Cúng Đầy Tháng Cho Bé Đơn Giản / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Đơn Giản

Chắc hẳn, mỗi bé trai hay bé gái khi vượt qua 30 ngày đầu đời đều được làm lễ đầy tháng. Mục đích của lễ cúng này để cảm ơn 12 bà mụ đã tạo nên từng bộ phận cho bé. Đây cũng là dịp gia đình cảm ơn cũng như cầu mong tổ tiên, các Đức Ông, bà mụ luôn phù hộ cho bé khỏe mạnh, thông minh.

Theo văn hóa phương đông, ngày đầy tháng vô cùng quan trọng với mỗi bé. Giúp các bé được chào đón, được bảo vệ, được yêu quý bởi tất cả mọi người trong nhà, với anh em, hàng xóm.

Mâm cúng đầy tháng cho bé trai khác với bé gái ở một số điểm, chính bởi vậy, các mẹ cần lưu ý để chuẩn bị các lễ vật cúng cho phù hợp, đầy đủ.

Lễ vật cúng cho 12 bà Mụ

12 ly nước trắng

12 đĩa xôi nhỏ để trong các đĩa nhỏ, bạn có thể sử dụng đĩa nhựa để giảm bớt trọng lượng.

12 chén chè nhỏ

12 chén cháo nhỏ

2 đĩa bánh hỏi

2 kg thịt quay chia làm 12 đĩa thịt quay

12 đĩa các loại bánh dành cho trẻ con

Hàng mã đầy đủ

Ba đĩa xôi lớn để trong đĩa

Một bát chè lớn

Một bát cháo lớn

Gà luộc 1 con

Một miếng thịt quay

Một đĩa hoa quả

Hàng mã

Trầu cau

Bên cạnh đó còn cần những đồ lễ cúng theo số lượng, nếu là bé gái thì 9, bé trai là 7:

7 con cua

7 con ốc

7 chiếc bánh giò, 7 chiếc bánh chưng

7 quả trứng đã luộc chín

1 đĩa muối, gạo

1 chai rượu trắng

Một cây đèn

1 đôi đũa hoa

1 bó hương

1 chiếc thìa

Cách tính ngày lễ đầy tháng cho bé trai các vùng miền đều giống nhau. ở đó, ngày của bé trai khác với bé gái, các cụ đã có câu gái lùi 2 trai lùi 1. Vậy nên, để tính ngày làm đầy tháng cho bé trai các mẹ lấy ngày sinh của tháng kế tiếp nhưng lùi đi 1 ngày. Nếu bé sinh ngày 9/10 âm lịch thì tới ngày 8/11 tháng kế tiếp sẽ làm đầy tháng cho bé.

Lễ cúng có thể thực hiện vào nhiều khung giờ tùy thuộc mỗi gia đình. Đa phần các gia định thực hiện buổi sáng, trưa sẽ tổ chức ăn uống chúc mừng niềm vui của gia đình.

4. Cách sắp xếp bàn cúng cho bé trai

Việc sắp xếp các lễ vật cúng đầy tháng khá quan trọng, nó không chỉ thể hiện lòng thành tâm mà còn chứng minh sự chân thành cảm ơn tới các vị tổ tiên, các vị thần linh, bà mụ, …bàn cúng cần được sắp xếp hài hòa, đẹp mắt. Nên sắp các đồ vào 2 bàn có độ cao khác nhau với kích thước tùy chọn.

Theo quan niệm người xưa thì “đông bình tây quả” nhưng không phải ai cũng có thể xác định và biết cách. Bởi vậy, bạn hãy nhờ tới người cúng cho gia đình. Thông thường các gia đình sẽ nhờ tới một người có kinh nghiệm cúng mụ cho bé. Người này sẽ giúp bạn chọn giờ, sắp xếp lễ vật.

5. Nên làm lễ cúng đầy tháng cho bé vào thời gian nào?

Tuổi Tý: Theo các chuyên gia phong thủy, nên cúng đầy tháng cho bé vào giờ Ngọ nhằm tăng tài vận, hỗ trợ đường công danh và sức khỏe cho bé.

Tuổi Sửu: Giờ thích hợp nhất là giờ Tý, không chỉ vậy, vào năm Tý những người tuổi Sửu cũng dễ phát tài, làm ăn gặp may.

Tuổi Dần: Nếu bé trai sinh năm dần cha mẹ có thể cúng mụ cho bé vào giờ Mùi hoặc giờ Sửu. Đó là giờ đẹp cho bé tuổi Dần.

Tuổi Mãu: Theo phong thủy, tuổi Mão sẽ phát huy tốt các nội lực ở giờ Tuất. Mão thuộc âm mộc trong khi Tuất là thổ dương, yếu tố này hỗ trợ nhau.

Tuổi Thìn: Nếu bé sinh năm thì thì giờ làm lễ cúng mụ tốt nhất là giờ Hợi.

Tuổi Tỵ: Theo phong thủy giờ Dậu chính là giờ hợp với tuổi Tỵ. Tỵ là hỏa dương trong khi Dậu là kim âm chúng sẽ hỗ trợ, tương sinh cho nhau. Nhờ vậy, người tuổi Tỵ trong năm Dậu sẽ dễ dàng phát tài cũng như thuận lợi cho công việc.

Tuổi Ngọ: Trong phong thủy, Ngọ mang hỏa âm, Thân mang kim dương. Bởi vậy, người tuổi Ngọ hợp với giờ Thân, nên cúng đầy tháng cho bé trai vào giờ thân với các bé sinh năm Ngọ.

Tuổi Mùi: Với các bé sinh năm Mùi nên cúng mụ vào giờ Tý bởi giờ Tý chính là giờ phù hợp với người tuổi Mùi.

Tuổi Thân: Trong ngày, thời gian tuổi Thân có thể dễ dàng phát huy nội lực nhất là giờ mão.

Tuổi Dậu: Giờ Dần chính là thời điểm cúng mụ tốt cho bé sinh năm Dậu

Tuổi Tuất: Nếu trong ngũ hành âm dương, giờ Hợi sẽ phù hợp với người tuổi Tuất.

Tuổi Hợi: Giờ cúng mụ tốt nhất là giờ Tỵ.

Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái Thật Đơn Giản

Nguồn gốc của ngày lễ cúng mụ

Sinh con là cả một quá trình chịu mọi vất vả, đau đớn và nhiều niềm vui nỗi buồn khác nhau. Từ khi mới bắt đầu em bé đã được nhận sự giúp đỡ của các vị đại tiên là 12 bà mụ và Đức ông.

Khi trẻ được tròn 1 tháng cũng là giai đoạn mẹ hết quá trình ở cữ và lúc đó cả gia đình sẽ làm lễ cúng gọi là cúng mụ cho trẻ để tỏ lòng biết ơn tới các vị đại tiên đã luôn bên cạnh chăm sóc trẻ và sau cũng mong muốn các vị đại tiên sẽ vẫn tiếp tục theo gót để giúp đỡ phù hộ cho trẻ ngoan ngoãn và khoẻ mạnh.

Tìm hiểu tên và chức năng của 12 bà mụ

Mụ bà Trần Tứ Nương: Trông coi việc sinh đẻ

Mụ bà Vạn Tứ Nương: Trông coi việc thai nghén

Mụ bà Lâm Cửu Nương:Trông coi việc thụ thai

Mụ bà Lưu Thất Nương: Trông coi việc nặn hình hài trai hay gái

Mụ bà Lâm Nhất Nương: Trông coi chăm sóc bào thai

Mụ bà Lý Đại Nương: Trông coi việc chuyển dạ

Mụ bà Hứa Đại Nương: Trông coi việc khai hoa nở nhuỵ

Mụ bà Cao Tứ Nương: Trông coi việc ở cữ

Mụ bà: Tăng Ngũ Nương: Trông nom chăm sóc trẻ sơ sinh

Mụ bà Mã Ngũ Nương: Trông coi việc ẵm bồng bé

Mụ bà Trúc Ngũ Nương: Trông coi việc giữ trẻ nhỏ

Mụ bà nguyễn Tam Nương: Trông coi vấn đề trông coi giám sát việc sinh nở

Thời gian để tổ chức lễ cúng đầy tháng

Thời gian làm lễ thì không bắt buộc vào thời gian nào, mỗi gia đình sẽ tự sắp xếp công việc để làm mâm cúng đầy tháng cho bé gái sao cho đầy đủ và vui vẻ nhất.

Nhiều nhất vẫn là khung giờ vào buổi sáng và buổi chiều tối khi mà không khí mát mẻ dễ chịu. Lúc đó cả nhà sẽ cùng nhau sắp mâm cúng lễ cho con.

Các bạn có thể theo lịch âm và lịch dương để làm lễ cúng đầy tháng cho trẻ, nếu chọn ngày âm thì sẽ lấy mốc ngày âm và tính ngày cúng mụ là ngày đầu tiên của tháng kế tiếp. Nếu lấy ngày dương thì các bạn cũng sẽ lấy ngày sinh dương làm mốc và cúng mụ vào ngày đầu tiên của tháng kế tiếp.

Cũng có một cách tính nữa mà ngày xưa các cụ thường hay tính đó là dựa vào ngày sinh âm cùng với giới tính của con để tính, nếu mà là con gái thì chúng ta sẽ chuẩn bị lễ cúng cho bé gái trước 2 ngày.

Thứ 1: Chuẩn bị mâm lễ cúng 12 bà mụ

Xôi: 12 đĩa (xôi thì tuỳ vào từng vùng miền sẽ có những loại xôi khác nhau như miền bắc thì là xôi đậu xanh, miền nam thì xôi đậu trắng nước cốt dừa….)

Cháo trắng: 12 bát

Rượu trắng: 12 đĩa

Bánh hỏi và bánh kẹo trẻ em cũng bày ra mỗi loại 12 đĩa

Thịt luộc: 12 đĩa

Quần áo mã: 12 bộ

Hài giấy: 12 đôi

Đũa hoa

Trầu cau

Hương hoa.

Thứ 2: Chuẩn bị mâm lễ vật cúng Đức ông

Gà luộc các bạn chuẩn bị sẵn 1 con, khi luộc các bạn tạo cho gà tư thế đẹp đầu ngẩng cao và 2 cánh chéo nhau.

3 đĩa xôi lớn, chè và cháo mỗi loại 1 bát

Quần áo mã và hài giấy các bạn cũng chuẩn bị mỗi loại một bộ

Bánh kẹo và bánh hỏi sắp ra đĩa lớn

Trầu cau têm cánh phượng, đèn nhang thơm, gạo, muối……….

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái đẹp nhất là đặt giữa gian phòng khách, hướng ra phía cửa lớn chính để đón nhận lộc của bề trên.

Sắp 2 mâm riêng, 1 mâm là cúng 12 bà mụ và 1 mâm còn lại để cúng Đức ông. Mỗi mâm các bạn chuẩn bị đủ những thứ như trên chúng ta vừa tìm hiểu.

Các bạn đặt 2 mâm cách xa nhau nhưng không quá 10cm.

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái sẽ thường được mọi người tổ chức và kết hợp với việc đặt cho con một cái tên đẹp nhất.

Nhưng hiện nay nghi lễ đặt tên cho con cũng dần bị bỏ khỏi lễ cúng đầy tháng bởi trẻ sinh ra sẽ được khai sinh trước và khi đó các gia đình đã phải chuẩn bị cho con một cái tên trước rồi các bạn ạ.

Hướng Dẫn Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Đơn Giản

Việc cúng đầy tháng cho bé trai mới chào đời từ lâu đã trở thành tập tục không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Trong bài viết này, Đồ Cúng Gia Tiên xin đưa ra chi tiết tham khảo về cách cúng đầy tháng cho bé trai, giúp bố mẹ hiểu rõ nghi thức cúng diễn ra theo trình tự. Mời mọi người cùng xem.

1. Ý nghĩa lễ cúng đầy tháng bé trai

Cúng đầy tháng cho bé trai là một nghi thức quen thuộc để cho bé được cáo với trời đất về sự có mặt của mình. Ra mắt gia phả, ông bà tổ tiên để chọn tên và đồng thời gửi lời mang ơn đến 12 bà Mụ và Đức Ông. Đây đều là các vị đã có công nhào nặn và gìn giữ cho con đến được với thế giới của sự sống tràn đầy tình yêu thương. Qua đó, cầu cho con được nhiều sức khỏe, thông minh, nhanh nhẹn.

Cúng đầy tháng là nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người – một thành viên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới này. Từ xa xưa ông bà ta đều tổ chức lễ cúng đầy tháng với mong muốn con mình được bình an, khỏe mạnh, lớn lên bên cạnh tình yêu thương của gia đình và chở che của các đấng bề trên. Chính vì thế, việc chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng đầy tháng của bé cũng vô cùng quan trọng, điều đó quyết định việc lễ cho bé có trọn vẹn hay không.

Tục lệ cúng đầy tháng dành cho cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên, cách thức trưng bày và số đồ lễ vật có khác nhau ở giới tính của các con và phụ thuộc vào kinh tế của bố mẹ. Việc chuẩn bị lễ cúng đầy tháng cho bé cũng như lời cảm ơn đến trời đất vì đã đưa bé đến với gia đình, mang niềm vui và tiếng cười đến với bố mẹ. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị lễ cúng đầy tháng cho bé cũng giúp cho bố mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm để tổ chức lễ thôi nôi sau này được thuận lợi hơn.

Lễ cúng đầy tháng bé trai

Tương truyền rằng, bất kì đứa trẻ con nào từ lúc bắt đầu thụ thai cho đến khi lọt lòng đều nhận được sự bảo hộ từ các bà chúa đầu thai. Họ chính là các vị đại tiên chuyên ban phước lành và có công nhào nặn từng bộ phận trên người bé như: tay chân, mắt, mũi, miệng, tóc… Mỗi đứa trẻ là mỗi vẻ khác nhau.

Do đó, chúng ta hay nghe người xưa nói câu “cầu cho mẹ sinh mẹ độ…” là như vậy. Còn Đức ông là vị thần đã chở che, ban cho đứa trẻ những điều tốt lành, mẹ tròn con vuông để con về đến nhà là ăn giỏi, ngủ ngoan, mau lớn. Vì thế khi bé đầy tháng, ông bà ta tổ chức lễ cúng đầy tháng để cảm tạ các vị gia tiên đã phù hộ cho bé con của mình.

Vì vậy, mâm cúng đầy tháng miền Bắc, miền Trung hay miền Nam là lễ cúng vừa mang nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam, vừa mang ý nghĩa to lớn cho cuộc đời của đứa con mới sinh ra đời.

2. Cách cúng đầy tháng cho bé trai ở mỗi miền khác nhau như nào?

Cách cúng đầy tháng bé trai ở ba miền Bắc, Trung và Nam về cơ bản là khá giống nhau, cũng bày thành 2 mâm cỗ với những đồ lễ được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên có một chút khác biệt về món cúng, cách nấu cũng như cách chọn đồ lễ vật cúng đầy tháng.

Lễ cúng đầy tháng ở 3 miền đều có đặc điểm riêng

Xôi chè cúng : Ở mỗi một vùng miền thì lại có một cách nấu xôi chè cúng khác nhau, nguyên liệu cũng vì vậy mà thay đổi cho phù hợp với vùng miền đó. Ở miền Nam thì thường cúng đầy tháng cho bé trai bằng xôi gấc và chè đậu trắng nước cốt dừa hoặc chè trôi nước. Trong khi đó, ở miền Bắc lại thường cúng xôi vò cùng chè hoa cau. Còn miền Trung thì chọn cúng đầy tháng bằng xôi đậu xanh hoặc xôi gấc cùng chè đậu xanh. Tuy có chút khác nhau về món, nhưng những loại xôi chè cúng đầy tháng đều làm từ nguyên liệu tự nhiên và rất dễ chế biến.

Bộ tam sên : Bộ tam sên dành cho những gia đình có điều kiện có thể thêm vào mâm cúng đầy tháng bé trai. Ở miền Bắc, tam sên thường được luộc chín tất cả. Tuy nhiên ở miền Trung và miền Nam thì để sống. Tùy theo quan niệm ở từng địa phương mà chọn số lượng tam sên, có nơi chọn theo vía con trai, tức 7 con mỗi loại, cũng có nơi cúng mỗi loại 12 con: 12 con cua, 12 con ốc,… Thông thường người ta thường chuẩn bị 1 trứng vịt luộc, 1 miếng thịt ba rọi luộc, 3 hoặc 5 con tôm hoặc 1 con cua.

Lễ mặn : Lễ mặn cho cúng đầy tháng bé trai mỗi miền cũng sẽ có lựa chọn đặc trưng. Như ở miền Nam thì lễ mặn có thể cúng gà luộc hay vịt quay đều được, tùy thuộc vào từng gia đình. Ở miền Bắc thì thông thường, lễ mặn sẽ cúng một con gà trống luộc, không cúng thịt vịt. Trong khi đó, miền Trung thì cũng cúng gà luộc ngày đầy tháng, tuy nhiên không phân biệt gà trống hay gà mái.

3. Hướng dẫn bày mâm cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản

Người Việt Nam xưa nay luôn quý trọng những truyền thống quý báu của ông cha ta, do đó dù ở đâu thì những nghi lễ cúng kiếng vẫn được thực hiện.

Việc cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc hay miền Nam, miền Trung có vẹn toàn hay không phụ thuộc vào cách chuẩn bị đồ cúng của bạn.

Nhằm giúp cho mọi người chủ động hơn trong cách sắp xếp và chuẩn bị mâm lễ. Đồ cúng Gia Tiên sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị đồ cúng đầy tháng theo phong tục từng vùng miền chuẩn nhất.

3.1. Mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì?

– Mâm cúng đầy tháng ở miền Nam

13 chén chè nếu là bé trai thì cúng chè đậu trắng.

13 đĩa xôi lá cẩm hoặc xôi gốc đều được

1 con gà luộc chéo cánh. (Nếu là bé trai gia đình nên cúng gà Trống)

1 Bộ tam sên gồm có thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc chín.

Mâm ngũ quả gồm quả thơm, cam hoặc quýt, chuối, táo, xoài hoặc thanh long hay dưa hấu.

Một bình hoa tươi (Hoa hồng hoặc hoa ly), nhang hương để đốt, đèn, trà, rượu, nước muối, gạo và 1 bộ hình thế trong đó ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé sau khi cúng xong sẽ bị đốt đi để giải hạn cho bé.

13 miếng trầu têm phượng, 13 đôi hài và 13 bộ váy áo đẹp và 13 nén vàng.

Lưu ý: Đĩa xôi miếng trầu, đôi hài, váy áo và nén vàng phải giống nhau, 12 món có kích thước như nhau và 1 bộ phải có kích thước to lớn hơn.

Lễ cúng đầy tháng miền Bắc gồm những lễ sau trên mâm cúng đầy tháng: Lễ cúng Mụ (gồm 12 mụ đã nặn đầu, nặn tay, chân,.. cho con và bà Chúa), lễ cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy. Khi chuẩn bị đồ cúng đầy tháng, cha mẹ cần chú ý đến giới tính của bé là bé trai hay bé gái. Ngoài ra, bạn cũng phải chuẩn bị đồ cúng và cúng vào đúng ngày cúng cho bé, nếu là bé trai thì lùi lại 1 ngày, bé gái thì lùi lại 2 ngày “nữ lùi 2, trai lùi 1”.

– Mâm cúng đầy tháng ở miền Bắc

12 chén chè nhỏ là chè đỗ xanh hay một loại chè nào đó.

3 tô chè lớn

13 đĩa xôi gấc hay xôi đỗ đều được

1 con gà luộc có thế đẹp. Cúng đầy tháng bé trai gà trống hay gà mái? Nếu là bé trai gia đình nên cúng gà Trống)

Bộ tam sên gồm có thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc

Mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang, đèn, trà, rượu, nước muối, gạo và 1 bộ hình thế trong đó ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé sau khi cúng xong sẽ bị đốt đi để giải hạn cho bé.

13 miếng trầu têm phượng, 13 đôi hài và 13 bộ váy áo đẹp và 13 nén vàng.

– Mâm cúng đầy tháng ở miền Trung

12 bát chè nhỏ (thường người miền Trung cúng đầy tháng bé trai là chè đậu xanh).

12 đĩa xôi (người miền Trung thường cúng xôi đậu xanh hoặc xôi gấc).

Cháo (người miền trung cúng 12 bát cháo nhỏ).

Bánh dành cho trẻ con (12 đĩa).

Thịt lợn quay (Người miền trung cúng đầy tháng bé trai 12 đĩa).

12 ly rượu hoặc 12 ly nước.

Một bình hoa tươi (Hoa hồng), nhang hương để đốt, đèn, trà, rượu, nước muối, gạo và 1 bộ hình thế trong đó ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé sau khi cúng xong sẽ bị đốt đi để giải hạn cho bé.

13 miếng trầu têm phượng, 13 đôi hài và 13 bộ váy áo đẹp và 13 nén vàng.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng đầy tháng cho bé thì gia đình chuẩn bị xin phép cúng kiến sao cho kịp giờ đẹp, giờ hoàng đạo.

Lễ vật để cúng 12 bà Mụ

Đồ vàng mã: các đôi hài , nén vàng , váy áo đều cùng màu xanh.

Trầu cau: trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả

Đồ chơi trẻ em được làm bằng nhựa hoặc bằng sành sứ

Động vật như cua, ốc tôm để sống hoặc hấp chín, các động vật này đều có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn cả.

Phẩm oản: bao gồm 12 phần đều nhau và 1 phần lớn hơn

Lễ mặn gồm có xôi, gà luộc, cơm canh và món mặn thường có trong các mâm cúng và rượu trắng.

Kẹo bánh cũng được phân chia thành 12 phần và có 1 phần to hơn cả

Hương hoa: lọ hoa với nhiều màu sắc, các loại tiền vàng và nước trắng.

Mâm cúng đầy tháng theo phong tục miền Nam

Lễ vật cúng Đức ông

Lễ vật dùng để cúng Đức Ông ( thánh sư, tiên sư, tổ sư: có chức năng truyền dạy nghề nghiệp) bao gồm:

1 con gà luộc chéo cánh

1 tô cháo lớn

1 tô chè lớn

3 đĩa xôi lớn

1 miếng thịt quay, một đĩa hoa quả với 5 loại quả bất kỳ, trầu, cau, rượu và đồ hàng mã

3.2. Cách sắp xếp đồ cúng đầy tháng cho bé trai

Khi sắp đặt mâm cúng thì cha mẹ phải tuân thủ nguyên tắc: chia thành 2 mâm , mâm trên cách mân dưới 10 phân, bàn nhỏ hơn thì bày lễ vật cúng Đức Ông, bàn to hơn bày lễ vật cúng 12 bà Mụ. Tuân theo “Đông bình Tây quả” tức là vị trí đặt bình ở phía Đông và phía Tây đặt lễ vật.

Nghi thức cúng Mụ vừa xong thì đến nghi thức đặt tên cho bé trai. Theo phong tục cúng đầy tháng sau khi đã cầu chúc những điều tốt đẹp, hạnh phúc cho bé trai sau này, để đặt tên cho con thì phải tiến hành nghi thức xin keo.

Nghi thức đặt tên cho bé bằng hình thức xin keo, đây là cách để bố mẹ xin ý kiến bề trên về cái tên định đặt cho con trai mình. Chủ lễ sẽ dùng 2 đồng tiền cổ bằng bạc gieo vào 1 chiếc đĩa sâu lòng để xin âm dương.

Nếu gieo 2 đồng tiền 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên định đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận.

Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa thì phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận, sau ba lần không được thì chọn tên khác cho con trai.

Sau khi khấn xong thì mọi người trong gia đình, họ hàng ăn uống sum vầy và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn, lì xì cho con trai để hoàn tất tiệc đầy tháng. Nghi thức lì xì ở đây được thể hiện như là trao những sự may mắn, tiền tài và mang đến nhiều hạnh phúc cho đứa trẻ, cầu chúc sau này đứa trẻ sẽ có cuộc đời sung túc, ấm no và thuận lợi.

Lưu ý: Nghi lễ cúng đầy tháng cho bé gái cũng tương tự như nghi lễ cúng đầy tháng cho bé trai. Chỉ khác là khi cúng đầy tháng cho bé gái phải dùng chè trôi nước thay cho chè đậu trắng. Chè trôi nước thể hiện sự trắng trẻo, nhẹ nhàng tượng trưng cho cuộc đời sau này của bé gái sẽ tròn đầy, thanh khiết và hạnh phúc được trôi chảy như những viên chè.

Đặc biệt gia đình hãy chuẩn bị những lễ vật cúng đầy tháng một cách đầy đủ và chu đáo sao cho thành tâm nhất.

4. Lưu ý khi tổ chức thủ tục cúng đầy tháng cho con trai

Trước khi cúng đầy tháng cho bé, bạn nên lưu ý là phải chọn giờ phù hợp với tuổi, giờ sinh, mệnh của con cái để chọn giờ cúng đầy tháng cho con. Việc chọn giờ cúng phù hợp trong nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai là một điều có ý nghĩa quan trọng.

Trong sách chiêm tinh và phong thủy học luôn có ghi rằng: ” Năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, ngày tốt không bằng giờ tốt”. Do đó những việc quan trọng trong cuộc đời nếu không chọn được năm tốt, tháng tốt thì cũng cố gắng chọn được giờ tốt mà thực hiện.

Điều này thể hiện được sự hòa hợp giữa âm dương với khí huyết, vận mệnh của đứa trẻ. Mọi người thường chọn thời gian để cúng là buổi sáng sớm hoặc lúc chiều muộn. Đây là thời điểm đất trời giao thoa giữa ban ngày và ban đêm nên rất phù hợp để làm lễ cúng cho bé.

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé đúng là phải tính vào ngày âm lịch, không nên tính theo ngày dương lịch. Vì dương lịch là lịch tây, nếu làm nghi thức nghiêng về phía tâm linh thì phải lấy âm lịch thì đấng tâm linh mới hưởng và biết được lòng thành của bạn.

Mâm cúng đầy tháng đúng chuẩn

Cúng đầy tháng miền Bắc, miền Nam, miền Trung tuy khác nhau nhưng đều được mọi người quan tâm và tổ chức thực hiện nghi lễ cúng đầy tháng cho bé trai này một cách nghiêm túc, đầy đủ cho những đứa con mình mới sinh ra đời.

Theo phong tục miền Bắc lễ cúng đầy tháng là rất cần thiết vì đó là sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông. Đồng thời để cầu may, cầu sự an bình cho đứa con của họ và tạ ơn các vị thần đã đem lại bình yên cho bé.

Hướng Dẫn Cách Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Đơn Giản

Lễ cúng đầy tháng cho bé trai là lễ cúng không thể thiếu khi bé tròn một tháng tuổi. Lễ cúng đầy tháng rất quan trọng và mang ý nghĩa vô cùng to lớn cho cuộc sống của bé sau này. Mỗi vùng miền sẽ có cách chuẩn bị lễ cúng cho bé khác nhau. Trong bài viết này, Đồ Cúng Gia Tiên sẽ hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản theo phong tục miền Bắc. Mời các bạn cùng theo dõi!

1. Nguồn gốc và ý nghĩa lễ cúng đầy tháng bé trai

Lễ cúng đầy tháng cho bé là lễ cúng nhằm ra mắt ông bà tổ tiên về sự có mặt của bé trên cuộc đời này. Đồng thời, cầu mong cho bé được khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn, thành công trong sự nghiệp sau này,..

Theo quan niệm xưa lễ cúng đầy tháng có trọn vẹn hay không còn phụ thuộc vào cách chuẩn bị các lễ vật, mâm cúng đầy tháng của mỗi gia đình. Do đó, việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cũng rất quan trọng khi làm lễ đầy tháng cho bé.

Lễ vật cúng đầy tháng nhằm cảm ơn đất trời đã mang thiên thần bé nhỏ đến cho gia đình. Nếu đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức mâm cúng đầy tháng thì lễ cúng thôi nôi sẽ đơn giản hơn (ngày đánh dấu bé tròn 1 năm tuổi).

Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng cho bé trai

Theo người xưa, bé được sinh ra đó là kết quả từ việc bà Chúa đầu thai và bà Mụ nặn ra, còn Đức Ông có nhiệm vụ bảo vệ mẹ tròn con vuông. Nên khi bé đã đầy tháng tuổi các bậc cha mẹ, ông bà dâng mâm cúng để cảm tạ những đấng tâm linh đã bảo vệ, che chở cho đứa con của mình. Cũng như báo cáo với tổ tiên về sự tồn tại của con và phù hộ cho bé và gia đình sự hạnh phúc, bình an trong những ngày tháng sau này. Vì thế, việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông là không thể thiếu.

Mâm lễ cúng đầy tháng vừa mang nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam, vừa mang ý nghĩa to lớn cho cuộc đời của đứa con mới sinh ra đời. Bởi lễ cúng không chỉ khẳng định sự hiện hữu mới mẻ của con trong cuộc sống mà còn khẳng định vai trò, trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với con trẻ.

2. Cách tính ngày cúng đầy tháng bé trai

Thông thường lễ cúng đầy tháng sẽ được tính theo âm lịch với quy tắc “gái lùi hai, trai lùi một” tức là lễ cúng cho bé trai sẽ được tính vào ngày thứ 29 tính từ lúc bé ra đời. Lễ cúng sẽ được diễn ra vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Hiện nay, nhiều người thường tính ngày cúng đầy tháng theo Dương lịch để thuận tiện hơn. Và ngày làm lễ sẽ là ngày bé tròn một tháng tuổi.

Tính ngày cúng đầy tháng như thế nào?

3. Hướng dẫn bày mâm cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản

3.1. Mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì?

Miền Nam

13 chén đậu trắng.

13 đĩa xôi lá cẩm hoặc xôi gốc đều được

1 con gà trống luộc chéo cánh. (Nếu là bé gái gia đình nên cúng gà mái)

1 bộ tam sên gồm có thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc chín.

Mâm ngũ quả gồm quả thơm, cam hoặc quýt, chuối, táo, xoài hoặc thanh long hay dưa hấu.

Một bình hoa tươi (Hoa hồng hoặc hoa ly), nhang hương để đốt, đèn, trà, rượu, nước muối, gạo và 1 bộ hình thế trong đó ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé sau khi cúng xong sẽ bị đốt đi để giải hạn cho bé.

13 miếng trầu têm phượng,

13 đôi hài và

13 bộ váy áo đẹp

13 nén vàng

Lưu ý: Xôi, trầu, hài, váy áo và nén vàng phải có 12 bộ cùng kích thước, 1 bộ lớn hơn, làm giống nhau.

Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai Miền Bắc

13 chén chè nhỏ là chè đỗ xanh hay một loại chè nào đó.

3 tô chè lớn

13 đĩa xôi gấc hay xôi đỗ đều được

1 con gà luộc có thế đẹp (chuẩn bị gà trống nếu là bé trai)

Bộ tam sên gồm có thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc

Mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang, đèn, trà, rượu, nước muối, gạo và 1 bộ hình thế trong đó ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé sau khi cúng xong sẽ bị đốt đi để giải hạn cho bé.

13 miếng trầu têm phượng, 13 đôi hài và 13 bộ váy áo đẹp và 13 nén vàng.

Miền Trung

12 bát chè nhỏ (thường người miền Trung cúng đầy tháng bé trai là chè đậu xanh).

12 đĩa xôi (người miền Trung thường cúng xôi đậu xanh hoặc xôi gấc).

Cháo (người miền trung cúng 12 bát cháo nhỏ).

Bánh dành cho trẻ con (12 đĩa).

Thịt lợn quay (Người miền trung cúng đầy tháng bé trai 12 đĩa).

12 ly rượu hoặc 12 ly nước.

Một bình hoa tươi (Hoa hồng), nhang hương để đốt, đèn, trà, rượu, nước muối, gạo và 1 bộ hình thế trong đó ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé sau khi cúng xong sẽ bị đốt đi để giải hạn cho bé.

13 miếng trầu têm phượng, 13 đôi hài và 13 bộ váy áo đẹp và 13 nén vàng. Trong đó đĩa xôi miếng trầu, đôi hài và váy áo nén vàng phải giống nhau, 12 món có kích thước như nhau và 1 bộ phải có kích thước to lớn hơn.

Mâm lễ cúng 12 Bà Mụ

Đồ vàng mã: Hài, nén vàng và váy áo đều có màu xanh

Trầu cau được têm cánh phượng gồm có 12 miếng trầu kèm theo cau bổ tư và 1 miếng trầu to hơn kèm theo cau nguyên quả

Đồ chơi cho bé (có thể bằng sành, sứ hoặc nhựa)

Động vật sống hoặc hấp chín, gồm 12 con kích thước bằng nhau và 1 con kích thước lớn hơn (tôm, cua, ốc)

Phẩm oản gồm 12 phần bằng nhau và 1 phần to/nhiều hơn

Lễ mặn gồm cơm, canh, xôi, món ăn, gà luộc, rượu trắng

Bánh kẹo gồm 12 phần bằng nhau mà 1 phần to/nhiều hơn

Hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng và nước trắng

Mâm cúng đầy tháng cho bé được chuẩn bị chu đáo

3.4 Cách sắp xếp đồ cúng đầy tháng cho bé trai

Mâm lễ cúng được sắp xếp như sau:

Bày mâm cúng đầy tháng phải tuân theo nguyên tắc đối xứng. Vì vậy, cần chia đồ cúng thành 2 mâm, khoảng cách giữa 2 mân không quá 10cm.

Đặt 2 mâm trên 2 bàn, trong đó, bàn nhỏ và thấp hơn dùng làm nơi đặt lễ cúng Đức ông. Bàn còn lại cao và rộng hơn dùng để đặt lễ cúng của 12 bà Mụ.

Các lễ vật trên mâm cúng phải sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” nghĩa là bình hoa sẽ đặt phía Đông, mâm quả đặt phía Tây.

4. Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai

Cách cúng đầy tháng cho bé trai được tiến hành theo các bước sau đây:

Đầu tiên, người chủ trì lễ cúng, đó có thể là ông nội hoặc đại diện gia đình sẽ thắp ba nén hương và tuyên bố lý do tổ chức lễ cúng.

Bố hoặc mẹ bế bé trai tới trước án, cho bé khấn theo bài khấn cúng các Mụ.

Bố hoặc mẹ đọc bài văn khấn cúng đầy tháng bé trai, có thể học thuộc hoặc in ra giấy để đọc.

Khi đọc cần phải đọc rõ ràng nhưng không quá to và có thái độ chân thành vừa để tỏ lòng biết ơn tới công lao của các bà Mụ và để xin các bà Mụ phù hộ, che chở cho bé.

5. Văn khấn cúng đầy tháng bé trai

6. Nghi thức đặt tên và khai hoa cho con trai

Sau khi thực hiện nghi thức khấn cúng cho bé thì tiếp đến nghi thức đặt tên. Người chủ trì buổi lễ sẽ khấn và đưa ra một cái tên họ đầy đủ được chọn để đặt cho bé. Tiếp đến, người chủ trì sẽ lấy 2 đồng tiền có lỗ ở giữa, còn gọi là tiền âm dương để gieo lên đĩa, xin ý kiến của tổ tiên.

Nếu 1 đồng tiền úp, 1 đồng tiền ngửa thì chứng tỏ cái tên đã chọn được tổ tiên chấp nhận.

Nếu sau khi gieo 2 đồng tiền, kết quả là cả 2 đồng tiền cùng ngửa hoặc cùng úp thì phải gieo lại.

Sau 3 lần gieo kết quả vẫn không ra 1 đồng ngửa, 1 đồng úp thì phải chọn lại tên khác để đặt cho bé.

Lễ cúng đầy tháng cho bé trai đã hoàn thành gia đình cùng khách mời sẽ cùng nhau sum vầy, ăn uống, chúc bé những lời chúc tốt đẹp và lì xì để mang lại may mắn cho bé.

Ngoài ra, còn tổ chức cả nghi thức khai hoa hay “bắt miếng” theo phong tục của một số vùng. Nghi thức được thực hiện như sau:

Đặt cho bé nằm trong nôi hoặc giữa bàn, bên cạnh bàn cúng. Người chủ lễ sẽ tiến hành rớt trà, thắp hương và bồng đứa trẻ bằng một tay, tay còn lại cầm nhánh hoa quơ qua lại trên miệng bé. Vừa quơ sẽ vừa nói những lời tốt đẹp, ý nghĩa như sau:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ Mở miệng ra cho có bạc, có tiền Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến”

Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho các bạn trong việc tổ chức mâm lễ cúng cho bé trai theo đúng phong tục của từng miền. Mọi thắc mắc xin quý khách vui lòng liên hệ Đồ Cúng Gia Tiên để được giải đáp.