Chuẩn bị đồ cúng đã khó và sau khi chuẩn bị chu đáo thì việc đặt mâm cúng đầy tháng ở đâu lại là một vấn đề đáng suy nghĩ đối với các bậc cha mẹ. Hiểu được những điều đó, hôm nay Đồ Cúng Gia Tiên sẽ giải đáp những khúc mắt đó để ngày đầy tháng của con mình được diễn ra suôn sẻ và nhận được nhiều may mắn sau này.
1. Đặt mâm cúng đầy tháng ở đâu đúng chuẩn
Câu hỏi cúng đầy tháng ở đâu luôn là câu hỏi mà rất nhiều ông bố hay bà mẹ đều thắc mắc để mong “mẹ tròn con vuông”. Việc chọn một vị trí phù hợp được xem là việc rất quan trọng. Việc cúng đầy tháng là chính xác, thì các bạn nên lựa chọn cho mình một khoảng không gian phù hợp, để có thể đặt được bàn lễ vật.
– Lễ vật cúng đầy tháng 3 vị Đức Ông được xếp trên 1 cái bàn nhỏ.
– Lễ vật cúng 12 bà Mụ được đặt trên bàn lớn.
– Hai bàn cúng Đức Ông và Bà Mụ này cách nhau khoảng 10 cm. Lễ vật được đặt trên mâm sắp xếp tùy ý sao cho cân đối và hợp lý nhất.
– Phương Pháp sắp xếp lễ vật đầy tháng thì cha mẹ nên sắp theo “Đông Bình – Tây Quả”. Phía đông nên đặt bình hoa, phía tây đặt quả và các món ăn.
Mâm cúng thường được đặt ở những nơi rộng rãi như: Chính giữa nhà, ngoài sân,… bởi những nơi đó là nơi thoáng đãng, rộng rãi, không khí trong lành thuận tiện cho việc cầu phúc và là điều kiện tốt để tạo ra những bức ảnh đẹp làm kỉ niệm.
Ngoài ra, Mâm cúng đầy tháng còn được đặt ở phòng của bé vì bé là nhân vật chính trong buổi cúng. Đó là vị trí tốt để cầu mong những điều may mắn và tốt đẹp đến với bé.
Vị trí đặt mâm cúng ở nơi rộng rãi
Ngoài việc chọn vị trí đặt mâm lễ vật cúng đầy tháng ở đâu cho hợp lý thì các bạn cũng cần chú ý hơn đến giờ giấc cúng. Theo sách cổ đại thì khi cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái cũng vậy, làm lễ vào buổi nào cũng được, chủ yếu là giờ cử hành phải tốt, không được xung khắc với tuổi, phải hợp với mạng và tuổi của bé. Vì vậy các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm đến các khung giờ hoàng đạo của ngày để chọn giờ phù hợp nhất cho con.
Vị trí đặt mâm cúng trong phòng bé
2. Các thủ tục cần chuẩn bị cho lễ cúng đầy tháng cho con
Ngày sinh của bé được tính theo cả ngày Dương (lịch phương Tây) lẫn ngày Âm (lịch phương Đông). Tuy nhiên, lễ cúng đầy tháng cho bé trai được tính theo ngày Âm lịch.
Theo truyền thống, cúng mụ đầy tháng cho bé trai sẽ diễn ra vào ngày sinh thứ 29 của trẻ. Dân gian dùng cách tính ngày cúng đầy tháng là “gái lùi hai, trai lùi một”.
Ví dụ em bé được sinh ra vào ngày 25/08 thì gia đình sẽ tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái vào ngày 23/09 âm lịch; còn nếu là cho bé trai sẽ tổ chức vào ngày 24/09 âm lịch.
Hiện nay, nhiều cha mẹ hiện đại lại căn cứ vào lịch Dương để tổ chức lễ cúng đầy tháng cho con nên lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng kế tiếp.
Mâm cúng đầy tháng đã chuẩn bị đầy đủ
Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.
Trầu cau: trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả
Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ
Động vật: cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn.
Phẩm oản: Chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
Lễ mặn: Bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng.
Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).
Hương hoa: Hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.
Gồm thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp:
1 con gà luộc chéo cánh.
1 tô cháo lớn.
1 tô chè lớn.
3 đĩa xôi lớn.
1 miếng thịt quay, một đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ), trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).