Cúng Cơm Chay Gồm Những Gì / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Mâm Cơm Chay Cúng Rằm, Mùng Một Bao Gồm Những Gì?

1. Mâm cơm chay cúng rằm, mùng một

Tục cúng cơm chay ngày rằm và mùng một đã có từ rất lâu đời. Vào ngày mùng 1 âm lịch hay còn gọi là ngày Sóc và ngày rằm tức ngày 15 âm lịch hay còn gọi là ngày Vọng thì dân ta lại làm một mâm cơm chay tươm tất, ấm cúng để dâng lên tưởng nhớ tổ tiên.

Ý nghĩa chính của lễ cúng ngày mùng một là cầu xin tổ tiên, thần linh phù hộ cho một tháng gia đình được bình an, gặp nhiều may mắn. Còn vào ngày rằm, người ta cho rằng đây là thời điểm mà mặt trời và mặt trăng thông suốt. Tức vào ngày này, thần linh, tổ tiên sẽ thông thương được với con người.

Do đó, nếu con người thành tâm thành ý cầu nguyện vào ngày lễ rằm sẽ dễ dàng gửi được tâm nguyện hơn. Ngoài ra, cúng vào ngày lễ rằm còn để giúp bản thân trở nên thanh sạch, sáng suốt và đẩy lùi mọi tà tâm trong lòng.

Chính vì những ý nghĩa đó mà việc làm mâm cơm chay cúng rằm, mùng một trở nên rất ý nghĩa.

2. 5 món chay đơn giản trong mâm cơm chay cúng rằm, mùng một (nguyên liệu, cách làm)

2.1. Súp bắp chay

Một trong các món ăn thường xuất hiện trong mâm cơm chay cúng rằm, mùng một đó là súp bắp (ngô) chay. Để làm món này các bạn cần chuẩn bị:

– Nguyên liệu:

– Cách làm:

2.2. Gỏi chay thập cẩm

Trong mâm cơm chay cúng rằm, mùng một cũng không thể nào thiếu được món gỏi chay thập cẩm chua chua ngọt ngọt này.

– Nguyên liệu:

300g hoa chuối

1 củ cà rốt

1 trái dưa leo

150g giá đỗ

1 bìa đậu phụ đã thái chỉ

2 – 3 quả chanh

Một số loại rau thơm

Gia vị: muối, đường

– Cách làm:

2.3. Chả giò chay

Món thứ ba trong mâm cơm chay cúng rằm, mùng một cũng rất dễ làm là chả giò chay. Để làm món này cần có:

– Nguyên liệu:

2 củ cà rốt

1 cây bắp cải nhỏ

2 nhánh hành lá

1 củ gừng

100g nấm rơm

20 bánh đa nem hoặc bánh cuộn bò bía

Gia vị: xì dầu, dầu ăn, dầu vừng, bột ngô

– Cách làm:

2.4. Xôi nấm chay

– Nguyên liệu:

400g gạo nếp

3 củ hành khô

Gia vị: hạt nêm chay, muối, nước tương, dầu ăn

– Cách làm:

Gạo nếp đem vô sạch rồi ngâm nước trong 5 – 6 tiếng sau đó vớt ra rổ để ráo nước sau đó đem nấu xôi (có thể cho thêm chút muối vào để xôi đậm đà)

Hành khô bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn rồi cho vào chảo phi thơm

Nấm rửa sạch, cắt miếng sao đó cho vào chảo dầu ăn đã được phi hành khô xào qua. Khi xào cho thêm muối, nước tương và hạt nêm

Cho tiếp xôi vào chảo xào nấm và xào khoảng 2 phút thì rắc đều lên một ít tiêu và tắt bếp

2.5. Canh nấm chay

Món thứ năm trong mâm cơm chay cúng rằm, mùng một đó là canh nấm chay vừa ngon lại bổ dưỡng:

– Nguyên liệu:

100g nấm rơm

100g nấm đông cô tươi

Đậu Hà Lan

2 miếng đậu phụ

½ củ cà rốt

Hành mùi

Gia vị: mì chính, bột nêm, bột canh, dầu đậu nành

– Cách làm:

Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, tỉa hoa

Đậu Hà Lan bỏ xơ

Nấm rửa sạch, để ráo nước

Đậu phụ thái nhỏ vừa ăn

Hành và rau mùi rửa sạch, thái khúc

Cho dầu vào chảo đun nóng rồi bỏ hành khô vào phi thơm. Tiếp đó cho thêm vào cà rốt xào sơ rồi cho nước vào đun tới khi sôi

Cho các loại rau vào nồi, sau đó bỏ thêm đậu phụ, nấm đông cô, đậu Hà Lan và nêm nếm gia vị

Đun thêm một lúc thì cho thêm nấm rơm vào và đun thêm 1 – 2 phút. Cuối cùng là cho hành hoa, rau mùi vào và tắt bếp

3. Một số hình ảnh mâm cúng chay cúng rằm, mùng một

Cỗ Chay Cúng 49 Ngày Gồm Những Món Gì?

Ý nghĩa của mâm cỗ chay cúng 49 ngày cho người mất

Theo giáo lý nhà Phật Bắc và kinh Địa Tạng cho rằng: Những người đã mất đều có giai đoạn giao chuyển. Hay còn được nói cách khác là “thọ thân trung ấm” tối đa trong vòng 49 ngày. Tiếp đến đó họ mới được xem xét và sắp xếp vào cảnh giới phù hợp với những nghiệp mà họ đã sinh ra khi còn sống.

Tuy nhiên, kinh hồn tái sinh không cần đợi đến ngày chung thất (nghĩa là ngày 49). Nó có thể xảy ra ngay sau khi mất hay 7 ngày đầu tiên, cũng có thể là sau 14 ngày. Tùy vào nghiệp của mỗi người, các tuần tiếp nối khả năng tái sinh vẫn giữ nguyên.

Tương tự như mâm cỗ cúng giỗ mặn, mâm cỗ chay cúng 49 ngày sẽ có các món chia theo đĩa và bát khác nhau:

4 đĩa gồm có: Đĩa xôi, đĩa nem chay rán ( hoặc chả giò), đĩa giò lụa chay, đĩa rau xào.

2 bát gồm có: Bát canh miến nấu măng chay, bát canh nấm thập cẩm.

Theo truyền thống, mâm cỗ chay cúng 49 ngày gồm có: Đầy đủ các món khô bày trong đĩa, các món nước bày trong bát. Ngoài ra còn có món tráng miệng nhằm thể hiện sự thành kính, nhớ thương đến người đã mất.

Đó là tấm lòng, tình cảm của những người ở lại. Họ cầu mong cho người đã mất sớm được siêu sinh, giải thoát về cõi cực lạc.

Ngày nay, không bắt buộc việc chuẩn bị các món chay cúng 49 ngày phải là 4 đĩa – 2 bát – 1 tráng miệng nữa. Mâm cỗ chay 49 ngày được chuẩn bị tùy theo từng điều kiện gia đình. Đồng thời còn tùy theo quan niệm vùng miền mà có sự thay đổi sang mâm cỗ chay cúng 49 ngày cực thanh đạm. Các gia đình có thể thêm nhiều món ăn bày trên bát canh, đĩa chỉ cần có một. Nhiều khi không có món tráng miệng cũng được.

Một mâm cỗ chay cúng 49 ngày cần chuẩn bị một số món cơ bản. Nấu chay để cúng cùng là điều giúp tránh nghiệp sát sinh không đáng có. Thông thường mâm cỗ chay sẽ có: Xôi chay, canh bóng nấu thả, nem chay, giò chay,…

Bạn cũng có thể tham khảo một số món chay hiện đại đang được nhiều nội trợ yêu thích hiện nay. Ví dụ như: Cơm hạt sen thập cẩm, xôi cốm hạt sen dừa, nấm rơm kho sả ớt chay,…

Tùy theo từng gia đình mà có thể lựa chọn thực đơn món ăn chay khác nhau. từ. Bạn có thể tự xuống bếp nếu có thời gian để chuẩn bị một mâm cỗ chay cúng 49 ngày sẽ rất ý nghĩa. Nếu bạn không biết nấu các món chay có thể tham khảo trên mạng các công thức hoặc tham gia khóa học ngắn hạn tại các nhà hàng.

Mâm Cơm Cúng Nhập Trạch Gồm Những Gì?

Mâm cơm cúng nhập trạch gồm những gì và cúng như thế nào?

Mâm cơm cúng nhập trạch gồm những gì? Món gì chuẩn bị thế nào Công ty Tâm Linh xin hướng dẫn bạn sắm mâm cơm cúng nhập trạch đầy đủ nhất.

Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh tìm hiểu về phong tục cúng nhập trạch khi chuyển nhà trọn gói được cho biết đồ cúng thổ địa cần chuẩn bị những lễ vật sau:

Ngũ quả (là 5 loại trái cây)

Hoa tươi

Nhang(hương thơm)

Đèn cầy đỏ 1 cặp(nến cốc)

1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)

1 đĩa xôi

1 con gà luộc (chéo cánh) hoặc con heo quay

3 miếng trầu cau (đã têm)

Vàng mã

1 đĩa muối gạo

3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước

3 chum trà

3 chum rượu

3 điếu thuốc.

Sau khi cúng nhập trạch lúc hóa vàng xong thì dùng 3 chum rượu cúng rưới lên, còn 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ sau này thờ cúng táo quân.

Một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đó là các phong tục khi làm nhà mới. Khi chúng ta làm nhà mới có ba nghi lễ rất quan trọng đó là: Lễ Động Thổ ( đây là lễ xin phép Thổ Công ở đất xây nhà để bắt đầu quá trình xây dựng), Lễ Cất nóc (lễ trước khi đổ mái nhà – được hiểu là báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn tất) và Lễ Nhập Trạch (lễ dọn về nhà mới).

Nghi lễ nhập trạch

1. Điều kiện để dọn về nhà mới

Khi muốn chuyển về nhà mới ở, bạn cần tuân thủ những điều sau:

– Xem và chọn ngày giờ tốt để về nhà mới.

– Phải đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà chuyển đồ đạc sang nhà mới.

– Cũng đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà phải cầm bài vị cúng gia thần, tổ tiên và các thành viên khác trong nhà theo sau, đồng thời cầm theo tiền của.

– Chuyển nhà vào buổi sáng là tốt nhất hoặc không có thể chọn buổi trưa hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Tuyệt đối tránh chuyển nhà về nhà khi trời đã chuyển tối vì điều này không tốt cho gia chủ.

2. Điều cấm kỵ khi dọn về nhà mới

– Theo dân gian, người có mang không được phép dọn nhà nếu không sẽ phạm tội “Thần thai”. Nếu quá cấp bách, người có mang phải dùng một cái chổi mới mua, chưa sử dụng để quét hết các đồ vật trong nhà trước khi chuyển chúng đi.

– Người cầm tinh con hổ không nên tham gia vào việc dọn nhà.

– Trường hợp nhập trạch chỉ để lấy ngày tốt và gia chủ chưa chính thức ở ngay, nhất thiết phải ngủ qua đêm tại nhà mới.

Đây là những điều kiêng kỵ để tránh những không may xảy đến với gia chủ.

Trước hết, gia chủ cần mang theo một chiếc chiếu đang dùng (nếu bạn dùng nệm thì lấy nệm), một bếp lửa (không dùng bếp điện vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa), một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của.

Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Kế đến, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên. Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gga tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.

Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…

Văn khấn lễ nhập trạch bao gồm 2 phần: là văn khấn thần linh và văn khấn cáo yết gia tiên.

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là:…… Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh, Thông minh chính trực Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh Nêu cao chính đạo.​

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

– Văn khấn các yết gia tiên:

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Kính lạy Tiên nội ngoại họ……………………… Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm………. Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Mâm Cơm Tất Niên Gồm Những Gì?

Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Mâm cơm tất niên thường được sửa soạn đầy đủ để sum họp gia đình, cúng gia tiên, thần phật, để kết thúc năm cũ, đón năm mới về. Đặc biệt nhiều gia đình còn cúng tất niên để mời tổ tiên về ăn tết cùng con cháu.

Cúng tất niên thường được tiến hành vào trưa hoặc chiều cuối cùng của năm cũ. Tuy niên, tùy vào điều kiện kinh tết của mỗi gai đình mà các gia chủ sắm cho mâm cúng tất niên cũng khác nhau. Nhưng thông thường cúng tất niên gồm có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà và mâm cỗ mặn. Mâm cỗ mặn thì thường bao gồm các món ăn ngày tết như canh mọc, canh măng, gà luộc, bánh chưng, nem rán, rau, giò, dưa muối, củ kiệu… Trong đó, mâm ngũ quả, hương hoa thường được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết, mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ, hoặc một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính. Tất cả phải được bày biện 1 cách trang nghiêm.

Mâm cơm tất niên gồm những gì?

Mâm cơm cuối cùng của năm cũ được coi là quan trọng nhất trong mỗi gia đình. Đây là khoảng thời gian thiêng liêng mà các thành viên quây quần bên nhau. Tất cả cùng nhau vui đùa, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong năm mới.

Với những năm trở lại đây, nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, luân phiên trong vài ngày trước tết để có thể đến được nhà nhau, hoặc hoàn thành sớm để tổ chức những kế hoạch nào đó như du lịch.

Về cơ bản, các gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị 2 mâm: 1 mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn 1 mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Để cho giản tiện, nhiều gia đình gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng giao thừa.

Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…

Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.

Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.

Gần đây nhiều người hay gán ghép phong thủy cho mọi lĩnh vực, từ hoa thờ đến mâm ngũ quả, rồi suy luận không căn cứ. Chẳng hạn quả lựu nhiều hạt, tượng trưng cho sự đầy đủ, phát triển; bưởi, dưa hấu căng tròn, tượng trưng cho sự đầy đủ, may mắn hoặc như cam, nghĩa gốc là ngọt (đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi) lại bị suy diễn thành cam chịu. Thậm chí một số người còn sa đà vào tâm linh không cần thiết như đếm nải chuối có quả lẻ mới mua, đếm phật thủ có lẻ nhánh mới được, tổng số quả trên mâm phải hợp mệnh chủ nhà… Đây là những suy luận về mặt ý nghĩa và khiên cưỡng. Nhiều khi suy luận quá đà thì sẽ không còn hoa quả nào để bày trí.

Trong bữa cơm tất niên, các thành viên nên có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận.