Cúng Đầy Tháng Cúng Sáng Hay Chiều / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Đầy Tháng Buổi Sáng Hay Chiều

Theo quan niệm dân gian người Việt Nam có câu ” Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ” để chỉ tục làm đầy tháng tức là cũng cho bà chúa trông coi toàn diện và 12 bà Mụ có công nặn ra đứa trẻ, mỗi bà Mụ đảm nhận một chức năng riêng… mỗi nơi có một cách cúng khác nhau và thay đổi dần theo cuộc sống hiện đại.

Việc tổ chức đầy tháng cho trẻ nhằm tạ ơn Mụ Bà không chỉ tạo ra đứa trẻ mà còn là để trình vói họ hàng hai bên gian đình về đứa cháu sau một tháng ra đời.

Cúng đầy tháng sáng hay chiều?

Thường lễ cúng đầy tháng nên làm vào buổi sáng sớm trước 9h hoặc chiều tối sau 16h trong ngày. Vì sao sáng sớm mà không trễ hơn hoặc vào chiều tối mà không là buổi trưa? Những thời điểm cúng như thế này được các thầy tướng số cho là rất tốt cho bé, được các bà mụ chú ý nhiều.

Chè trôi được được chọn làm lễ vật truyền thống trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái

Cúng đầy tháng lúc mấy giờ?

Giờ cúng được chọn để phù hợp với giờ hoàng đạo của bé.

Cúng đầy tháng chọn gà hay vịt?

Trong mâm cúng đầy tháng , gà hay vịt đều được, cha mẹ có thể lựa chọn và chuẩn bị theo ý kiến của gia đình.

Cúng đầy tháng gà trống hay gà mái?

Trong lễ cúng thôi nôi, gà dùng để cúng bắt buộc phải là gà trống, gà luộc để nguyên đầu và chân cánh, tạo thế đẹp.

Cúng đầy tháng bé trai, bé gái chọn chè gì?

Trong một buổi lễ cúng thôi nôi, xôi chè là lễ vật truyền thống không thể thiếu. Đối với bé trai, chè được cúng phải là chè đậu trắng. Còn đối với bé gái, chè được chọn sẽ là chè trôi nước.

Ý nghĩa của nghi lễ đặt tên trong lễ cúng đầy tháng

Người xưa tin rằng thân thể của thai nhi là do bà Mụ nặn thành. Vì thế nên 7 ngày (đối với con trai) hay 9 ngày (đối với con gái) sau khi đẻ, người ta làm lễ đầy cũ để tạ ơn bà Mụ (theo tục truyền thì có 12 bà Mụ) và xin bà phù hộ và dạy đứa trẻ biết cười, lật, bò, đứng, đi, ăn, ngồi..Được 1 tháng thì có lễ đầy tháng cũng là để tạ ơn bà Mụ và xin phép bà Mụ đặt tên cho đứa trẻ. Vì trong năm đầu tiên sau khi mới sinh tính mệnh đứa trẻ rất mỏng manh, không những thân thể yếu ớt mà xung quanh nó lại đầy những ma quỷ và hung thần rình mò hại nó, nên người ta đặt tên con nít nhưng tên cực xấu để quỷ tà chê bỏ, thường lấy tên con gái đặt cho bé trai để lừa quỷ tà. Vì vậy, khi trẻ đầy một tháng, cha mẹ làm lễ cúng Mụ cho con và làm nghi lễ đặt tên, theo truyền thống dân gian, như vậy bé sẽ chọn được một cái tên đẹp, phù hợp với vận mạng và sẽ được bình an, may mắn về sau.

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách cúng đầy tháng, cúng đầy tháng, cúng đầy tháng buổi sáng hay chiều, cúng đầy tháng cho bé, lễ cúng đầy tháng

Nên Cúng Ông Công Ông Táo Vào Buổi Sáng Hay Chiều 23 Tháng Chạp?

Năm nay, Tết ông Công ông Táo rơi vào ngày 17.1.2020 dương lịch – tức thứ sáu. Do đặc thù công việc, nhiều gia đình vẫn phải bận rộn với việc làm nơi công sở và có băn khoăn cúng ông Công ông Táo vào chiều 23 tháng Chạp có được không, hay nhất thiết phải cúng trước 12h trưa?

Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia về văn hóa tâm linh có những quan điểm khác nhau.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà (Công ty kiến trúc phong thủy Song Hà), các gia đình nên cúng ông Công ông Táo trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Khi hành lễ, người dân sẽ đọc văn khấn, khi hương cháy 2/3 thì đưa vàng mã ra hóa, đổ 3 chén rượu vào tro.

Để ông Táo về chầu trời, gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Cá chép còn mang ý nghĩa “cá chép hóa rồng”. Sau khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, cá chép sẽ được phóng sinh tại ao hồ.

Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy Song Hà cũng lưu ý, tùy điều kiện mỗi gia đình mà chọn thời điểm cúng ông Công ông Táo khác nhau. Tốt nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Nếu không thể sắp xếp thời gian, thì gia đình có thể cúng vào thời điểm khác, nhưng tuyệt đối không nên để sau 23h đêm ngày 23 tháng Chạp mới cúng ông Công ông Táo.

Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền – Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, thời điểm đẹp nhất để cúng ông Công, ông Táo là vào chiều 23 tháng Chạp.

Ông cho rằng quan niệm phải cúng trước 12h trưa 23 tháng Chạp chưa phải là cách ứng xử phù hợp với tín ngưỡng. Bởi theo tín ngưỡng dân gian, thời điểm chiều tối là lúc các Táo cưỡi cá chép lên trời. Lúc hóa mũ áo, tiền vàng nhất thiết phải vào lúc nhập nhẹm tối, giao thoa giữa ngày và đêm.

Tuy có quan điểm khác nhau về thời điểm đẹp nhất để cúng ông Công, ông Táo, nhưng các chuyên gia đều cho rằng nên cúng trước hoặc trong ngày 23 tháng Chạp. Không nên thực hiện nghi thức cúng ông Công, ông Táo sau ngày này.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Chí Bền, sự tích “ông Công, ông Táo” trong huyền thoại lưu truyền trong dân gian xuất phát từ mô típ “một bà hai ông”, khi loài người đang ở chế độ quần hôn chuyển sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Từ mô típ này, chủ thể của hoạt động văn hóa dân gian đó chính là người nông dân, gắn liền với nghề trồng lúa nước. Cái tối thượng đối với họ là đất, nên gia đình nào cũng thờ ông thần đất.

Ngoài ra, trong bếp của các gia đình người Việt xưa thường có ba ông đầu rau – tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi đun bếp. Thời điểm còn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa, bếp núc và phải đắp 3 ông đầu rau mới thay 3 ông đầu rau cũ đi. Sau đó, người dân tổ chức cúng để 3 ông đầu rau bay lên trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng những cái được và những gì chưa may mắn, bất hạnh của gia đình trong một năm qua.

Thông thường một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất thường có:

1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, thịt gà, 1 bát canh, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi, 1 đĩa hoa quả, 3 chén rượu, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã và 3 con cá chép (còn sống hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ hóa vàng, đồ lễ. Nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ…

Cúng Thần Tài Sáng Hay Chiều Để Mang Tiền Tài Cả Năm Cho Gia Chủ?

Ngày ngay người ta cúng Thần Tài, Ông Địa quanh năm không chỉ vào dịp giỗ tết, sóc vọng mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán.

Họ tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Bởi thế, để Thần Tài mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Vì thế, sáng sớm khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài phù hộ cho họ mua may bán đắt. Sau đó cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.

Còn trong các dịp giỗ Tết, sóc vọng, ngày vía Thần Tài, người ta thường cúng Thần Tài, Ông Địa bằng cổ mặn và không quên đọc văn cúng.

Hiện nay, thờ Thần Tài vẫn còn duy trì và nó trở nên phổ biến với những gia đình làm ăn, buôn bán. Các gia đình này làm lễ cúng thần tài quanh năm không trừ ngày nào.

Ban thờ Thần tài thường nhỏ hơn ban thờ Thổ Công hay ban thờ Gia tiên nên việc thờ cũng khá đơn giản. Vào ngày Tết, ngày vía Thần Tài vai trò của vị thần này càng được xem trọng hơn.

Hầu hết mọi nhà thường lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

Sáng sớm khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài phù hộ cho họ mua may bán đắt.

Văn cúng Thần Tài, Ông Địa

Duy Việt Nam quốc… Tân Tỵ niên… nguyệt… nhật. Tin chủ… ngụ tại………………….. Ðồng gia quyến đẳng bái thỉnh: Cẩn dĩ hương đăng hoa quả…… cảm kiều cáo vu. Kính thỉnh: Ngũ phương ngũ thổ Long thần. Tiền hậu địa chủ Tài thần Giám lâm hâm hưởng, gia hộ gia ân, Tăng tài tăng lộc, vạn sự hưng long Sở nguyện tòng tâm, thượng kỳ giám chỉ Bảo ngã tin chủ, dĩ phú niên niên Cẩn cốc! Dịch nghĩa:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Năm Tân Tỵ tháng… ngày…………… Tín chủ… ở tại thôn… xã(phường)… huyện (thành phố)…tỉnh… cùng toàn gia lễ thỉnh Kính dâng hương đăng hoa quả… Kính Cẩn thưa rằng. Kính cáo: Ngũ phương ngũ thổ Long thần Tiền hậu địa chủ Tài thần Tiếp nhận lòng thành, che chở ban ân Thêm tài lộc, mọi sự đều lành Cúi mong soi xét, nguyện ước thành tâm Phúc đến năm năm, giúp cho tín chủ Kính cẩn dâng lời.

Những điều tối kỵ khi cúng Thần Tài – Ông Địa

1. Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu

2. Khi cúng Thần Tài – Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi …. Nếu ở Sài Gòn, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này không có bán ở miền Bắc.

3. Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.

4. Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Cúng Đầy Tháng Cho Bé Nên Cúng Chay Hay Mặn?

Cúng đầy tháng là lễ cầu mong mang lại cho bé nhiều may mắn hạnh phúc khỏe mạnh thế nên cúng đầy tháng chay cho bé là một điều gợi ý rất hay.

Cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng mụ là dịp lễ tạ ơn mụ và ơn trên đã phù trợ cho mẹ tròn con vuông, bên cạnh đó là lễ ra mắt một thành viên mới với họ hàng, bạn bè. Vì cúng đầy tháng là cầu phúc cho bé nên người ta thường hạn chế sát sinh do đó nhiều gia đình sẽ lên thực đơn đãi tiệc đầy tháng chay cho bé thay vì cúng mặn.

Hiện nay ăn chay không còn xa lại với mọi người do đó việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng chay cho bé là khá phổ biến.

Cũng tương tự như các lễ vật trong mâm cúng đầy tháng mặn, các bạn nên thay những món mặn bằng các món chay để cúng đầy tháng cho bé, hoặc có thể chuẩn bị xôi chè cúng đầy tháng cùng thêm hương hoa bánh trái để cúng bàn Phật và bàn Mụ.

Về cách chọn ngày cúng đầy tháng cho bé thì vẫn chọn ngày theo nguyên tắc “gái thụt 2, trai thụt 1” với bé gái ngày cúng đầy tháng sẽ lùi về trước 2 ngày, ngày cúng cho bé trai sẽ lùi vế trước 2 ngày.

Ngoài các lễ vật chay chuẩn bị trên bàn thờ Phật ông bà tổ tiên thì chuẩn bị các vật phẩm cúng mụ trong mâm cúng đầy tháng chay cho bé gồm:

12 chén chè + 1 chén chè lớn hơn

12 đĩa xôi + 1 đĩa lớn hơn

Bánh kẹo trẻ em chia đều ra 13 đĩa

1 mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây

1 Bình hoa đẹp

12 Nén vàng

Trầu tem cánh phượng + cau tươi

Giấy cúng + 1 bộ hình thế nhân ghi tên, ngày tháng năm sinh để cúng xong giải hạn cho bé

Nhang + đèn + trà +nước

1 đôi đũa hoa

Xôi chè cúng đầy tháng thì xôi các bạn nên chuẩn bị xôi gấc với màu đỏ của gấc sẽ làm mâm cúng thêm bắt mắt và mang lại nhiều may mắn cho bé và đối với bé trai sẽ chuẩn bị chè đậu trắng, bé gái sẽ chuẩn bị chè trôi nước.

Việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng chay với xôi chè cúng đầy tháng và các vật phẩm rất đơn giản mang lại cho mâm cúng đầy tháng bé thanh tịnh.

Sau khi chuẩn bị xong hết các lễ vật thì cách cúng đầy tháng chay và mặn tương đối giống nhau, cúng đầy tháng để mừng bé vừa tròn một tháng tuổi, cầu mong sức khỏe, sống thọ, sống hạnh phúc và gặp nhiều may mắn do đó nên việc tránh việc sát sanh sẽ tốt hơn.