Cúng Đám Giỗ Gồm Mấy Mâm / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Mâm Cúng Giỗ Mấy Chén Cơm

Cúng giỗ là tục lệ từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Đây là sự thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, với những người đã khuất. Chính vì thế mâm cúng giỗ cũng cần được sắm đầy đủ để dâng lên gia tiên. Trong mâm cúng giỗ mấy chén cơm cũng là mối quan tâm của nhiều người hiện nay. Bởi mỗi nơi, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ tùy thuộc vào lòng thành và hoàn cảnh của mình.

Mâm cúng giỗ mấy chén cơm?

Đã nói mâm cơm cúng giỗ thì chắc chắn phải có cơm. Tuy nhiên mâm cúng giỗ cần mấy chén cơm thì vẫn là câu hỏi của nhiều người. Theo như phong tục của người Việt ở 3 vùng miền thì mâm cơm cúng có nhiều món khác nhau. Món cơm thì vẫn luôn phải có trong mâm cỗ.

Người miền bắc hay bới cơm vào những bát nhỏ. Cúng giỗ người mất, cúng gia tiên thường dùng 5 chén cơm sắp chung vào mâm cỗ. Khi bới cơm cúng chỉ xới 1 lần, không bới thêm vào bát 2 lần cơm.

Đối với người miền Trung và miền Nam thì xới vào tô hoặc vào đĩa. Cơm được bới đầy dĩa vuông vắn. Cúng giỗ cho ông bà, gia tiên thường có 2 mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên, người mất, còn một mâm thì thần linh, thổ địa.

Bên cạnh đó, lễ cúng giỗ cần có bình hoa, mâm quả, vàng mã, cặp hình nhân và áo quần đầy đủ cho người mất.

Thực đơn chuẩn cho mâm cúng giỗ

Mâm cỗ giỗ chuẩn Việt gồm những món gì?

Vậy là mọi người đã biết mâm cúng giỗ mấy chén cơm qua chia sẻ ở trên. Tuy nhiên tùy vào mỗi gia đình, khi cúng giỗ thường cúng cơm nhiều hay ít. Cũng có thể chỉ dùng một chén cơm úp và một quả trứng.

Mâm cơm cúng giỗ chuẩn của người Việt thường có: 2 món ăn mặn 2 món ăn nhạt, 1 bát canh, và 1 dĩa xôi. Có nhiều gia đình làm nem rán, món đĩa xôi gà lớn. Hoặc có một số gia đình thường làm những món ăn mà lúc còn sống người mất thích ăn để cúng.

Ý nghĩa món ăn trong mâm cỗ giỗ

Mỗi một món ăn được sắp xếp trên mâm cỗ cúng giỗ mang ý nghĩa khác nhau. Vì vậy không phải tự nhiên mà nó lại được đưa vào menu cỗ.

Đĩa xôi là món ăn luôn có trong mâm cúng giỗ, nó là tinh hoa từ đất trời. Sự có mặt của món ăn thể hiện mong muốn của gia đình luôn bình an, đầy đủ.

Một dĩa gà món ăn mặn cũng không thể thiếu ở mâm cỗ giỗ. Đây là con vật gần gũi với con người, thể hiện sự oai phong.

Một bát canh cho thực đơn cỗ giỗ, có thể nấu từ nhiều loại rau củ khác nhau. Nó tùy thuộc vào sở thích người mất hoặc khẩu vị của mỗi gia đình. Hoặc có bát canh ngũ sắc, đó là bát canh rau củ có 5 màu. Năm màu này là tượng trưng cho 5 ngũ hành: Kim -Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ.

Một đĩa nem rán, món ăn truyền thống mà người Việt ai cũng yêu thích. Món ăn được tạo nên từ nhiều thực phẩm khác nhau thể hiện sự trọn vẹn, đầy đủ.

Có thể làm thêm món rau xào, món rau trộn tạo sự tươi mát.

Hiện nay có nhiều gia đình đặt dịch vụ nấu cỗ giỗ thuê vì lý do bận rộn trong công việc. Cuộc sống ngày càng phát triển, dịch vụ hỗ trợ và phục vụ ngày càng nhiều. Nấu cỗ thuê cũng vì thế mà xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn quá bận rộn với công việc thì đây là giải pháp lý tưởng nhất.

Cúng Giỗ Gồm Những Gì Và Cách Bày Mâm Giỗ

Tục cúng giỗ đã có từ rất lâu đời, trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta. Cúng giỗ là cách thể hiện tấm lòng đạo hiếu, tôn trọng và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mỗi chúng ta nên người. Nên thường vào những ngày này mỗi gia đình tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình đểu tổ chức cúng giỗ, làm cơm dâng lên ban thờ tổ tiên. Vậy cúng giỗ gồm những gì?

Đối với câu hỏi cúng giỗ gồm những gì với mỗi gia đình sẽ có tập tục làm giỗ khác nhau. Có nhà làm mâm cơm đạm bạc, đơn giản thể hiện được tấm lòng thành dâng lên gia đình của mình. Đơn giản hơn có thể làm những món chay thanh tịnh để báo hiếu.

Trong ngày cúng giỗ những lễ vật dâng lên không cần quá cầu kỳ nhưng thể hiện được tấm lòng thành thảo của con cháu là được.

Cách bày mâm cúng giỗ như thế nào

Trong ngày cúng giỗ có rất nhiều lưu ý đến gia đình người thực hiện cúng. Nhưng cần bày biện chu đáo, cách bày mâm cúng giỗ cũng nên lưu ý một số điểm: Đối với bàn thờ thổ công gia tiên trong ngày giỗ hoặc bất kỳ ngày nào mà gia đình thực hiện bày lễ mặn lên ban thờ thì không nên để mâm cơm cỗ trực tiếp lên ban thờ, cũng không nên để trực tiếp dưới đất. Mà nên đặt lên một bàn nhỏ thấp hơn so với ban thờ chính một chút.

Trên mâm cỗ có đầy đủ các món: luộc, xào, rau, thịt, bát cơm, muỗi hoặc chén trà và nước. Trên ban thờ có bày thêm hoa quả, bánh kẹo và trà gói.

Cách bày mâm cơm cúng giỗ như sau: Một bát cơm úp ngược, một quả trứng luộc đã được bóc vỏ, một đôi đũa, một thìa muối, mất lát gùng thường là 9 hoặc 7 lát. Đô cơm để cúng không được nếm trước hoặc đụng đũa vào bởi như thế là lỗi. Còn đối với cách bày mâm cúng giỗ trên ban thờ Phật chỉ nên thờ cúng đồ chay tịnh.

Trong các ngày giỗ thì giỗ đầu là ngày khá quan trọng, cúng giỗ đầu như thế nào nên nhớ. Ngày giỗ đầu còn được gọi với cái tên là ngày Tiểu Tường là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất một năm.

Nằm trong thời kỳ tang, chính vì thế không khí còn rất sầu thảm và bi ai, con cháu còn đang tiếc thương. Cúng giỗ đầu như thế nào thì người trong gia đình thường được tổ chức trang nghiêm không kém gì so với người mất. Con cháu trong nhà vẫn mặc đồ tang phục và nghi lễ cũng giống như ngày người đó mất.

Như vậy, cúng giỗ đầu như thế nào hiểu được vấn đề này sẽ giúp bạn chuẩn bị được chu đáo hơn để thể hiện sự hiếu kính của gia đình đối với người đã khuất.

Mâm Quả Đám Hỏi Gồm Những Gì?

Đám hỏi là một nghi thức không thể thiếu trong phong tục cưới của người Việt. Chính vì thế, trong lễ ăn hỏi cả bên nhà trai hay gái điều cần phải chuẩn bị một cách rất chu đáo. Đặc biệt, bên phía nhà trai đóng vai trò rất quan trọng trong ngày này vì cần phải chuẩn bị các lễ vật mâm quả thật trau chuốt nhất có thể. Các mâm quả được nhà gái nhận có ý nghĩa là họ gả con mình cho nhà trai. Có ai từng thắc mắc về những mâm quả đám hỏi gồm những gì và ý nghĩa của chúng hay không?

Mâm quả đám hỏi gồm những gì?

Ảnh: phuonghieudecor

Một số mâm quả trong đám hỏi xưa và nay

Mâm quả trầu cau:

 “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, mâm quả tượng trưng cho tình yêu sắt son, mặn nồng của cặp đôi uyên ương. Trong đó gồm có 105 quả cau tượng trưng cho câu nói “Trăm năm hạnh phúc”. Mỗi quả cau được dán lên một chữ Hỷ, đặt lên mâm lễ đỏ và trang trí nơ màu đỏ để đem lại sự may mắn.

Ảnh: risingdecor93

Mâm hoa quả:

Mâm trái cây trong lễ ăn hỏi với ngụ ý mong cho tình yêu và cuộc sống hôn nhân của đôi uyên ương sẽ luôn ngọt ngào và tươi mới suốt cuộc đời. Từng trái quả được lựa chọn sao cho tươi ngon, và được sắp xếp một cách đẹp mắt trên mâm quả.

Ảnh: dreamfloralart

Mâm quả bánh cốm/bánh phu thê:

Ảnh: phanhoangmy81

Mâm quả trà, rượu:

Là thứ vật lễ không thiếu trong mọi hình thức truyền thống, trà và rượu tượng trưng cho lời xin phép của con cháu, ông bà tổ tiên sẽ về chứng giám cho đôi trẻ để đám cưới diễn ra hạnh phúc. Mâm rượu này được chính tay chú rể bưng vào nhà gái.

Ảnh: risingdecor93

Mâm quả đám hỏi gồm những gì? Mâm quả gà – xôi – heo quay là vật không thể thiếu

Gà – xôi: Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Đây là lễ vật đem lại sự may mắn, sung túc trong quan niệm của nhiều người.

Heo quay: mang tin chúc mừng cho đôi vợ chồng trẻ sớm có tin vui, tài lộc, sung túc, no đủ đầy nhà.

Ảnh: mamquacuoi

Mâm quả tiền đen:

Nhiều ý kiến cho rằng tiền đen chính là sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Nói một cách khác là khoản nhà trai đóng góp để lo tổ chức lễ cưới, ngụ ý răng tất cả đã được chuẩn bị chu đáo.

Ảnh: charlieinthetree

Những tìm hiểu về các mâm quả ở phía trên cho chúng ta biết được: “Mâm quả đám hỏi gồm những gì?” của Weedding Guu. Ngoài những thứ nhà trai cần chuẩn bị ra, mâm quả đám hỏi cũng cần phải chuẩn bị sao cho thật chu đáo.

Tìm Hiểu Bài Cúng Đám Giỗ Họ, Giỗ Thường

Hàng năm đến ngày giỗ chạp con cháu thường quây quần cùng với nhau để dâng lên tổ tiên tấm lòng thành của mình, đã trở thành một nét tâm linh và văn hóa đẹp. Cùng tìm hiểu về bài cúng đám giỗ, cúng giỗ họ và giỗ thường như thế nào bạn nhé.

Bài cúng đám giỗ như thế nào

Bài cúng đám giỗ là ngày cúng hàng năm vào ngày mà người mất. Đầu tiên bài viết này giới thiệu đến bạn bài cúng đám giỗ đầu nhé.

Ý nghĩa của ngày giỗ này chính là lần giỗ đầu tiên sau 1 năm của người đã mất. Vào ngày này người ta thường làm rất trang nghiêm, bi ai và buồn một phần vì thời gian cũng chưa được lâu sau khi người mất ra đi.

Vào ngày này thì để bài cúng đám giỗ được diễn ra thuận lợi thì nhà cúng cần sắm lễ bao gồm : lễ mặn, hoa quả, vàng hương, oản, đồ hàng mã như tiền, vàng, mã, giấy và quần áo hoặc là hình nhân nữa. Hình nhân này mang ý nghĩa là khi đốt đi sang thế giới bên kia sẽ hầu hạ cho người đã khuất. Sau khi làm xong lễ cúng bái thì tất cả đồ hàng mã được mang ra ngoài mộ người mất để đốt hoặc có thể đốt ở nhà.

Vào dịp này thầy được mời cúng sẽ có những bài cúng giỗ phù hợp nhất.

Văn cúng giỗ họ như thế nào

Văn cúng giỗ họ là cúng gia tiên thể hiện đạo hiếu, tấm lòng thành của con cháu và những người còn sống đối với gia tiên. Vào ngày này anh em cô bác và con cháu trong nhà thường tụ họp lại một nhà để cùng làm giỗ và dâng lên ban thờ gia tiên – dòng họ để cúng.

Mong được phù hộ cho con cháu trong gia đình bình an, công việc công danh dẫn đường chỉ lối trong cuộc sống. Đây cũng là dịp để tất cả mọi người gác lại chuyện hàng ngày để sum vầy cùng với nhau, thể hiện tình anh em, đoàn kết trong gia đình.

Bài cúng giỗ thường như thế nào

Để có thể cúng giỗ ngày thường bạn có thể làm theo bài cúng giỗ thường như sau:

Nam mô A di đà phật : 3 lần

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày/tháng/năm. Ngày trước giỗ Tiên thường.

Tín chủ con là: Xưng đầy đủ họ tên

Ngụ tại: Xưng địa chỉ:

Nhân ngày giỗ của: Xưng vị của người mất

Chúng con cùng toàn thể gia quyến theo lễ nghĩa, thành tâm sắm lễ bao gồm: kể lễ sắm. Đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh kính cẩn tâu trình. Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh chứng giám cho lòng thành và thụ hưởng lễ vật của gia đình con dâng lên.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn được thờ phụng cùng về tâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà phật: 3 lần.

Hi vọng thông qua bài viết tìm hiểu về bài cúng đám giỗ họ, giỗ thường các bạn đã hiểu hơn về nét đẹp văn hóa cũng như phong tục của ông cha ta từ ngày đời xưa. Hãy lưu lại để khi cần dùng