Cúng Cơm Hôm / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Thêm 20 Mâm Cơm Hàng Ngày, Giúp Bạn Khỏi Phải Vắt Óc Nghĩ Ăn Gì Hôm Nay

Mâm cơm hàng ngày 1:

– Rau muống xào tỏi;

– Thịt chân giò kho;

– Trứng gà luộc;

– Mướp Nhật xào tỏi

Mâm cơm hàng ngày 2:

– Đậu tẩm hành;

– Canh mùng tơi nấu bột tôm

– Mướp nhật luộc chấm muối vừng

– Vịt rang gừng;

– Hoa quả tráng miệng.

Mâm cơm hàng ngày 3:

– Rau muống luộc;

– Thịt kho trứng cút;

– Dưa cải củ xào;

– Thạch rau câu tráng miệng.

Mâm cơm hàng ngày 4:

– Thịt luộc;

– Canh rau ngót;

– Trứng cá rán thì là;

– Đậu đũa xào tỏi.

Mâm cơm 5:

– Thị quay;

– Rau muống xào tỏi;

– Nem tôm thịt;

– salad dưa chuột.

Mâm cơm 6:

– Rau cải ngọt luộc;

– Cà chua nhồi thịt và thịt viên sốt;

– Cà pháo muối ăn kèm.

Mâm cơm 7:

– Chim quay;

– Canh cà bung;

– Đậu cô ve xào tràng trứng;

Mâm cơm hàng ngày 8:

– Rau muống luộc;

– Chả lá lốt;

– Đậu đũa xào trứng;

– Cà pháo muỗi ăn kèm.

Mâm cơm hàng ngày 9:

– Gà om nấm đông cô;

– Rau rền luộc;

– Khoai tây rán.

Mâm cơm 10:

– Canh mùng tơi mướp nấu bột tôm;

– Cá trắm đen rán giòn chấm mắm tỏi ớt;

– Bí ngòi xào tỏi;

– Hoa quả tráng miệng.

Mâm cơm 11:

– Thịt chân giò luộc;

– Canh cà bung;

– Dưa cải ăn kèm;

– Dưa lê tráng miệng.

Mâm cơm 12:

– Tôm rang;

– Rau muống xào tỏi;

– Gà om nấm.

Mâm cơm 13:

– Bắp bò xào cần tỏi;

– Rau muống luộc;

– Chim cút tẩm ngũ vị rán;

– Hoa quả tráng miệng.

Mâm cơm 14:

– Bò xào lúc lắc;

– Canh rau dền tôm;

– Chim cút chiên;

– Ngô chiên.

Mâm cơm hàng ngày 15:

– Canh bí nấu xương;

– Thịt bà chỉ luộc;

– Su su xào tỏi;

– Dưa cà ăn kèm.

Mâm cơm hàng ngày 16:

– Trứng đúc nấm;

– Rau cải xong xào tỏi;

– Thịt băm sốt cà chua;

– Xoài tráng miệng;

– Nước cam.

Mâm cơm 17:

– Đậu nhồi thịt rán;

– Rau bắp cải xào cà chua;

– Canh sườn nấu chua;

– Bò hầm khoai tây cà rốt.

Mâm cơm 18:

– Canh trai cấu hành răm;

– Rau cải xoong xào tỏi;

– Thịt ba chỉ đậu phụ cà chua.

Mâm cơm hàng ngày 19:

– Thịt luộc;

– Canh rau ngót;

– Trứng cá rán hành thì là;

– Đậu đũa xào.

Mâm cơm hàng ngày 20:

– Thịt luộc ăn kèm măng muối chua;

– Canh rau cải xanh nấu;

– Khoai tây tẩm bột chiên giòn.

Nguồn: khỏi vắt óc nghĩ món ăn mỗi ngày

Cùng Món Ngon Hôm Nay Chuẩn Bị Mâm Cỗ Cúng Táo Quân Đầy Đủ Nhất

Theo quan niệm dân gian, Ông táo (hay còn được gọi là Táo quân hay Thổ Công) – một vị thần chịu trách nhiệm cai quản mọi hoạt động, mang đến may mắn, bình an và tránh được những tai họa, nhưng điềm xấu cho gia chủ. Do vậy, Táo quân đóng vai trò rất quan trọng đối với người Việt và phong tục cúng ông Táo cùng đã xuất hiện với mong muốn về sự ấm no, đủ đầy của các gia đình gia chủ hay còn có ý nghĩa là thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.

Sau khi kết thúc 1 năm làm việc, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày tiễn Táo Quân về chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt và những điều chưa tốt của gia chủ trong suốt một năm qua. Vậy nên, đây cũng được coi là một dịp vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam từ xưa đến nay và các gia đình đều bận rộn chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ cúng để tiễn Táo quân về chầu trời.

Vào Tết Táo quân, mỗi gia đình sẽ thường chuẩn bị những mâm cúng tươm tất nhất để tiễn Táo Quân. Để giúp độc giả có những mâm cỗ cúng Táo Quân đầy đủ và trang trọng nhất, Món ngon hôm nay sẽ chia sẻ những đồ vật, món ăn cần có ngay sau đây.

Lễ vật mâm cúng

Theo truyền thống, lễ vật cần có để cúng Táo Quân gồm có:

– 3 chén rượu

– 1 quả cau, lá trầu

– 1 lọ hoa cúc, 1 lọ hoa đào nhỏ

– 1 tập giấy tiền, vàng mã, bộ 3 mũ Công ông Táo (Vì quan niệm Ngũ hành nên màu sắc của mũ, áo sẽ thay đổi theo từng năm)

Ở miền Bắc, khi tiễn Táo Quân về chầu trời, người dân thường đặt lên ban thờ 3 con cá chép sống thả trong chậu nước hoặc bát nước lớn với ngụ ý rằng “cá vượt vũ môn” hay cá chép sẽ hóa rồng khi đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh bằng cách thả ra ao, hồ, sông hoặc suối sau khi hoàn tất việc cúng tại gia.

Mâm cỗ cúng Táo Quân về chầu trời không cần quá cầu kỳ, phức tạp nhưng cần phải có được sự trang trọng, chu đáo nhất định và thể hiện được cái tâm và lòng thành của chủ nhà trước bàn thờ của Táo quân – 3 vị thần giúp cai quản đất đai, cai quản bếp núc và giữ cho gia chủ tránh được mọi tai họa, luôn an nhiên và bình an trong suốt 1 năm và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong năm mới sắp tới.

Đối với mâm cỗ mặn, các bạn nên chuẩn bị các nguyên liệu để làm các món ăn như sau:

– Đầu tiên, các bạn cần phải chuẩn bị 1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; cùng 5 lạng thịt vai lợn luộc hoặc gà luộc (các bạn cũng có thể cho gà ngậm một đóa hoa hồng màu đỏ để giúp tăng thêm vẻ đẹp và điểm nhấn cho mâm cỗ)

– Ngoài ra, gia chủ nên nấu 1 bát canh mọc hoặc canh măng và 1 đĩa xào thập cẩm

– Cuối cùng cần có 1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

Còn đối với mâm cỗ ngọt, gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cho các món ăn như sau:

– Không thể thiếu 1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen

– Ngoài ra cũng cần có 3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau, lá trầu

Ở miền Bắc, theo tục lệ dân gian, người dân dâng cúng cá chép với quan niệm ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời. Nhưng ở miền Trung, các gia đình lại dâng cúng ngựa giấy, còn ở miền Nam, cũng có nhiều gia đình không dâng cúng cá chép mà chỉ làm mâm cơm và các lễ vật khác.

Thời gian cúng Ông Táo chầu Trời được sẽ cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Nếu gia đình có việc bận thì muộn lắm là trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Bởi vì theo quan niệm Tổ tiên, vào đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để muộn hơn mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra sông, hồ, để cá chép chở ông Táo lên chầu Trời.

Theo Quỳnh Anh ( Monngonhomnay.com)

Nghi Cúng Cơm Vong

Tang Chủ tựu vì … Lễ tam bái … Bình thân giai quỳ.

Tây Phương Tịnh Độ bạch Liên khai, Linh giả tùng tư quy khứ lai. Nhất niệm hoa khai thân kiến Phật, vĩnh vô bát nạn cập vô xâm.

XƯỚNG:

I). HƯƠNG HUÊ THỈNH:

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh …

– Tiền tràng phan hậu bảo cái, Quan Âm Như Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện. Đại Hùng, Đại Lực, Đại Thế Chí Bồ Tát giáng hạ chứng minh. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

– Duy Nguyện: Trăm năm ân ái nay ly biệt, hôm sớm vào ra bặt bóng hồng. Âm dương chia cách đành đôi ngã, nặng nợ tào khang một tấm lòng.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm sơ tuần … Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

II). HƯƠNG HUÊ THỈNH:

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh …

– Bi nguyện sở tùng cứu thân khổ, phân thân biến độ thật nan lường. Địa Ngục vị không bất thành Phật, ngã kim khể thủ đại thệ vương. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

– Duy Nguyện: Sang cho mấy cũng rời thể xác, quý cho bao cũng biến mất ngày mai. Sướng cho bao cũng lao khổ đêm ngày, vui cho lắm cũng dường như sương tuyết.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm nhị tuần … “Xuân nữ”. Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

– Than ôi! Chiều xuống trên hoa thôn, người đi tê tái hồn. Bóng Trăng soi lờ lạt, tiếng dế khóc hoàng hôn.

– Hỡi ơi! Vinh hoa như tuyết giá, công danh giống hệt giấc mơ xa. Sanh bằng tỉnh ngộ nương về Đạo, Tu đắc Niết Bàn ấy thật là. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm tam tuần … “Lớp nam”. Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

– Ô hô! Ơn xưa nhớ mãi, Tang mới đau hoài, than vì thể xác phôi pha, ngại thấy Kim Quan tàn tạ. Xuôi tay từ giả, thiêm thiếp ra đi. Tiếp triệu Hương Linh quay về bờ Giác.

* Tang Chủ tâm thành tấn phạn.

Nẳng mồ tát phạ đác tha nga đa, phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần).

Nẳng mồ tô rô bà da, đác tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bác ra tô rô, bác ra tô rô, ta bà ha. (3 lần).

Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần).

– Bát vàng cơm Hương Tích, Bình ngọc nước Triều Châu. Đầy vơi mùi Thiền vị, Con Cháu nguyện cúi đầu.

– Trăm hạnh Hiếu là gốc, muôn đức Hiếu là nguồn. Hay Thích tử Hiền tôn, Thần hay Người đồng trọng “Lớp trở” tâm thành, lễ vật, đủ đầy. Mong rằng, hồn Mẹ, về đây thọ dùng. Cơm canh lễ vật muôn trùng, chứng cho Con Cháu dâng cơm cúng dường.

– Tang Chủ kiền thành, trà châm chung tuần. Lễ nhị … bái.

– Tam tuần viên mãn, sở dĩ Kim Ngân phần hóa.

– Nẳng mồ a di đá bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lỵ đá tất đam bà tỳ, a di lỵ đá tỳ ca lan đế, a di lỵ đá tỳ ca lan đá, già di nhị già già na, chỉ đá ca lệ ta bà ha.

Mâm Cơm Cúng Đầy Tháng

Sau khi đứa bé ra đời và để khẳng định sự tồn tại và vai trò của thành viên mới trong gia đình, dòng họ, thì những ông bố bà mẹ sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đầy tháng cho đứa con mới sinh của mình lúc bé đã tròn 1 tháng tuổi. Đây là một nghi lễ vô cùng có ý nghĩa đối mỗi con người.

Theo cách tính truyền thống của Ông Bà và phương pháp tính truyền thống thì ngày đầy tháng của bé được căn cứ và lịch âm và tùy thuộc vào giới tính (bé trai hay bé gái), nếu như bé gái thì ngày cũng sẽ sụt lại 2 ngày còn bé trai thì sẽ sụt lại 1 ngày, “Gái sụt 2, Trai sụt 1”. Còn giờ cúng thì lễ cúng thường được cúng vào khi sáng sớm hoặc chiều tối.

Theo tín ngưỡng dân gian từ khi bé trong bụng mẹ và đến khi bé sinh ra là được 12 Bà Mụ và một Bà Chúa chăm sóc, do đó trong mâm cúng cần đầy đủ 12 chén chè nhỏ, 12 dĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, và một xôi lớn, một chè lớn, 1 cháo lớn. Ngoài ra còn những lễ vật khác để cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy như trái cây, hoa, nhang, đèn cầy, gạo muối, trà, rượu, nước, giấy cúng, tràu têm cánh phượng…. Cùng những lễ vật này thì có thêm chén, đũa, muỗng và 1 đôi đũa hoa vì theo quan niệm thì Bà chúa chỉ thích dùng đũa này.

Cũng theo quan niên dân gian từ xưa đến giờ thì mâm cúng được gần theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” nghĩa là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Mâm cúng đầy tháng được chia thành 2 bàn, 1 bàn trên và một bàn dưới cách 10 cm

Người xưa tin rằng, mỗi 1 đứa trẻ khỏe mạnh ra đời là công lao vô cùng to của bà Mụ, người được cho là có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Trên hết, đây còn là nghi lễ để ra mắt một thành viên mới trong gia đình với họ hàng, bà con trong dòng tộc.

Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng thì 1 người lớn trong gia đình, cái họ (ông, bà, bố, mẹ) sẽ đại diện một người lên thực hiện lễ thức thắp nhang và khấn.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……Vợ chồng con là ……………………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là……………………………Chúng con ngụ tại ………………………

Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:

nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu,tên………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau ấy gia đình hóa vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Sau lúc cầu chúc điều tốt lành tới có đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi tiết Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ bằng bạc thật và gieo vào 1 cái đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, 1 mặt ngửa thì chứng tỏ mẫu tên đã được tổ tông chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, thí dụ đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì bắt buộc tiến hành gieo đồng tiền này lại.

Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ. Tuy nhiên, 1 số gia đình vẫn còn giữ tục này như một truyền thống gia tộc.Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế và chấm dứt thời kì ở cữ. Theo đó, mẹ buộc phải bồng trẻ bước qua một nồi nước sôi với đặt đinh nung đỏ rộng rãi lần “trai 7 lần, gái 9 lần” và sau đấy đi vòng quanh nhà.

Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được coi là hũ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở số ít gia đình.

Sau toàn bộ những nghi thức này là lời cầu chúc và lì xì của các người họ hàng trong dòng tộc cũng như những vị khách tham gia tiệc mừng.