Cúng Cơm Bao Nhiêu Ngày / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Cơm Bao Nhiêu Ngày? Những Lưu Ý Cúng Cơm Cho Người Đã Khuất

18/12/2020 – 11:38 AM

Admin

6881 Lượt xem

Những luật tục nào mà bạn cần chú ý sau khi có một người trong nhà đã mất. Cách bạn để tang và thực hiện các nghi lễ có thực sự đúng thuần phong mỹ tục. Đặc biệt là nghi thức cúng cơm cho người đã khuất. Điều đặc biệt cơ bản đó là nên cúng cơm bao nhiêu ngày là đúng. Cúng cơm chính là cách bạn tỏ lòng thương nhớ với vong hồn đã khuất. Cúng cơm nói cách khác là “bữa cơm gia đình” dành cho vong linh. 

CÚNG CƠM LÀ GÌ? NÊN CÚNG CƠM BAO NHIÊU NGÀY CHO VONG LINH?

 

Cúng cơm là gì? Nên cúng cơm bao nhiêu ngày cho vong linh

Tập tục cúng cơm phát triển và ra đời từ rất lâu rồi. Theo châm ngôn nhà Phật thì cúng cơm như một nghi lễ “báo hiếu”. Hay nói cách khác đó là “đạo nghĩa” ứng xử của con cháu đối với người đã khuất. Cách bạn bài trí và sắp xếp những công việc trong khoảng thời gian cúng cơm là cực kỳ quan trọng. 

Cúng cơm là gì?

Theo tập tục của Việt Nam. Cứ tính từ ngày người đã mất cho tới 100 ngày sau đó thì ngày nào gia chủ cũng cần cúng cơm cho người quá cố. Chu trình bữa cơm cúng là khoảng 2 bữa/ngày. Hiểu đơn giản là khi cúng thì cúng những gì? Đó là bạn chỉ cần cúng đúng như bữa ăn bình thường mà gia đình hay ăn. 

Cúng cơm là gì?

Cúng cơm là một nghi lễ khởi nguồn từ phương Đông. Đây là nghi thức cúng tế bài vị vong linh vào những bữa ăn gia đình trong vòng 100 ngày đầu. Nghi thức diễn ra trong quy mô gia đình là chính. Mỗi bữa ăn chính của gia chủ có người đã khuất đều phải làm một phần lễ (cơm) dâng cúng lên bài vị người đã mất. 

Nên cúng cơm bao nhiêu ngày cho vong linh?

Như đã nói qua ở trên thì cúng cơm diễn ra khoảng 100 ngày từ ngày để tang người đã khuất. Hiện nay thì tùy vào quan niệm và cách đánh giá của từng gia đình. Nhưng tựu chung lại thì 100 ngày là con số phổ biến để tiến hành nghi thức cúng cơm. 

Ở những địa phương khác nhau, các dân tộc khác nhau có ngày cúng cơm khác nhau. Có những nơi có những người chỉ cúng đúng 49 ngày là đủ (dựa theo lễ Chung Thất). Theo thuyết của Phật gia thì 49 ngày là đủ để vong hồn siêu thoát khỏi trần tục.  Vì thế ở những địa phương như ở miền Bắc. Mọi người thường có những ngày “49 ngày” cho người đã khuất.

Có những nơi người dân sẽ cúng hết 100 ngày, hay còn gọi là lễ thốt khóc (thôi khóc). 100 ngày còn là con số theo ý niệm là đủ để cho vong hồn có thể nhập tràng (tức siêu thoát hoàn toàn).

NHỮNG LƯU Ý KHI CÚNG CƠM CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT

 

Phật từng dạy chúng ta đó là “Vạn hạnh Bồ tát hiếu nghĩa vi tiên”. Câu này có ý nghĩa là “trong các hạnh của Bồ tát thì hiếu nghĩa là hạnh đạo quan trọng nhất”. Vì vậy có thể nói, ngay cả những nghi thức cúng tế như “cúng cơm” cũng là một nghi thức đạo lễ quan trọng bậc nhất. 

Những lưu ý khi cúng cơm cho người đã khuất

Cúng mở cửa mộ 

Nghi thức mở cửa mộ hay còn gọi là khai mộ. Nghi thức này được hiểu đó là khi đã chôn cất đến ngày thứ 3. Mọi người trong gia đình người đã khuất mang theo vật lễ cúng ra trước cửa mộ để cúng tế. 

Nghi thức cúng trước cửa mộ vong linh

Các vật dụng đặc biệt cần có khi tiến hành nghi lễ mở cửa mộ đó là: cây thang 9 bậc và cây thang 5 bậc, 3 ống trúc đựng gạo trắng, cây mía lau. Ngoài ra còn có các vật dụng khác như tam sên, chè xôi, trái cây, rượu trắng, hoa quả, …

Đồng thời với việc cúng mở cửa mộ đó là ở nhà bạn nên chuẩn bị 4 mâm cơm cúng lần lượt đó là: ông bà, đất đai, cô hồn, vong linh. 4 mâm cơm đại diện cho việc bạn đang đáp đền và chứng giám về nghi thức cúng cơm với những người tối quan trọng trong ngũ thường.

Cúng Thất

Nghi lễ cúng Thất nhập tràng cho linh hồn

Thời gian tiến hành lễ Cúng Thất đó là khoảng từ ngày người quá cố mất cho tới đủ 7 ngày. Nghi lễ này được diễn ra từ buổi chiều ngày hôm trước (trước hôm sống). Bạn cần chuẩn bị một số thứ quan trọng như: thầy cúng Sinh là không thể thiếu, hoa quả đèn nhang, chè xôi, hoặc các loại hoa cúng.

Cúng 21 ngày, 49 ngày và 100 ngày

Cúng 21 ngày được gọi với cái tên là Tuần Tam Thất. Cúng 49 ngày để giúp vong hồn người đã khuất được siêu thoát, nghi thức cúng 49 ngày còn được gọi là Tuần Chung Thất. Cúng 100 ngày hay còn gọi là Tuần Thốt Khóc, nghi lễ này được xem là cuối cùng trong nghi thức cúng cơm cổ truyền cho người đã mất. 

Nghi lễ cúng 21, 49 và 100 ngày cho vong hồn người khuất

Nghi lễ cúng 100 ngày là nghi lễ giúp phôi phai đi sự buồn đau của gia chủ đối với người đã khuất. Nghi thức cúng cơm cũng toàn vẹn ý nghĩa khi kết thúc lễ 100 ngày cho vong hồn. Vong hồn lúc này sẽ được nhập tràng và không còn buồn lau lưu luyến với trần tục nữa.

Tổng kết

Nghi thức cúng cơm là một phần không thể thiếu đối với bất cứ đám tang lễ nào. Nó là hiện thân cho sự tôn trọng và đạo nghĩa của gia chủ đối với vong linh người đã khuất. Cúng cơm bao nhiêu ngày thì bấy nhiêu ngày hướng sự quan tâm về bài vị và người quá cố. 

Nghi thức lễ nghĩa phương Đông luôn luôn đề cao tính thảo hiền và hiếu nghĩa, tức đạo làm người, công ơn báo hiếu dưỡng dục. Chính vì thế mà sự khởi sắc trong nghi lễ cúng cơm cũng ngày một văn minh hơn, khoa học hơn. 

Về Nhà Mới Cần Thắp Hương Bao Nhiêu Ngày?

Những nghi lễ khi chuyển về nhà mới của người Việt

Khi dọn đến nhà mới, chủ nhà còn cần chuẩn bị các lễ cúng đúng theo thuần phong mỹ tục người Viêt Nam để có thể thể hiện lòng thành kính với các vị thần gia hộ. Trong đó, có thắp hương 100 ngày sau khi về nhà mới mới đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia chủ nhà.

Thấu hiểu được niềm tin về tâm linh của nhiều người, trong bài viết này Dịch Vụ Dọn Nhà xin được trình bày về lễ thắp hương 100 ngày sau khi nhập trạch về nhà mới đầy đủ đúng theo chuẩn phong thủy.

Dựa vào đây, tùy vào điều kiện gia đình và niềm tin tâm linh của mỗi người mà có thể thực hiện hoặc lược bỏ bớt cho phù hợp theo thuần phong mỹ tục Việt Nam. Theo quan niệm ông cha từ ngàn xưa thì nghi lễ thắp hương khi về nhà mới mang một ý nghĩa rất linh thiêng

Những nghi lễ trước khi chuyển về nhà mới thường sẽ được áp dụng cho những gia đình mới mua hoặc mới xây nhà hay căn hộ mới… Những nghi lễ này có ý nghĩa như là lễ xin phép thổ địa, thổ công để tránh được những điều không may, chuyển đến đây được thuận buồm xuối gió. Chính vì vậy, mà những nghi lễ cúng về nhà mới ngày càng trở nên thông dụng và được nhiều người chú trọng quan tâm đến.

Để hiểu vì sao nên thắp hương 100 ngày sau khi chuyển về nhà mới, gia chủ cũng cần phải có được sự chuẩn bị kỹ trước khi chuyển về ngôi nhà của mình. Do vậy bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng những nghi lễ khi về nhà mới bao gồm có: lễ cúng nhập trạch, thắp hương 100 ngày, thắp hương Thổ Địa,…

Kèm theo đó chủ nhà cũng cần xem ngày, giờ, tốt để về nhà mới, sau đó thỉnh bàn thờ tổ tiên, Phật và Thần Tài về ngôi nhà. Vì theo quan niệm của người Việt Nam, việc thờ cúng thần linh tại một nơi ở mới là cách để thông báo cho thần linh và mong là sẽ luôn phù hộ cho gia đình. Bởi đây là nơi sum vầy, quây quần đầm ấm của các thành viên trong gia đình. Do vậy việc thắp hương để mong cầu bình an, sức khỏe là điều nên làm.

Tại sao phải thắp hương 100 ngày sau khi chuyển về nhà mới?

Sau lễ cúng nhập gia trạch vào nhà mới thì chủ nhà cần tiến hành rước bàn thờ của gia tiên, bàn thờ Ông Địa, bàn thờ Phật về nhà. Trong đó, Thần tài Thổ địa là vị thần mang lại hạnh phúc, ấm no và may mắn đến cho các gia đình. Tuy nhiên, khi rước các tượng về thì không có linh khí nên việc thắp hương 100 ngày về nhà mới sẽ là cách giúp cho ngôi nhà được tụ khí cho tượng.

Thắp hương 100 ngày khi về nhà mới mang đến may mắn cho gia môn

Theo nhiều chuyên gia phong thủy thì việc thắp nhan 100 ngày sau khi về nhà mới sẽ giúp cho tượng thần linh thêm linh thiêng. Được thần linh phù hộ và mang lại may mắn ban bình an cuộc sống cũng như gia đình của bạn sau này mới có thể thuận buồm xuôi gió, Do vậy việc thắp hương được xem là rất quan trọng và được xem là cách để tụ linh khí cho Thần tài – Thổ địa.

Cách thắp hương 100 ngày sau khi chuyển về nhà mới

Để tránh phải thiếu sót, bạn cần hiểu rõ cách thắp hương 100 ngày sau khi về nhà mới sau đây:

Những lúc cần vái xin điều gì thì thắp 3 nén nhang cắm theo hàng ngang. Thắp 5 nén hương theo hình chữ thập vào ngày rằm , mùng một, lễ tết.

Trong 100 ngày đầu tiên, trong mỗi buổi sáng chủ nhà cần thay nước và thắp 1 nén nhang.

Mâm đồ cúng đầy đủ

Hương hoa: 1 lọ hoa, trầu cau, vàng mã, cặp đèn, nhang, muối, gạo và nước.

Mâm ngũ quả: nên chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hoặc nhiều hơn cũng được, miễn sao mâm trái cây trông tươi ngon.

Những chú ý khi thắp hương khi 100 ngày về nhà mới

Ngoài hiểu lí do vì sao nên thắp hương 100 ngày sau khi về nhà mới thì bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau khi tiến hành nghi lễ này. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ những người có hiểu biết, có kinh nghiệm về phong thủy và nghi lễ.

Nên chuẩn bị đầy đủ các lễ vật thắp hương và trước hết cần phải thể hiện được lòng thành của mình đối với ơn trên. Các lễ vật trên bàn thờ trong 100 ngày cần là đồ tươi nhất và không được hoa quả hư hỏng, héo úa. Phải thay gạo, nước, muối thường xuyên mỗi khi thắp hương.

Bàn thờ phải không được để bám bụi bẩn, luôn được lau dọn thật sạch sẽ nếu không sẽ làm ô uế sự trang nghiêm. Vào các ngày lễ, mùng một, rằm thì nên chuẩn bị các vật cúng phù hợp với điều kiện của gia đình để dâng lên các thần linh.

Cúng Ông Công Ông Táo 2022 Vào Ngày Bao Nhiêu?

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên chầu trời.

Ý nghĩa của việc cúng ông Táo

Theo quan niệm dân gian của người Việt, trong gian bếp của mỗi gia đình có ba vị thần canh giữ. Những người này được gọi là Táo quân chuyên trông coi, định đoạt vận may rủi, phúc họa cho gia chủ.

Ngoài ra, các vị Táo quân còn giúp ngăn cản sự xâm phạm của các thế lực xấu, giữ yên bình cho các thành viên trong gia đình. Người dân Việt Nam thường tổ chức cúng ông Táo vào dịp cuối năm.

Cúng ông Công ông Táo.

Theo các chuyên gia phong thủy, trong tháng Chạp năm 2018 có 3 ngày đẹp để cúng Táo quân.

Ngày tốt nhất để làm lễ cúng ông Táo là ngày 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ) vì ngày đó vừa vào tiết Lập xuân, rất phù hợp để làm lễ cúng.

Giờ cúng tốt nhất trong ngày này là giờ Ngọ (11 – 13h) hoặc giờ Mùi (13 – 15h). Tuy nhiên, những người tuổi Tý tuyệt đối không nên cúng ông Táo vào ngày này.

Ngày tốt thứ hai để cúng ông Táo là 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn). Vào ngày này, gia chủ nên cúng vào khoảng 9 – 11h (giờ Tỵ) hoặc từ 13 – 15h (giờ Mùi).

Những người sinh năm Tuất không nên cúng vào ngày này.

Ngày cuối cùng phù hợp để cúng Táo quân trong năm nay là ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày bất cứ ai cũng có thể làm lễ. Tuy nhiên, có một điều cần phải lưu ý khi cúng vào ngày 23 tháng Chạp đó là phải làm xong trước 12h trưa.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo trước 1 ngày tức là vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

Táo Quân 2018: Bỏ phần báo cáo, các Táo chơi trò ‘giành ghế’

Trò chơi giành ghế của các Táo là màn gây ấn tượng và tạo được tiếng cười trong Táo Quân 2018 khi nói lên một …

https://vtc.vn/cung-ong-cong-ong-tao-2018-vao-ngay-bao-nhieu-d378907.html

VTC News

Cúng Ông Công Ông Táo Vào Ngày Bao Nhiêu Dương Lịch 2022?

Theo tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm là ngày ông Công ông Táo (còn gọi là Táo Quân) cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian bao gồm cả việc tốt, việc xấu và những gì chưa làm được.

Nguồn gốc ông Công ông Táo được xem là xuất phát từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Vào ngày 23 tháng Chạp, người dân thường làm lễ cúng ông Công ông Táo để cầu mong các vị thần này phù trợ, báo cáo tốt lên Ngọc Hoàng Thượng đế, kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước vào một năm mới bình an, thuận lợi.

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện trong khoảng thời gian tối ngày 22 tháng Chạp và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Bởi đây được coi là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời.

Theo lịch vạn niên, ngày 23 tháng Chạp ông Công ông Táo chầu trời năm nay vào Thứ Sáu ngày 17/01/2020 dương lịch.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)