Cúng Cửu Huyền Mấy Chén Cơm / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Mâm Cúng Giỗ Mấy Chén Cơm

Cúng giỗ là tục lệ từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Đây là sự thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, với những người đã khuất. Chính vì thế mâm cúng giỗ cũng cần được sắm đầy đủ để dâng lên gia tiên. Trong mâm cúng giỗ mấy chén cơm cũng là mối quan tâm của nhiều người hiện nay. Bởi mỗi nơi, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ tùy thuộc vào lòng thành và hoàn cảnh của mình.

Mâm cúng giỗ mấy chén cơm?

Đã nói mâm cơm cúng giỗ thì chắc chắn phải có cơm. Tuy nhiên mâm cúng giỗ cần mấy chén cơm thì vẫn là câu hỏi của nhiều người. Theo như phong tục của người Việt ở 3 vùng miền thì mâm cơm cúng có nhiều món khác nhau. Món cơm thì vẫn luôn phải có trong mâm cỗ.

Người miền bắc hay bới cơm vào những bát nhỏ. Cúng giỗ người mất, cúng gia tiên thường dùng 5 chén cơm sắp chung vào mâm cỗ. Khi bới cơm cúng chỉ xới 1 lần, không bới thêm vào bát 2 lần cơm.

Đối với người miền Trung và miền Nam thì xới vào tô hoặc vào đĩa. Cơm được bới đầy dĩa vuông vắn. Cúng giỗ cho ông bà, gia tiên thường có 2 mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên, người mất, còn một mâm thì thần linh, thổ địa.

Bên cạnh đó, lễ cúng giỗ cần có bình hoa, mâm quả, vàng mã, cặp hình nhân và áo quần đầy đủ cho người mất.

Thực đơn chuẩn cho mâm cúng giỗ

Mâm cỗ giỗ chuẩn Việt gồm những món gì?

Vậy là mọi người đã biết mâm cúng giỗ mấy chén cơm qua chia sẻ ở trên. Tuy nhiên tùy vào mỗi gia đình, khi cúng giỗ thường cúng cơm nhiều hay ít. Cũng có thể chỉ dùng một chén cơm úp và một quả trứng.

Mâm cơm cúng giỗ chuẩn của người Việt thường có: 2 món ăn mặn 2 món ăn nhạt, 1 bát canh, và 1 dĩa xôi. Có nhiều gia đình làm nem rán, món đĩa xôi gà lớn. Hoặc có một số gia đình thường làm những món ăn mà lúc còn sống người mất thích ăn để cúng.

Ý nghĩa món ăn trong mâm cỗ giỗ

Mỗi một món ăn được sắp xếp trên mâm cỗ cúng giỗ mang ý nghĩa khác nhau. Vì vậy không phải tự nhiên mà nó lại được đưa vào menu cỗ.

Đĩa xôi là món ăn luôn có trong mâm cúng giỗ, nó là tinh hoa từ đất trời. Sự có mặt của món ăn thể hiện mong muốn của gia đình luôn bình an, đầy đủ.

Một dĩa gà món ăn mặn cũng không thể thiếu ở mâm cỗ giỗ. Đây là con vật gần gũi với con người, thể hiện sự oai phong.

Một bát canh cho thực đơn cỗ giỗ, có thể nấu từ nhiều loại rau củ khác nhau. Nó tùy thuộc vào sở thích người mất hoặc khẩu vị của mỗi gia đình. Hoặc có bát canh ngũ sắc, đó là bát canh rau củ có 5 màu. Năm màu này là tượng trưng cho 5 ngũ hành: Kim -Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ.

Một đĩa nem rán, món ăn truyền thống mà người Việt ai cũng yêu thích. Món ăn được tạo nên từ nhiều thực phẩm khác nhau thể hiện sự trọn vẹn, đầy đủ.

Có thể làm thêm món rau xào, món rau trộn tạo sự tươi mát.

Hiện nay có nhiều gia đình đặt dịch vụ nấu cỗ giỗ thuê vì lý do bận rộn trong công việc. Cuộc sống ngày càng phát triển, dịch vụ hỗ trợ và phục vụ ngày càng nhiều. Nấu cỗ thuê cũng vì thế mà xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn quá bận rộn với công việc thì đây là giải pháp lý tưởng nhất.

Cúng Đất Đai Mấy Chén Cơm, Hướng Dẫn Mâm Cúng Chi Tiết

Mâm cơm trong các tập tục cúng cổ truyền Việt Nam giữ vị trí và vai trò rất quan trọng với nhiều ý nghĩa tâm linh, nhất là đối với tục cúng đất đai. Vậy cúng đất đai mấy chén cơm và cần chuẩn bị mâm lễ cúng đất đai đầy đủ như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng đất đai chuẩn tập tục cúng mấy chén?

Việt Nam là một trong những đất nước chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn minh Trung Hoa cổ. Theo đó, thế giới tồn tại 3 giới: Thiên giới, Địa giới và Hạ giới. Ở mỗi giới lại có những đại diện cai quản và sinh sống nhất định. Thiên giới (trời) là nơi sinh sống và cai quản các vị Thần tiên, đứng đầu là Ngọc Hoàng. Địa giới là nơi sinh sống và cai quản của các vị thần linh, có diêm vương và các vị thần giữ chức vụ và chức năng riêng. Hạ giới là nơi sinh sống trực tiếp của con người, là trung gian của Thiên giới và Địa giới, do đó chịu những ảnh hưởng và chi phối của cả 3 giới.

Cũng theo đó, mỗi một vùng đất ở Hạ giới mà con người sinh sống, làm ăn đều có sự tồn tại, cai quản của các vị thần linh, được gọi là Thổ công. Ngoài chức năng trông coi, canh giữ đất đai. Thổ công (cùng với ông Thần tài) còn cai ngữ và chi phối của cải, tài sản, tiền bạc, vận hạn (về mặt tâm linh) trực tiếp của đời sống con người. Chính bởi vậy, khi làm bất cứ việc gì động chạm mạnh đến đất đai, long mạch như đào móng xây nhà, xây dựng thi công công trình, di dời nhà cửa, tài sản, … đều phải xin phép các vị thần linh ở đây dưới hình thức là các nghi lễ thờ cúng hay còn gọi là tập tục cúng đất đai.

Ngoài ý nghĩa khai báo, xin phép và cầu may từ các vị thần cai quản, nghi thức cúng đất cũng là hình thức để người trần bố thí của cải cho người âm – là những cô hồn, vong nhân còn lang thang không nơi nương tựa, chưa được siêu thoát còn tồn tại ở trần thế để tránh điềm xấu, đón điềm lành.

Trong tục cúng đất đai, việc chuẩn bị lễ cơm rất được chú ý. Cơm (cơm tẻ) không chỉ là món ăn thiết yếu trong mỗi bữa cơm chính, mà còn là sự kết tinh những tinh hoa của trời, đất và sức lao động của con người. Việc dâng cơm lên các vị thần linh, thổ địa chính là sự biểu hiện tấm lòng thành kính, biết ơn. 

Vậy cúng mấy chén (bát ) cơm cho mâm cúng đất đai?

Trong văn hóa (truyền thuyết) Trung Hoa, quan niệm về Thần tài – Thổ địa có những quy định rõ ràng về chất lượng, số lượng và tên riêng nhất định của các vị Thần.

Theo đó, có 5 vị Thần tài – thổ địa tương ứng với 4 phương trong trời đất là: 

Vương Hợi (Được gọi là Trung bân Tài thần)

Tỷ Can (Gọi là Đông lộ Tài thần)

Phạm Lãi (Gọi là Nam lộ Tài thần)

Quan Công (Gọi là Tây lộ Tài thần)

Triệu Minh (Gọi là Bắc lộ Tài thần)

Do vậy, trong mâm cúng cơm cho lễ cúng đất đai dân gian sẽ chuẩn bị 5 bát cơm (chén cơm) cho 5 vị Thần tài – Thổ địa mà nơi mình sinh sống.

Những lễ vật cơ bản trong mâm cúng đất đai

Dù là mâm lễ đơn giản hay mâm lễ đầy đủ, một mâm lễ cúng đất đai nên chuẩn bị đầy đủ những lễ vật như sau:

Hương: Có địa phương gọi là nhang cúng, là lễ vật bắt buộc và đối với mâm lễ cúng đất thắp 3 nén nhang (có thể cắm thành bát riêng hoặc cắm trực tiếp lên lễ vật)

Đèn hoặc nến: 2 cây

Trầu cau: 1 bộ trầu cau tươi bao gồm 1 quả cau và 1 lá trầu được lau sạch (không rửa).

Nước: 1 chén (hoặc 1 bát nhỏ) – nước sạch mới lấy xuống từ vòi nước

Muối: 1 bát (hoặc 1 đĩa) – muối tinh

Gạo: 1 bát (hoặc 1 đĩa) – gạo tẻ sạch, chưa đem đãi với nước

Rượu: 5 hoặc 6 chén rượu sắp theo trật tự cơ bản. Nếu là 5 chén sẽ xếp theo hình ngũ giác đại diện cho ngũ hành, nếu là 6 chén sắp chia đôi 2 bên bát hương mỗi bên 3 chén

Trà: 1 bao trà khô

Hoa tươi: Lễ hoa trong mâm lễ cúng đất đai thường chọn là hoa cúc đại vàng, có thể cắm 5, 7 hoặc 9 bông. Vị trí đặt bình hoa ở hướng Đông

Trái cây: Gia chủ có thể xếp 5 loại trái quả không đồng màu và tính chất để hình thành mâm ngũ quả chuẩn phong tục. Về màu sắc, nên chọn những loại quả có màu đậm, tươi sáng. Về tính chất, theo quan niệm dân gian, 5 loại trái quả trong mâm ngũ quả lần lượt sẽ đại diện cho 5 hành: Hành Kim tương ứng với loại trái quả màu vàng (ví dụ quả bưởi), hành Mộc tương ứng với loại trái quả màu xanh (ví dụ nải chuối), hành Thủy tương ứng với loại trái quả màu trắng (ví dụ quả na), hành Hỏa tương ứng với loại trái quả màu đỏ (ví dụ quả thanh long) và hành Thổ tương ứng với loại trái quả có màu xám, đen (ví dụ quả mận đen, hồng xiêm hoặc nho).

Gà luộc hoặc heo quay: Tùy từng quy mô cúng đất đai. Đối với những lễ cúng là lễ lớn, quy mô đông người thì gia chủ có thể sắp lễ vật là 1 con heo quay, để nguyên con trên 1 đĩa lớn và đặt ở vị trí trung tâm, trước bát nhang cúng đất đai. Với những quy mô lễ cúng gia đình nhỏ hơn, gia chủ có thể chuẩn bị lễ vật là 1 con gà trống luộc. Lưu ý đối với lễ vật gà cúng để cả con, sắp đặt đầy đủ các bộ phận của gà (bao gồm cả chân và nội tạng) lên mâm lễ.

Xôi nếp: Thông thường, xôi nếp trong mâm cúng đất đai sẽ là 1 đĩa xôi trắng, Tùy cách sắp đặt truyền thống hoặc hiện đại. Nếu gia chủ chọn lễ vật mặn là gà trống luộc thì có thể sắp lễ xôi trắng to, sau đó xếp trực tiếp gà nằm bên trên lễ xôi. Còn nếu lễ vật mặn chính là heo quay, sắp 1 lễ xôi đặt riêng

Cơm trắng (cơm tẻ): Sắp 5 bát cơm tẻ là đại diện cho 5 vị Thần tài – Thổ địa cai quản. Lưu ý đến khi sắp cúng mới mang lễ cơm ra, đảm bảo cơm vẫn còn nóng là tốt nhất.

Mâm lễ tam sinh: Đối với hầu hết các nghi thức thờ cúng, mâm lễ tam sinh là đại diện cho nhóm lễ vật và gần như không thể thiếu. Theo quan niệm dân gian, lễ tam sinh là 3 loài sinh sống, chọn thịt của 3 động vật sống ở 3 môi trường  khác nhau là 1 miếng thịt lợn ba chỉ luộc, để nguyên miếng (đại diện cho loài sống trên cạn); 1 quả trứng luộc (đại diện cho loài sống trên mặt đất – trên không) và 1 con tôm hoặc 1 con tôm luộc – tôm cua cỡ to (đại diện cho loài sống dưới nước).

Những điều cần lưu ý trong sắp và đặt mâm cúng đất đai

Khi sắp mâm cúng, gia chủ lưu ý phải sắp lễ vật đầy đủ và tươm tất lên mâm cúng trước khi thắp nhang. Theo quan điểm dân gian, khi nhang đã đốt và cắm lên bát nhang hoặc trực tiếp lên lễ vật thì không nên bổ sung thêm lễ nữa, nếu sót lễ có thể tạm bỏ qua.

Đối với những lễ vật hoa, trái quả (những lễ vật cần làm sạch) không nên rửa trôi bằng nước mà chỉ nên dùng khăn sạch (khăn ẩm hoặc khô tùy từng lễ vật) lau lễ vật vì quan niệm rửa nước là rửa trôi.

Một số quy tắc bất biến, ví dụ như: Bình hoa sẽ được đặt ở hướng Đông, còn lễ ngũ quả sẽ được đặt ở hướng Tây.

Người được chọn để thực hiện nghi thức thờ cúng (cúng bái) phải là người hợp mệnh với gia chủ (nếu mượn tuổi), ăn mặc lịch sự, sạch sẽ.

Các bước cúng đất đai đơn giản trong tục cúng đất tại Việt Nam

Cúng đất đai là một tục cúng không quá cầu kỳ về hình thức, song về cơ bản vẫn phải diễn ra theo một trật tự quy trình hợp lý nhất định.

Hướng dẫn cách cúng:

Bước 1: Chọn ngày cúng đất đai

Để xem được ngày tốt, gia chủ có thể xem sách tâm linh, lịch cúng cơ bản (nếu là những người có kiến thức về thờ cúng). Đối với những gia đình ít kiến thức thờ cúng, thường là thế hệ trẻ, có thể xem ngày cúng là ngày Hoàng đạo tại các địa điểm nhà thầy Địa uy tín trong vùng.

Bước 2: Chọn vị trí cúng đất đai

Vị trí cúng đất thường được đặt trực tiếp tại địa điểm thi công, theo hướng hợp phong thủy

Bước 3: Chuẩn bị lễ vật cúng đất đai và sắp đặt bàn cúng, mâm cúng đất

Bước 4: Chuẩn bị bài văn khấn cúng đất đai chuẩn theo phong tục – dành cho những người cúng lần đầu. Những người đã cúng quen thì có thể bỏ qua

Bước 5: Cúng, bái

Người được chọn làm nghi lễ cúng, bái sẽ vào vị trí trước bàn cúng, chắp tay và đọc văn khấn. Sau khi hoàn tất sẽ vái và lui ra khỏi án thờ cúng theo tư thế lùi ra đằng sau (không quay người lại mâm cúng)

Bước 6: Đợi hết lễ, cúng lại 1 lần nữa và xin lễ

Khi hương cháy gần hết, người thực hiện cúng bái sẽ vào tạ lễ, xin lễ để hạ lễ xuống và kết thúc nghi lễ cúng đất đơn giản

Bước 7: Tạ lễ, thụ hưởng lễ vật và hóa vàng mã

Phần lễ vật hạ xuống sẽ do tất cả những người tham dự lễ cúng đất thụ hưởng dưới lời mời của gia chủ.

Riêng phần tiền vàng mã có thể hóa đi, tro vàng mã nếu tiện sông suối có thể rắc xuống, tránh đổ tro vàng mã vào những nơi bẩn, ẩm thấp (thùng rác)

Lễ hoa tươi khi hạ xuống cũng không nên bỏ đi hoặc vứt vào thùng rác mà nên cắm gọn gàng ra các cành cây hoặc ở 1 góc sạch sẽ cho đến khi héo mới bỏ đi.

Cửu Huyền Thất Tổ Là Gì? Cách Bày Trí Và Bài Cúng Cơm

Cửu huyền thất tổ là gì?

” Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ. “

Mặc dù trong từ điển, chúng tôi không thấy có chữ “huyền” nào có nghĩa là “đời” cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ nầy được hiểu như là “đời”, và có lẽ nên dịch là “thế hệ” thì chính xác hơn.

Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.

Một vị Hoà Thượng mà người viết có duyên học hỏi đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ “Huyền” ở đây vì chữ “Huyền” trong “cửu huyền” này vốn có nghĩa là “đen”, vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là “huyền”. Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là “cửu huyền”.

Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là Ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.

Như vậy, chữ “cửu huyền” bao quát hơn chữ “thất tổ”. Vì “thất tổ” chỉ cho các thế hệ đi trước, còn “cửu huyền” không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là “Nhà Thờ Cửu Huyền” (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” (viết bằng chữ Hán).

“Cửu huyền Thất tổ” tiếng Hoa 九玄七祖

Hướng dẫn cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ chi tiết

Khi lập bàn thờ cửu huyền thất tổ cũng chính là lập bàn thờ gia tiên. Vì thế, gia chủ cần phải tiến hành theo các bước cụ thể và bảo đảm sự cẩn thận trong từng công đoạn.Trước tiên, gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ những thứ quan trọng và cần thiết trên bàn thờ như: Vật phẩm thờ cúng, mâm cúng cửu huyền thất tổ.

Tuy nhiên trước khi đặt những vật này lên bàn thờ cửu huyền thất tổ thì gia chủ nên tẩy uế để tránh phạm những điều tâm linh, thờ cúng.

Cụ thể các bước như sau:

Cách bày trí cửu huyền thất tổ

Gia chủ sẽ thực hiện tẩy uế đồ thờ cúng bằng cách sử dụng rượu trắng pha với gừng để lau đồ thờ và để chúng khô tự nhiên.

Khi bốc bát hương, gia chủ sẽ phải tiến hành theo trình tự các bước được quy định để đảm bảo sự linh thiêng trong thờ cúng.

Sau khi thực hiện bốc bát hương xong, gia chủ sẽ thực hiện bước tiếp theo đó là cúng lễ, đọc văn khấn và thắp nhang để an vị bàn thờ.

Đợi hết tuần nhang, gia chủ sẽ hạ tất cả đồ cúng lễ xuống, chia cho từng người trong gia đình và đặc biệt không được chia cho người ngoài để tránh lộc bị thất thoát.

3- Bình bông.

4- Chung nước trà.

5- Ly rượu.

6 & 7- Cặp đèn nghi.

8- Lư hương (cắm 3 cây hương).

Thờ cúng Cửu Huyền có ý nghĩa: mình là cháu 9 đời, thờ các bậc Tổ Tiên 9 đời trước mình.

Thờ Cửu Huyền Thất Tổ là để tỏ lòng kính trọng Tổ Tiên mà trong buổi sanh tiền đã dày công giáo hóa, chỉ dẫn công việc làm ăn, dạy bảo cử chỉ hành động sao cho tốt đẹp, hợp đạo đức, để phát huy sự nghiệp làm rạng rỡ Tổ Tiên.

Bài cúng hay văn khấn cúng cơm cho cửu huyền thất tổ

Thành kính lạy Cửu Huyền Thất Tổ,

Ngỏ đáp ơn báo bổ sanh thành,

Con quy y Phật tu hành,

Cửu Huyền Thất Tổ lòng thành chứng tri.

Noi theo hạnh từ bi của Phật,

Bỏ dứt đi những tật xấu xa,

Trau giồi đức hạnh thuận hòa,

Ðạo thành cứu độ Mẹ, Cha, Cửu Huyền.

Nay phẩm vật hiện tiền dâng cúng,

Hương, đăng, hoa chúc tụng cầu xin,

Cửu Huyền Thất Tổ hương linh,

Chứng lòng hiếu thảo ân sinh thuở đầu.

Công dạy dỗ cao sâu thăm thẳm,

Công dưỡng nuôi khó gẫm gì hơn,

Ăn cay, uống đắng không sờn,

Vì con đau khổ không hờn phiền chi.

Cha mẹ rất từ bi hà hải,

Nội ngoại đồng bác ái tình thương,

Cửu Huyền Thất Tổ đồng nương,

Từ đời vô thỉ khôn lường kiếp sinh.

Ân dưỡng dục minh minh như hải,

Ân sanh thành tợ Thái Sơn cao,

Con nay muốn đáp công lao,

Ðền ơn trả nghĩa thế nào cho xong.

Lời Phật dạy mênh mông biển khổ,

Cõi Ta bà không chỗ dựa nương,

Chúng sanh vì bởi tình thương,

Tình ân, tình ái mà vương nghiệp sầu.

Sanh tử mãi biết đâu mà kể,

Cứ trầm luân trong bể ái hà,

Cũng vì bản ngã chấp ta,

Tham lam, sân giận, cùng là si mê.

Những tội lỗi không hề dứt bỏ,

Ðường tử sanh nên khó bước qua,

Làm con muốn cứu mẹ cha,

Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà đền ân.

Ðem phẩm vật cúng dâng Tam Bảo,

Nhờ chư Tăng tâm đạo cầu nguyền,

Cầu cho Thất Tổ Cửu Huyền,

Siêu sinh Tịnh độ phước duyên đủ đầy.

Ai muốn đáp công thầy dạy dỗ,

Hay đền ơn Thất Tổ Cửu Huyền,

Chúng sanh tất cả các miền,

Thì nên phát đại lời nguyền độ tha.

Trước xuất thế lìa xa cõi tục,

Sau diệt tiêu lòng dục, tánh phàm,

Chẳng còn ưa chuộng, muốn ham,

Thân tâm thanh tịnh, Già lam dựa kề.

Tu chứng đắc Bồ đề Phật quả,

Ðộ chúng sanh tất cả siêu thăng,

Vượt lên cửu phẩm thượng tầng,

Là phương trả nghĩa đáp bằng công lao.

Ai hiếu tử mau mau ghi nhớ,

Muốn đáp đền mối nợ từ xưa,

Cần nên tu niệm sớm trưa,

Công dầy quả mãn phước thừa báo ân.

Văn hóa Việt Nam dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, những đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” luôn khắc sâu trong tâm trí của người Việt Nam.

Cửu Huyền Thất Tổ Danh Sách

Hiển thị tất cả 13 kết quả

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ thư pháp nổi 3D là những nét bút pháp tinh xảo của các nghệ nhân xưởng tranh tượng Phật Mandala, được khắc họa khéo léo tỉ mỉ trên nền đỏ nhung, nội dung chữ thư pháp màu vàng tạo nên sự trang trọng tinh tế. Tăng cao giá trị tôn nghiêm trong truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Trong truyền thống người Việt, Thất tổ là dành cho vua chúa mới được thờ cúng, còn chúng ta chỉ thờ Cửu huyền.

Được tính từ bản thân mình thì trước chúng ta có 4 thế hệ và đời sau là 4 thế hệ. Thờ cúng 4 thế hệ đời trước là để tỏ lòng nhớ ơn sinh thành, nuôi dưỡng, uống nước nhớ nguồn. Việc thờ cúng thế hệ đời trước đó là tất nhiên, nhưng tại sao lại phải thờ thêm 4 thế hệ sau này ?

Trong kiếp luân hồi, có thể con cháu chúng ta chính là do ông bà, cha mẹ đầu thai. Nếu cha mẹ làm việc thiện thì con cháu đời sau có phước, hưởng hạnh phúc. Còn ngược lại nếu đời trước làm điều sai trái, ác nghiệp thì con cháu chịu quả báo. Tục ngữ có câu “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” là để chỉ nhân quả các thế hệ. Vì vậy thờ cúng 4 thế hệ sau để nhắc nhở chúng ta phải làm điều thiện và tin luật nhân quả 3 đời.

Cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ

Cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ cũng giống như lập bàn thờ gia tiên. Trước hết gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ vật phẩm thờ cúng, bàn thờ, mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ. Lưu ý trước khi sử dụng những vật phẩm thờ cúng, gia chủ phải tẩy uế đồ thờ cúng nhằm tránh những kiêng kị và cũng phải thực hiện bày trí bàn thờ đúng thứ tự.

Những việc cần làm khi thờ cúng Cửu huyền thất tổ :

– Sử dụng rượu pha với gừng để lau đồ thờ, sau đó để khô tự nhiên nhằm tẩy uế

– Sau khi bốc bát hương xong, gia chủ bắt đầu tiến hành cúng lễ, đọc văn khấn, đốt nhang để an vị bàn thờ

– Khi hết tuần nhang, gia chủ hạ đồ cúng lễ xuống, đồ cúng lễ chỉ nên chia cho người trong gia đình, không chia cho người ngoài nhằm tránh thất thoát tài lộc

Đốt hương trầm trung lư hương, thắp đèn, đốt nhang đứng trang nghiêm trước bài vị, xá 3 xá sau đó đưa nhanh lên trán và khấn.

“Hôm nay là ngày…tháng…năm…

Con tên là…tuổi…ở tại…

Được ngày lành tháng tốt, con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu.

Kính mong Cửu huyền thất tổ anh linh, phù hộ độ trì cho con và gia đình được bình an mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn.

Con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu huyền thất tổ và Nội ngoại tông thân.

Kính thỉnh. “

Xá ba xá. Cắm nhang vào lư hương. Nhang trường cắm phía trước, các cây nhang nhỏ cắp phía sau tạo thành ba điểm rời nhau, có trật tự (không cắm lung tung, tùy hứng).

– Thay chun nước lạnh bằng nước trà.

– Quỳ xuống, lạy bốn lạy. Đứng dậy xá ba xá.

Những lưu ý khi đặt bài vị cửu huyền thất tổ

Gia chủ cần lưu ý những điều sau đây để tránh phạm những kiêng kỵ trong thờ cúng

– Tránh đặt vật gì lên trên bài vị

– Ngoài ra cũng không đặt bài vị cửu huyền thất tổ dưới chân Phật, nếu đặt thì cần lệch sang một bên.

– Nếu nhà chỉ có bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên, thì bày trí bàn thờ cửu huyền thất tổ ở vị trí thấp hơn bàn thờ Phật để đúng cấp bậc trong thờ cúng.

– Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ, tránh bụi bẩn gây thiếu tôn trọng, trang nghiêm cho không gian thờ cúng.

– Những đồ cúng lễ ở bàn thờ nên là đồ tươi, hoa tươi…tránh đồ bằng nhựa, giả. Rượu nước thay thường xuyên.

Thờ cúng cửu huyền thất tổ là tâm linh, rất quan trọng ảnh hưởng đến bình an, may mắn, tài lộc của gia đình. Do đó gia chủ cần quan tâm chú trọng trong việc chăm sóc bàn thờ cửu huyền thất tổ.