Cúng Đám Giỗ Chay / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Nấu Tiệc Đám Giỗ Với Thực Đơn Chay Ngon Trọn Vị

Gỏi ngó sen ăn kèm chay – Nấu tiệc đám giỗ

Ngó sen là một nguyên vật liệu rất tốt cho sức khỏe. Với công dụng giải độc và thanh nhiệt cơ thể. Vì thế, ngó sen còn được xem là một bài thuốc tốt cho người dùng. Đặc biệt hơn, nó còn được sử dụng khá phổ biến trong các thực đơn tiệc đám giỗ chay. Bởi các tính năng hữu ích mà ngó sen mang lại để bồi bổ sức khỏe.

Gỏi ngó sen có độ dai giòn rất độc đáo, cùng hương vị chua ngọt hòa lẫn cùng vị cay của tương ớt rất vừa ăn. Bên cạnh hương thơm của các loại rau mùi, làm cho hương vị món ăn thêm đặc biệt và đặc trưng hơn. Một dĩa Gỏi ngó sen nhiều màu sắc lại được tô điểm thêm những hạt đậu phộng được rang vàng đều thơm ngon trên mặt. Mang đến các bữa tiệc chay một món gỏi với hương vị và màu sắc hoàn hảo.

Cùng với đó, chả giò chay lại sở hữu hương vị thơm ngon tương tự với chả giò mặn. Vì thế luôn kích thích vị giác cho các khách mời để chuẩn bị thưởng thức các món khác trong bữa tiệc.

Bò kho chay – Nấu tiệc đám giỗ

Bò kho chay là một món ăn luôn nằm trong các thực đơn tiệc đám giỗ chay. Bởi nó mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn, đậm đà. Và mang đến giá trị dinh dưỡng cao cho người dùng. Phần nước của bò kho chay sẽ có màu cam vô cùng bắt mắt. Với độ đặc sánh vừa phải, không quá loãng, thêm vị ngọt tự nhiên của rau củ khi được ninh chín. Vì thế, đây sẽ là một món ăn hấp dẫn và lạ miệng cho mọi khách mời nếu bạn lựa chọn để nấu tiệc đám giỗ chay.

Rau củ xào chay – Nấu tiệc đám giỗ

Rau củ quả là một trong những nguyên liệu thiết yếu luôn có mặt trong những mâm tiệc đám giỗ chay. Với món rau củ xào chay là sự kết hợp hoàn hảo của cà rốt, đậu cô ve, bắp non, cà chua,… Với vị ngon tự nhiên và mang đến nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, còn được Menu24h chế biến với hương vị thật đậm đà. Đặc biệt hấp dẫn được mọi khách mời.

➤ Đặt tiệc đám giỗ chay với 4 món khai vị cực ngon và hấp dẫn ➤ Bật mí những nhu cầu “cấp thiết” nhất khi sử dụng dịch vụ nấu ăn Menu24h ➤ “Đánh bay” 5 nỗi lo tổ chức tiệc với dịch vụ đặt tiệc tại nhà chuyên nghiệp

Thực Đơn Cúng Đám Giỗ

I. Ý nghĩa của việc cúng giỗ?

Từ xa xưa đến nay, cúng giỗ là một nét văn hóa trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Á đông. Tục cúng giỗ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không ai được quên và không thể không làm. Ngày cúng giỗ được xem là ngày thể hiện tấm lòng thương xót, tưởng nhớ của người còn sống gửi đến người đã khuất.

Cho nên, đây cũng là dịp để con cháu tụ tập, sum vầy bên nhau, giúp gắn kết tình cảm gia đình, anh em, dòng họ, đồng nghiệp. Vì thế, dù có điều kiện hay không, làm giỗ lớn hay nhỏ cũng được, nhưng tuyệt đối bạn không được quên ngày làm giỗ. Và để ngày giỗ được trọn vẹn, chu đáo, không sai sót gì thì mọi người trong đại gia đình thường ngồi họp bàn với nhau về những công việc cần làm, thực đơn mâm cơm cúng giỗ trước đó một ngày.

II. Những ngày quan trọng cần nhớ khi cúng giỗ

1/ Giỗ đầu

Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

2/ Giỗ hết

Giỗ Hết gọi là Đại Tường (chữ Hán: 大祥), là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

3/ Giỗ thường

Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ (chữ Hán: 吉忌), là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát kỵ nghĩa là Giỗ lành. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường. Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế.

III. Mâm cơm cúng giỗ cần những gì?

1. Mâm cơm cúng giỗ miền Nam

Dịp cúng giỗ tổ tiên, chẳng ai hiểu rõ ông bà thời xa xưa khi vào Nam thích ăn món gì, chế biến các vật tư ra sao, nhưng tùy hoàn cảnh mà có bốn món : Hầm, Thịt luộc, Xào, Kho. Nên hiểu không phải là dâng cúng cho cha mẹ đã quá cố nhưng là cho tổ tiên đời ông cố của gia chủ, hiểu ngầm rằng những bà con xa gần thời xa xưa cũng được tham dự, vì vậy, nếu cúng 3 mâm ở 3 bàn thờ (giữa, bên trái, bên mặt), hoặc 1 bàn thờ, thì thức ăn phải giống nhau.

Món kho thường là thịt heo, cá lóc, kho với nước dừa để gợi phong vị miền Nam.

Món thịt luộc là thịt ba chỉ, xắt mỏng.

Món hầm, tức là thịt heo hầm, thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông, loại măng ngon nhất của Nam Bộ (gợi tích ông Mạnh Tông trong nhị thập tứ hiếu).

Xào là món thịt bị câu thúc về hình thức: xào chua, xào mặn, với rau cải đồ lòng, hoặc tôm, gần như tuyệt đối không dùng thịt rừng.

2. Mâm cơm cúng ngày giỗ miền Bắc

Với mâm cỗ giỗ truyền thống miền bắc thì đây gần như là tất cả các món bạn có thể gặp trên hầu hết mâm cỗ ở các gia đình miền bắc từ xưa đến nay:

Cơm trắng, Xôi gấc (ăn kèm với giò, chả)

Xôi vò, chè đường

Một con cua và một quả trứng bày chung trên một đĩa

Bánh dầy đậu

Chả quế

Thịt quay, Bê thui (chấm tương gừng)

Giò lụa hay giò bò thì là, Giò thủ, Giò bì

Thịt kho tầu

Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ

Chả giò cua bể + bún

Gà quay hay gà luộc (chặt miếng, sắp vào một chiếc đĩa sâu, những miếng đẹp và có da thì nằm sát đáy đĩa, rồi úp ngược đĩa gà này vào một chiếc đĩa trảng khác, cho ngon mắt)

Thịt đông, dưa chua (nếu cúng giỗ vào mùa lạnh)

Nem dê (làm bằng thịt bò nhưng gọi là nem dê)

Tôm sú hay tôm càng rim

Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào

Lươn om với bắp chuối bào

Nộm măng (+ tôm, thịt, khế thái dọc, mè rang)

Miến xào lòng gà (+ mộc nhĩ)

Món bóng cá nhồi giò sống hay bóng lợn (canh bóng, nấu với rau củ, nấm, mộc nhĩ)

Xà lách búp, cà chua, dưa deo (chấm nước tôm rim)

3. Mâm cơm cúng giỗ miền Trung

Người miền Trung nổi tiếng cầu kỳ trong các món ăn, nhất là Huế có sự ảnh hưởng lớn từ cung đình Huế từ các triều đại xưa. Do đó món ăn cũng có phần cầu kỳ không kém khi làm mâm cúng giỗ. Các món cúng sẽ được phân ra làm 04 loại là: món xào, món canh, món ăn từ thịt, món từ tôm cá:

Thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng

Thịt gà bóp với rau răm tiêu muối

Thịt heo luộc với mắm tôm, kèm với rau sống, vã xắt lát

Thịt heo quay

Thịt gà ru ty

Thịt bò nướng

Thịt heo kho rim

Thịt heo kho nước với sã và đậu phụng

Bánh tráng ram ( người Nam gọi là chả giò, loại bánh trán cuốn thịt băm rồi chiên dầu ăn cho vàng)

Nem chả

Cá chiên khúc

Cá thu hay cá to chặt khúc kho nước

Tôm rim hay tôm rang

Vã trộn với tôm

Canh ổ khoa nhồi thịt

Canh bún nổi giò heo hay nấu với lòng gà, vịt

Canh củ hầm thịt bò

Thường là món củ hay légume xào với thịt heo nạc, có khi thịt bò hay tôm

Đậu cô ve, Su

Xà lách bóp thịt bò với dầu dấm

Đậu trắng, Khoai tây chiên

Món khoai Tây, với hành Tây nấu với thịt gà hay bò theo kiểu Ấn Độ gọi là món Ca ry.(người ta thường ăn với bánh mì)

IV. Những món ăn thường gặp khi cúng giỗ

1. Nem rán kiểu Bắc.

2. Nộm gà xé phay

Nộm là món ăn giúp cho khách khứa của bạn cảm thấy đỡ ngán khi ăn quá nhiều các món dầu mỡ. Và món nộm gà xé phay sẽ là món không chê vào đâu được với vị chua chua, ngọt ngọt, bùi bùi vô cùng dễ ăn.

3. Canh gà với hạt sen

Thay vì bạn sẽ nấu canh măng, canh khoai như trước đây, bạn có thể nấu món canh hạt sen. Cách làm món canh gà hạt sen vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị sen tươi, ngâm đến khi nó mềm là cho hạt sen vào nồi nước ninh gà cùng một số nguyên liệu khác là được. Đây là món ăn có vị hơi thanh thanh rất thích hợp để nấu vào mùa hè đó.

4. Gà nướng xốt mayonaise

Món thịt gà trước đây thay vì luộc, rán. Bạn có thể chế biến theo kiểu khác để bàn cỗ nhà bạn trở lên sang trọng, đẹp mắt hơn. Và món gà nước xốt mayonaise sẽ giúp bạn làm điều đó.

5. Gỏi cuốn

Gỏi cuốn là một trong những món được người miền Nam cực kỳ yêu thích. Đây là món ăn rất thích hợp để làm vào những ngày nóng để đãi khách.

6. Gà 3 món

7. Món nướng

Những món thịt heo được tẩm gia vị rồi nước dưới bếp than hồng thơm phức sẽ khiến ai nhìn thôi cũng phải chảy cả nước dãi rồi. Món thịt heo sau khi được nướng cho lên đĩa rau mùi rồi ăn cùng với nước chấm và rau thơm sẽ là món ăn để đãi tiệc vừa dễ làm mà lại không tốn thời gian.

Ngoài ra, ngoài thịt heo, bạn có thể nướng thịt gà, thịt bò cuộn với kim chi hay các đồ hải sản nhưu tôm, cua…đều là món nướng ngon tuyệt.

8. Các món xôi

Như là linh hồn của bàn tiệc, xôi là món ăn không thể thiếu trong những bữa tiệc đám giỗ. Xôi có rất nhiều loại, bạn có thể làm xôi gấc, xôi đỗ đen, xôi lạc, xôi đỗ xanh….mỗi món lại có hương vị đặc trưng riêng. Tuy nhiên, Mâm Cơm Việt khuyên bạn nên nấu xôi lạc hoặc xôi đỗ xanh vì đây là hai món đơn giản, dễ làm mà được rất nhiều người lựa chọn để nấu.

9. Món tráng miệng

Khi nhắc đến món tráng miệng thì có lẽ ai cũng sẽ nghĩ đến những món hoa quả. Món tráng miệng thường được làm trong đãi tiệc đám giỗ đó chính là món dưa hấu và quýt Mĩ. Đây là hay món có thể ăn được cả vào mùa hè và mùa đông. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nấu các món như chè, sữa chua, thách hay các món bánh tâm có vị thanh nhẹ như bánh đậu, bánh pudding…vv.

V. Gợi ý thực đơn làm mâm cơm cúng giỗ dễ làm

Thực đơn 1

Gỏi gà xé phay.

Cháo gà

Giò heo muối chiên giòn ăn với kim chi.

Miến xào.

Thịt bì xào hành tây.

Thực đơn 2

Nộm rau củ.

Xôi lạc.

Thịt gà luộc.

Canh xương nấu măng.

Nộm đu đủ.

Tôm tẩm bột chiên xù.

Thực đơn 3

Thực đơn 4

Canh gà nấu ngô.

Thịt gà luộc.

Tôm chiên giòn.

Miến trộn kiểu Thái.

Canh thập cẩm.

Xôi vò.

Hoa quả tráng miệng.

Thực đơn 5

Xôi gấc.

Canh măng nấu xương.

Chả cá.

Cá nướng.

Mực chiên giòn.

Chân giò hun khói.

Thịt thỏ xào xả.

Thịt gà luộc.

Món tráng miệng.

Thực đơn 6

Xôi đỗ xanh.

Thịt gà luộc.

Nộm đu đủ.

Vịt om sấu.

Thịt bò xào hành tây.

Miến xào mực.

Bò lúc lắc chiên khoai tây.

Nấm xào rau cải.

Hoa quả tráng miệng.

Thực đơn mâm cỗ 7

Xôi vò chè đường: cúng chay sau đó là ăn tráng miệng

Gà hấp muối

Nước hấp gà thì nấu súp ngô nấm

Sườn ram chua ngọt (rưới sốt tiêu cho lạ miệng)

Nước ninh sườn thì nấu bóng thả mọc

Miến trộn tôm thịt

Tôm chiên xù (bột bao trộn vừng cho thơm)

Cải chíp xào nấm.

Thực đơn 8

Gà luộc hoặc gà quay

Tôm hấp, chả mực, vịt hầm

Xào thập cẩm, hoa bí xào, hoa thiên lý xào

Bún cuốn tôm thịt, nem

Canh măng, canh thiên lý.

Canh miến

Xôi vò, bánh bột lọc, bánh tẻ

Hoa quả tráng miệng.

VI. Những kiêng kị khi làm mâm cơm cúng giỗ

Khi làm mâm cơm cúng giỗ cho người đã khuất nên tránh chọn món kiêng kỵ. Và những món mà người trên không thích ăn ngày còn sống.

Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món để làm cơm cúng gia tiên.

Trên mâm cơm cúng giỗ, không đặt những món gỏi, sống hay có mùi tanh.

Không lên mâm cúng các món từ cá mè, cá sông.

Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới. Nếu có bộ bát đũa riêng cho việc cúng bái càng tốt. Tránh dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.

Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để vào mâm cúng giỗ.

VII. Bài văn khấn trong ngày cũng giỗ như thế nào ?

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ (chúng) con là……………………………………Tuổi………………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm…………………………(Âm lịch).

Là chính ngày Cát Kỵ của……………………………………………………………

Thiết nghĩ…………………. vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời…………………………………………………………

Mất ngày ……..tháng…….năm…………………………(Âm lịch).

Mộ phần táng tại…………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Các Món Chay Đãi Tiệc Cưới, Đám Giỗ Dễ Làm, Ngon Miệng Tại Nhà

Các món chay đãi tiệc cưới, hay đám giỗ, hiện đại có sự cải tiến ngày càng độc đáo, dù hết thảy đều được chế biến từ các sản phẩm mang nguồn gốc thực vật. Giữa nhiều muộn phiền, lo toan trước nhịp sống hối hả, cái mà người ta muốn hướng tới nhất là giữ cho tâm – thân luôn yên an. Vì vậy, để thể hiện tinh thần nhân ái, cũng như duy trì cơ thể khỏe mạnh, những bữa tiệc đãi món ăn chay dần lan rộng khắp nơi. Bạn còn chưa biết nên sắp xếp thực đơn cho bữa tiệc chay sắp tới thế nào thật chỉn chu? chúng tôi sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi băn khoăn ấy nhờ bài viết này.

1. Tổng hợp các cách làm những món ăn chay khai vị đãi tiệc cưới, đám giỗ

1.1. Hướng dẫn cách nấu súp gấc rau nấm

1.1.1. Nguyên liệu chính

100 gram gấc, 100 gram lê, 100 gram táo

100 gram nấm đùi gà, 100 gram nấm kim châm

100 gram đậu Hà Lan, 100 gram bắp Mĩ

650 gram hành boa rô, 2 muỗng canh dăn

2 muỗng canh hạt nêm chay, 3 muỗng canh dầu mè

3 muỗng canh bột năng

1.1.2. Các bước nấu món súp gắc rau nấm để đãi tiệc chay

1.1.2.1. Nấu nước dung súp và sơ chế các phụ liệu khác

Gọt vỏ, cắt múi 100 gram lê và 100 gram táo. Cắt khúc 100 gram bắp Mỹ, 50 gram hành boa rô. Bắc nồi lên bếp, thêm vào 1 lít nước lọc rồi cho các loại rau củ quả vào, hầm 60 phút. Vớt bắp Mỹ ra tách lấy hạt. Lọc lấy nước dùng..

Gấc bỏ vỏ, hạt, lấy 100 gram thịt gấc cho vào tô, thêm 2 muỗng canh rượu trắng, khuấy đều và dầm nhuyễn cho gấc lên màu đẹp. Cắt sợi 100 gram nấm đùi gà, cắt đôi và bỏ gốc 100 gram nấm kim châm.

1.1.2.2. Xào hỗn hợp nấm gấc và tạo hỗn hợp súp đặc sệt

Phi thơm 1 muỗng canh dầu ăn, 15 gram hành boa rô thêm nấm đùi gà, nấm kim châm và 100 gram đậu Hà lan, 100 gram thịt gấc vào nồi, xào cho lên màu đẹp. Tiếp theo cho bắp mỹ, nước dùng rau củ vào, khuấy đều. Đun sôi nước dùng, nêm 2 muỗng canh hạt nêm cho vừa miệng.

Cuối cùng làm sánh súp bằng nước bột năng pha loãng từ 3 muỗng canh bột năng với 2 muỗng canh nước lọc. Vừa đổ nước bột năng vừa khuấy đều, đến khi thấy hỗn hợp sánh lại là tắt bếp.

Múc súp ra tô và dùng thử trước khi quyết định kê vào thực đơn đãi tiệc.

1.2. Chia sẻ các bước làm món gỏi ngó sen chay đãi tiệc

1.2.1. Nguyên liệu chuẩn bị

300 gram ngó sen, 1 củ cà rốt, 1 trái dưa leo

1 bắp cải tím, 1 gói bánh phồng tôm chay

1 miếng đậu hũ chay, 100 gram đậu phộng rang,

3 muỗng canh bước mắm chay, 4 muỗng canh đường

100 ml giấm, 3 muỗng canh nước cốt chanh

2 trái ớt

1.2.2. Hướng dẫn cách làm món gỏi ngó sen để đãi các bữa tiệc chay

Rửa sạch và cắt sợi cà rốt, bắp cải tím, dưa leo, cắt khúc ngó sen nếu ngó sen lớn thì chẻ làm 2 hoặc 4. Băm nhuyễn 2 trái ớt, ngâm riêng cà rốt, ngó sen với 50 ml giấm và 1 muỗng canh đường, vớt ra vắt ráo. Chiên phồng tôm, và đậu hũ cắt sợi chiên vàng.

Pha nước mắm theo tỉ lệ: 3 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 3 muỗng nước cốt chanh, ớt băm.

Cho các thành phần như bắp cải tím, dưa leo, cà rốt, ngó sen vào 1 tô lớn.

Sau đó, vừa trộn, vừa cho nước mắm vào đến khi vừa ăn, rồi mới cho đậu hũ vào trộn nhẹ để tránh nát đậu hũ.

Để món gỏi ra dĩa thưởng thức, ăn kèm với bánh phồng tôm chay.

1.3. Biến tấu các bước làm gỏi nấm đùi gà đãi tiệc cưới chay lạ miệng

1.3.1. Yêu cầu về nguyên liệu

4 quả chanh dây, 1 miếng đậu hũ

200 gram nấm đùi gà, 70 gram cà rốt

100 gram hành tây, 30 gram rau răm

30 gram hạnh nhân, 80 gram đường

30 ml nước mắm chay, 1 gói bánh phồng tôm chay

1.3.2. Các bước làm gỏi nấm đùi gà chay để đãi tiệc

Chanh dây bổ làm đôi, lấy phần ruột bên trong. Đậu hũ cắt lát mỏng. Nấm đùi gà, cà rốt cắt sợi. Hành tây cắt lát mỏng. Rau răm cắt nhỏ.

Cho chanh dây vào chảo cùng đường và nước mắm, đun sôi trong khoảng 1 phút sao cho tất cả tan đều vào nhau và tạo thành hỗn hợp xốt sền sệt là được.

Cho dầu ăn vào chảo, chiên đậu hũ cho chín vàng, để thật ráo dầu và cắt thành những sợi nhỏ. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng phần dầu ăn này để chiên bánh phồng tôm chay. Bánh phồng tôm rất nhanh chín, vì vậy, bạn nên để lửa thật nhỏ và nhanh tay vớt ra khi bánh nở đều, tránh để bánh bị cháy.

Luộc nấm đùi gà đã cắt sợi trong 1 phút, sau đó, bạn vắt cho thật ráo nước. Rang hạnh nhân cho chín vàng. Cho lần lượt nấm đùi gà, đậu hũ, cà rốt, hành tây, rau răm, nước xốt chanh dây vào trộn đều tay cho các thành phần hòa quyện vào nhau.

Cuối cùng, bạn bày gỏi ra dĩa, rắc hạnh nhân rang lên trên và thưởng thức cùng bánh phồng tôm chay.

1.4. Bí kíp làm mực chay chiên xù giòn rụm

1.4.1. Nguyên liệu cơ bản

1 củ hành tây

50 gram bột chiên xù, 50 gram bột chiên giòn

1 muỗng canh tương ớt (Xem cách làm tương ớt ngon sạch tại nhà)

1 muỗng canh tương cà (Học cách làm tương cà chua ngọt ngon đúng vị)

200 ml dầu ăn

1.4.2. Cách chế biến các nguyên liệu làm món mực chay chiên xù đãi tiệc

Hành tây bó bỏ vỏ, cắt khoanh tròn, bề dày khoảng 1cm. Sau đó tách từng khoanh hành rời nhau ra.

Bột chiên giòn pha với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt. Nhúng từng khoanh hành tây vào chén bột chiên giòn, nhấc khoanh hành tây lên cho bột chảy bớt, rồi cho qua đĩa bột chiên xù để bột phủ kín bề mặt khoanh hành.

Đun dầu nóng già, chỉnh lửa vừa cho hành vào chiên vàng đều, vớt ra giấy thấm dầu.

Sau khi hoàn thành cách làm mực chay chiên xù thì dọn ra đĩa, kèm tương ớt hoặc tương cà chua.

2. Dạy cách nấu các món chính cho bữa tiệc chay

2.1. Bật mí cách làm cơm chiên hoàng hậu chay đẳng cấp

2.1.1. Nguyên liệu cốt lõiđ

50 gram nấm bào ngư, 5 cái nấm đông cô đã ngâm nở

50 gram nấm cây, 1 tô cơm trắng

50 gram cà rốt, 50 gram dưa leo

3 muỗng cà phê hạt nêm chay, 2 muỗng canh dầu hào chay

2 muỗng canh dầu điều, 2 muỗng canh dầu ăn

2.1.2. Các bước làm món cơm chiên hoàng hậu đãi tiệc chay

2.1.2.1. Sơ chế hỗn hợp nấm và tạo màu vàng cho cơm chiên

Tất cả chỗ nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm cây, cà rốt, dưa leo đều cắt hạt lựu. Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, rồi bạn cho các loại nấm vào xào khoảng 2 phút, nêm gia vị bằng 1 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng canh dầu hào chay. Tắt bếp, múc hỗn hợp nấm ra chén, để sang 1 bên. Bạn không cần xào chín dưa leo và cà rốt trước để giữ độ giòn khi ăn.

Chảo vừa xào ban nảy vẫn còn hơi nóng, bạn cho dầu điều vào và trộn với cơm trắng. Bạn không nên vặn lửa trở lại khi đang trộn cơm, điều này sẽ giúp sắc vàng từ dầu điều bám đều vào hạt cơm. Vừa trộn, bạn cũng tranh thủ nêm thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm chay vào chảo.

2.1.2.2. Chiên cơm và tạo hình khối cơm bằng khuôn chuyên dụng

Trộn xong, bạn chỉnh lửa vừa rồi đổ thêm cà rốt dưa leo và đảo đều, để cơm nóng lên hoàn toàn thì cho chén hỗn hợp nấm đã xào vào. Duy trì trên bếp thêm khoảng 2 phút nữa là được. Chuẩn bị khuôn cơm chuyên dụng có đáy in chữ hay họa tiết hoa tùy theo ý thích. Sau đó, bạn múc cơm vào khuôn. Dùng nắp khuôn ấn xuống nhằm tạo độ bằng phẳng cho bề mặt cơm.

Úp ngược khuôn xuống dĩa, bạn sẽ có ngay 1 phần cơm hoàng hậu in hình chữ hay hoa văn tinh tế.

2.2. Tuyệt chiêu chế biến bò nấu đậu chay ngon như nhà hàng

2.2.1. Nguyên liệu chủ yếu

Nấm đông cô, nấm mỡ, nấm hương, nấm linh chi mỗi loại 50 gram

Bí ngòi vàng, bí ngòi xanh, cà rốt mỗi loại 50 gram

5 trái mướp tây baby

200 gram khoai tây, 100 gram thịt bò chay

Đậu trắng, đậu ngự, đậu tibo, đậu thận đỏ, đậu ván mỗi loại 100 gram

40 gram bơ thực vật, 1 củ hành tây nhỏ

40 gram cà chua cô đặc, 1 lít nước dừa

2 lá thyme, 20 gram hạt nêm chay

40 ml dầu hào chay, 40ml nước tương

30 gram đường, 10 gram bột ngọt

20 gram bột mì, 3 lá nguyệt quế

2.2.2. Cách làm các món chay ngon đãi tiệc từ bò nấu đậu

2.2.2.1. Sơ chế hỗn hợp nguyên liệu

Các loại nấm rửa sạch, cắt bỏ phần gốc. Nấm đông cô và nấm mỡ bạn có thể khứa chữ thập để trông đẹp mắt hơn. Bí ngòi xanh, vàng và cà rốt dùng đồ múc tròn để tạo hình hoặc bạn có thể cắt thành miếng vuông vừa ăn.

Mướp tây baby cắt bỏ cuốn. Khoai tây cắt hình quả trám hoặc bạn có thể cắt thành miếng vuông, chữ nhật tùy thích. Sau đó, bạn ngâm tất cả các loại củ, quả này vào tô nước đá lạnh.

Ngâm 100 gram đậu ngự, 100 gram đậu trắng vào nước lạnh trong 30 phút cho nở mềm rồi bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài. Ngâm 100 gram thịt bò vào nước lạnh trong 30 phút cho nở. Sau đó, bạn vắt thật ráo nước. Hành tây bóc vỏ, cắt thành mùi cau lớn.

2.2.2.2. Xào thịt bò chay với rau củ và tạo hỗn hợp nước sệt

Bắc chảo lên bếp cho vào 20 gram bơ, sau đó, bạn lần lượt cho hành tây, 4 loại nấm, bí ngòi xanh, vàng, mướp tây baby, cà rốt, khoai tây vào và đảo đều tay. Tiếp theo, bạn cho bò chay vào và cũng đảo nhanh tay hỗn hợp, tắt bếp.

Bắc 1 chảo khác lên bếp, cho vào 20 gram bơ cho tan chảy ra rồi tiếp tục cho vào 20 gram bột mì khuấy đều để tạo thành hỗn hợp sánh sệt.

2.2.2.3. Đun sôi hỗn hợp đồ xào với hỗn hợp đậu

Đổ tất cả hỗn hợp đồ xào ở trên qua nồi rồi cho vào 40 gram tương cà chua cô đặc, trộn cho tương tan đều và tiếp tục cho vào nồi 1 lít nước dừa. Đồng thời, bạn cũng nêm vào nồi 2 lá thyme, 20 gram hạt nêm nấm chay, 40 ml dầu hào chay, 40 ml nước tương, 30 gram đường, 10 gram bột ngọt, đảo đều để gia vị tan và đun sôi tất cả lên.

Khi đã sôi, bạn cho đậu tibo, đậu trắng, đậu ngự, đậu thận đỏ vào tiếp tục đun cho các loại hạt mềm. Cuối cùng, bạn cho hỗn hợp bơ với vột mì tạo độ sánh, 3 lá nguyệt quế, nêm nếm cho vừa ăn, rồi cho đậu ván vào đảo đều tay và tắt bếp.

Múc bò nấu đậu ra tô và lựa chọn cách bày trí món ăn ngon phù hợp.

2.3 Sáng tạo với cách làm đậu hũ sốt sa tế nướng giấy bạc với rau củ

2.3.1. Các nguyên liệu quan trọng

2 củ tỏi băm, 2 cây sả băm, vài trái ớt tươi

1 muỗng cà phê ớt bột, 1 muỗng cà phê muối

2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm chay

3 muỗng cà phê tương ớt, 2 muỗng cà phê tương cà

3 muỗng canh dầu điều, 2 muỗng canh ớt sa tế (Xem cách làm ớt sa tế cay nồng kích thích vị giác)

3 muỗng canh nước luộc rau, 300 gram đậu hũ chiên

Hỗn hợp rau củ tươi (bắp non, cà rốt, bắp cải tím…)

2.3.2. Cách tiến hành làm đậu hũ sốt sa tế nướng giấy bạc với rau củ

Phi thơm 3 cây sả băm với 1 củ tỏi băm, 1 ít ớt băm cùng 1 muỗng cà phê ớt bột, 1 muỗng canh dầu điều với 1/2 chén dầu ăn. Nêm vào 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, bạn sẽ thu được phần sa tế.

Nêm vào 300 gram đậu hũ chiên 1/2 muỗng cà phê hạt nêm chay và 2 muỗng canh sa tế chay và ướp trong 15 phút.

Luộc chín hỗn hợp ra củ tươi.

Làm nước sốt bằng cách cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, phi thơm 1 củ tỏi băm. Thêm vào 3 muỗng canh tương ớt, 2 muỗng canh tương cà, 1 muỗng canh sa tế chay, 3 muỗng canh nước luộc rau. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn: 1/2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm chay.

Đợi nước sốt sôi lên, cho đậu hũ đã ướp cùng các loại rau củ vào giấy bạc. Thêm nước sốt và đem nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 20 phút.

Món này rất tiện lợi và nhanh gọn, thích hợp xuất hiện trong các bữa ăn thân mật của gia đình, đến cả những bữa tiệc lớn.

2.4. Mách nhỏ cách nấu lẩu Thái chay chua cay ngon “xoắn lưỡi”

2.4.1. Nguyên liệu chính

400 gram khóm, 100 gram cà chua

200 gram cà rốt, 150 gram củ cải trắng

300 gram bắp Mỹ, 150 gram củ su

3 cây sả, 1 cây hành boa rô, 1 củ gừng nhỏ

200 gram đậu hũ chiên, 200 gram chả cá chay

100 gram đậu hũ ky chiên, 500 gram bún tươi

1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh muối

3 muỗng canh đường, 2 muỗng canh dầu điều

Hỗn hợp rau nấm (nấm bào ngư, nấm bạch tuyết, rau muống, rau nhúc…)

2.4.2. Các bước nấu món lẩu Thái chay cơ bản để đãi tiệc

2.4.2.1. Sơ chế các loại rau củ và đậu hũ

Củ su, cà rốt, củ cải trắng cắt khúc nhỏ có độ dày khoảng 2 cm, bắp Mỹ cắt khúc. Bắc nồi lên bếp, đun sôi 2 lít nước với các nguyên liệu đã cắt khúc để nấu lấy nước dùng trong 30 phút. Khóm và cà chua cắt nhỏ rồi đem xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.

Sả đập dập, cắt khúc, hành boa rô và gừng thì băm nhuyễn. Húng quế, ngò gai, rau ôm xắt nhỏ. Đậu hũ cắt miếng vuông, chả cá chay cắt miếng dài, đậu hũ ky cắt miếng vừa ăn.

2.4.2.1. Đun nước lẩu với hỗn hợp nguyên liệu

Bạn cho vào nồi 2 muỗng canh dầu điều, phi thơm hành boa rô với sả. Sau đó bạn cho phần khóm cà chua xay nhuyễn vào, nêm hết đường, muối, hạt nêm đã chuẩn bị vào và đảo đều trong 3 phút, tắt bếp.

Loại bỏ phần xác của nồi nước dùng ban đầu rồi bạn đổ hỗn hợp vừa xào vào. Nêm lại gia vị cho vừa miệng, nếu nước dùng chưa chua thì bạn có thể thêm nước cốt me. Bỏ thêm đậu hũ tươi chiên vào nồi nước dùng đun khoảng vài phút nữa thì bạn sang qua nồi ăn lẩu.

3. Giới thiệu cách làm các món ăn chay tráng miệng đãi tiệc

3.1. Học cách làm thạch rau câu quế hoa kỷ tử man mát

3.1.1. Nguyên liệu cần dùng

30 gram kỷ tử

30 gram bột gelatin

15 gram bột hoa quế

300 gram đường phèn

3.1.2. Các bước làm thạch rau câu quế hoa kỷ tử

Rửa 30 gram kỷ tử với nước cho sạch bụi và loại bỏ những hạt hư. Cho 15 gram hoa quế vào bình hoặc cốc, chế vào 250 ml nước sôi, khuấy đều rồi ủ trà 10 phút.

Bắc lên bếp một chiếc nồi lớn, thêm vào 1 lít nước, 30 gram gelatin, 300 gram đường phèn, mở bếp, khuấy đều cho gelatin và đường phèn hòa tan. Khi nước nóng bốc khói thì cho lần lượt kỷ tử đã rửa sạch và trà hoa quế vừa ủ vào nồi, khuấy đều.

Đun cho hỗn hợp sôi bùng lên thì tắt bếp.

Kế đến, múc hỗn hợp ra khuôn, để nguội thì cho vào tủ lạnh đợi đến khi thạch đông trong khoảng 2 tiếng.

Lấy thạch rau câu ra ngoài và cảm nhận hương vị.

3.2. Bí quyết làm chè hạt sen nhãn nhục giải nhiệt đãi các bữa tiệc chay

3.2.1. Tập hợp nguyên liệu

200 gram hạt sen

150 gram nhãn khô

500 gram bột sắn dây

200 gram đường

3.2.2. Các bước nấu chè sen nhãn nhục đãi tiệc chay

Hạt sen rửa sạch, bỏ phần tim sen. Luộc hạt sen cho tới khi hạt sen chín mềm. Lưu ý không nên luộc lâu sẽ khiến hạt sen bở quá. Vớt hạt sen ra để ráo.

Nhãn nhục ngâm nước khoảng 30 phút cho nở. Nhãn nhục sau khi ngâm nước cũng vớt ra để ráo nước. Lấy nhãn nhục bọc lấy từng hạt sen.

Cho 1 lít nước vào nồi, cho thêm đường và nấu sôi. Sau đó, cho nhãn nhục bọc hạt sen vào nồi nấu cho sôi. Bột sắn pha cùng 80ml nước rồi cho từ từ vào nồi chè đang sôi, đảo nhẹ. Nấu sôi lại lần nữa rồi tắt bếp.

Bảo quản chè trong tủ lạnh khoảng 2 tiếng rồi lấy ra dùng sẽ ngon hơn.

3.3. Bổ sung cách làm kem xôi hoa đậu biếc dịu ngọt

3.3.1. Yêu cầu về nguyên liệu

500 gram gạo nếp đã vo sạch, 700 ml nước cốt hoa đậu biếc

1/2 muỗng cà phê muối, 300 ml kem sữa tươi (Xem cách làm kem sữa tươi đơn giản nhất tại nhà)

250 ml sữa tươi không đường, 170 gram đường

100 ml nước cốt dừa, 60 gram dừa khô

60 gram lạc rang, 1 chén nhỏ dừa nạo

3.3.2. Cách thực hiện món kem xôi hoa đậu biếc đãi các bữa tiệc chay

Xay nhuyễn hỗn hợp sữa tươi không đường, kem sữa tươi với nước cốt dừa bằng máy xay sinh tố.

Đổ hỗn hợp sữa tươi vào khay, rắc thêm lạc rang, dừa khô lên trên và đem đông lạnh trong khoảng 7-8 giờ.

Ngâm gạo nếp đã vo sạch từ trước trong nước cốt hoa đậu biếc từ 7-8 giờ rồi vớt ra để ráo. Trộn đều gạo đã ngâm với muối rồi đem hấp chín.

Khi thưởng thức thì cho kem xôi ra dĩa, dùng muỗng chuyên dụng để múc kem ra tạo hình viên tròn. Phủ thêm dừa nạo lên trên nữa là hoàn tất.

3.4. Bí quyết làm các món thạch vải ngũ sắc đãi tiệc chay siêu cuốn hút

3.4.1. Nguyên liệu chủ yếu

2 kí vải, 15 gram bột rau câu

100 ml siro trà xanh, 100 ml siro chanh leo

100 ml siro dâu, 100 ml siro nho

100 ml siro việt quất

3.4.2. Các bước làm món thạch vải ngũ sắc đãi tiệc chay

Vải tươi lột vỏ, dùng kéo cắt khéo vòng quanh phần thịt ở đỉnh đầu trái để loại bỏ hột. Cho vào các chén siro mỗi loại 3 gram bột rau câu, quậy đều.

Lần lượt đun sôi riêng các phần siro, sau đó, bạn dùng kim tiêm hút nhiều loại siro khác nhau khi hỗn hợp nước rau câu còn lỏng. Nhanh tay bơm xuống ruột của trái vải rồi đem bảo quản trong tủ lạnh để làm đông rau câu ít nhất 2 giờ.

Khi nào khai tiệc thì bạn bày ra thưởng thức. Nếu có đủ thời gian bạn hãy làm thạch dùng liền trong ngày sẽ có độ tươi ngon hơn là đã chuẩn bị món tráng miệng từ ngày hôm trước.

4. Những quan niệm sai lầm về việc ăn chay ảnh hưởng tới sức khỏe bạn cần tránh

4.1. Bạn không thể nạp đủ protein từ việc ăn rau củ quả

Thịt không phải là thực phẩm duy nhất chứa protein. Trên thực tế, hầu như tất cả các loại thực phẩm (trừ rượu và đường) đều chứa một lượng đạm nhất định. Một nửa chén đậu thậm chí có lượng protein ngang bằng với nửa cân thịt. Để có thể nạp đủ tất cả các axit amin thiết yếu cho sự phát triển, hãy tập trung ăn một số loại protein thực vật, bao gồm đậu ván, đậu lăng, các loại hạt và sữa. Lợi ích thực sự của chế độ ăn chay là cơ thể có điều kiện dung nạp nhiều chất xơ, magiê, kali, folate (một dạng vitamin nhóm B), caroten, flavonoid và các vitamin C, E hơn những người ăn thịt.

4.2. Ăn chay khiến bạn nhận được ít năng lượng hơn

Một chế độ ăn chay có thể cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày của bạn như chế độ ăn nhiều thịt, miễn là bạn chú tâm tìm kiếm những nguồn dinh dưỡng thay thế cho các dinh dưỡng có phổ biển trong sản phẩm động vật. Nếu mức năng lượng của bạn tụt xuống, có thể bạn đã không nạp đủ vitamin B12 và sắt. Những thực phẩm giàu chất sắt nhất là cải bó xôi, đậu lăng, đậu xanh, đậu ván và hạt điều, hãy kết hợp chùng cùng nguồn vitamin C dồi dào trong cam, ổi, dâu tây, kiwi, cà chua và bông cải xanh. Vitamin C thực sự giúp cơ thể hấp thụ tốt chất sắt.

4.3. Ăn chay làm bạn luôn thấy đói

Nếu bạn cảm thấy bị đói với chế độ ăn uống không có thịt hiện tại, có thể bạn chưa nắm rõ nguyên tắc cơ bản của việc ăn chay. Đó là phải biết kết hợp các loại thực phẩm đúng cách. Chất xơ, phần khó tiêu hóa của rau củ thực vật, giúp giữ cho bụng no và ổn định lượng đường trong máu để ngăn chặn cảm giác thèm ăn. Trong khi chất béo và protein là hai nguồn năng lượng phong phú và sẽ tiêu hóa chậm hơn. Vì vậy, nếu dạ dày của bạn đòi ăn, hãy đáp ứng bằng các loại hạt, nguồn cung cấp đầy đủ chất xơ, protein và chất béo có lợi cho sức khỏe.

Thông qua các món chay đãi tiệc gợi ý ở trên, bạn có thể thấy rằng việc ăn chay không hề nhàm chán chỉ với chén tương bần chấm rau luộc mà thôi. Không có thịt không có nghĩa là không có niềm vui. Quan trọng là bạn luôn sẵn sàng thử nghiệm với các công thức nấu ăn mới. Từ đó, bạn sẽ biết cách nấu các món chay thông dụng kết hợp nguyên liệu hài hòa, đủ chất trong bữa ăn mỗi ngày.

Bảo Tiên tổng hợp

Nghề Tụng Kinh Cho Đám Tang, Đám Giỗ

Nghe bài này (audio)

Tụng kinh là một dịch vụ?

Ảnh bên: Trạm dịch vụ bán hoa và thầy tụng. RFA

Một người đàn ông có mẹ vừa qua đời và nhờ ông Hướng tụng kinh cầu siêu, chia sẻ với chúng tôi: Đầu tiên mình tụng cho vong linh siêu thoát, tất nhiên là mình tụng để hồn đi, còn mời nhà sư là để xem ngày giờ, mình phải có cát sét, mình phải chuẩn bị mấy cái đó để vong linh đi thong thả. Mời nhà sư vì mục đích coi ngày giờ hạ huyệt, địa lý, kiêng cử họ rành hơn. Còn bản thân mình trước đó phải chuẩn bị tất cả trước khi người nhà đi, kinh kệ đàng hoàng để họ siêu thoát không lưu luyến mình!

Dịch vụ nở rộ, thật giả khó phân biệt

Một vị ni sư ở Huế, yêu cầu chúng tôi đừng nêu pháp danh vì một số vấn đề tế nhị: Người tôn giáo bây giờ nó cũng là “cái việc”. Có những người họ ăn không ngồi rồi cũng nhiều lắm, họ bám vào, đau khổ họ bám vào, thiếu thốn họ cũng bám vào. Cúng thê cũng nhiều, bởi vì cái nhu cầu quá nhiều đi mà! Cái gì cũng cúng, cúng đất cũng cúng, cúng nhà cũng cúng, đám giỗ cũng cúng… Cái gì cũng cúng hết! Bây giờ những cái đạo tràng, những ông thầy còn rứa nữa chứ đừng nói đến các vị Phật Tử. Có vị thì sáng suốt, nhưng cũng có vị cũng làm rứa, cũng theo cao trào. Bây giờ tôn giáo đang cao trào mà, nhà nước bật đèn xanh cho tôn giáo phủ sóng…

Và điều này không dừng ở những người ngoài xã hội mượn tiếng chuông, câu kệ để kiếm sống mặc dù không hiểu gì về Phật Pháp. Nhưng dẫu sao họ cũng đáng được thông cảm bởi đó là kế sinh nhai, mặc dù là kế sinh nhai trắc ẩn và nhiều hệ lụy. Đáng tiếc hơn cả là nhiều vị đã xuống tóc, vào chùa để tu nhưng lại mang tâm tham ngoài đời vào chùa, mượn màu sắc Phật Pháp để trục lợi.

Vị ni sư này tiết lộ thêm là bà rất đau lòng cho đạo pháp vì hầu như các chùa quốc doanh, ở đâu cũng có một vài vị sư biến thái, đàn đúm và thậm chí, có sư còn thủ cả súng trong người, bà không hiểu vì sao đã đi tu mà còn có súng? Và như vậy có chính xác là nhà tu hay là loại người nào khác trà trộn vào cửa Phật.

Nói đến đây, vị ni sư vừa thở dài nhưng lại vừa mỉm cười, một nụ cười mãn nguyện và vô ưu.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

(RFA)