Cúng Đất Tháng 8 Ngày Nào Tốt / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Đất Ngày Nào Tốt?

Các chuyên gia trong lĩnh vực phong thủy đều cho rằng, thực hiện lễ cúng đất đai là cách thể hiện sự thành kính, lòng tin của gia chủ đối với thần thổ công. Do đó, không phải bắt buộc thực hiện vì thế mà sau này nhiều người không có nhiều thời gian sẽ nhập nó cùng với lễ tạ táo nên nhiều người không nhớ.

Ở bàn thờ của mỗi gia đình sẽ gồm có 3 lư hương tượng trưng cho 3 vị thần là thần thổ địa, bà cô tổ dòng họ và hội đồng gia tiền. Thực hiện cúng tạ đất đầu năm được thực hiện tại bàn thờ nhà mình.

Đối với lễ tạ đất gồm những gì? Phần lễ mặn cúng đất đầu năm cần chuẩn bị:

1 con gà luộc nguyên con nên chọn gà trống thiến hoặc gà giò

1 chân giò lợn luộc phải hay trái đều được, chú ý nên chọn chân trước

1 bình rượu trắng với 3 chén rượu đặt trước mâm cơm

6 lon nước ngọt, 10 lon bia để ở 2 bên bàn thờ

Chè, thuốc lá, bánh kẹo… thực hiện bày vào đĩa to

1 chén trà khô

Ở mỗi gia đình sẽ sử dụng đèn thờ, nếu không thì cần dùng nếu cho vào cốc để làm sáng không gian thờ trước khi làm lễ.

Phần vàng mã cũng tùy vào gia đình mà chuẩn bị loại phù hợp,bạn có thể tham khảo như sau:

Bộ ngũ phương với 5 ông ngựa có 5 mũ áo với 5 màu khác nhau là vàng, trắng, xanh, đỏ, tím, kiếm, cờ lệnh, lưng có 10 lễ tiền vàng.

1 cây vàng ngũ phương, 1 cây vàng hoa đỏ gồm 1000 vàng

1 đĩa 50 lễ vàng tiền

Với câu hỏi cúng đất ngày nào tốt, thực tế cho thấy việc lựa chọn ngày tốt cũng cần phải xem xét tới yếu tố tử vi của gia chủ. Bạn cũng cần xem xem liệu bản thân mình hợp với ngày nào, hướng nào để khi cúng công việc diễn ra trọn vẹn nhất.

Thông thường, việc cúng đất sẽ được diễn ra vào đầu năm, cuối năm, cúng đất khi mới mua, lễ tết… hoặc khi thực hiện các công việc cần đụng chạm tới long mạch như xây dựng công trình, làm nhà, đào giếng…

Bình thường, lễ tạ cuối năm sẽ được thực hiện vào ngày 23 tháp chạp, tức ngày lễ ông công ông táo về trời. Thổ công chính là vị thần sẽ có nhiệm vụ trong việc ghi chép các việc tốt xấu xảy ra trong từng gia đình. Sau khi thực hiện xong bài cúng đất, thổ công sẽ lên chầu Ngọc Hoàng đại đế để báo cáo.

Bài văn khấn cúng đất đai

Đối với văn khấn tạ đất sẽ có nội dung như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy:

Quan đương xứ thổ địa chính thần.

Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……., nhằm tiết ……………………………….

Chúng con là:……………………………………………………………………………….

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.

Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

Cuối năm là thời điểm các gia đình hướng về Tết nguyên đán, là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính với ông bà gia tiên, thần linh thổ địa.

Cúng Đất Đai Vào Ngày Nào Tốt Cho Chuẩn Phong Thủy

Cúng đất hay khao đất đầu năm là khái niệm không còn xa lạ với chúng ta nhưng chi tiết cúng đất đai vào ngày nào? Để được ngày tốt được giờ lành, hợp tuổi, hợp mạng,.. dịch vụ Đồ Cúng Việt xin cung cấp thêm thông tin cho các bạn được rõ trong bài viết hôm nay

1.Cúng đất đai tổ chức vào ngày nào

Cúng đất đai có ý nghĩa như thế nào?

Theo như truyền thống từ xưa cho tới nay của cha ông ta, đất là nơi chúng ta đang làm ăn, sinh sống diễn ra hàng loạt sự vật sự việc. tương truyền mỗi nơi đều sẽ có một vị thần trông coi, cai quản, giữ đất và người ta gọi là thần Thổ công, Thổ địa.

Đặc biệt, trong những năm gần đây thị trường mua bán xây dựng đất đai, bất động sản luôn là vấn đề sốt dẻo được quan tâm. Phát sinh nhiều nhu cầu cúng kiếng đất đai thì vấn đề cúng đất tổ chức vào ngày nào càng được quan tâm.

Giải đáp thắc mắc cúng đất chọn ngày nào tốt? thì việc chọn ngày tốt cúng đất trước hết phải chọn ngày tương hợp với tuổi gia chủ. Tránh những ngày xấu phạm bách kỵ như Dương công kỵ, Sát chủ, Thọ tử, Tam nương, Nguyệt kỵ. Sau đó, chọn các ngày có Trực và nhiều Sao cát tinh tương hợp với từng công việc cụ thể.

Các ngày xấu phạm bách kỵ gồm:

Ngày Sát chủ dương là những ngày kiêng kỵ đối với những công việc đại sự trong góc độ dương gian, hay nói cách khác những công việc phục vụ người đang sống: Xây dựng nhà cửa, động thổ, khởi công, cưới gả, mua xe, xuất hành cầu tài, khai trương cửa hàng, thành lập doanh nghiệp, nhậm chức,…bao gồm các ngày ÂL:

Ngày sát chủ tháng 1: gặp ngày Tý

Ngày giờ sát chủ tháng 2, tháng 3, tháng 7, tháng 9: gặp ngày Sửu

Ngày phạm sát chủ tháng 4: gặp ngày Tuất

Ngày giờ sát chủ tháng 11: gặp ngày Mùi

Ngày phạm sát chủ dương tháng 6, tháng 10, tháng 12, tháng 5, tháng 8: gặp ngày Thìn

Là những ngày cực kỳ xấu, đó là ngày mùng: 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch. Đây là những ngày sinh và ngày mất của ba mỹ nhân Trung Quốc từng là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của ba vương triều lớn mạnh. Vào ngày Tam Nương không nên làm bất cứ việc trọng đại nào.

Mùng 5, 14, 23 âm lịch chính là ba ngày Nguyệt Kỵ trong tháng. Đây là những ngày xấu từ việc đi chơi đến việc buôn bán, làm nhà, cưới hỏi trong ngày này đều không có kết quả tốt.

Trong Nhị Thập Bát Tú có bảy vì sao là: Cang, Giác, Khuê, Ngưu, Lâu, Quỷ, Tinh được gọi là Kim Thần thất sát. Trong bảy vì sao này có 5 sao là sao xấu. Do đó, thực hiện việc trọng đại vào ngày này sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Ngày Kim thần thất sát kỵ với hầu hết tất cả mọi việc, đặc biệt là việc sinh con đẻ cái. Từ lâu ông cha ta đã căn dặn: nếu tổ chức đám cưới vào ngày này thì gia đình không hạnh phúc, dễ đổ vỡ; nếu sinh con thì đứa trẻ dễ nghịch ngợm, quấy phá; làm ăn thì dễ bị phá sản, lụi bại.

Cách tính ngày Kim thần thất sát dựa vào can năm và chi ngày. Những ngày kim thần thất sát được tính dựa trên can chi năm và chi ngày như sau:

Năm Giáp – Kỷ gặp các ngày Ngọ, Mùi, Thân, Dậu đều phạm kim thần thất sát

Năm Ất – Canh gặp các ngày Thìn, Tỵ đều phạm kim thần thất sát

Năm Bính – Tân gặp các ngày Dần, Mão, Ngọ, Mùi đều phạm kim thần thất sát

Năm Đinh – Nhâm gặp các ngày Dần, Mão, Tuất, Hợi đều phạm kim thần thất sát

Năm Mậu – Quý gặp các ngày Thân, Dậu, Tý, Sửu đều phạm kim thần thất sát.

Có nghĩa là ngày có sự lặp lại, quần áo mặc giống nhau. Hiểu rộng hơn thì là ngày không thuận lợi, dễ phải thực hiện hai ba lần, dây dưa, không giải quyết được vấn đề. Ngày Trùng Phục không nên an táng vì có thể dẫn đến việc trùng tang, phải mặc lại quần áo tang một lần nữa, nghĩa là sẽ có thêm người mất. Vào ngày này cũng không nên cưới hỏi vì có thể dẫn đến ly tán, phải lấy thêm vợ hoặc chồng. Đây đều là những ý nghĩa xấu, không ai mong muốn.

Tháng Giêng: Ngày Canh phạm

Tháng 2: Ngày Tân phạm

Tháng 3: Ngày Kỷ phạm

Tháng 4: Ngày Nhâm phạm

Tháng 5: Ngày Quý phạm

Tháng 6: Ngày Mậu phạm

Tháng 7: Ngày Giáp phạm

Tháng 8: Ngày Ất là ngày Trùng Phục

Tháng 9: Ngày Kỷ là ngày Trùng Phục

Tháng 10: Ngày Nhâm là ngày Trùng Phục

Tháng 11: Ngày Quý là ngày Trùng Phục

Tháng 12: Ngày Kỷ là ngày Trùng Phục

-Với ngày có Trực trong phong thủy có Thập Nhị Trực ứng bao gồm 12 trực xấu và tốt:

Theo Tử Vi, các sao bao gồm 12 sao hung cát. Sáu sao cát tinh có sức mạnh phụ trợ khá tốt là: Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt. Ngược lại sáu sát tinh xâm phạm và gây tổn hại đến cát tinh, phá hoại vận mệnh là sao Kình Dương, sao Đà La, sao Hỏa, sao Linh, sao Địa Không, sao Địa Kiếp cần tránh.

2.Lễ vật mâm cúng đất đai gồm những gì?

Các lễ vật dâng cúng đất đai bạn cần chuẩn bị bao gồm:

3.Văn khấn bài cúng đất đai chuẩn ý nghĩa

4.Cách cúng đất đai đúng nghi lễ tâm linh

Nếu thực hiện cúng lễ tạ đất đầu năm thì gia chủ tổ chức tại nhà và cúng ngay trên bàn thờ thổ công và gia tiên của gia đình vì ở giữa ban thờ chính là bát hương thổ công. Còn đối với các lễ cúng động thổ, đỏ móng, cúng đất mới mua,… gia chủ bày trí mâm cúng ngay tại mảnh đất đó.

Cách cúng gồm các bước sau:

Chuẩn bị lễ vật đầy đủ cho buổi cúng

Chuẩn bị nội dung bài khấn

Chuẩn bị không gian bàn cúng

Quần áo nghiêm chỉnh thành tâm cúng khấn

Cúng khấn xong rải gạo muối hóa tiền vàng mã, xin lễ.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu về mâm cúng này hãy liên hệ ngay cho chúng tôi, dịch vụ Đồ Cúng Việt chuyên cung cấp trọn gói các mâm cúng động thổ, đổ móng, đất mới, nhà mới,… Sự hài lòng của quý khách là mục tiêu chúng tôi luôn hướng tới. Rất hân hạnh được phục vụ.

Cúng Lễ Tạ Đất Cuối Năm 2022 Kỷ Hợi Vào Ngày Nào Tốt Nhất?

Cúng tạ đất cuối năm là một trong những phong tục có từ lâu đời của nhân dân ta. Cúng lễ tạ đất cuối năm 2019 Kỷ Hợi vào ngày nào thì đẹp nhất, tốt nhất?

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhân dân ta lại có rất nhiều nghi thức thờ cúng quan trọng cần phải thực hiện, và một trong số đó là lễ tạ đất hay còn gọi là lễ tạ Thổ Công. Đây là nghi lễ các hộ gia đình dùng để tạ ơn các vị thần cai quản đất đai nơi nhà mình ở. Vậy bạn đã biết cúng lễ tạ đất cuối năm 2019 Kỷ Hợi vào ngày nào thì đẹp nhất, tốt nhất?

1. Vì sao lại có lễ cúng tạ đất cuối năm?

Theo quan niệm của các nước châu Á, thần Thổ Công hay Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai của một vùng nào đó. Người sống trên mảnh đất ấy sẽ nhận được sự che chở, bảo hộ của thần.

Chính vì thế mà mỗi khi có những công việc nào cần động chạm đến đất đai, ví dụ như xây sửa nhà cửa, đào giếng, mở huyệt… nhân dân ta đều phải cúng để xin phép thần Thổ Công trước.

Thổ Công là một trong những vị thần rất được coi trọng trong mỗi gia đình, do đó nếu chú ý quan sát trên bàn thờ, ta sẽ thấy bát hương thờ vị thần này luôn là bát hương lớn nhất, đặt ở giữa, còn hai bát hương ở hai bên thì nhỏ hơn, bên trái là bát hương bà cô tổ, bên phải là bát hương thờ gia tiên.

Lễ cúng tạ đất được thực hiện vào cuối năm như một hình thức tri ân vị thần đất này đã phù hộ độ trì cho cả gia đình mình trong cả năm nay. Thông thường, ta có thể thực hiện công việc này ở ngay trên bàn thờ gia đình mình.

Trước đây, theo phong tục dân gian xưa, lễ tạ Thổ Công và lễ cúng ông Công ông Táo là hai nghi lễ khác nhau, trong đó lễ tạ Thổ Công được thực hiện trước, sau đó mới đến lễ cúng ông Công ông Táo.

Tuy nhiên, vì hiện tại không phải gia đình nào cũng có thời gian là đầy đủ được cả hai lễ, nên người ta thường nhập hai lễ vào cùng một ngày, thường là ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

2. Lễ tạ đất cuối năm Kỷ Hợi 2019 nên làm vào ngày nào?

Năm Kỷ Hợi 2019, cúng tạ đất cuối năm vào ngày nào thì phù hợp, tốt đẹp? Đây là thắc mắc của khá nhiều người.

Có khá nhiều quan điểm về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng, nên tiến hành cúng tạ đất từ sau Rằm tháng Chạp và trước ngày cúng ông Công ông Táo. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, nghi lễ cúng tạ đất có thể tiến hành từ ngày 15 tháng Chạp đến ngày 30 Tết.

Thiết nghĩ, dù là thời gian nào đi nữa, nếu chọn được ngày đẹp cũng như thành tâm cầu khấn, tri ân các vị thần cai quản đất đai đều được.

Trong tháng Chạp năm Kỷ Hợi 2019 có những ngày đẹp để tiến hành cúng tạ đất cuối năm gồm:

– Ngày 16 tháng Chạp (tức ngày 10/1/2020 dương lịch): Kỵ tuổi Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Bính Tuất, Bính Thìn.

– Ngày 17 tháng Chạp (tức ngày 11/1/2020 dương lịch): Kỵ tuổi Ất Mùi, Tân Mùi, Đinh Hợi, Đinh Tị.

– Ngày 21 tháng Chạp (tức ngày 15/1/2020 dương lịch): Kỵ tuổi Kỷ Hợi, Quý Hợi, Quý Sửu, Quý Tị, Quý Mùi.

– Ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 17/1/2020 dương lịch):Kỵ tuổi Đinh Sửu, Ất Sửu.

– Ngày 24 tháng Chạp (tức ngày 18/1/2020 dương lịch): Kỵ tuổi Nhâm Dần, Mậu Dần, Giáp Tý, Giáp Ngọ.

Giờ Hoàng đạo: Bính Tý (23h-1h): Thanh Long, Đinh Sửu (1h-3h): Minh Đường, Canh Thìn (7h-9h): Kim Quỹ, Tân Tị (9h-11h): Bảo Quang, Quý Mùi (13h-15h): Ngọc Đường, Bính Tuất (19h-21h): Tư Mệnh

Sao tốt

Thiên đức: Tốt mọi việc

Nguyệt Đức: Tốt mọi việc

Thiên Quan: Tốt mọi việc

Ngũ phú: Tốt mọi việc

Phúc Sinh: Tốt mọi việc

Hoạt điệu: Tốt, nhưng gặp Thụ tử thì xấu

Mẫu Thương: Tốt về cầu tài lộc; khai trương, mở kho

Đại Hồng Sa: Tốt mọi việc

Trực Tinh: Đại cát: tốt mọi việc, có thể giải được sao xấu (trừ Kim thần thất sát)

Sao xấu

Lôi công: Xấu với xây dựng nhà cửa

Thổ cẩm: Kỵ xây dựng nhà cửa; an táng

– Ngày 26 tháng Chạp (tức ngày 20/1/2020 dương lịch): Kỵ tuổi Bính Thìn, Giáp Thìn, Bính Thân, Bính Dần, Bính Tuất.

Giờ Hoàng đạo: Nhâm Dần (3h-5h): Tư Mệnh, Giáp Thìn (7h-9h): Thanh Long, Ất Tị (9h-11h): Minh Đường, Mậu Thân (15h-17h): Kim Quỹ, Kỷ Dậu (17h-19h): Bảo Quang, Tân Hợi (21h-23h): Ngọc Đường

Sao tốt

Thiên Quý: Tốt mọi việc

Thánh tâm: Tốt mọi việc, nhất là cầu phúc, tế tự

Đại Hồng Sa: Tốt mọi việc

Thanh Long: Hoàng Đạo – Tốt mọi việc

Sao xấu

Thiên Cương (hay Diệt Môn): Xấu mọi việc

Địa phá: Kỵ xây dựng nhà cửa, khởi công, động thổ

Hoang vu: Xấu mọi việc

Ngũ Quỹ: Kỵ xuất hành

Nguyệt Hình: Xấu mọi việc

Ngũ hư: Kỵ khởi tạo; cưới hỏi; an táng

Tứ thời cô quả: Kỵ cưới hỏi

Quỷ khốc: Xấu với tế tự; an táng

– Ngày 28 tháng Chạp (tức ngày 22/1/2020 dương lịch): Kỵ tuổi Mậu Ngọ, Nhâm Ngọ, Canh Dần, Canh Thân.

Giờ Hoàng đạo: Giáp Tý (23h-1h): Kim Quỹ, Ất Sửu (1h-3h): Bảo Quang, Đinh Mão (5h-7h): Ngọc Đường, Canh Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh, Nhâm Thân (15h-17h): Thanh Long, Quý Dậu (17h-19h): Minh Đường

Sao tốt

Thiên Xá: Đại cát: Tốt cho tế tự; giải oan (trừ được các sao xấu, chỉ kiêng kỵ động thổ).

Thiên thành: Tốt mọi việc

Nguyệt Không: Tốt cho việc sửa chữa nhà cửa; đặt giường

Cát Khánh: Tốt mọi việc

Tục Thế: Tốt mọi việc, nhất là cưới hỏi

Lục Hợp: Tốt mọi việc

Thiên Ân: Tốt mọi việc

Sao xấu

Thiên Lại: Xấu mọi việc

Hỏa tai: Xấu đối với xây dựng nhà cửa; đổ mái; sửa sang nhà cửa

Hoàng Sa: Xấu đối với xuất hành

Nguyệt Kiến chuyển sát: Kỵ khởi công, động thổ

Phủ đầu sát: Kỵ khởi công, động thổ

– Ngày 29 tháng Chạp (tức ngày 23/1/2020 dương lịch): Kỵ tuổi Kỷ Mùi, Quý Mùi, Tân Mão, Tân Dậu.

Giờ Hoàng đạo: Mậu Dần (3h-5h): Kim Quỹ, Kỷ Mão (5h-7h): Bảo Quang, Tân Tị (9h-11h): Ngọc Đường, Giáp Thân (15h-17h): Tư Mệnh, Bính Tuất (19h-21h): Thanh Long, Đinh Hợi (21h-23h): Minh Đường

Sao tốt

Thiên đức hợp: Tốt mọi việc

Nguyệt đức hợp: Tốt mọi việc, kỵ tố tụng

Yếu yên (thiên quý): Tốt mọi việc, nhất là cưới hỏi

Sát cống: Đại cát: tốt mọi việc, có thể giải được sao xấu (trừ Kim thần thất sát)

Thiên Ân: Tốt mọi việc

Thiên đức hợp: Tốt mọi việc

Nguyệt đức hợp: Tốt mọi việc, kỵ tố tụng

Yếu yên (thiên quý): Tốt mọi việc, nhất là cưới hỏi

Sát cống: Đại cát: tốt mọi việc, có thể giải được sao xấu (trừ Kim thần thất sát)

Thiên Ân: Tốt mọi việc

Sao xấu

Tiểu Hồng Sa: Xấu mọi việc

Thổ phủ: Kỵ xây dựng nhà cửa, khởi công, động thổ

Vãng vong (Thổ kỵ): Kỵ xuất hành; cưới hỏi; cầu tài lộc; khởi công, động thổ

Chu tước hắc đạo: Kỵ về nhà mới; khai trương

Tam tang: Kỵ khởi tạo; cưới hỏi; an táng

Không phòng: Kỵ cưới hỏi

Tiểu Hồng Sa: Xấu mọi việc

Thổ phủ: Kỵ xây dựng nhà cửa, khởi công, động thổ

Vãng vong (Thổ kỵ): Kỵ xuất hành; cưới hỏi; cầu tài lộc; khởi công, động thổ

Chu tước hắc đạo: Kỵ về nhà mới; khai trương

Tam tang: Kỵ khởi tạo; cưới hỏi; an táng

Không phòng: Kỵ cưới hỏi

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Theo tuvingaynay.com!

Cúng Rằm Tháng Bảy Vào Ngày Nào Tốt Nhất?

Khác với những ngày rằm thường lệ, lễ cúng Rằm tháng 7 lại không diễn ra vào đúng ngày 15/7 Âm lịch. Dân gian sẽ chọn ngày để thực hiện lễ cúng vào trước đó.

Vào dịp Rằm tháng bảy, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cơm cúng để tưởng nhớ đến người thân và những người đã khuất chưa có nơi nương tựa. Nguồn gốc của ngày rằm tháng 7, lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ bằng cách nghe lời Phật dạy.

Người Việt thường chọn làm lễ cúng Rằm tháng 7 vào các ngày từ 12 – 14 Âm lịch tháng Bảy. Các chuyên gia về văn hóa cho rằng, việc này dựa trên quan niệm dân gian từ cổ xưa. Theo đó,từ ngày 1 đến 14.7 Âm Lịch là ngày các vong hồn được về với dương giới, thọ hưởng những đồ vật mà người dân cúng tế.

Trong dân gian cũng có quan niệm rằng lễ cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, cứ trước ngày 15.7 âm lịch và lễ cúng tiến hành vào ngày có thời gian, thành tâm là được.

Nếu muốn chọn ngày đẹp cúng rằm năm 2019, gia chủ có thể tham khảo 3 ngày đẹp sau đây: Ngày 11.8 (11.7 âm); ngày 13.8 (13.7) âm; ngày 14/8 (14.7 âm).

Trong 3 ngày trên có ngày 11.7 Âm lịch là ngày đẹp nhất, vì trùng vào ngày chủ nhật. Người Việt quan niệm nếu khóa lễ được tiến hành thành tâm và thong thả, không vội vã, không tranh thủ sẽ tốt hơn cả.

Một số lưu ý khi cúng Rằm tháng bảy:

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay.

– Theo các chuyên gia, với mâm cúng phật thì chỉ chuẩn bị đồ chay, còn với mâm cúng ông bà, tổ tiên hay cúng cô hồn tháng 7 thì có thể cúng các đồ mặn.