọn được giờ tốt mà thực hiện.

Tính theo tam hợp

Với cách tính này thì dựa vào cung hoàng đạo, tam hợp tứ hành xung để tính. Với cách tính này nhiều người không có kinh nghiệm rất khó để tính. Cụ thể cách tính như sau

Tam hợp tứ hành xung cụ thể12 con giáp được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 con giáp có nét tính cách tương đồng, liên quan tới nhau được gọi là tam hợp.

Ví dụ con của bạn sinh vào 26/09/2019 (dương lịch) thì ngày âm lịch là ngày 28 tháng 8 năm Kỷ Hợi (âm lịch)

Với tuổi Hợi thì tam hợp có Hợi – Mùi – Mẹo còn tứ hành xung có Hợi – Tỵ – Dần – Thân

Dựa vào tam hợp và tứ hành xung thì tổ chức lễ cúng đầy tháng tốt nhất vào các giờ Hợi – Mùi – Mẹo ngoài ra đặc biệt tránh vào giờ tứ hành xung Hợi – Tỵ – Dần – Thân.

Để biết giờ theo 12 con giáp tính thế nào Bạn hãy xem bảng dưới đây nhé.

Mặc dù đây là cánh tính vô cùng cẩn thận mà tỉ mỉ nhưng hiện nay ít gia đình tính theo cách này. Vì hiện nay thời buổi hiện đại và thời gian làm việc của mỗi người mỗi nhà mỗi khác.

Cúng đầy tháng theo năm sinh (tuổi)

Hiện nay có một số ý kiến về cách chọn giờ cúng đầy tháng theo tuổi âm lịch của bé. Bạn cũng có thể tham khảo thêm về cách lựa chọn này.

Chọn giờ nào tiện thì cúng

Đây là cách chọn giờ phù hợp với các gia đình bận rộn. Đây cũng là xu hướng mà các gia đình đang hướng tới trong thời đại này. Nếu gia đình Anh Chị bân rộn, để không ảnh hưởng tới công việc có thể chọn giờ nào thuận tiện cho gia đình mình để cúng đầy tháng.

Cúng trong buổi sáng

Buổi sáng thời tiết mát mẻ, nhiều gia đình chọn cúng trong buổi sáng, trước 12h trưa là được. Nếu Anh Chị muốn cúng đầy tháng cho bé trong buổi sáng có thể bày mâm cúng trước và tới đúng giờ là cúng được. Cúng xong gia đình có thể xin lộc để cùng ăn uống trong bữa trưa.

Kết luận

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ cách tính ngày giờ để cúng đầy tháng cho Bé. Hy vọng bài viết này ít nhiều giúp ích được cho Anh Chị. Nếu bạn đang ở Bình Dương, Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh có thể tham khảo thêm về dịch vụ cung cấp mâm cúng đầy tháng trọn gói của chúng tôi.

Với dịch vụ này Quý Anh Chị sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của mình. Lợi ích to lớn nữa là có mâm cúng đầy đủ, đẹp mắt mà bà nội trợ không phải vất vả.

Cảm ơn Anh Chị đã đọc bài. Kính chúc Anh Chị và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

Cúng Thôi Nôi Đầy Tháng Vào Ngày Nào, Theo Lịch Âm Hay Lịch Dương?

Cách tính ngày thôi nôi đầy tháng cho bé

Theo phong tục, việc cúng đầy tháng thôi nôi cũng như nhiều nghi lễ cúng khác đều tính theo lịch âm. Lịch âm được tính theo lịch trăng lên xuống. Vì thế, điều này được truyền lại qua bao đời chưa bao giờ thay đổi.

Tuy nhiên, thời đại ngày nay lịch dương được sử dụng rộng rãi hơn. Nhiều gia đình thay vì cúng thôi nôi cho bé theo lịch âm, họ lại tổ chức theo lịch dương. Theo các chuyên gia cúng đầy tháng cho bé theo ngày âm hay dương đều được, miễn sao cho thuận tiện, dễ nhớ. Khi tính ngày cúng đầy tháng thôi nôi cho bé, thường được áp dụng nguyên tắc “gái sụt 2, trai sụt 1”. Chính là nếu như là bé gái sẽ được tiến hành lễ thôi nôi đầy tháng trước 2 ngày. Còn nếu là bé trai sẽ được tiến hành lễ thôi nôi trước 1 ngày.

Vì thế, khi muốn biết chính xác cúng thôi nôi đầy tháng vào ngày nào, bạn chỉ cần áp dụng quy tắc trên. Và quan trọng bạn có thể sử dụng theo lịch dương hay lịch âm vẫn được.

Nghi lễ cúng thôi nôi đầy tháng như thế nào mới đúng?

Theo dân gian, mỗi đứa bé sinh ra đều sẽ được 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông đỡ đầu. Do vậy, việc khi cúng thôi nôi đầy tháng phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho những vị Đại Tiên nỳ. Với lễ vật mâm cúng 12 Bà Mụ sẽ bao gồm: xôi, chè, cháo, thịt quay, bánh hỏi,… mỗi loại 12 chén. Trong khi đó, mâm cúng 3 Đức Ông không thể thiếu: 1 con gà luộc, 3 đĩa xôi lớn, 1 tô chè lớn, 1 tô cháo lớn. Ngoài ra, hương, hoa, trà, rượu, bánh trái, hàng mã là những lễ vật không thể thiếu.

Khi sắp mâm cúng thôi nôi cũng cần phải theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Sau khi đã sắp đặt mâm lễ vật đầy đủ, đại diện người lớn trong gia đình sẽ thắp ba nén hương và khấn bài cúng đầy tháng thôi nôi cho bé.

Bạn có thể cúng theo bài cúng đơn giản như: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), ngày cháu (nội hay ngoại…họ, tên…) tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Cúng Rằm Tháng 8 Ngày Nào

Rate this post

Trung thu 2020 vào ngày nào? Trung thu 2020 vào ngày nào? Cúng rằm Trung thu cần chuẩn bị gì? Mâm cúng gia tiên Mâm cỗ trông trăng  Gợi ý cách trang trí mâm ngũ quả cho tết Trung thu Bài văn khấn rằm tháng 8 chuẩn

cúng rằm tháng 8 ngày nào 6

Cúng rằm Trung thu cần chuẩn bị gì?

Nhiều nghệ nhân ẩm thực cùng các chuyên gia văn hóa cho biết, truyền thống xưa của người Việt không quá đặt nặng về mâm cúng mặn trong dịp tết Trung thu này. Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của từng gia đình, từng vùng miền mà họ có thể chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc chay với các món ăn khác chúng tôi nhiên, tết Trung thu sẽ không thiếu được mâm bánh trái, trước là để cúng gia tiên sau đó là để trẻ con phá cỗ.

Đang xem: Cúng rằm tháng 8 ngày nào

Mâm cúng gia tiên

Mâm cũng gia tiên có thể chuẩn bị giống với nhiều dịp khác như rằm tháng giêng, rằm tháng bảy với các món như:

Bánh kẹo. Xôi gấc hoặc xôi đỗ, xôi cốm… Trầu cau. Hoa tươi. Đĩa hoa quả gồm 5 loại quả. Tiền, vàng. Hương, đèn, nến… 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối. Các món ăn mặn hoặc chay tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.

Ngoài ra, mâm cúng còn phải có bánh nướng và bánh dẻo. Đây là 2 món bánh đặc trưng cho dịp Trung thu và gia đình nào cũng phải có.

cúng rằm tháng 8 ngày nào 7

Gợi ý cách trang trí mâm ngũ quả cho tết Trung thu

Chỉ bằng những loại quả hết sức quen thuộc cùng một chút tỉ mỉ và khéo léo là bạn có thể tạo nên những con vật vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu để các bé vui tết Trung thu rồi.

cúng rằm tháng 8 ngày nào 8

Gợi ý mâm ngũ quả số 2. Ảnh: Internet

cúng rằm tháng 8 ngày nào 9

Gợi ý mâm ngũ quả số 4. Ảnh: Internet

cúng rằm tháng 8 ngày nào 10

Gợi ý mâm ngũ quả số 5. Ảnh: Internet

Bài văn khấn rằm tháng 8 chuẩn

Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc, tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

(Nguồn: Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)

Cách làm bánh Trung thu hình con vật ngộ nghĩnh cho bé Làm mặt nạ cho bé chơi rằm Trung thu Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện Ngày Đông chí là gì? Ý nghĩa ngày Đông chí với các nước phương Đông & phương Tây Halloween là ngày nào? Gợi ý hình ảnh hóa trang nhân vật Halloween đơn giản Năm 2021 là năm con gì & Tết 2021 vào ngày nào?

Cúng Rằm Tháng Giêng Từ Ngày Nào

Ngày đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2020

Nên cúng rằm tháng Giêng từ ngày nào

là một lễ cúng quan trọng trong năm. Chính vì vậy cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào hay cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào cho đúng là thắc mắc của rất nhiều chị em. Trong bài viết này VnDoc xin chia sẻ cho các bạn ngày cúng Rằm tháng Giêng năm Canh Tý 2020 để các bạn cùng tham khảo.

Nhiều người cúng Rằm tháng Giêng từ rất sớm (từ ngày 12-13 âm lịch), có người cúng sáng, có người lại cúng chiều, nhưng đó là do họ không biết cúng rằm vào lúc nào mới là chuẩn nhất.

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên rơi vào đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Rằm tháng giêng là 1 trong 4 ngày rằm lớn trong năm mà người Việt đặc biệt là Phật tử thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.

Vào ngày này, người dân Việt Nam rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên). Nếu chủ nhà không có ban thờ Phật thì chỉ một mâm cúng gia tiên là đủ.

Lễ Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa quay về nhà ăn Tết thường cố gắng ở lại cho đến qua ngày Rằm tháng Giêng mới lên đường.

1. Rằm tháng Giêng năm Canh Tý 2020

Năm Canh Tý 2020, Rằm tháng Giêng là ngày 15 âm lịch, tương ứng là ngày 8/2/2020 dương lịch.

Đây là ngày Tân Tị, ngũ hành Kim, ngày Hoàng đạo.

Năm 2020, ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày cuối tuần, thứ Bảy (8/2/2020).

2. Cúng rằm tháng Giêng 2020 ngày nào tốt

Khác với những ngày lễ Tết thông thường, người Việt sẽ tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào chính rằm, tức ngày 15/1 âm lịch.

Sở dĩ cúng chính rằm bởi theo quan niệm thì đây là ngày trăng sáng nhất của năm. Vào thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm may mắn, bình an.

Cúng Rằm tháng Giêng nên cúng vào buổi sáng sớm hoặc lúc chính Ngọ là tốt nhất.

Với các gia đình quá bận rộn thì có thể sắp xếp cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 âm lịch. Thời điểm cúng không quá bắt buộc, miễn là trước 19 giờ ngày 15/1 là được.

3. Giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2020

– Ngày 14/1 tức 7/2 dương lịch

Gia chủ có thể chọn cúng rằm vào 4 khung giờ là: Thìn (7 – 9 giờ); Tị (9 – 11 giờ), Thân (15 – 17 giờ), Dậu (17 – 19 giờ).

– Ngày 15/1 tức 8/2 dương lịch

Đối với các gia đình chọn cúng Rằm tháng Giêng vào chính rằm thì có thể tham khảo 3 khung giờ đẹp trong ngày là: Thìn (7 – 9 giờ), Ngọ (11 – 13 giờ), Mùi (13 – 15 giờ).

4. Cúng Rằm tháng Giêng ở đâu

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà lựa chọn cúng Rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa đều được.

Lưu ý, nếu cúng Rằm tháng Giêng ở chùa thì gia chủ nên sắm mâm cỗ chay thanh tịnh hoặc mâm ngũ quả, bánh kẹo và đèn nến là đủ.

Với các gia đình chọn cúng rằm tại nhà thì chuẩn bị mâm cúng gia tiên, thần linh với cỗ mặn, sắm lễ tùy tâm chứ không cần phải quá rườm rà, cầu kỳ.

Lưu ý, dù là cúng Rằm tháng Giêng ở đâu thì điều quan trọng chính là lòng thành của gia chủ dâng lên bề trên.

Hiện nay, do điều kiện cuộc sống cũng như quan niệm khá cởi mở, mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng, việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần Phật, không cần quá cầu kỳ.