Cúng Cơm Cho Người Khuất Mặt Khuất Mày / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Bát Cơm Cho Người Đã Khuất

Du khách tìm về tham quan bảo tàng. Ảnh: Lê Văn Ba

Anh Bảng, giám đốc, là cựu tù binh đảo Phú Quốc. Người trong Bảo tàng đều là cựu tù binh cùng nhân viên phục vụ là con em trong gia đình. Báo chí đã nói nhiều về Bảo tàng này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị… đều đã đến thăm Bảo tàng.

Bữa trưa giản dị, chúng tôi thân mật ngồi bên nhau. Chờ ai nữa? Tôi hỏi vì thấy còn ba chiếc bát, ba đôi đũa để cạnh mâm cơm. Anh Bảng vừa gắp thức ăn bỏ vào từng bát, vừa nói:

– Đây là bát của đồng đội. Bữa nào chúng tôi cũng nhớ mời các liệt sĩ, các đồng đội đã hi sinh trong lao tù về ăn cơm.

Tôi lặng người, cảm thấy như có những ai đó đứng bên, di động quanh phòng. Không khí trầm hẳn xuống trong khi cốc bia vẫn lăn tăn sủi bọt.

Phong tục Việt Nam khi nhà có người chết thì làm lễ cúng cơm trong ba ngày. Việc tang ma xong thì mỗi ngày một lần, đến bữa ăn, gia chủ bày lên ban thờ người chết một bát, cơm hoặc canh, nói theo lễ nghĩa trong nhà có thức gì cúng thức ấy, cúng cho đến 49 hoặc đủ 100 ngày. Nhiều gia đình còn đặt trên ban thờ đĩa nhỏ muối và gừng, với ngụ ý sâu xa “gừng cay muốn mặn xin đừng quên nhau”. Trong mâm cơm cúng thường có quả trứng luộc, “quả” là có ý nhắc “ăn quả nhớ người trồng cây”; trứng ngụ ý truyền nối thế hệ, dòng tộc “từ trong trứng nở ra”.

Những phong tục, lễ nghĩa, nghi thức… sâu đậm nhân văn, giáo dục cộng đồng, thế hệ con cháu hôm nay.

Bát cơm nhớ về đồng đội ở Bảo tàng các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày cũng mang ý nghĩa tâm linh như thế. Anh Bảng nói thêm: Đi các nơi dự liên hoan chúng tôi vẫn không quên đồng đội. Một lần dự tiệc ở Cung văn hóa Hữu nghị vì chờ mãi không thấy nhân viên phục vụ đáp ứng nên chúng tôi bày lên bàn ba chiếc bát, ba đôi đũa mang theo trong túi xách. Bát của chúng tôi thì nhận ra ngay, cô phục vụ có ý coi thường, xô đẩy thế nào đó, cả ba chiếc bát rơi vỡ tan. Khi biết là bát cho người đã khuất, cô gái sợ run người. Tôi trấn tĩnh: Không sao. Rồi nói đùa:

– Các anh ấy chỉ nhắc khéo chứ không biết giận dữ gì đâu.

Anh Bảng nói thêm:

– Ở đây cũng vậy, bữa nào quên không bày thêm ba chiếc bát là y như rằng, có chuyện.

Thăm bảo tàng di tích qua phòng nào khách tham quan cũng thấy tấm biển nhắc nhở ” Xin nhẹ bước chân, không sờ hiện vật/Kẻo đụng vào người đứng quanh đây“…

Qua hai phòng lớn trưng bày cảnh toàn cảnh nhà tù Phú Quốc khủng khiếp cùng những hiện vật gốc rất có hồn, những phục dựng cảnh giam cầm, tra tấn ghê rợn dưới ánh sáng mờ mờ như chốn địa ngục âm ti, chúng tôi bước vào khu điện thờ các anh hùng liệt sĩ, thắp hương. Mặt trước điện là hồ nước. Lối đi có đá núi, cỏ xanh, bóng cây râm mát. Tượng liền anh khăn đóng áo the đứng bên liền chị áo tứ thân thắt lưng bỏ múi đang hát quan họ. Dưới lầu treo quả chuông đồng, bên cây ổi mang từ nghĩa trang nhà tù Phú Quốc về là tượng đá trắng một cô gái đang kéo vĩ cầm. Suốt ngày đêm cô kéo đàn cho các anh vui.

Trên đường về, ba chiếc bát, ba đôi đũa dành cho các đồng đội bên mâm cơm mãi ám ảnh tôi. Bảo tàng không chỉ là nơi trưng bày những hiện vật. Có lẽ điều khác biệt là do những cựu tù binh, cựu chiến sĩ bị địch bắt tù đày tự lập nên và trông coi, gìn giữ, có sức thu hút đông đảo người trong nước khách quốc tế tham quan.

Tôi lặng người, cảm thấy như có những ai đó đứng bên, lởn vởn quanh phòng. Không khí trầm hẳn xuống trong khi cốc bia vẫn lăn tăn sủi bọt.

Lê Văn Ba

Cách Thực Hành Cầu Siêu Cho Người Đã Khuất

Theo quan kiến của đạo Phật, xúc tình tiêu cực bắt nguồn từ tham sân si là nguyên nhân chính đưa đến sự đọa lạc vào các cảnh giới khổ đau. Cho nên ý nghĩa cầu siêu cần được luận giải từ tâm, vạn pháp duy tâm tạo, bao gồm cả hiện tượng sống chết, luân hồi và giải thoát. Chính kiến trong việc cầu siêu là đem tâm thanh tịnh, thành kính, trải rộng lòng từ bi để kiến tạo công đức hồi hướng siêu độ cho vong linh.

Mối nhân duyên giữa người sống và người đã khuất

Nghiệp lực làm nhân duyên cho người đã khuất lưu luyến đến người thân, đến gia đình, dòng tộc, quốc gia và xã hội và cả nhân loại nói chung. Cho nên trách nhiệm cầu siêu và báo ân đối với người đã khuất là chung của tất cả mọi người trong xã hội. Bởi tất cả chúng sinh đều từng có nhân duyên nghiệp lực với nhau nhiều đời kiếp trong chốn sinh tử này. Đức Phật dạy: “Vô thủy luân hồi, này các Tỳ-kheo, không dễ gì tìm thấy một chúng sinh trong một thời gian dài lại không một lần nào làm mẹ làm cha” (trích Kinh Trường bộ, HT. Thích Minh Châu dịch). Qua mối nhân duyên tương hữu đó mà Phật giáo đề cao việc báo ân cha mẹ, ân Tam bảo, ân quốc gia xã hội và ân cả pháp giới chúng sinh.

Chúng ta và người đã khuất vẫn còn mối quan hệ bởi sống chết đều chỉ là tương đối và đang chuyển biến. Chấm dứt thân thể vật lý này gọi là chết, tâm thức đang đi vào một thế giới mới. Khổ đau hay hạnh phúc thì do nghiệp quyết định, tất cả chúng sinh là sản phẩm của nghiệp: “Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là những hành động tạo tác của thân khẩu ý, là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu” (trích Kinh Trung bộ số 135, HT. Thích Minh Châu dịch).

Chúng sinh trong cõi Ngã quỷ

Tất cả chúng sinh đều từ nghiệp mà sinh ra, nghiệp ấy do tâm tạo, chuyển nghiệp cũng từ tâm mà chuyển. Do vậy ý nghĩa siêu độ, cứu giúp người chết thoát khỏi khổ đau có hiệu quả hay không là do tâm lượng con người quyết định. Giải thoát các loại cô hồn đang chịu nhiều khổ đau, vất vưởng và luôn bị đói khát hành hạ thì cần có cái tâm hướng về đạo đức giải thoát. Bản chất  tâm giác ngộ nuôi dưỡng hai yếu tố từ bi và trí tuệ. Từ góc độ tu tâm như thế mà khởi các hạnh lành trong pháp siêu độ thì mới có hiệu quả.

Tâm thành kính cầu siêu cứu độ sẽ mang lại lợi lạc cho vong linh

Người phát tâm làm nghi thức cầu siêu phải có tâm thương xót vong linh cô hồn vất vưởng và lòng thành kính, niềm tin với chư Phật và hiền thánh tăng. Trong kinh dạy rằng, chư Phật và Bồ-tát thường ứng thân vào trong các loài chúng sinh mà cứu độ. Nghi thức chẩn tế hay cúng thí thực trước thỉnh Phật và Bồ-tát chứng minh, sau đó thỉnh các chân linh, vong linh và cô hồn về thọ nhận phẩm vật là như vậy. Chúng sinh do nghiệp lực sai biệt nên thọ dụng thức ăn cũng sai biệt. Hương hoa phẩm vật trần gian nhờ Phật lực gia trì mà biến thành cam lồ khiến cho họ được no đủ.

Tuy nhiên, dù biểu hiện dưới hình thức nghi lễ nào, hành giả cần phải có lòng thành thanh tịnh, tam nghiệp thân khẩu ý tương mật mới nhập vào cảnh giới nhất tâm. Tâm cảm được Phật lực mới có sự lợi ích cho việc siêu độ thân nhân quá vãng, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Đó là điều chắc thật mà Đức Phật từng dạy trong kinh điển: “Hãy phát tâm rộng lớn vì cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp đến nay, khắp vì muôn loại chúng sinh ở tinh tú thiên tào, âm ty địa phủ, diêm ma quỷ giới, côn trùng nhỏ nhít máy động, tất cả hàm linh mà bày ra sự cúng dàng vô giá quảng đại, mời đến phó hội, để nương oai quang của Phật, gột rửa ruộng thân, được lợi thù thắng, hưởng vui nhân thiên” (trích Kinh Trung bộ số 135, HT. Thích Minh Châu dịch). Như vậy, cầu siêu cho vong linh qua phương pháp cúng thí thực được gọi là pháp Vô giá quảng đại, nương oai đức cùng lòng từ bi của chư Phật, dựa trên tâm Bồ-đề của hành giả có khả năng cứu độ hết thảy chúng sinh. Hình thức nghi lễ nào mà thiếu tâm cao thượng đó là đi ngược lại với xu hướng giác ngộ của Phật dạy.

Cầu siêu cho người đã khuất là triết lý sống mang tính nhân văn

Chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng sống không phải là bắt đầu và chết không phải là kết thúc. Đây cũng là cốt tủy của triết lý sống Phật giáo. Điều này giúp con người sống có trách nhiệm với hành động của chính mình trong hiện tại và tương lai. Đó là nền tảng đạo đức mà cá nhân, gia đình, xã hội và nhân loại đang cần phải nỗ lực dựng xây. Quan niệm này là tri thức cần được phổ cập trong sự giáo dục về đời sống con người. Vì sự bế tắc của số đông người hiện nay là ý thức hệ cực đoan, không tin luật nhân quả luân hồi, tái sinh. Từ đó mà bao nhiêu tệ nạn xấu ác xảy ra, sống là hưởng thụ, chà đạp quyền sống của nhau. Thái độ sống như thế làm cho cuộc đời khổ đau và đen tối hơn, vì họ tin rằng chết là hết!

Còn người học Phật tin vào nhân quả nghiệp báo,  lấy từ bi và trí tuệ làm sự nghiệp giác ngộ. Ý nghĩa siêu độ thể hiện tinh thần lợi tha, như là phương tiện hành đạo. Lẽ sống ấy đem tâm Phật chan hòa vào lòng đời, vào thế giới người đã khuất với tình thương và lòng ân nghĩa.

(Nguồn: www.giacngo.vn)

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ VÀ CẦU SIÊU CÁC ANH HÙNG CHIẾN SỸ TỈNH VĨNH PHÚC

Thời gian: Thứ Năm ngày 17 tháng 11 năm Bính Thân (tức ngày 15/12/2016)

7h30: Chào mừng Quý Quan khách cùng chư Phật tử thiện hữu xa gần về dự lễ.

8h30: Nghi thức triệu thỉnh đức Phật A Di Đà

Vũ điệu triệu thỉnh Ngũ trí Như Lai hội nhập Mạn Đà La

Lễ gia trì rót đồng chuông hồng chung 3 tạ

Cúng dường Ganachakara (Tshog) để tích lũy công đức.

11h00: Ngọ trai

Chương trình từ thiện

Lễ khai chuông

Khóa lễ Changwa cầu siêu độ chư hương linh anh hùng chiến sĩ tỉnh Vĩnh Phúc.

Cúng dường tạ ơn Thiên long Bát bộ Hộ pháp.

Cầu nguyện gia trì Cát tường.

Hồi hướng công đức

 

 

Những Ngày Quan Trọng Của Người Đã Khuất

Thờ cúng tổ tiên là một phong tục, tín ngưỡng đẹp của nhiều dân tộc Đông Nam Á. Đó là nghĩa cử thể hiện sự biết ơn và đạo hiếu của người còn sống đối với người đã khuất. Những ngày quan trọng của người đã khuất nhiều người chưa được biết đến

Đặc biệt, đối với người Việt Nam, đó trở thành một tôn giáo. Do đó những mốc quan trọng của người mất hầu như người Việt đều biết và thực hiện. Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn nó có thể được thay đổi để đơn giản và phù hợp với điều kiện của từng gia đình. Nó có thể khác về nghi thức, lễ vật nhưng các mốc ấy vẫn được thực hiện một cách nghiêm túc và thành tâm.

Ngày phát dẫn là ngày đưa tang. Con trai trưởng phải chống gậy đi đầu tiên, con trai thứ thì chống gậy đi sau con trai trưởng. Tang cha thì chống gậy tre vót tròn, tang mẹ thì chống gậy vông đẽo vuông. Đầu tiên, có hai thần phương tướng làm bằng giấy đặt hai bên, dáng vẻ giữ tợn cầm đồ qua mâu để đuổi ma quỷ. Có hai người khiêng thể kỳ, đặt một bức mành vải trướng làm bằng vóc nhiễu, đề dòng chữ Hồ sơn vân ám nếu là tang cha hoặc Dĩ lĩnh vạn mê nếu là tang mẹ. Hai bên treo đèn lồng đề chức tước, húy hiệu người đã mất. Sau nữa đến minh tinh, được làm bằng vóc nhiễu, trên đề họ tên thụy hiệu người mất bằng phấn trắng treo lên cành tre. Tiếp đến là hương án lớn đặt giá hương, độc bình, đồ tam sự và mâm ngũ quả. Tiếp theo là thực án bày chiếc tam sinh và linh xa để rước hồn bạch, rồi theo sau là phường bát âm và những đồ minh khí, gồm có: Đèn làm bằng giấy, tấm biển đan triệu đề hai chữ trung tín nếu là đàn ông hoặc trung tiết nếu là đàn bà, đặt những bức trướng, câu đối viếng của con cháu và người phúng viếng sang hai bên.

Sau đó đến cờ công bố, đèn chứ á. Nhà phú quý thì có thêm nghị trượng sứ thần, đồ bộ lộ, áo mũ đại trào, chiêng, trống cà rùng… Nhà bình dân thì chỉ cần phường kèn trống thổi nhạc đưa ma. Cuối cùng là đại dư rước linh cữu, trên linh cữu đặt nhà táng bằng giấy. Thân nhân, theo thứ tự nhân sơ quy định, tang phục theo gia lễ, đều xếp hàng đi theo sau linh cữu hoặc ngồi hai bên linh cữu. Thời xưa có cái bạt bằng vải trắng che trên đầu gọi là bạch mạc. Người con trưởng đi trước hoặc kèm sau xe quan tài theo tục Cha đưa mẹ đón. Nhiều nơi còn có thêm các sư vãi cầm phướn đi hai bên tụng kinh niệm Phật để linh hồn được về nơi Tây phương cực lạc. Trên đường đi, rắc vàng giấy sang hai bên đoàn đưa tang làm lộ phí cho ma quỷ.

Lễ an táng (gọi là hạ huyệt)

Giờ hạ huyệt thường chọn giờ hoàng đạo. Trước lúc hạ huyệt phải cúng thổ thần nơi hạ huyệt, đồ lễ gồm trầu rượu, đĩa xôi, vàng hương, thủ lợn hoặc chân giò… Tất cả mọi người cầm một nén hương, đi một vòng xung quanh huyệt thả một hòn đất xuống dưới, sau đó đắp mộ thành vòng rồi trồng cỏ. Đắp mộ xong, mọi người đứng vòng quanh mộ, người hộ tang, người chấp sự tiến hành lễ thành phần, tiếp đãi trà, thuốc lá cho người qua đường. Kể từ ngày này, chủ nhà thắp hương cơm canh vào hai bữa chính hằng ngày cho đến hết 100 ngày thì dừng lại.

Lễ 3 ngày (tế ngu)

Sau 3 ngày chôn cất, con cháu sẽ đến mộ để sửa sang lại mộ phần, đắp lại mộ tròn, sửa soạn cỗ bàn để tiếp đãi họ hàng thân thuộc, khách khứa đến dự, gọi là lễ tế ngu. Con cháu chỉ lấy đất đắp vào những chỗ bị hở và khơi rãnh thoát nước, kiêng động cuốc hay chèo lên mộ vì làm thế mộ dễ bị sập trong thời gian áo quan và thi hài đang bị tan rữa. Việc viếng mộ ngày này không cần thiết phải đi đầy đủ con cháu tang gia mà chỉ cần vài ba người cũng được, nhưng bắt buộc phải có trưởng nam hay cháu đích tôn thừa trọng. Nếu trưởng nam hay cháu đích tôn thừa trọng có việc bận hay bị đau ốm thì phải nhờ người khác vào thay thế. Buổi lễ này tính theo âm lịch.

Lễ 49 ngày (chung thất)

Lễ cúng 49 ngày còn gọi là lễ chung thất hay tứ cửu dựa theo thuyết của Phật giáo: Âm hồn sau khi chết phải trải qua tất cả là 7 lần phán xét, mỗi lần mất 7 ngày (tương đương 1 tuần), đi qua một điện lớn dưới âm ty, sau 7 tuần vong hồn người chết mới được siêu thoát. Tuần chung thất là tuần quan trọng, đưa linh hồn người chết lên nương nhờ cửa Phật.

Lễ 100 ngày (tốt khốc)

Khi người chết đã được 100 ngày là đến tuần tốt khốc. Từ tuần này trở đi, con cháu người mất sẽ thôi không khóc nữa. Tuần tốt khốc thì con cháu cũng làm lễ để cúng và làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày chết là ngày làm giỗ.

Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường nó là những ngày quan trọng của người đã khuất, là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

Giỗ Hết gọi là Đại Tường, là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ, là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát kỵ nghĩa là Giỗ lành. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma , không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường.

Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên.

Hoạt động này nhiều nơi còn được gọi là bốc mộ, cát cải. Sau từ 3 đến 4 năm, người ta sẽ làm lễ Cát táng tức đem táng ở nơi khác. Vì người ta quan niệm rằng, trong thời gian hung táng thì người mất hay bị ma quỷ quấy nhiễu, sau khi cát táng thì mới không bị ma quỷ quấy nhiễu nữa. Cải táng phải chọn một ngày thích hợp, không nên xung khắc với người mất. Trước khi cát táng, người ta sẽ cúng Thổ thần Thiên địa nơi đào mả lên, rồi lại cúng Thổ thần Thiên địa nơi sẽ đem chôn cất. Người ta sẽ dùng cuốc đào đất, lấy hài cốt người chết cho vào Tiểu nhỏ làm bằng sành (giống hình cái lọ hoa), đem chôn ở vị trí khác. Sau đó sẽ xây mộ kiên cố. Còn quan tài nếu cũ nát thì có thể đem bỏ đi, nếu còn tốt thì có thể đem về dùng làm việc khác.

Việc cải táng các bạn phải xem tuổi bốc mộ thật chính xác để làm sao cho ngày cải táng là ngày quan trọng nhất trong những ngày quan trọng của người đã khuất

Bài viết do nghĩa trang Lạc Hồng Viên sưu tầm

Bài Văn Khấn Cúng Giỗ Người Đã Khuất Như Thế Nào?

Giỗ là nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt Nam nhằm tưởng nhớ những người đã khuất. Ngày giỗ được tổ chức đúng ngày mất theo ngày âm lịch của người được thờ cúng. Ý nghĩa của ngày giỗ là để con cháu nhớ về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, đôi khi lại trong cùng nghề.

Hãy cùng tìm kiểu về ngày giỗ và bài văn khấp cúng giỗ nào đúng chuẩn nhé!

Ý nghĩa của ngày cúng giỗ trong gia đình Việt

Cúng giỗ là lễ kỷ niệm ngày mà người mất qua đời, mang lại ý nghĩa quan trọng của người Việt, ngày làm cúng giỗ được tính theo âm lịch. Ngày cúng giỗ là ngày để thể hiện lòng thủy chung, thương xót của người còn sống đối với người đã khuất, thể hiện đạo lý với tổ tiên.

Nhà giàu thì làm đám giỗ linh đình, mời hết người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh bằng hữu về dự đám giỗ. Còn nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén hương, một đôi nến và vài món ăn giản dị để cúng cũng là đã có lòng thành kính với người đã khuất.

Lòng thủy chung, thương xót với người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày của người mất để làm đám giỗ, không quan trọng hóa việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

Thân bằng, cố hữu của người đã khuất nếu vẫn còn lưu luyến thì đến dự đám giỗ theo ngày đã được định sẵn từ trước, không cần phải chờ có thiệp mời đến dự như tiệc cưới, lễ mừng, không nên có tư tưởng “hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo”, câu này có nghĩa là “Mời thì đến, không mời thì thôi”.

Cách khấn trong ngày lễ cúng giỗ:

Sau đây là cách khấn khi đọc bài cúng giỗ theo vai vế trong gia đình mà bạn nên biết:

Nếu bố đã mất thì phải khấn Hiển khảo;

Nếu mẹ đã mất thì phải khấn Hiển tỷ;

Nếu ông đã mất thì phải khấn Tổ khảo;

Nếu bà đã mất thì phải khấn Tổ tỷ;

Nếu cụ ông đã mất thì phải khấn Tằng Tổ khảo;

Nếu cụ bà đã mất thì phải khấn Tằng Tổ tỷ;

Nếu anh hoặc em trai đã mất thì phải khấn Thệ huynh, Thệ đệ;

Nếu chị hoặc em gái đã mất thì phải khấn Thệ tỵ, Thệ muội;

Nếu cô, dì, thím, mợ, chú, bác, cậu đã mất thì phải khấn Bá thúc, cô dì, tỷ muội;

Có thể khấn chung Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ đối với nội ngoại gia tiên.

Những hoạt động chính trong buổi lễ cúng giỗ

Sau khi làm lễ và đọc bài cúng giỗ xong, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để mọi người cùng ăn, coi như là hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng có thể được mời đến để dùng bữa, có nghĩa là đi ăn đám giỗ.

Một biến thể khác của cúng giỗ chính là tục thờ “hậu” do nhà chùa hay đình làng đảm nhiệm. Trong trường hợp này thì người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay đình làng để được hưởng lễ vật trong những ngày kỵ nhật.

Trước khi hạ xuống, chủ nhà vái 3 vái ngắn (còn được gọi là lễ tạ). Phải làm như vậy để tạ ơn gia tiên đã về thừa hưởng những lễ vật mà con cháu đã dâng lên cho người đã khuất.

Dịp này là để con cháu trong dòng họ tề tựu lại về cùng ăn đám giỗ, thăm hỏi tình hình lẫn nhau trong nội bộ dòng họ. Ngày Cát Kỵ thường mời khách là những người chỉ nằm trong gia đình, dòng tộc đến ăn giỗ (không rộng như Tiểu Tường và Đại Tường).

Gia chủ phải ăn mặc khăn áo chỉnh tề, bước vào để đọc bài cúng giỗ khấn tổ tiên. Khách đến dự đám giỗ thì đặt đồ lễ lên bàn thờ, cùng với gia chủ vái 4 lạy 3 vái. Sau khi gia chủ, khách mới và bạn bè thân hữu khấn lễ xong, đợi hết ba tuần hương nữa thì gia chủ đứng trước bàn thờ để lễ tạ bằng ba vái ngắn rồi đem đi đốt vàng mã.

Cuối cùng, gia chủ bày bàn để mời khách cùng ăn giỗ, để ôn lại những kỷ niệm xưa về người đã mất, đồng thời hỏi thăm sức khỏe và công việc lẫn nhau. Sau khi ăn đám giỗ xong, gia chủ hạ tất cả các lễ vật được bày trên bàn thờ, chia đều mỗi túi một hay nhiều thứ cho từng gia đình dự đám giỗ gọi là lộc của tổ tiên, lễ vật được tặng bao gồm hoa quả, bánh kẹo,….

Những ngày quan trọng trong ngày lễ cúng giỗ:

Trong việc thờ cúng tổ tiên, có ba ngày giỗ quan trọng là: Giỗ đầu, giỗ hết, giỗ thường.

Theo phong tục tập quán, dân ta thường lấy ngày giỗ (ngày qua đời của người đã mất) làm trọng tâm, nên vào ngày đó, ngoài việc đi thăm mộ, tùy gia cảnh và vị trí của người đã khuất mà thực hiện cúng giỗ.

Đây cũng là dịp để gặp mặt những người thân trong gia đình dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn công việc người còn sống để giữ gìn gia phong.

Vào dịp đó, người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là đi ăn đám giỗ, là trước cúng sau ăn, và cũng là để cho cuộc gặp mặt thêm phần đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp gia đình, cùng nhau kể chuyện tâm tình và chuyện làm ăn. Điều quan trọng nhất với ngày cúng giỗ chính là mang ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”, việc đó còn có thể được xếp vào loại thuần phong mỹ tục.

Bài cúng giỗ thông thường

Sau đây là bài cùng giỗ thông thường dành cho mọi gia đình Việt.

Con lạy chín Phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ: Xưng họ của bạn.

Tín chủ con là: Xưng đầy đủ họ tên và tuổi.

Ngụ tại: Đọc nơi bạn đang sống

Hôm nay là ngày/tháng/năm (âm lịch)

Chính là ngày giỗ của người được cúng giỗ

Năm qua tháng lại vừa ngày húy lâm, Ơn võng cực xem bằng trời biển. Nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ chúng con và toàn gia con cháu. Nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng đốt nén nhang hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời: Họ tên người được cũng giỗ

Mất ngày/tháng/năm (âm lịch)

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng thịnh vượng.

Xin mời các vị Tổ tiên, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Di và toàn thể các hương kinh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Xin mời vong linh các vị Tiền Chủ, Hậu chủ trong đất này với tâm hưởng.

Chúng con với lễ bạc lòng thành xin cúi đầu được phụ trì,

Phục duy cẩn cáo.

Nam mô A di đà phật! (3 lần)

Bài cúng theo văn khấn ba ngày sau khi mất

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín Phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy chư vị gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ.

Hôm nay là ngày …………….. tháng …………… năm …………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là …………………………………. vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Tế Ngu theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển …………………………………… chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng.

Than ôi! Trên tòa Nam cực, lác đác sao thưa; (nếu khóc cha hoặc đổi là Bắc cực nếu khóc mẹ).

Trước chốn Giao trì, tờ mờ mây khóa.

Cơ tạo hóa làm chi ngang ngửa thế, bóng khích câu, khen khéo trêu người.

Chữ cương thường nghĩ lại ngậm ngùi thay, tình hiếu dễ chưa yên thỏa dạ.

Ơn nuôi nấng áo dày cơm nặng, biển trời khôn xiết biết công lao;

Nghĩ sớm hôm ấp lạnh quạt nồng, tơ tóc những hiềm chưa báo quả;

Ngờ đâu! Nhà Thung (nếu là cha hoặc Nhà Huyên nếu là mẹ) khuất núi, trời mây cách trở muôn trùng;

Chồi Tử mờ sương, âm dương xa vời đôi ngả.

Trông xe hạc lờ mờ ẩn bóng, cám cảnh cuộc phù sinh chưa mấy, gót tiên du đã lánh cõi trần ai.

Rồi khúc tằm áy náy trong lòng, thương thay hồn bất tử về đâu, cửa Phật độ biết nhờ ai hiện hóa.

Suối vàng thăm thẳm, sáng phụ thân (hoặc mẫu thân) một mình lìa khơi,

Giọt ngọc đầm đìa, đàn con cháu, hai hàng lã chã.

Lễ Sơ Ngu (hoặc Tái Ngu, Tam Ngu) theo tục cổ, trình bày:

Nhà đơn bạc, biết lấy gì để dóng dả.

Đành đã biết: đất nghĩa trời kinh, nào chỉ ba tuần nghi tiết, đủ lễ báo đền.

Cũng gọi là: lưng cơm chén nước, họa may chín suối anh linh, được về yên thỏa.

Ôi! Thương ôi!

Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Kính cáo!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Bài văn khấn cúng lễ 49 ngày và 100 ngày sau khi mất

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín Phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày ……….. tháng ………….. năm ……………….. âm lịch tức ngày ………… tháng ………… năm ………… dương lịch.

Tại (địa chỉ): ………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là: ……………………………….. vâng theo lệch của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái, dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, con kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm: ……………………………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển: ……………………………… chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha) Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (Nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hởn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần.

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén hương kính tế.

Xin mời: Hiển ………………………………………

Hiển …………………………………………………

Hiển …………………………………………………

Cùng các vị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô, và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cúng giỗ là nghi thức rất đáng trân trọng và cần được giữ gìn trong văn hóa của người Việt. Hi vọng qua bài viết cúng giỗ này, sẽ giúp bạn đã biết được bài cúng giỗ người đã khuất như thế nào và chuẩn bị cho một buổi lễ cúng giỗ đúng chuẩn.