Cúng Cơm Cho Phật / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Nghi Cúng Ngọ (Cúng Cơm Trưa Cho Chư Phật)

1/ Nghi thức

2/ Niêm hương:

Nguyện hương

Kỳ nguyện: Kim đệ tử … Phát nguyện phụng Phật, thỉnh Tăng chú nguyện, mong chư Phật phò trì, hiện kim chư Phật tử đẳng thân tâm thanh tịnh, tinh tấn tu hành, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, dữ pháp giới chúng sanh, nhứt thời đồng đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

3/ Tán Phật

4/ Xướng đảnh lễ

5/ Ðảnh lễ

6/ Tán cúng dường

Tụng BÁT NHÃ.

Ðại cúng dường:

Nam mô thường trú thập phương Phật

Nam mô thường trú thập phương Pháp.

Nam mô thường trú thập phương Tăng.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật.

Nam mô Cực lạc thế giới A Di Ðà Phật.

Nam mô Ðương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.

Nam mô Thập phương Tam thế nhất thiết chư Phật.

Nam mô Ðại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Nam mô Ðại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

Nam mô Ðại bi Quán thế Âm Bồ Tát

Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát.

Nam mô Ðịa Tạng Vương Bồ Tát.

Nam mô Hộ pháp Chư tôn Bồ Tát.

Nam mô Già lam Thánh chúng Bồ Tát.

Nam mô Lịch Ðại Tổ sư Bồ Tát.

Nam mô Ðạo tràng Hội thượng Phật, Bồ Tát

Nẳn mồ tát phạt đác tha nga đa, phạ lồ chi đế, án tam bạc ra, tam bạc ra hồng. (3 lần)

Nẳn mồ tô rô bà da, đác tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bác ra tô rô, bác ra tô rô, ta bà ha. (3 lần)

Thức ăn tươi tốt này

Trên cúng dường chư phật

Cùng các Hiền Thánh Tăng.

Dướ, tất cả chúng sanh

Trong sáu nẻo, ba đường

Với tâm thành hiến dâng

Cầu mong được bảo mãn. (1tiếng chuông)

Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần) C

Nam mô Ða Bảo Như Lai,

Nam mô Bảo Thắng Như Lai.

Nam mô Diệu Sắc Thân Như Lai.

Nam mô Quảng Bác Thân Như Lai.

Nam mô Ly Bố Uý Như Lai.

Nam mô Cam Lồ Vương Như Lai.

Nam mô A Di Ðà Như Lai. (3 lần) C

PHÁP NGỮ CÚNG PHẬT

Con nay dâng cúng Cam Lồ

Sắc hương mỹ vị biến đầy hư không

Thành tâm tha thiết ngưỡng mong

Đức Từ nạp thọ tấc long kính dâng.

Nam Mô Phổ cúng dường Bồ Tát. (C)

Cúng Phật đã xong

Cầu cho chúng sanh

Trọn nhờ Pháp Phật

Thể nhập Chân Như. (C)

Cúng Cơm Cho Người Thân Mới Mất

Cổ nhân quan niệm: Sống trên trần thế ai cũng từng mắc lỗi lầm, tạo nghiệp chướng. Do vậy muốn được siêu thoát, chuyển kiếp thì sau khi chết, vong người mất phải đi qua mười “Điện” 殿 và mỗi điện do 1 ông vua cai quản, gọi là “Thập Điện Minh Vương” (H: 十殿簷王 , A:地府 , A: The ten Kings of Hell, P: Les dix rois de l’Enfer) ở Địa phủ (H: The Hell, P: L’Enfer). Các ông Vua này có các trách nhiệm phán xét, trừng phạt các loại tội lỗi khác nhau của người đó khi tại thế.

Vong người mất muốn đi qua một Điện phải mất 1 Tuần nên Mười điện tương ứng với mười Tuần. Trong đó:

– B ảy bảy bốn chín ngày đầu ( Chung thất) tương ứng với 7 điện đầu tiên ( từ Tần Quảng Vương đến Thái Sơn Vương);

– Tuần thứ 10 chính là giỗ năm thứ hai ( Đại tường) tương ứng với điện thứ 10 ( Chuyển Luân Vương).

Thông thường người thân sau khi mất được con cháu rước vong về gia đình tiến hành các lễ:

Trên ban thờ của người mới mất xưa , không được thắp hương vòng vì nếu thắp hương vòng, hồn người chết sẽ quẩn quanh, không thể siêu thoát (!?). Thực ra, xưa quy định trong những ngày để tang cha mẹ, người con trưởng không được phép đi xa, thường gọi là “cư tang” ( 居喪 ở nhà chịu tang) nếu thắp hương vòng, có thể ra khỏi nhà suốt ngày nên chỉ thắp hương nén. Trước khi đi ngủ, thay hương nén bằng hương sào ( que hương lớn và dài hơn, có thể cháy trong 4, 5 giờ, đủ qua đêm).

Cổ nhân cho rằng, người mới chết, chưa sạch sẽ nên chưa thể đưa lên bản thờ chung mà đợi sau ngày Tốt khốc có nơi sau giỗ Đại tường hay sau khi Cải táng. Việc này là do đợi thời gian, cùng với sự mất đi của hình hài, những lời thị phi của thiên hạ về người mất đã phai nhạt thì họ mới được gia nhập thế giới thiêng liêng, xứng với các bậc tiên hiền, trở thành đối tượng được lớp cháu con ngưỡng vọng, tôn vinh, sống trong tâm linh các thế hệ sau.

Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thoả nguyện tâm linh, ” Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương “.

Trong các Lễ, công việc trên thì trừ ngày làm lễ An táng và ngày làm lễ Trừ phục, Cải táng , cần chọn ngày lành còn Lễ Chung thất, Tốt khốc, Tiều tường, Ðại tường, Kị nhật cứ theo đúng ngày mà làm. Khi đó con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ, thân nhân ở chỗ khác sắm sửa lễ đúng ngày tới dự. Lưu ý tang tế theo ngày định sẵn nên thân bằng, cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi mời như lễ mừng, lễ cưới và không chuỵện “Hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo” ( 有請有來無請不到 mời thì đến, không thì thôi) được. Ngoài ra, con thứ, con gái, cháu phải đến từ ngày hôm trước để “góp giỗ” trong buổi Tiên thường 先嘗 .

Dân gian cho rằng, con người sau khi chết, linh hồn mà Phật giáo gọi là thần thức ( thân trung ấm) hầu hết trải qua giai đoạn trung gian trong khoảng 49 ngày để tìm cảnh giới tái sinh. Khi chưa tái sinh thì hàng ngày thân nhân dâng cúng cơm nước thần thức đều được hưởng mùi vị mà chữ là “xúc thực”. Trong khi người chết mới xuống âm phủ cũng như người mới ra ở riêng, chưa có vốn làm ăn lại không quen biết ai, chưa có lương thực. Hơn nữa, trong gia đình Việt, bữa cơm là giờ phút đầm ấm, hạnh phúc và nếu có người về muộn, mọi người cũng cố chờ. Nay, bỗng nhiên nhà có người đi xa không bao giờ trở lại nên hình thành tục cúng cơm nước hàng ngày cho người chết trong vòng 49 (100) ngày để họ được no đủ, đặc biệt vào những ngày cúng tuần thường trang trọng hơn.

Sau 7 tuần, vong hồn người mất đã tái sinh vào một cảnh giới trong lục đạo luân hồi (H: 六道輪迴 , A: Six ways of Karma, P: Six voies de Karma) gồm 3 đường lành ( trời, thần, người)và 3 đường dữ(thú vật, ma đói, địa ngục) tùy nghiệp lực từng người. Khi đó chỉ có người tái sinh vào loài quỷ thần mới thọ dụng các thực phẩm do con người dâng cúng. Nhưng chúng ta là người trần mắt thịt nên không biết được thân nhân của mình sau khi chết tái sinh về cõi nào. Do vậy, thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất nên sau 49 ngày ( có nơi 100 ngày) không cúng cơm nước hằng ngày như trước đây nhưng vào các ngày lễ tiếp theo như tiểu tường, đại tường hay ngày kỵ giỗ hàng năm thì thân nhân cần phải làm mâm cơm cúng giỗ.

Trong việc thờ cúng người mới mất bao giờ cũng có mâm cúng gia tiên. Ngày xưa, quanh năm dưa muối chỉ dịp giỗ tết mâm cơm mới có nhiều thịt cá. Lễ phẩm cúng giỗ biểu trưng cho tấm lòng hiếu thuận của con cháu, lễ bạc mà lòng thành 禮薄心誠 là quan trọng nhưng ngoài hoa, trái, hương, đèn, chén nước, đĩa trầu cau thì nên có mâm cỗ.

– Trong mâm cơm cần có đầy đủ các móm luộc, sào , rau, thịt, canh, 5 bát cơm kèm 5 đôi đũa ( xưa các cụ ngồi cỗ 5), đĩa muối, đĩa trà….. tùy tâm từng nhà.

Việc cúng cơm trong vòng 100 ngày sau mất chữ là “Triêu tịch diện” 朝夕面 . Khi cúng vong cần có ba bát cơm để ngang nhau: bát ở giữa đơm đầy để một đôi đũa ( cúng cho hương linh mới chết), còn 2 bát cơm 2 bên ( cúng tả mạng thần quang và hữu mạng thần quang), thì chỉ để mỗi bát 1 chiếc đũa ( để các cô hồn không tranh cướp thức ăn hương linh mới mất).

Phổ biến các dịp kị nhật có thể là: 1 bát cơm lồng chắc vì thế mới có tên cúng giỗ là “cúng cơm”,1 quả trứng gà luộc bóc vỏ dẹt ra trên đĩa với một ít muối trắng,1 bát canh ( có thìa), 1 đĩa thức ăn mặn hay món mà sinh thời người đó ưa, 1 cái bát, 1 đôi đũa, Mấy lát gừng ( 9 lát cho nữ, 7 lát cho nam), một chén nước lã, đặt lên bàn thờ rồi thắp hương, đặt đôi đũa vào giữa bát cơm. Nhà nghèo không có trứng cũng không sao nhưng phải đầy đủ cơm, muối và chén nước.

Nghi thức (H: 儀式 , A: The protocol, P: Le protocole) là cách thức làm lễ cho đúng phép trong thờ cúng tuy không quá cầu kỳ. Trong đó đáng chú ý là ngày Tiên thường, Tiểu tường, Đại tường, Chính kị, các vấn đề về Gửi giỗ, Phẩm vật, Văn khấn, Hóa vàng.

Khi có thầy thìtiến hành theo nghi thức của thầy pháp.

– Con lạy Chín phương Trời, Năm phương Đất, Chư phật mười phương;

Cách Nấu Mâm Cơm Chay Ngon Lành, Thanh Tịnh Cho Tuần Lễ Phật Đản (Phần 1)

1. Các món canh

Canh nấm chay

Nấm là loại thực phẩm chay rất quen thuộc với mọi người. Nấm chứa chất béo có lợi, chất xơ, vitamin nhóm B, các chất hữu cơ và nhiều khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nấm còn là thực phẩm cực kỳ tốt cho tim mạch và chống viêm rất tốt, điều này biến nấm thành món ăn “thân thiện” với sức khỏe.

Nguyên liệu Cách nấu

Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi cho vào chảo nóng với 1 ít dầu, đảo đều khoảng 3 phút. Nấm cắt gốc, rửa sạch bằng nước muối sau đó để ráo, cắt vừa ăn và cho vào xào chung với hành tây. Sau đó cho nước sôi vào đun, thêm muối, bột nêm chay, tiêu và hành vào khi nấm mềm rồi đổ ra thưởng thức.

Canh bầu đậu phụ

Nguyên liệu Cách nấu

Bạn đem rửa sạch bầu, gọt vỏ, bỏ ruột, sau đó cắt miếng vừa ăn, bạn không nên cắt bầu quá nhỏ vì bầu sẽ bị nát khi nấu. Về phần nấm bạn đem ngâm nước ấm cho mềm sau đó cắt chân, cắt miếng vừa ăn.

Sau khi sơ chế hết tất cả các nguyên liệu, bạn đun sôi nước trong nồi, nước sôi thì cho các loại nấm vào, khi nước sôi lại 1 lần nữa thì thả bầu và đậu phụ vào nồi, nấu chín rồi nêm gia vị vừa ăn. Bầu rất ngọt nước nên khi nêm bạn không nên cho quá nhiều bột ngọt hoặc bột nêm.

Canh chua chay

Canh chua là món ăn quá quen trong bữa ăn người Việt, là món được nhiều người yêu thích vì mùi vị của nó. Canh chua không khó nấu nhưng làm như thế nào cho ra được vị ngọt của rau củ và vị chua chua của cà, thơm và me thì không dễ. Cách nấu món chay này tuy là khó nhưng nếu chỉ cần chú ý 1 chút trong cách nêm nếm là được.

Nguyên liệu

1 quả cà chua

1/4 quả dứa

300g quả đậu bắp

Nấm, bạc hà, me khô mỗi loại 50g

2 miếng đậu trắng

Rau ngò gai, húng quế, cần tây, hành lá và rau ngò

Gia vị chay: muối, hạt tiêu, …

Cách nấu

Đem cà chua rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn; nấm cũng đem rửa nước muối, cắt chân rồi cắt miếng vừa ăn, dứa và đậu, đậu bắp, bạc hà cũng làm như vậy.

Cho dầu vào nồi, cho 1 chút tỏi và cho cà và dứa vào đảo đều cho đến khi mềm rồi cho nước vào đun sôi. Khi nước sôi cho đậu bắp, đậu phụ, bạc hà, nấm vào nấu cho chín sau đó nêm vừa ăn rồi cho thêm rau thơm vào.

Canh chay rong biển đậu phụ

Rong biển chứa iot tốt cho tuyến giáp, nhiều canxi và các chất dinh dưỡng tốt cho người bị đái tháo đường, tăng huyết áp. Ngoài giá trị dinh dưỡng, rong biển còn có tác dụng thanh mát, giải nhiệt tốt cho cơ thể vì vậy người Hàn Quốc và Nhật Bản sử dụng rong biển làm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày.

Với rong biển, những người hay ăn chay thường dùng rong biển làm gỏi, nấu canh. Món canh rong biển đậu phụ là món thường được mọi người nghĩ đến khi dùng rong biển nấu canh. Cách nấu món chay này đơn giản lại dễ ăn, đúng là món chay thơm ngon nên nấu để thêm phần lạ miệng cho ngày ăn chay.

Nguyên liệu Cách nấu

Đậu hũ non rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, rong biển khô ngâm vào nước để rong biển nở rồi rửa lại với nước, vớt ra để ráo. Tiếp theo, bạn ướp rong biển với hạt nêm, dầu mè, nước gừng khoảng 15 phút cho ngấm.

Sau đó, cho nước vào nồi cùng với cà rốt đã rửa sạch, cắt vừa ăn, nấu cho cà rốt mềm rồi cho rong biển vào, sau khi sôi nhẹ 1 lần nữa thì tắt bếp, cho thêm ít tiêu và ngò vào rồi thưởng thức.

2. Các món kho chay

Nấm kho chay

Nguyên liệu Cách nấu

Nấm cắt gốc, ngâm nước muối, sau đó cắt 3 hoặc cắt 4. Sau đó, ướp nấm chung với gia vị, ướp từ 20 – 30 phút cho thấm đẫm gia vị. Cho dầu vào chảo, cho thêm chút hành, đảo vàng cho thơm sau đó cho nấm vào để nấm chín. Thêm 1 ít nước vào nếu muốn nấm kho có thêm nước, nêm 1 ít gia vị, xì dầu để món nấm kho thêm đậm đà.

Đậu hũ kho chay

Nguyên liệu Cách nấu

Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, đậu hũ nên cắt thành từng khối, đem đi chiên vàng. Cắt cà chua, hành tây thành từng miếng.

Để dầu nóng và phi hành, cho cà chua, hành tây cho vào xào cho chín. Sau đó, cho đậu hũ đã chiên vào, cho gia vị vào cho vừa ăn, món ăn thêm phần đậm đà. Nhỏ lửa và đậy vung lại được một lát là tắt bếp, chỉ cần trình bày lên đĩa và dùng với cơm nóng thì ngon tuyệt.

Cúng Cơm Cho Người Chết Có Ăn Được?

Con kính chào thầy ạ! Con là con trai út nên con phải đảm nhiệm việc thờ cúng tổ tiên ông bà, con nghĩ việc cúng giỗ là thể hiện lòng biết ơn là chính nhưng nhiều người nói rằng cúng thì ông bà vẫn ăn được, ăn bằng cách xúc chạm gọi là xúc thực, con không biết như vậy là đúng hay sai, mong thầy hoan hỉ giải thích giùm con. Kính Thầy!

Cúng cơm cho người chết có ăn được?

Trả Lời:

Cho dù ăn được hay không ăn được thì cúng vật thực cũng có nhiều điều bất ổn. Chẳng lẽ một năm cho ăn một lần? Nếu họ đã tái sinh cõi khác thì ai ăn? Chẳng lẽ mong họ ở lại làm ma đói mỗi năm mới được ăn một lần, không cho họ đi tái sinh làm người để học tiếp bài học giác ngộ, hoặc sinh lên cõi trời để hưởng phước họ đã làm? Càng mong chờ hưởng của con cháu cúng, họ càng mất phước, vậy sao không làm phước hồi hướng (bố thí, cúng dường, phục vụ, phóng sinh, giữ giới, tham thiền v.v…) để họ hoan hỷ phước ấy của con cháu mà sớm siêu sinh?

Thích Viên Minh / Phật học đời sống