Cúng Cơm Cha Mẹ / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cách Thờ Cả Cha Mẹ Ruột Và Cha Mẹ Vợ

Cách thờ cả cha mẹ ruột và cha mẹ vợ

Truyền thống Thờ cúng Tổ tiên vừa mang tính nhân văn, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của cháu con đối với các thế hệ tiền nhân. Vì thế mà hầu hết trong mỗi gia đình Việt Nam đều có thiết lập bàn thờ gia tiên và lễ giỗ cúng hằng năm, dĩ nhiên là không thể thiếu.

Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và Phong kiến Trung Quốc, nên từ xưa đến nay, việc thờ cúng tổ tiên thường được xem là trách nhiệm của người con trai trưởng trong gia đình. Nếu gia đình không có con trai thì người mất sẽ được đưa về thờ cúng ờ nhà từ đường của tộc họ (thường gọi là mất hương hỏa), rất ít khi có trường hợp con gái lập bàn thờ cha mẹ, nhất là khi đã có gia đình (nữ sinh ngoại tộc). Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của Phật giáo thì việc báo hiếu không là trách nhiệm của riêng ai, không kể là nam hay nữ đều phải biết báo hiếu; bởi vì ân đức của cha mẹ đối với mỗi người chúng ta là như nhau. Do đó, việc thờ cúng gia tiên, một trong những biểu hiện thiết yếu của hạnh hiếu, càng không thể có sự phân biệt nam nữ được, mà đó là sự thể hiện lòng tri ân báo ân của con người vậy. Trên tinh thần đó, việc thiết lập bàn thờ cha mẹ đôi bên chung một bàn thờ không những có thể được, mà đó còn là việc làm đáng khuyến khích, vì nó vừa thể hiện tấm lòng tri ân với tiền nhân, vừa thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng trong nghĩa cử cao đẹp của tinh thần hiếu kính. 

Thiết lập bàn thờ như thế nào cho đúng cách?

Nên đến chùa xin quý thầy thỉnh một bài vị “Cửu huyền thất tổ” về thờ. Bài vị đặt chính giữa, di ảnh của bên nội đặt bên phải (trong nhìn ra), di ảnh bên ngoại đặt bên trái (trong nhìn ra); chỉ đặt một bát nhang ngay trước bài vị cửu huyền, phía trong của bát nhang đặt bốn chén nước, hoa và trái cây thì tùy nghi phụng cúng.

Phật Dạy: Hãy Cúng Dường Cha Mẹ

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Dĩ nhiên, không phải ai cũng hội đủ duyên lành để trọn hiếu nhưng chí ít, chúng ta phải luôn tâm niệm về chữ hiếu, đau đáu trong lòng để tìm cách thể hiện.

Chữ hiếu thật lớn lao, bởi ‘Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Trong vô vàn diệu nghĩa của chữ hiếu, có người làm được phương diện này, người khác lại làm được ở phương diện kia. Tùy nhân duyên, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người, mỗi nhà mà thực hành hạnh hiếu. Quan trọng là, cần phải xác định đâu là cốt tủy, là tinh túy của chữ hiếu để phụng hành. Bởi có khi, chúng ta có duyên lành làm được phần chính yếu của chữ hiếu mà lại không hay.

Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết pháp cho mẹ đắc Sơ quả.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Dạy hai người làm lành, không thể báo ân được. Thế nào là hai? Nghĩa là cha, mẹ.

Này Tỳ-kheo, nếu lại có người, vai phải cõng cha, vai trái cõng mẹ đến ngàn vạn năm, lo y phục, thức ăn, giường nằm, thuốc men trị bệnh, dù cha mẹ tiểu tiện, đại tiện ở trên vai, người ấy vẫn chẳng thể báo ân được. Tỳ-kheo nên biết, cha mẹ ân nặng, bồng ẵm, nuôi nấng, tùy lúc gìn giữ chẳng lỡ thời tiết như được thấy mặt trời, mặt trăng. Dùng phương tiện này, biết ân này, khó báo. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy cúng dường cha mẹ, thường nên hiếu thuận, chẳng lỡ thời tiết. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 20.Thiện tri thức, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.349).

Thật rõ ràng, công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ bao la như trời biển, phận làm con thật khó đáp đền. Xem cha mẹ hiện còn như Phật (Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế) nên trước phải lo cúng dường. Cúng dường hay phụng dưỡng cha mẹ là nền tảng căn bản nhất của chữ hiếu. Kế đó là kính và thuận thuộc phương diện tinh thần, tìm cách làm cho cha mẹ an tâm, vui vẻ, đẹp lòng. Phật dạy: ‘Hãy cúng dường cha mẹ, thường nên hiếu thuận, chẳng lỡ thời tiết’.

Hiếu thảo với cha mẹ, giúp cha mẹ có một tuổi già hạnh phúc, ít bệnh tật và ra đi trong bình an quả thật là điều khó làm; phải hội đủ nhiều phước duyên thì con cái mới làm được. Điều đáng lưu tâm là, Đức Phật vẫn chưa cho phép người con hiếu thảo an phận nơi đây, tự mãn với hạnh hiếu mà mình đã làm được. Ngài vẫn luôn răn nhắc là đối với cha mẹ thì ‘không thể báo ân’. Vì sao? Vì điều đó chỉ giúp cha mẹ an vui trong hiện đời. Trong khi tiêu chí của Đức Phật phải là ‘Nay vui đời sau vui’. Đây mới là vấn đề!

Mong rằng những người thân yêu của chúng ta hiện đời cũng như đời sau luôn được an vui. Đây chính là tâm hiếu và hạnh hiếu đích thực của người con Phật.

Thành ra, nếu chúng ta nhờ duyên phước đủ đầy, phụng dưỡng và kính thuận cha mẹ trọn vẹn, mà cha mẹ ta lại biết kính tin Tam bảo, siêng năng tích phước tu hành thì gia đình đại phước. Chắc chắn cha mẹ chúng ta ‘Nay vui đời sau vui/Làm phước hai đời vui’ (PC.16). Đây mới là chí hiếu, trọn hiếu theo lời Phật dạy. Nhược bằng chúng ta hiếu thảo mà cha mẹ vẫn chìu theo tập nghiệp, chưa biết nương theo Tam bảo để chuyển tâm hướng thiện, thì đời này tuy cha mẹ có an ổn nhưng đời sau thì chưa biết sẽ về đâu.

Ngay đây, người con Phật trọn hiếu phải tìm mọi cách để tạo hành trang thiện lành cho cha mẹ đủ tư lương mà bước vào thiện giới. Kinh văn nói: ‘Dạy cha mẹ làm lành’ có nghĩa hướng cha mẹ về các điều thiện lành như quy y, giữ giới, làm phước, tha thứ, hỷ xả…hay hơn nữa là tin nhân quả, nhân duyên, thành tựu chánh tri kiến. Đã là cha mẹ con cái của nhau hẳn có nhân duyên từ nhiều đời. Mong rằng những người thân yêu của chúng ta hiện đời cũng như đời sau luôn được an vui. Đây chính là tâm hiếu và hạnh hiếu đích thực của người con Phật.

Theo phatgiao.org.vn

Thờ Cúng Cha Mẹ Sao Cho Hợp Đạo Hiếu?

Mùa Vu lan báo hiếu năm nay bắt đầu trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp tại một số địa phương nên câu hỏi thường trực ở các Phật tử là cúng sao cho hợp đạo hiếu?

Nét đẹp văn hóa từ đại lễ

Như thường lệ, ngay từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch, các nhà chùa ở Hà Nội như: Chùa Quán sứ, chùa Quán thánh, chùa Hà, Phủ Tây Hồ… luôn chuẩn bị sẵn hương, đăng cho người dân đến chùa lễ Phật. Các chùa còn tổ chức nhiều nghi lễ truyền thống, các buổi thuyết giảng Phật pháp, thu hút đông đảo bà con Phật tử tham gia.

Tại chùa Quán Sứ, lịch thông báo cử hành các khóa lễ trong tháng 7 âm lịch năm 2020 được tổ chức như sau: “Nghi lễ tháng 7 năm Canh Tý với nội dung “Lễ phả độ gia tiên và cầu siêu chân linh, anh hùng liệt sĩ, tử vong, đồng bào tử nạn, qua các thời kỳ” gồm 7 khóa lễ.

Mở đầu bằng khóa lễ “Thỉnh Chư Vong Linh” ngày 2/7 Âm lịch (20/8 Dương lịch) và kết thúc bằng khóa lễ “Chuộc khoán và Bán khoán” ngày 28/7 âm lịch (15/9 dương lịch). Qua đó các đại lễ, người dân được hiểu rõ hơn về nguồn gốc ngày lễ Vu lan và nét đẹp văn hóa từ đại lễ này.

Trong đời sống văn hóa của người Việt, Vu lan là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha, mẹ, ông bà, bày tỏ lòng biết ơn đến các bậc tổ tiên, các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Vì vậy, không chỉ các Phật tử mà với nhiều người dân, Vu lan cũng được xem là mùa báo ân, báo hiếu với nhiều cách thể hiện khác nhau.

Có người đến chùa để tham gia lễ cầu siêu, phóng sinh, làm phúc… nhằm tích phước, cầu an, cầu may cho cha mẹ được tăng phúc thọ, hóa giải nghiệp chướng. Nhiều người lại chuẩn bị mâm lễ đặt lên bàn thờ để tưởng nhớ đến những người đã khuất hay mua tặng cha, mẹ những món quà ý nghĩa hoặc nấu bữa ăn ngon để cả nhà quây quần, đoàn tụ.

Bà Diệu Tâm ở phường Hàng Bông (Hoàn Kiếm) cho hay: Cứ đến mùa Vu lan, ngoài việc đến chùa lễ Phật, cầu siêu cho cha mẹ, bà còn dành nhiều thời gian để gần gũi con, cháu, răn, dạy con cháu những điều hay, lẽ phải và vận động người thân của mình tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện như: Hỗ trợ bát cháo dinh dưỡng cho người bệnh nghèo, hỗ trợ gạo, thức ăn, áo, quần cho những người lang thang, cơ nhỡ…

Cuồng tín nên mất đi ý nghĩa tốt đẹp

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ – Phó Viện trưởng – Tổng Thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam: Giáo lý Phật giáo luôn đề cao vai trò của chữ “hiếu” và trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam, chữ “hiếu” cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Những câu dân ca rằng “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ, kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con…” vẫn được bao thế hệ người Việt truyền tụng, xem như bài học đạo đức mà đề cao chữ “hiếu” là cốt lõi để răn dạy con, cháu nên người. “Hiếu” đối với cha mẹ là sự tận tụy chăm sóc, tôn kính bằng cả tấm lòng, bằng những gì có thể tốt đẹp nhất của những người con, nhằm đền đáp phần nào công ơn trời biển của cha, mẹ. Và việc báo hiếu cho cha, mẹ không chỉ dừng ở một lễ Vu lan mà là bổn phận, là trách nhiệm, đạo lý mà mỗi người làm con phải ghi nhớ suốt đời.

Những ngày đầu tháng 7 âm lịch 2020 diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương đang đối mặt với dịch bệnh Covid-19, nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản đề nghị các chùa chiền, cơ sở tự viện tổ chức các nghi lễ Vu lan bằng hình thức online, tránh tập trung đông người để phòng chống dịch bệnh. Giáo hội nghiêm khắc nhắc nhở, nhưng ngày mùng 1 tháng 7 năm Canh Tý nườm nượp dòng người kéo đến Phủ Tây Hồ để đặt lễ.

Bên trong di tích trước Ban thờ cô, thờ cậu, thờ thần và thờ mẫu… không còn một khoảng không. Tiểu Ban quản lý di tích phủ Tây Hồ bố trí người đo thân nhiệt, nhắc nhở rửa tay sát khuẩn phòng dịch nhưng cũng chỉ kéo dài được hơn 1 tiếng buổi sáng vì quá đông. Nhiều người đeo khẩu trang khi đi vào Phủ, nhưng đến các ban đặt lễ thì tháo ra để khấn cho linh. Chưa kể người cách người chưa được nửa gang tay.

Phật tử Minh Hằng cho biết: “Vẫn nghe thông tin đài báo tuyên truyền không nên tụ tập đông người, mọi người hành lễ ở nhà. Nhưng theo thói quen, ngày đầu tháng âm lịch, đặc biệt là tháng 7 – tháng cô hồn, người làm ăn kinh doanh như tôi không thể không lên phủ, đền dâng lễ”.

Lượng người đổ về phủ Tây Hồ quá đông, Phó Chủ tịch phường Quảng An – Đỗ Ngọc Long cho biết: “Ngăn cổng vào để giãn cách trong khuôn viên di tích thì xảy ra ùn tắc hàng ki lô mét ở ngoài đường. Lượng người đổ về không dừng nên chúng tôi phải thông báo tạm đóng cửa di tích, dừng tổ chức nghi lễ tâm linh. Toàn bộ các chùa, chiền trong địa bàn phường cũng không tổ chức lễ cúng trực tiếp theo tinh thần của Giáo hội”.

Theo Thượng tạo Thích Nhật Từ: “Cúng online, đi chùa online không thay đổi bản chất tốt đẹp của văn hóa thờ cúng tổ tiên, báo hiếu cha mẹ của ông cha ta. Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính, vào mạng gõ từ khóa “chùa online”, lập tức google sẽ cho ra hơn 20.000 kết quả tìm kiếm.

Không chỉ vậy, chắc hẳn nhiều người sẽ càng bất ngờ hơn khi giao diện của trang web chúng tôi xuất hiện không khác gì một ngôi chùa truyền thống, thậm chí có phần lung linh, huyền bí hơn cùng những bài tụng kinh quen thuộc. Website này có đầy đủ những hình thức tâm linh cơ bản: Thắp hương, phòng hộ niệm – cầu an, phòng lễ giỗ ông bà, phòng cầu siêu, tủ sách về các bài kinh, lịch sử Phật giáo, các bản audio chuyện kể Phật giáo, phật pháp cho người mới bắt đầu…

Chuaonline.com cũng đã giải thích rất rõ là nơi để các Phật tử thắp hương, tụng kinh và niệm Phật khi chưa có điều kiện đến chùa. Ngoài thời gian đến chùa online, mời các Phật tử nghe thuyết pháp để thanh tịnh và bồi bổ tâm hồn. Theo phần đông Phật tử, “chùa ảo” đem lại cảm giác khá gần gũi, quen thuộc bởi không gian bài trí 3D, hình ảnh sống động y như thật.

Từ lư hương, đến 5 pho tượng Phật lớn tọa trên đài hoa sen, cùng cột kèo, bài vị… đều được chạm khắc hoa văn nổi tinh xảo, ánh nến lung linh huyền ảo, toát lên vẻ trang nghiêm, tôn kính. Mọi nghi lễ được đơn giản hóa bằng một thao tác kích chuột theo hướng dẫn. Đồng quan điểm như trên, nhiều Phật tử cũng cho rằng, “chùa online” rất an toàn, tiện lợi vì không phải chen lấn xô đẩy, đơn giản hóa được những thủ tục phức tạp, giúp khách thập phương hình thành thói quen văn minh khi đi lễ chùa.

Dân gian có câu “Thờ cha, kính mẹ chính là chân tu” và tháng 7 âm lịch không chỉ là quãng thời gian ôn nhắc mỗi con người kỹ hơn về đạo hiếu mà còn là dịp hướng về nguồn cội, tri ân các vị anh hùng đã có công lao to lớn với đất nước trong lịch sử dân tộc. Việc hồi hướng, nhớ ơn như thế nào không phải phụ thuộc vào việc đến chùa, làm lễ to, lễ nhỏ, mà là cách chúng ta tưởng nhớ công ơn trong trách nhiệm chung với cộng đồng cùng phòng ngừa dịch bệnh.

Dân gian có câu “Thờ cha, kính mẹ chính là chân tu” và tháng 7 âm lịch không chỉ là quãng thời gian ôn nhắc mỗi con người kỹ hơn về đạo hiếu mà còn là dịp hướng về nguồn cội, tri ân các vị anh hùng đã có công lao to lớn với đất nước.

Phó Viện trưởng, Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Thượng tọa Thích Nhật Từ: Đừng nên giới hạn ngày báo hiếu vào ngày rằm tháng 7

Ngày 14, 15/7 âm lịch được coi là biểu tượng của ngày hiếu thảo. Trong ngày này, những người con hãy ngưng các công việc không cần thiết, đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, làm phước, bố thí, cúng dường, chia sẻ nghiệp lành nhân danh cha mẹ, ông bà, tổ tiên để góp phần tạo dựng công đức cho bản thân và người quá vãng. Đó là những điều con cháu hiếu thảo nên làm trong mùa Vu lan. Về phía các bậc làm cha mẹ, để hồi đáp tình cảm của con cháu, cần phải ứng xử theo tinh thần Phật dạy, xứng đáng là người cha, người mẹ có trách nhiệm, là tấm gương sáng đối với con cháu. Đừng nên giới hạn ngày hiếu thảo vào rằm tháng 7, mùa hiếu thảo vào mùa Vu lan. Tất cả những người con hiếu thảo phải thể hiện lời nói hiếu, hành động hiếu, ứng xử hiếu mọi lúc, mọi nơi, làm được thế thì hạnh phúc trong cuộc đời sẽ dài lâu.

Trụ trì chùa Hòa Lạc, phường Lam Hạ, TP Phủ Lý – Đại đức Thích Minh Giác: Tỉnh táo với chùa online không chính thống

Đi chùa trực tuyến không xấu như nhiều người vẫn tưởng. Hình thức mới này bắt kịp với xu hướng thời đại công nghệ 4.0 và phù hợp với giới trẻ. Nhưng bất kể sự việc nào cũng hiện hữu hai mặt. Mặt tốt là chùa trực tuyến giúp các Phật tử ở những nơi không thể xây dựng chùa chiền hoặc có quỹ thời gian eo hẹp có thể chiêm bái, tụng kinh, niệm Phật, thực hiện nghi thức tâm linh vào bất cứ thời gian nào. Còn mặt xấu xuất hiện khi chúng ta quá lạm dụng chùa trực tuyến, làm phai nhạt truyền thống tín ngưỡng và những ngôi chùa ngoài đời thật. Chưa kể, một số người còn dùng mạng xã hội để coi bói, giảng Phật pháp, rất dễ bị các phần tử xấu lợi dụng.

Hiện nay, trên mạng đang tồn tại nhiều “ngôi chùa” không chính thống. Các Phật tử nên đến những ngôi “chùa online” chính thống (do T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp phép) để chiêm bái, học hỏi giáo lý nhà Phật, tránh để các phần tử phản động, những kẻ có ý đồ xấu lợi dụng, rơi vào mê tín dị đoan, đánh mất niềm tin vào thực tại, đổ xô tìm kiếm ở một thế giới ảo siêu thực.

Ngoài ra, nếu có thời gian, Phật tử vẫn nên tìm đến chùa thực, vừa để vãn cảnh thiền môn, hòa vào không gian thanh tịnh, vừa lắng nghe lời dạy của quý tăng ni để chiêm nghiệm sâu sắc hơn giáo lý nhà Phật. (Lan Ngọc ghi)

Bài Văn Khấn Giỗ Đầu Cha Mẹ) Đơn Giản, Dễ Nhớ, Văn Khấn Cúng Giỗ Cha Mẹ, Ông Bà

Rate this post

Đang xem: Văn khấn giỗ đầu cha

Mâm cỗ chay thanh tịnh

2 lễ quan trọng trong một kỳ giỗ

Trong một kỳ giỗ, người ta thường tiến hành 2 lễ quan trọng là lễ Tiên thường và lễ Chính kỵ.

Lễ Tiên thường còn được gọi là ngày cúng Cáo giỗ, cúng trước ngày người quá cố qua đời.

Trong ngày này, con cháu cáo giỗ để mời người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ, xin phép Thổ công cho vong hồn người quá cố và Gia tiên nội ngoại về hưởng giỗ cùng cháu con. Ngày này con cháu, người thân cũng thường sắp lễ ra mộ, vừa là thăm viếng, sửa sang phần mộ, vừa trực tiếp mời vong linh người thân, đồng thời cáo thỉnh thần linh, thổ địa cai quản nghĩa trang cho phép vong linh thân nhân được về hưởng giỗ.

Tiên thường có nghĩa là nếm trước. Ý nghĩa ban đầu của lễ Tiên thường là con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Lễ Tiên thường thường được cúng vào buổi chiều ngày hôm trước. Ngày này, từ sáng sớm bàn thờ được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ để bày mâm biện lễ, chuẩn bị cho việc cúng bái buổi chiều. Trong lễ Tiên thường, khi khấn, chủ lễ phải kính cáo Linh Thần Thổ Địa trước, rồi mới khấn mời Gia tiên sau. Bắt đầu từ lúc đó bàn thờ luôn phải duy trì đèn nhang, hương khói cho đến hết lễ Chính kỵ vào ngày hôm sau.

Có một điều chú ý là:

Lễ Tiên thường chỉ được áp dụng đối với Giỗ Trọng, tức giỗ những người hàng trên hoặc ngang hàng trưởng gia như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, anh, chị, em…Còn đối với Giỗ Mọn, tức giỗ những người hàng dưới trưởng gia như con, cháu, chắt, chít… thì không cần cúng Tiên thường mà chỉ cúng ngày Chính giỗ.

Trước đây Lễ Tiên thường được tổ chức rất long trọng. Những gia đình có điều kiện còn làm cỗ mời bà con thân thích, thông gia, xóm giềng đến ăn giỗ vào ngày này. Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại, lễ Tiên thường được tổ chức đơn giản đi nhiều. Trên bàn thờ chủ yếu bày hương hoa, trầu cau, trái cây , rượu nước và một số vật phẩm chay tịnh như phẩm oản, xôi chè để kính cáo Gia thần và khấn mời vong linh Gia tiên, mang đúng ý nghĩa là cúng Cáo giỗ. Bây giờ không nhiều người làm cỗ cúng và mời khách trong Lễ Tiên thường mà tập trung vào ngày Chính kỵ.

Ngày Chính kỵ còn được gọi là Chính giỗ, là ngày mất của người quá cố.

Tùy theo điều kiện từng gia đình, lễ Chính kỵ có thể được tổ chức quy mô to nhỏ khác nhau. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, tuần nhang và vài món ăn giản dị cúng người đã mất. Lòng kính trọng, tiếc thương đối với người đã khuất phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày mất để làm giỗ, không phụ thuộc vào việc giỗ lớn hay nhỏ. Thân bằng, cố hữu của người quá cố nếu có tình nghĩa, thấy lưu luyến thì nhớ ngày giỗ chủ động đến thắp nén hương, không cần phải đợi có lời mời.

Một điều quan trọng trong Lễ Chính kỵ là trên bàn thờ phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc kèm gia vị. Ý nghĩa của việc này được chi phối bởi thuyết Âm Dương, thể hiện sợi dây tình cảm giữa người đang sống và người quá cố.

Theo luận thuyết, sự vật có Âm Dương hài hòa thì mới phát triển sinh sôi. Ở bát cơm úp, phần chìm dưới bát thuộc Âm, phần nổi trên thuộc Dương.Quả trứng luộc cũng vậy, lòng đỏ bên trong thuộc Âm, lòng trắng bên ngoài thuộc Dương.Trong quả trứng còn mang mầm sống, thể hiện ý nguyện của con cháu là các bậc tiền bối qua đi sẽ luôn nảy sinh ra thế hệ mới kế tục.

Sau khi cỗ cúng và đồ lễ bày biện xong xuôi, gia chủ khăn áo chỉnh tề, bước vào thắp hương, khấn bái. Khác với lễ Tiên thường, trong lễ Chính kỵ gia chủ cần phải khấn mời vong linh người được hưởng giỗ trước, tiếp theo mời Gia tiên nội ngoại, từ bậc cao nhất đến thấp nhất, sau đó mới cáo thỉnh Gia thần cùng về hâm hưởng.

Khách đến dự giỗ thì đặt đồ lễ lên bàn thờ, thắp nén hương vái 3 vái rồi đọc lời khấn. Khấn xong vái thêm 4 vái nữa.

Đợi hết ba tuần hương, gia chủ đứng trước bàn thờ để lễ tạ bằng ba vái ngắn rồi lấy đồ vàng mã đem đi hóa. Sau đó hạ lễ, mời khách khứa và mọi người thụ lễ (ăn giỗ). Sau khi ăn giỗ xong, gia chủ hạ lễ vật trên bàn thờ xuống, chia thành từng túi cho từng gia đình – thân khách gọi là lộc của Tổ tiên.

Theo đúng phong tục cổ truyền thì lễ Tiên thường phải cúng vào buổi chiều ngày hôm trước, lễ Chính kỵ phải cúng vào buổi sáng ngày chết (kể cả việc người đó chết vào buổi chiều hay tối). Tuy nhiên, ngày nay nhiều gia đình không câu nệ, có khi chuyển cúng Chính giỗ vào buổi chiều, thậm chí cúng trước một, hai ngày nếu đó là ngày nghỉ để tạo điều kiện thuận lợi cho con cháu được dự giỗ đông đủ. Vào sáng ngày Chính giỗ chỉ thắp hương tưởng nhớ người đã khuất và yết cáo Tổ tiên, Thần Phật.

Bài khấn cúng giỗ đầu dễ nhớ nhất

Ý nghĩa giỗ đầu

Ngày giỗ đầu hay còn được gọi là “Tiểu Tường” là ngày giỗ (kỵ giỗ) đầu tiên sau đúng một năm ngày mất của ai đó. Đây là một trong hai giỗ thuộc kỳ tang.

Bởi vậy, vào ngày Giỗ Đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, bi ai, sầu thảm chẳng khác gì mấy so với ngày để tang năm trước. Nghĩa là con cháu đều có vận tang phục, khi tế lễ đều có khóc như đưa đám, một số nhà có điều kiện còn thuê cả đội kèn trốngnữa.

Sắm lễ cúng giỗ đầu

Vào ngày Giỗ Đầu thường sắm:

Mâm lễ mặnHoa, quả, hương, phẩm oảnTiền, vàng, mã, giấyCác vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộHình nhân bằng giấy.

“Hình nhân” ở đây không phải để thế mạng cho ai mà là tục tín ngưỡng tin rằng, với phép thuật của thuật của thầy phù thủy thì hình nhân bằng giấy khi đốt đi sẽ hóa thành người hầu hạ vong linh nơi Âm giới.

Sau buổi lễ những đồ vàng mã sẽ được mang ra tận ngoài mộ để hóa (đốt). Nhưng đồ vàng mã đốt trong ngày Tiểu Tường còn được gọi là “mã biếu”. Gọi là mã biếu vì người ta nghĩ rằng những đồ mã này chỉ cúng cho vong linh người mất, nhưng người đó không được dùng mà phải mang biếu các ác thần để tránh sự quấy nhiễu.

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Đầu

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài. Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………… Tuổi………………………………………………………..

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………………

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của……………………………………………………………………………………….

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Đầu

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………………. Tuổi…………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:……………………………………………………………………………………………………

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:………………………………………………………………………………………………………..

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…………………………………………………………………………………………….

Mộ phần táng tại:………………………………………………………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn ngày Giỗ Thường

Ý nghĩa ngày giỗ thường

Ngày Giỗ Thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi. Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa. Nhưng cũng có vùng miền đưa vào tống giỗ chung tại nhà thờ tộc vào Xuân – Thu nhị kỳ (Chạp mã).

Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con cháu nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất. Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.

Sắm lễ cúng giỗ

Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng đầy đủ gồm:

Hương, hoa, quả, phẩm oảnVàng mãMâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…

Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào ngày Tiên Thường

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày tháng năm (Âm lịch):………………………………………………………………………………………

Ngày trước giỗ – Tiên Thường của……………………………………………………………………………………………

Tín chủ con là:………………………………………………………. Tuổi……………………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………………

Nhân ngày mai là ngày giỗ của…………………………………………………………………………………………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

*****************************

Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ

Tín chủ con là:………………………………………………………… Tuổi……………………………………………………

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).

Chính ngày giỗ của……………………………………………………………………………………………………………….

Thiết nghĩ vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.

Tâm thành kính mời……………………………………………………………………………………………………….

Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………………………………………………..

Mộ phần táng tại……………………………………………………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày…………… tháng………………. năm………………….. (Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………….. Tuổi…………………………………………………………

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………

Nhân hôm nay là ngày giỗ của……………………………………………………………………………………………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh. Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Gia Tiên vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………. Tuổi…………………………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày……………… tháng…………………. năm………………………… (Âm lịch).

Là chính ngày Cát Kỵ của…………………………………………………………………………………………………………..

Thiết nghĩ vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời………………………………………………………………………………………………………………………………..

Mất ngày ……….tháng………..năm…………………………(Âm lịch).

Mộ phần táng tại……………………………………………………………………………………………………………….

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Kiêng kỵ trong tất cả cácngày giỗ

– Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món sẽ đem lên bàn thờ thắp hương vì như vậy là phạm úy, gây tội.– Trên mâm cơm cúng giỗ hạn chếnhững món gỏi, sống hay có mùi tanh kẻo làm ô uế khu tâm linh– Không nên dùng hoa ly lên bàn thờ thắp hương cho người đã khuất vì loài hoa này biểu tượng cho sự chia ly, mất mát, tin buồn…– Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới. Tránh dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.

Nghi cúng cơm nầy truyền thừa trong dân gian, do ông bà từ ngày xưa bày ra. Đây là một tập tục có từ ngàn xưa.

Khi cúng để 3 chén cơm, một chén chính giữa phải đầy cơm và 2 chén 2 bên thì lưng. Chén cơm và đôi đủa ở giữa là để cúng cho hương linh mới chết, còn 2 chén và 2 chiếc đũa 2 bên là để cúng cho 2 bên vai giác, tức là tả mạng thần quang và hữu mạng thần quang.

Thường là để cúng 3 chén, 6 chén hoặc 9 chén, chớ để 5 chén là sai. Lý do để 2 chiếc đủa 2 bên, ý nói rằng, ma cũ thường ăn hiếp ma mới, nên chỉ để một chiếc mà không để nguyên đôi. Nếu để nguyên đôi, thì hương linh mới chết đó khó có thể ăn được trọn vẹn, mà bị các cô hồn giành giựt ăn hết vậy.

Cách thức cúng cơm nầy không phải là nghi thức của Phật giáo, mà là theo tục lệ tín ngưỡng nhân gian ngày xưa bày nay làm lại mà thôi.