Cúng Đầy Tháng Bé Gái Theo Phong Tục Miền Bắc / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cách Cúng Đầy Tháng Theo Phong Tục Miền Bắc

Xôi chè đầy tháng Ngon, Không phẩm màu Giá từ 25K/phần

Một trong những điều các bậc làm ba làm mẹ thường quan tâm khi mới sinh con là hướng dẫn cách cúng đầy tháng miền Bắc sao cho đúng. Vì đây là một nghi thức thể hiện tính văn hóa và tâm linh rất sâu sắc. Thể hiện lòng biết ơn và cảm tạ đến các bà Mụ, gia tiên, thần linh đã giúp đỡ, phù hộ cho bé được bình an.

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho con yêu

Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết tính ngày như thế nào, theo ngày âm hay dương, bé trai bé trồi sụt ra sao? Theo kinh nghiệm dân gian đầy tháng được diễn ra theo lịch âm, vì nước ta là nước nông nghiệp, lấy chu kỳ mặt trăng để tính thời gian. Cách tính theo nguyên tắc “gái sụt 2 trai sụt 1”, ví dụ bé gái sinh vào 25 tháng 1 âm lịch thì tổ chức vào 23 tháng 2 âm lịch, nhưng bé trai sinh vào ngày 25 tháng 1 âm lịch thì tổ chức đầy tháng cho con vào 24 tháng 2 âm lịch.

Xôi chè được dùng để làm lễ vật cúng truyền thông trong lễ đầy tháng kể cả ở ba miền bắc trung nam

Chuẩn bị lễ vật

Cách cúng đầy tháng có sự khác nhau đôi chút giữa các vùng miền, nhưng lễ vật thì cơ bản giống nhau. Theo quan niệm của người xưa 12 bà mụ nặn ra đứa trẻ và thay phiên nhau chăm sóc chúng trong 12 năm đầu đời. Nên lễ vật nhằm để cảm tạ các bà, số lượng một số lễ vật thường là 12. Những vật phẩm chính không thể thiếu là: 1 con gà trống luộc hoặc 1 con vịt luộc, 12 đĩa xôi + 1 đĩa xôi lớn, 12 nén vàng, Bộ tam sên (thịt heo luộc, trứng vịt luộc, tôm hay cua luộc), 12 chén chè + 1 tô chè lớn, Trầu tem cánh phượng, 1 bộ đồ hình thế (ghi tên, ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong đốt đi để giải hạn và cầu được may mắn cho bé), Bình hoa thật đẹp ( Đồng tiền, Cúc đóa, hoa Lay ơn, Cát tường)….

Cách cúng đầy tháng

Sau khi bày trí đầy đủ lễ vật trên 1 bàn thật hài hòa, cân xứng. Ba mẹ hay ông bà bế cháu bé ra thắp 3 nén nhang rồi khấn vái theo bài văn khấn ở trên với tâm thành kính, khiêm nhường. Xong thì đốt hết giấy, vàng mã, bộ đồ hình thế, vãi chén gạo muối. Sau cùng gia đình, người thân, họ hàng, bạn bè, hàng xóm…thụ hưởng lễ vật, cùng chia vui và chúc những lời tốt đẹp nhất đến với bé.

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách cúng đầy tháng, cách cúng đầy tháng theo phong tục miền Bắc, cúng đầy tháng cho bé, cúng đầy tháng miền bắc

Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái Miền Bắc #Chuẩn Tâm Linh?

Lễ cúng đầy tháng cho bé gái nên chuẩn bị lễ vật và sử dụng bài văn khấn gì? Để đảm bảo đúng với tâm linh của người Việt cũng như mong cầu nhiều điều may mắn sẽ đến với đứa trẻ.

Lễ đầy tháng và thôi nôi là hai nghi lễ cực kỳ quan trọng đối với một em bé sau khi chào đời. Việc tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật. Như vậy mới thể hiện được lòng biết ơn của bậc sinh thành đối với 12 bà mụ và 3 Đức ông đã có công nhào nặn ra đứa trẻ. Cũng như mong cầu nhiều điều may mắn và bình an sẽ đến với đứa trẻ sau này.

1.Ý nghĩa của việc tổ chức cúng cho bé gái

Từ khi đứa trẻ được sinh ra cho đến khi tròn một tháng tuổi thì sẽ được gia đình tổ chức một nghi lễ cúng 12 bà mụ gọi là đầy tháng. Đây là một trong những tín ngưỡng lâu đời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của người Việt. Thời gian trong một tháng ở cữ thì người mẹ sẽ không có dịp để tiếp xúc với mọi người. Do đó việc người ta tổ chức lễ đầy tháng cho bé gái với mục đích là giới thiệu niềm vui có bé cho người xung quanh.

Đặc biệt việc chúng ta tổ chức lễ đầy tháng cho bé gái miền Bắc còn có ý nghĩa là để tạ ơn trời đất đã sinh ra em bé. Giúp cho gia đình có thêm một thành viên mới cũng như tạo những niềm vui trong cuộc sống.

Tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái cũng nhằm mục đích làm để tạ ơn 12 bà mụ và 3 Đức ông đã có công nhào nặn. Cũng như mong cầu cho 12 bà mụ và 3 Đức ông sẽ tiếp tục che chở cho đứa trẻ mạnh khỏe và thông minh.

2. Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái miền bắc gồm những gì?

Lễ vật cúng là một trong những phần không thể thiếu được khi chúng ta tổ chức. Đối với những bậc làm cha làm mẹ lần đầu thường khá bối rối trong việc chuẩn bị lễ vật. Không biết nên lựa chọn lễ vật nào với số lượng bao nhiêu là phù hợp? Nếu như các bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn trong việc chuẩn bị lễ vật thì có thể tham khảo mâm cúng đầy tháng bé gái cơ bản sau đây.

Mâm cúng chay đầy tháng bé gái

Bình hoa. Tốt nhất là chúng ta nên lựa chọn những loại hoa mang ý nghĩa tốt lành như cát tường, lily, đồng tiền…

1 dĩa ngũ quả (có thể chọn 5 loại quả như dứa, cam hoặc quýt, chuối, táo, xoài,..)

Hương để thắp

Một đĩa muối gạo

Nước lọc 12 chén

Rượu 12 chén

Trầu cau têm cánh phượng

Tiền vàng mã

Xôi 12 đĩa nhỏ, 1 đĩa lớn

Kẹo bánh 12 đĩa

12 bát chè trôi nước nhỏ và một bát chè lớn

Các món cúng chay bao gồm 1 canh, 1 xào, 1 mặn

Giấy cúng đầy tháng

Mâm cúng mặn đầy tháng cho bé gái

Nếu như gia đình tổ chức lễ đầy tháng cho bé sử dụng mâm cúng mặn thì có thể tham khảo những lễ vật này.

3. Bài cúng văn khấn lễ cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc

Sau khi chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc. Thì một phần tất yếu mà cha mẹ không nên quên khi tổ chức lễ đầy tháng cho con đó chính là bài văn khấn.

Việc tổ chức lễ cúng đầy tháng còn tùy thuộc vào gia đình cũng như văn hóa vùng miền. Hướng dẫn cách cúng đầy tháng sau đây là chi tiết và cơ bản nhất mà cha mẹ có thể thực hành theo.

Lựa chọn ngày và giờ sao cho phù hợp

Việc đầu tiên khi chúng ta tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Bắc đó là lựa chọn ngày và giờ để tổ chức. Lựa chọn sao cho phù hợp với sinh hoạt của gia đình cũng như phù hợp với yếu tố phong thủy là điều nên ưu tiên. Thông thường thì người ta sẽ lựa chọn ngày mà bé tròn một tháng theo âm lịch để tổ chức lễ đầy tháng. Một số gia đình chọn ngày cúng đầy tháng cho con vào ngày dương lịch đúng vào ngày bé tròn 1 tuổi.

Chuẩn bị lễ vật cho việc cúng đầy tháng

Khi lựa chọn được ngày giờ để tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc thì chúng ta sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ vật. Tùy theo quan điểm của gia đình mà chúng ta có thể lựa chọn cúng chay hoặc cúng mặn đều được. Các thành viên trong gia đình có thể giúp đỡ để tự tay chuẩn bị lễ vật cúng 12 Bà Mụ. Nếu như đã tiết kiệm thời gian và tiện hơn cho các thành viên trong gia đình thì chúng ta có thể đặt mâm cúng đầy tháng trọn gói. Sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói thì bạn sẽ không cần phải chuẩn bị những lễ vật. Đến ngày và giờ yêu cầu thì họ sẽ mang lễ vật để bày biện cho gia chủ tại nhà.

Tiến hành lễ cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc

Bày biện tất cả các lễ vật lên bàn. Thông thường thì chúng ta có thể bố trí lễ vật ở giữa nhà hoặc là không gian thờ cúng. Một số gia đình cũng tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé trong phòng bé cho dễ dàng và thuận tiện.

Người đại diện cúng đầy tháng cho bé sẽ tiến hành thắp hương và đọc to bài văn khấn. Đợi đến khi hương tàn sẽ đem vàng mã đi đốt là kết thúc buổi tiệc đầy tháng cho bé.

Trong lúc chờ đợi hương tàn chúng ta sẽ thực hiện một nghi lễ nữa gọi là nghi lễ bắt miếng cho trẻ. Người chủ thực hiện nghi lễ này sẽ bồng đứa trẻ và đặt nằm ngay ngắn giữa bàn lễ. Tay cầm một cành hoa nhúng vào cốc nước và quơ qua, quơ lại miệng của đứa trẻ.

Loại hoa mà người ta sử dụng để bắt miếng cho trẻ tùy thuộc vào vùng miền. Thông thường thì người ta sẽ lựa chọn hoa trang hoặc hoa điệp với ý nghĩa may mắn cho đứa trẻ.

5. Mâm cúng đầy tháng cho bé đặt ở đâu chuẩn tâm linh Việt Nam

Không phải ai cũng đủ thời gian để tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái. Họ thường sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói để tiết kiệm thời gian. Người cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ thực hiện tất cả các lễ vật dâng cúng và bài khấn sử dụng trong lễ đầy tháng.

Dịch vụ đặt mâm cúng đầy tháng trọn gói cho bé gái đa dạng. Tùy theo yêu cầu và điều kiện mà chúng ta có thể lựa chọn gói lễ vật sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên để đảm bảo việc chuẩn bị đúng chuẩn tâm linh, bố mẹ nên liên hệ với những đơn vị cung cấp uy tín.

Nếu bố mẹ có nhu cầu về mâm cúng trọn gói, vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline: 07.7878.3838. Cam kết chất lượng và giá cả của mâm cúng đầy tháng bé gái miền Bắc là tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn tận tình 24/7 cho bố mẹ có thể chuẩn bị mâm cúng đầy tháng tốt nhất.

Đầy Tháng Bé Gái Cúng Chè Gì Là Đúng Phong Tục?

Thời gian chính xác nhất để tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái

Cúng đầy tháng là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Lễ cúng này mang nhiều ý nghĩa đặc biệt khác nhau, đầu tiên là nhằm tạ ơn các bà Mụ (chính là 12 vị Tiên Nương) – những vị tiên ở bên cạnh để giúp cho Ngọc Hoàng trong công cuộc sáng tạo ra con người, nói tóm lại, các bà có nhiệm vụ nắn hình hài của con người mỗi khi có lệnh đầu thai cũng như chăm sóc cho đứa bé và người mẹ từ lúc mang bầu cho đến tận lúc hạ sinh, ngoài việc tạ ơn, lễ cúng đầy tháng cũng thể hiện mong ước của cha mẹ cầu xin các vị chư thánh, 12 bà Mụ luôn ở cạnh chúc phúc cho con trẻ mau ăn chóng lớn, luôn khỏe mạnh bình an và hạnh phúc.

Bên cạnh đó đây còn là dịp để ra mắt, giới thiệu sự hiện diện của em bé trong cuộc sống cũng như gia đình, ra mắt trẻ với tổ tiên, họ hàng và xóm giềng với mong muốn mọi người công nhận em và luôn bên cạnh giúp đỡ em trong tương lai. Lễ cúng đầy tháng cho bé gái được tổ chức theo lịch âm, theo truyền thống dân gian do ông bà ta ghi lại là theo nguyên tắc “gái sụt hai, trai sụt một”. Nghĩa là đối với các bé gái cha mẹ sẽ chọn ngày làm lễ cúng trước 2 ngày đủ tháng là chuẩn xác nhất.

Các lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái

Các lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái có sự tương tự như đối với lễ cúng của các bé trai. Cụ thể những món đồ cơ bản không thể thiếu cha mẹ nhất định phải sắm đầy đủ đó chính là:

+ 12 chén cháo

+ Những phần bánh nhiều màu sắc, đủ thể loại khác nhau được chia thành 12 phần nhỏ

+ Thịt quay (khoảng 2 kg), bánh hỏi được chia thành 12 phần đều nhau.

+ 12 ly rượu trắng

+ 1 tô cháo lớn

+ 1 con gà luộc tréo cánh

+ Hoa quả ( 1 đĩa gồm 5 loại trái cây khác nhau)

+ 1 miếng thịt heo quay

Bảng giá trọn gói cúng đầy tháng cho bé

Như đã nói ở trên, mặc dù có rất nhiều loại chè nhưng không phải loại chè nào cũng có thể dùng để cúng đầy tháng cho các bé gái. Mâm lễ cúng đầy tháng lại chắc chắn không thể thiếu những lễ vật quan trọng như xôi chè, vậy đầy tháng bé gái cúng chè gì?

Khác với khi cúng cho các bé trai, cha mẹ có thể lựa chọn những loại chè như đâu trắng, đậu đỏ hay đậu phộng tùy thuộc vào sở thích cũng như tính chất địa phương, vùng miền thì khi làm lễ đầy tháng cho các bé gái, theo quan niệm dân gian nên sử dụng chè trôi nước vì bản thân loại chè này mang những ý nghĩa hết sức đặc biệt. Chè trôi nước có hình dáng trắng trẻo và đầy đặn lại vô cùng ngọt ngào, đó là lý do tại sao loại chè này hay được dùng để cúng đầy tháng bé gái là để thể hiện cho mong ước cuộc sống con luôn tròn đầy, thân xác khỏe mạnh, có một đời trôi chảy bình yên như chính cái tên “trôi nước” và đặc biệt là chuyện tình duyên, đời sống gia đình luôn luôn hạnh phúc, suôn sẻ không bao giờ gặp bất kỳ sự trắc trở nào. Đó là ý nghĩa vô cùng giá trị của món chè trôi nước, bên cạnh đó chúng lại có vị thơm béo ngậy khó cưỡng dùng để đãi khách sau khi cúng vô cùng hợp lý và ngon miệng.

Câu hỏi đầy tháng bé gái cúng chè gì chắc chắn không còn là nỗi lo lắng đối với mọi gia đình có con nhỏ mới sinh sau khi đọc qua bài viết này, đầy tháng bé gái cúng chè gì thì chuẩn xác rất quan trọng. Cúng đầy tháng là một dấu mốc trong cuộc đời của trẻ, cha mẹ nên có sự lưu ý và chuẩn bị kỹ càng để con có thể có được những giờ phút ý nghĩa nhất, nhận được nhiều sự chúc phúc từ các vị thánh thần cũng như họ hàng, xóm giềng trong hiện tại và tương lai.

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Theo Phong Tục Miền Bắc

1. Mâm ngũ quả ngày Tết

1.1. Nguồn gốc

Theo thuyết duy vật cổ đại, thì mọi loại vật chất đều được tạo thành bởi 5 yếu tố là : Kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) – gọi là ngũ hành. Tục lệ bày mâm quả với 5 loại khác nhau trên bàn thờ ngày Tết cũng được xuất phát từ quan niệm này.

Trên mâm quả ngày Tết, gọi là ngũ quả bởi thường bao gồm 5 loại quả khác nhau, con số 5 nhằm thể hiện ước muốn của người Việt Nam là sẽ đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Ngũ quả còn thể hiện công sức, thành quả của người nông dân sau một năm dài vất vả. Nó là biểu trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Dù năm đó làm ăn được ít hay nhiều thì vẫn có mâm ngũ quả trên bàn thờ.

5 màu sắc còn mang nghĩa nguồn của cải năm phương mang về để kính lên tiên tổ. Ý nghĩa của từng loại quả được giải thích như sau: Nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, còn quả Lê có màu trắng là tượng trưng cho Tây phương, thêm một loại quả có màu sắc sẫm khác là tượng trưng cho Bắc phương.

1.2. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Mỗi độ Tết đến trên bàn thờ gia tiên của gia đình Việt đều bày biện mâm ngũ quả. Đây là phong tục ngày Tết có từ đâu đời và trở thành nét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam.

Việc bày mâm hoa quả trên bàn thờ ngày Tết mang ý nghĩa nhằm bày tỏ lòng thành kính của con cái đối với các bậc tổ tiên, thể theo đạo lý uống nước nhớ nguồn. Quả cũng là mang ý nghĩa tượng trưng cho thành quả lao động cả năm mà con cháu dâng lên các bậc bề trên.

Việc lựa chọn 5 loại quả nào để bày lên bàn thờ ngày Tết cũng còn tùy thuộc vào quan niệm cũng như đặc trưng sản vật của mỗi vùng miền. Mỗi loại quả lại có những ý nghĩa riêng thể hiện qua hình dáng, hương vị, màu sắc và cả cách đọc tên.

Ngày nay khi bày biện mâm ngũ quả cho ngày Tết đã mang nhiều về ý nghĩa trang trí cho không gian xuân chứ không chỉ mang nghĩa tâm linh như phong tục ngày xưa.

1.3. Một số loại quả phổ biến trong mâm ngũ quả

Chuối xanh: Màu xanh tượng trưng cho hành Mộc. Mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để che chở đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết.

Quả phật thủ: Phật thủ có hình dạng đặc biệt tựa như những bàn tay của Phật, che chở bảo vệ cho gia đình. Phật thủ thường được đặt ở trung tâm, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.

Cầu: Mãng cầu là sự cầu mong, cầu chúc đầu năm mới.

Dừa: Cầu mong sự vừa đủ, không túng thiếu và viên mãn trong cuộc sống.

Quýt/quất: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”. Qủa quất xuất hiện ở mâm ngũ quả ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

Bưởi: Phúc lộc, viên mãn.

Xoài: Cầu mong không thiếu thốn.

Thanh long: Mang ý nghĩa rồng mây hội tụ, tượng trưng cho sự cát tường, thịnh vượng.

Sung: Với mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc

Đu đủ: Là biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.

Lê: Với ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: Qủa nhiều hạt, biểu trưng cho ý nghĩa cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Táo: Phú quý, giàu sang.

Dưa hấu: Hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Quả trứng gà: Lộc trời cho.

2. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết

2.1. Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Miền Bắc rất coi trọng mâm ngũ quả trong ngày Tết, dù nhà giàu hay nhà nghèo thì trên bàn thờ luôn có mâm ngũ quả để dâng lên ông bà tổ tiên. Mâm ngũ quả của người dân miền Bắc thường có năm loại quả là chuối xanh, bưởi (hoặc phật thủ), đào, hồng và quýt. Mỗi loại quả là một ý nghĩa và mong ước riêng của người dân.

Quả chuối xanh tượng trưng cho hành Mộc được coi là trọng tâm của mâm ngũ quả.

Quả bưởi hoặc quả phật thủ có màu vàng tượng trưng cho hành Thổ. Loại quả được đặt ở vị trí trung tâm và nằm ngay trong lòng nải chuối. Nhiều gia đình hiện nay dùng quả Phật thủ để thay thế quả bưởi vì nó có mười cánh chụm lại như hình bàn tay Phật.

Tiếp theo là quả đu đủ, quả sung được đặt trên mâm ngũ quả với ước mong cuộc sống sẽ luôn đầy đủ, sung túc, tránh cảnh bần hàn, khó khăn.

Bên cạnh đó trên mâm ngũ quả của người dân miền Bắc còn có thêm các loại quả mang các màu biểu tượng cho từng mùa khác nhau và các hành tương ứng như quả có màu đỏ như cam quýt, quả ớt (hành Hỏa), quả roi, mận có màu trắng (hành Kim) hay quả hồng xiêm, nho có màu sẫm (hành Thủy).

Người miền Bắc thường chọn số trái là số lẻ trong mâm ngũ quả vì quan niệm sẽ mang lại may mắn hơn.

2.2. Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Với người dân miền Nam họ bày biện mâm ngũ quả theo phát âm của từng trái làm sao để có thể đạt được: Cầu, sung, vừa, đủ, xài tương ứng với năm loại quả là: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Bên cạnh đó, để làm đế họ sẽ chọn ba quả dứa (quả thơm) để tạo nên sự chắc chắn.

Để mâm ngũ quả được đẹp, bạn hãy chọn 3 loại quả to nhất là đu đủ, dừa, xoài lên phía trước. Sau đó, bày những quả còn lại lên trên để tạo thành hình ngọn tháp. Khi chọn mua, bạn nên lựa chọn đu đủ xanh, có những đốm vàng là đẹp nhất. Trong khi đó, xoài nên có màu vàng đẹp, mãng cầu có dáng đẹp.

Ngoài ra, người miền Nam thường hay quan tâm đến ý nghĩa tên gọi của mỗi loại trái cây. Ví dụ như dưa hấu, có ruột đỏ vỏ xanh thể hiện cho lòng trung nghĩa của người dân miền Nam nên luôn xuất hiện trong mâm ngũ quả. Họ lại khá kỵ quả chuối vì nó có phát âm gần giống “chúi” thể hiện sự nguy khó. Hay quả cam, quýt cũng không được dùng vì có câu quýt làm Cam chịu cũng không tốt. Do đó, bạn sẽ không thấy các loại quả này ở mâm ngũ quả Tết của người miền Nam.

2.3. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Không giống như miền Bắc hay người miền Nam sở hữu nhiều loại trái cây phong phú, đa dạng. Mâm ngũ quả của người dân miền Trung vô cùng đơn giản, ít cầu kỳ hơn 2 miền ở trên. Thường người miền Trung lựa chọn trái cây theo tiêu chí mùa nào thức nấy. Để bày biện được đẹp, những quả to thường nằm ở dưới, những quả nhỏ nằm ở trên vô cùng tươi ngon, đẹp mắt.

Với người dân miền Trung, họ rất thật thà, chất phác nên cũng không quá câu nề mâm ngũ quả. Chủ yếu là họ dâng sự thành tâm, nhà có gì thì cúng nấy. Miền Trung là nơi có sự giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam nên mâm ngũ quả của họ cũng khá đủ đầy.

3. Một số lưu ý khi bày trí mâm ngũ quả

Nhiều người thường rất hay có thói quen mua trái cây sớm để bày trí mâm ngũ quả ngày tết nhưng nếu mua phải những quả chín ép sẽ rất nhanh hỏng. Không những thế, mâm ngũ quả thường được để sau 30 Tết vài ngày vì thế bạn không nên mua và bày mâm ngũ quả quá sớm trước Tết.

Dù có nhiều loại quả nhưng vẫn nên bày trí quả Phật thủ.

Không nên rửa quả trước khi đặt lên ban thờ vì sẽ làm quả sớm bị thối hoặc héo ở những chỗ còn đọng nước. Nếu bị như vậy, bạn có thể dùng khăn giấy ẩm lau là được.

Bày hoa quả giả lên mâm ngũ quả. Theo quan niệm tâm linh của người Việt, việc bày hoa quả giả trên bàn thờ trong những ngày này vừa không tôn trọng thần linh, gia tiên, vừa không có lợi cho phong thủy. Hoa Tết và trái cây là thứ không thể thiếu của Tết truyền thống dân tộc.

Tuyến Đinh tổng hợp