Cúng 49 ngày có ý nghĩa như thế nào?
Lễ cúng 49 ngày hay còn có tên khác là lễ Chung Thất là một buổi cúng lễ sau khi người mất được 49 ngày. Phong tục này của người Việt Nam được hình thành dựa trên thuyết Phật giáo như sau: khi người chết xuống cõi âm, thì linh hồn sẽ phải trải qua 7 cửa ải, mỗi ải sẽ mất 7 ngày. Do đó sau 49 ngày thì linh hồn đã được phán xử xong và được siêu thoát. Trong vòng 49 ngày trước khi siêu thoát thì người nhà vẫn chuẩn bị cơm nước để cúng cho người chết, sợ người chết bị đói.
Theo quan điểm Phật giáo con người khi chết sẽ được phân làm 2 phần: phần thân xác và phần linh hồn, phần thân xác sau chết sẽ bị phân hủy còn phần linh hồn thì tùy theo phúc đức, nghiệp báo khi còn sống mà sẽ được tái sinh về các cõi như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, atula, nhân và thiên…. Việc tái sinh của linh hồn sớm hay muộn phụ thuộc vào nghiệp của người đó, khi còn sống càng năng làm việc thiện, không sát sinh thì càng sớm được siêu sinh vào cõi người, cõi trời. Còn khi sống không làm được chút việc thiện lành mà còn sát hại chúng sinh thì sẽ vào địa ngục.
Còn đối với những người đã mất mà nghiệp và phúc đức đều có, con chưa phân xử được về cõi nào, việc cúng 49 ngày sẽ có ảnh hưởng đến người chết do việc cúng 49 ngày gợi cho người chết những việc thiện đã làm, những tâm nguyện hướng thiện còn chưa thực hiện được, giúp linh hồn có thêm phước đức, nhờ đó linh hồn có thể được tái sinh về cõi tốt hơn. Khi cũng 49 ngày, người cúng niệm và người thân nên thành tâm. Được vậy thì người chết cũng được an yên mà người thân cũng tích thêm phúc đức.
Nên cũng chay hay cúng mặn 49 ngày cho người mới mất?
Theo kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo trong khoảng thời gian 49 ngày sau khi mất, linh hồn người chết vẫn thọ dụng (hưởng) được tất cả những lễ vật được người thân cúng lễ : cơm, nước, rượu, hoa, hương nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Cho nên trong vòng 49 ngày sau ngày mất, người thân vẫn nên cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, thường đến 49 ngày thì nên cũng bái trang trọng hơn, thỉnh các sư về cầu siêu hoặc lên chùa cầu siêu cho người chết.
Vào ngày cúng 49 ngày nên tích cực phóng sinh, bố thí, làm điều thiện, tránh hoang phí, sát sinh…đây chính là món quà quý giá nhất chúng ta có thẻ làm cho người chết và cũng chính là tích đức cho bản thân. Về chọn người tụng kinh cầu siêu nên chọn người có nhân phẩm đạo đức tốt, con cái người thân trong thời gian này nê kiêng làm các việc ô uế.
Về việc cúng 49 ngày nên chay hay mặn cho người mới mất thì tốt nhất nên cũng chay vì quan điểm đạo phật rất kỵ sát sinh. Khi sát sinh người sống thì tạo them nghiệp cho thân còn người chết cũng gián tiếp bị ảnh hưởng, do việc sát sinh là để cúng tế cho người chết nên vô tình người chết lại bị cộng thêm nghiệp, làm cho họ phải liên lụy, chậm được siêu thoát về cõi lành. Còn nếu người chết đó khi sống chỉ toàn làm việc ác thì việc sát sinh này sẽ khiến họ bị đầy vào cõi ác thú.
Hiện nay chúng ta có thể thay việc dùng cỗ mặn bằng cỗ chay để cúng lễ và thiết đãi thực khách, điều này tạo duyên tốt lành, gieo duyên đạo phật cho khách và cho gia đình, các món chay hương vị cũng khá ngon và đa dạng. Vậy cúng 49 ngày cho người mới mất nên làm lễ chay, không nên sát sinh, đó là giúp người đã mất dễ siêu thoát và không tích thêm nghiệp cho họ mà người thân cũng không tự tạo nghiệp cho bản thân.
Sau 49 ngày, thì linh hồn đã được tái sinh vào một cõi nào đó tùy theo duyên và nghiệp của họ. Khi linh hồn đã vào các cõi này thì thọ dụng của họ sẽ khác với chúng ta, do đó cũng không ăn được các thức ăn, vật phẩm mà chúng ta cúng tế, riêng chỉ có các linh hồn được tái sinh vào ngả quỷ thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do người thân dâng cúng.
Chúng ta không thể biết được họ được tái sinh vào cõi nào, và cũng không cần cúng cơm hằng ngày như trong giai đoạn 49 ngày nữa nhưng vào các ngày rằm, ngày mùng 1, lễ tết, giỗ kỵ vẫn nên cúng lễ cho linh hồn người chết để tỏ lành thành kính với người đã khuất, đó cũng là phong tục truyền thống đáng quý của người Việt, uống nước nhớ nguồn, luôn nhớ ơn công lao dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Tuy nhiên việc cúng bái không nên quá nặng nề, mà hãy thành tâm, cái chính đó là ngày con cháu quây quần, cùng nhau tưởng nhớ về người đã mất.
Trong những ngày cũng giỗ sau này, con cái cũng không nên sát sinh, vì sát sinh sẽ tạo nghiệp cho chính người sống. Theo tinh thần đạo phật chúng ta những người đang sống cũng nên hạn chế sát sinh, năng làm việc thiện, năng tích đức để tâm hướng thiện, cũng chính tạo cho chính mình và con cháu quả tốt, có cơ hội được về cỗi trời hoặc được tiếp tục đầu thai làm người. Còn khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng ăn chay cũng rất có lợi cho sức khỏe.
Những điều kiêng kị nên tránh khi nhà có tang không nên làm
Kiêng kỵ để người đã khuất ở trần: Trước khi trút bỏ những hơi thở cuối cùng thì người nhà phải thay một bộ quần áo đẹp cho người đã mất, không nên để cởi trần khi ra đi. Hoặc cũng có thể sau khi người đã khuất đã ra đi thì người thân sẽ dùng nước sạch thay rửa cơ thể và thay quần áo mới cho người quá cố. Áo liệm phải được may bằng lụa, không được dùng vải sa tanh hoặc vải gấm, cũng không được may bằng da và lông vì người ta cho rằng áo liệm bằng da và lông thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.
Tránh để người mới mất nằm một mình: Người mất đi chỉ mong có cháu ở bên cạnh để có thể rời khỏi trần gian một cách mãn nguyện nhất, để không phải cảm thấy cô độc, dưới âm phủ cũng không vần phải nhớ nhung, luyến tiếc làm gì. Việc người ra đi nhưng không có người thân bên cạnh sẽ khiến cho linh hồn người ra đi không được yên nghỉ. Cho nên hãy luôn bên cạnh túc trực và sắp xếp công việc để về với người đã mất.
Cấm kỵ khi nhập niệm: Khi nhập liệm thì kỵ nước bắn vào thi thể của người đã mất, người thân cần phải nén đau thương và kiềm nước mắt để tránh nước mắt rơi vào thi thể. Khi nhập liệm kỵ mèo, chó đến gần thi thể vì người xưa quan niệm rằng chúng sẽ có thể khiến cho người chết đột nhiên bật dậy hoặc biến thành cương thi.
Trong thời gian để tang tránh đi thăm bạn bè, cưới hỏi: hạn chế việc đi thăm bạn bè, họ hàng, không tụ tập chời nhảy. Đặc biệt là vào những ngày tết, nếu gia đình có tang thì tốt nhất không nên đến chúc tết những gia đình có người bị bệnh để tránh đem những điều không may đến cho gia đình họ.
Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi để tang ba mẹ, ông bà: Khi cha mẹ mới mất thì con cái thường phải để tang 3 năm, trong thời gian này thì người ta kiêng không được lấy chồng, lấy vợ vì nếu không sẽ phạm tội bất hiếu với tổ tiên, cha mẹ. Ngày nay thì việc kiêng cử đã không còn quá khắc khe như trước đây nữa, tuy nhien nhiều gia đình vẫn kiêng cưới vợ, gả chồng cho con khi chưa làm giỗ đầu cho người quá cố.
[junkie-alert style=”green”]