Cúng Cơm Vong Mp3 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Nghi Cúng Cơm Vong

Tang Chủ tựu vì … Lễ tam bái … Bình thân giai quỳ.

Tây Phương Tịnh Độ bạch Liên khai, Linh giả tùng tư quy khứ lai. Nhất niệm hoa khai thân kiến Phật, vĩnh vô bát nạn cập vô xâm.

XƯỚNG:

I). HƯƠNG HUÊ THỈNH:

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh …

– Tiền tràng phan hậu bảo cái, Quan Âm Như Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện. Đại Hùng, Đại Lực, Đại Thế Chí Bồ Tát giáng hạ chứng minh. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

– Duy Nguyện: Trăm năm ân ái nay ly biệt, hôm sớm vào ra bặt bóng hồng. Âm dương chia cách đành đôi ngã, nặng nợ tào khang một tấm lòng.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm sơ tuần … Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

II). HƯƠNG HUÊ THỈNH:

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh …

– Bi nguyện sở tùng cứu thân khổ, phân thân biến độ thật nan lường. Địa Ngục vị không bất thành Phật, ngã kim khể thủ đại thệ vương. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

– Duy Nguyện: Sang cho mấy cũng rời thể xác, quý cho bao cũng biến mất ngày mai. Sướng cho bao cũng lao khổ đêm ngày, vui cho lắm cũng dường như sương tuyết.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm nhị tuần … “Xuân nữ”. Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

– Than ôi! Chiều xuống trên hoa thôn, người đi tê tái hồn. Bóng Trăng soi lờ lạt, tiếng dế khóc hoàng hôn.

– Hỡi ơi! Vinh hoa như tuyết giá, công danh giống hệt giấc mơ xa. Sanh bằng tỉnh ngộ nương về Đạo, Tu đắc Niết Bàn ấy thật là. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm tam tuần … “Lớp nam”. Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

– Ô hô! Ơn xưa nhớ mãi, Tang mới đau hoài, than vì thể xác phôi pha, ngại thấy Kim Quan tàn tạ. Xuôi tay từ giả, thiêm thiếp ra đi. Tiếp triệu Hương Linh quay về bờ Giác.

* Tang Chủ tâm thành tấn phạn.

Nẳng mồ tát phạ đác tha nga đa, phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần).

Nẳng mồ tô rô bà da, đác tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bác ra tô rô, bác ra tô rô, ta bà ha. (3 lần).

Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần).

– Bát vàng cơm Hương Tích, Bình ngọc nước Triều Châu. Đầy vơi mùi Thiền vị, Con Cháu nguyện cúi đầu.

– Trăm hạnh Hiếu là gốc, muôn đức Hiếu là nguồn. Hay Thích tử Hiền tôn, Thần hay Người đồng trọng “Lớp trở” tâm thành, lễ vật, đủ đầy. Mong rằng, hồn Mẹ, về đây thọ dùng. Cơm canh lễ vật muôn trùng, chứng cho Con Cháu dâng cơm cúng dường.

– Tang Chủ kiền thành, trà châm chung tuần. Lễ nhị … bái.

– Tam tuần viên mãn, sở dĩ Kim Ngân phần hóa.

– Nẳng mồ a di đá bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lỵ đá tất đam bà tỳ, a di lỵ đá tỳ ca lan đế, a di lỵ đá tỳ ca lan đá, già di nhị già già na, chỉ đá ca lệ ta bà ha.

Bài 3: Bài Lễ Cúng Cơm Vong Linh Hàng Ngày Trong Vòng 49 Ngày (Tác Giả: Hoàng Văn Trường…)

– Thành tâm dâng hoa quả, chén nước, cơm canh bữa trưa và bữa tối trong vòng 49 ngày.

– Cúng cơm trong vòng 49 ngày là để vong linh cảm nhận được sự quan tâm của con cháu, người sống với họ. Trong 49 ngày sau khi mất, vong linh sẽ được hội đồng địa phủ đưa về nhà hàng ngày để hồi ức lại 1 kiếp tu hành. Và đến ngày thứ 49 thì vong linh sẽ được xét xử và phân đến các cảnh sống khác nhau. Do đó chỉ cúng cơm trong 49 ngày đầu khi mất. Việc cúng cơm giúp vong linh và con cháu dần quên đi khổ đau của sự sinh ly tử biệt mà vẫn thể hiện được sự báo hiếu và ân nghĩa giữa người ở và người thoát tục cõi trần nhân sinh.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Châm 1 hay 3 nén nhang rồi tụng 3 bài chú trước khi tấu lễ:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ – TÂM CHÚ:

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

13. Trùng – Lai -Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn Tàtinh – Ma đạo, bất phân ranh Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ: CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

– Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

– Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

– Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin chí tâm hành thiện hồi hướng vong linh. Đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Mâm Cơm Cúng Giỗ Tại 3 Miền Bắc

Mâm cơm cúng giỗ chủ yếu nhằm mục đích bày tỏ lòng thành nên được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà làm to hay nhỏ, nhiều hay ít chứ không quá quan trọng về vấn đề lễ vật.

Nghi lễ cúng giỗ là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, là nét đẹp văn hóa của người Việt được duy trì từ thời xa xưa cho đến tận ngày nay vẫn được gìn giữ. Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua đối với người đã khuất, dù chỉ là một nén nhang thắp.

2. Mâm cơm cúng giỗ cần chuẩn bị những gì?

Mâm cơm để cúng giỗ không quá quan trọng về mặt lễ vật, người có nhiều làm nhiều, người có ít làm ít và mỗi một vùng miền sẽ có cách chuẩn bị lễ vật khác nhau:

+ Cơm trắng, Xôi gấc (ăn kèm với giò, chả)

+ Xôi vò, chè đường

+ Một con cua và một quả trứng bày chung trên một đĩa

Thịt quay, Bê thui (chấm tương gừng)

+ Giò lụa hay giò bò

+ Thịt kho tàu

+ Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ

+ Gà luộc chặt ra thành 1 đĩa thật đầy và đẹp

+ Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào

+ Miến xào lòng gà (+ mộc nhĩ)

+ Thịt vịt luộc

+ Thịt lợn luộc

+ Thịt lợn quay

+ Nem chả

+ Thịt heo kho rim

+ Cá chiên hoặc cá kho

+ Vã trộn với tôm

+ Một số món canh như: canh khổ khoa nhồi thịt, canh củ hầm thịt bò

+ Một số món rau xào

+ Các món hầm bao gồm: thịt lợn hầm và thường là giò lợn hầm măng tre.

+ Các món xào bao gồm các món thịt xào chua, thịt xào mặn với rau cải đồ lòng hoặc tôm.

+ Món kho bao gồm các món như: thịt kho, cá lóc kho với nước dừa theo phong vị miền nam.

+ Món thịt luộc là thịt ba chỉ, xắt mỏng.

Về mặt cơ bản, mâm cơm cúng giỗ đầu và mâm cơm cúng gia tiên là giống nhau. Tuy nhiên mâm cơm cúng giỗ đầu sẽ được tổ chức long trọng hơn.

Nguồn: Theo Báo chúng tôi

Hướng Dẫn Làm Mâm Cơm 3 Ngày Tết?

Số mười tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn. Mâm cơm đầu năm mới đã thể hiện tất cả những mong ước của gia chủ về một năm mới an lành, ấm no, thành công và hạnh phúc.

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ trọng đại nhất trong năm của người Việt Nam. Đây chính là dịp để mỗi cá nhân có thời gian nghỉ ngơi, được đoàn tụ bên gia đình, cùng nhau hướng tới một năm mới ấm no, thịnh vượng và hạnh phúc. Để chuẩn bị cho ngày Tết được như ý, có rất nhiều thứ các chị em nội trợ phải chú ý, nhưng bên cạnh mâm ngũ quả bày bàn thờ tổ tiên thì mâm cỗ đầu năm là một sự kì công và vô cùng tỉ mỉ.

Theo truyền thống, mâm cơm đầu năm mới của người Việt thường có bốn bát và bốn đĩa. Bốn bát gồm: bát ninh, bát măng hầm giò lợn, bát mọc, bát miến. Bốn đĩa gồm: thịt gà (thịt lợn), giò (chả), nem thính (có thể thay bằng đĩa xào), dưa muối. Ngoài ra còn có một đĩa xôi (bánh chưng) và bát nước chấm, tổng cộng là tròn mười món.

Mâm cơm đầu năm của người miền Bắc thường được chuẩn bị rất công phu, kĩ càng. Thịt gà phải là thịt gà trống choai, được chọn lựa cẩn thận: mào gà, hình dáng gà, đặc biệt là cựa gà. Người Việt Nam quan niệm: cựa gà có đẹp thì cả năm mới sung túc, ấm no. Gà được thịt để cúng giao thừa, sau đó chia cho con cháu ăn hưởng lộc.

Thịt lợn phải chọn được miếng thịt lợn đầy đặn, có đủ nạc, mỡ (thường 1/3 mỡ, 2/3 nạc), dầy mình, vuông vắn.

Giò có thể là giò nạc, giò lụa, miếng giò chắc, thơm ngọt. Giò được gói tròn. Trong mâm cơm có bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, khoanh giò tròn tượng trưng cho trời, thể hiện sự hoà hợp, cân bằng giữa trời đất và con người. Âm dương cân bằng, gia chủ mới mạnh khoẻ, con cháu ngoan hiền, làm ăn phát đạt.

Mâm cơm đầu năm còn có đĩa xôi. Xôi đầu năm mới phải là xôi gấc hoặc xôi đỗ. Màu đỏ của gấc, màu vàng ruộm của đỗ thể hiện niềm tin, hi vọng của gia chủ vào một năm mới làm ăn thành công, gặp nhiều may mắn.

Các cụ có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Trong mâm cơm ngày Tết không thể thiếu được đĩa dưa hành vàng óng, thơm lừng. Dưa hành không chỉ để ăn kèm với thịt luộc mà còn là một món ăn rất tốt cho sức khoẻ trong dịp Tết. Thông thường, trong dịp Tết, mọi người thường ăn rất nhiều thịt, đồ nếp, đồ ngọt vì vậy đĩa dưa hành chính là một món ăn rất tốt cho hệ tiêu hoá, đảm bảo cho cả gia đình có một năm mới khoẻ mạnh.

Trong mâm cỗ ngày Tết có đầy đủ các vị: vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh … tất cả tạo nên một mâm cơm sum vầy no đủ.

Tại sao phải có đủ bốn bát, bốn đĩa? Thực ra, con số bốn là con số tượng trưng cho sự vuông vắn, cân đối, đầy đặn, vững chãi. Ngoài ra còn có đĩa xôi (bánh chưng) và bát nước chấm là mười. Số mười tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn. Mâm cơm đầu năm mới đã thể hiện tất cả những mong ước của gia chủ về một năm mới an lành, ấm no, thành công và hạnh phúc.

Mâm cơm đầu năm mới trước để cúng thần linh, ông bà tổ tiên để xin lộc của thần linh, tiên tổ. Hết tuần hương, mâm cơm được dọn cho cả nhà cùng ăn, với ý nghĩa hưởng lộc của thần linh, tổ tiên phù hộ, cả năm không ốm đau, con cháu học hành tấn tới, làm ăn phát đạt, gia đình thuận hoà, tránh mọi tai ương.