Cúng Cơm / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Nghi Cúng Cơm Vong

Tang Chủ tựu vì … Lễ tam bái … Bình thân giai quỳ.

Tây Phương Tịnh Độ bạch Liên khai, Linh giả tùng tư quy khứ lai. Nhất niệm hoa khai thân kiến Phật, vĩnh vô bát nạn cập vô xâm.

XƯỚNG:

I). HƯƠNG HUÊ THỈNH:

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh …

– Tiền tràng phan hậu bảo cái, Quan Âm Như Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện. Đại Hùng, Đại Lực, Đại Thế Chí Bồ Tát giáng hạ chứng minh. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

– Duy Nguyện: Trăm năm ân ái nay ly biệt, hôm sớm vào ra bặt bóng hồng. Âm dương chia cách đành đôi ngã, nặng nợ tào khang một tấm lòng.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm sơ tuần … Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

II). HƯƠNG HUÊ THỈNH:

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh …

– Bi nguyện sở tùng cứu thân khổ, phân thân biến độ thật nan lường. Địa Ngục vị không bất thành Phật, ngã kim khể thủ đại thệ vương. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

– Duy Nguyện: Sang cho mấy cũng rời thể xác, quý cho bao cũng biến mất ngày mai. Sướng cho bao cũng lao khổ đêm ngày, vui cho lắm cũng dường như sương tuyết.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm nhị tuần … “Xuân nữ”. Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

– Than ôi! Chiều xuống trên hoa thôn, người đi tê tái hồn. Bóng Trăng soi lờ lạt, tiếng dế khóc hoàng hôn.

– Hỡi ơi! Vinh hoa như tuyết giá, công danh giống hệt giấc mơ xa. Sanh bằng tỉnh ngộ nương về Đạo, Tu đắc Niết Bàn ấy thật là. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm tam tuần … “Lớp nam”. Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

– Ô hô! Ơn xưa nhớ mãi, Tang mới đau hoài, than vì thể xác phôi pha, ngại thấy Kim Quan tàn tạ. Xuôi tay từ giả, thiêm thiếp ra đi. Tiếp triệu Hương Linh quay về bờ Giác.

* Tang Chủ tâm thành tấn phạn.

Nẳng mồ tát phạ đác tha nga đa, phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần).

Nẳng mồ tô rô bà da, đác tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bác ra tô rô, bác ra tô rô, ta bà ha. (3 lần).

Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần).

– Bát vàng cơm Hương Tích, Bình ngọc nước Triều Châu. Đầy vơi mùi Thiền vị, Con Cháu nguyện cúi đầu.

– Trăm hạnh Hiếu là gốc, muôn đức Hiếu là nguồn. Hay Thích tử Hiền tôn, Thần hay Người đồng trọng “Lớp trở” tâm thành, lễ vật, đủ đầy. Mong rằng, hồn Mẹ, về đây thọ dùng. Cơm canh lễ vật muôn trùng, chứng cho Con Cháu dâng cơm cúng dường.

– Tang Chủ kiền thành, trà châm chung tuần. Lễ nhị … bái.

– Tam tuần viên mãn, sở dĩ Kim Ngân phần hóa.

– Nẳng mồ a di đá bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lỵ đá tất đam bà tỳ, a di lỵ đá tỳ ca lan đế, a di lỵ đá tỳ ca lan đá, già di nhị già già na, chỉ đá ca lệ ta bà ha.

Cúng Cơm Bao Nhiêu Ngày? Những Lưu Ý Cúng Cơm Cho Người Đã Khuất

18/12/2023 – 11:38 AM

Admin

6881 Lượt xem

Những luật tục nào mà bạn cần chú ý sau khi có một người trong nhà đã mất. Cách bạn để tang và thực hiện các nghi lễ có thực sự đúng thuần phong mỹ tục. Đặc biệt là nghi thức cúng cơm cho người đã khuất. Điều đặc biệt cơ bản đó là nên cúng cơm bao nhiêu ngày là đúng. Cúng cơm chính là cách bạn tỏ lòng thương nhớ với vong hồn đã khuất. Cúng cơm nói cách khác là “bữa cơm gia đình” dành cho vong linh. 

CÚNG CƠM LÀ GÌ? NÊN CÚNG CƠM BAO NHIÊU NGÀY CHO VONG LINH?

 

Cúng cơm là gì? Nên cúng cơm bao nhiêu ngày cho vong linh

Tập tục cúng cơm phát triển và ra đời từ rất lâu rồi. Theo châm ngôn nhà Phật thì cúng cơm như một nghi lễ “báo hiếu”. Hay nói cách khác đó là “đạo nghĩa” ứng xử của con cháu đối với người đã khuất. Cách bạn bài trí và sắp xếp những công việc trong khoảng thời gian cúng cơm là cực kỳ quan trọng. 

Cúng cơm là gì?

Theo tập tục của Việt Nam. Cứ tính từ ngày người đã mất cho tới 100 ngày sau đó thì ngày nào gia chủ cũng cần cúng cơm cho người quá cố. Chu trình bữa cơm cúng là khoảng 2 bữa/ngày. Hiểu đơn giản là khi cúng thì cúng những gì? Đó là bạn chỉ cần cúng đúng như bữa ăn bình thường mà gia đình hay ăn. 

Cúng cơm là gì?

Cúng cơm là một nghi lễ khởi nguồn từ phương Đông. Đây là nghi thức cúng tế bài vị vong linh vào những bữa ăn gia đình trong vòng 100 ngày đầu. Nghi thức diễn ra trong quy mô gia đình là chính. Mỗi bữa ăn chính của gia chủ có người đã khuất đều phải làm một phần lễ (cơm) dâng cúng lên bài vị người đã mất. 

Nên cúng cơm bao nhiêu ngày cho vong linh?

Như đã nói qua ở trên thì cúng cơm diễn ra khoảng 100 ngày từ ngày để tang người đã khuất. Hiện nay thì tùy vào quan niệm và cách đánh giá của từng gia đình. Nhưng tựu chung lại thì 100 ngày là con số phổ biến để tiến hành nghi thức cúng cơm. 

Ở những địa phương khác nhau, các dân tộc khác nhau có ngày cúng cơm khác nhau. Có những nơi có những người chỉ cúng đúng 49 ngày là đủ (dựa theo lễ Chung Thất). Theo thuyết của Phật gia thì 49 ngày là đủ để vong hồn siêu thoát khỏi trần tục.  Vì thế ở những địa phương như ở miền Bắc. Mọi người thường có những ngày “49 ngày” cho người đã khuất.

Có những nơi người dân sẽ cúng hết 100 ngày, hay còn gọi là lễ thốt khóc (thôi khóc). 100 ngày còn là con số theo ý niệm là đủ để cho vong hồn có thể nhập tràng (tức siêu thoát hoàn toàn).

NHỮNG LƯU Ý KHI CÚNG CƠM CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT

 

Phật từng dạy chúng ta đó là “Vạn hạnh Bồ tát hiếu nghĩa vi tiên”. Câu này có ý nghĩa là “trong các hạnh của Bồ tát thì hiếu nghĩa là hạnh đạo quan trọng nhất”. Vì vậy có thể nói, ngay cả những nghi thức cúng tế như “cúng cơm” cũng là một nghi thức đạo lễ quan trọng bậc nhất. 

Những lưu ý khi cúng cơm cho người đã khuất

Cúng mở cửa mộ 

Nghi thức mở cửa mộ hay còn gọi là khai mộ. Nghi thức này được hiểu đó là khi đã chôn cất đến ngày thứ 3. Mọi người trong gia đình người đã khuất mang theo vật lễ cúng ra trước cửa mộ để cúng tế. 

Nghi thức cúng trước cửa mộ vong linh

Các vật dụng đặc biệt cần có khi tiến hành nghi lễ mở cửa mộ đó là: cây thang 9 bậc và cây thang 5 bậc, 3 ống trúc đựng gạo trắng, cây mía lau. Ngoài ra còn có các vật dụng khác như tam sên, chè xôi, trái cây, rượu trắng, hoa quả, …

Đồng thời với việc cúng mở cửa mộ đó là ở nhà bạn nên chuẩn bị 4 mâm cơm cúng lần lượt đó là: ông bà, đất đai, cô hồn, vong linh. 4 mâm cơm đại diện cho việc bạn đang đáp đền và chứng giám về nghi thức cúng cơm với những người tối quan trọng trong ngũ thường.

Cúng Thất

Nghi lễ cúng Thất nhập tràng cho linh hồn

Thời gian tiến hành lễ Cúng Thất đó là khoảng từ ngày người quá cố mất cho tới đủ 7 ngày. Nghi lễ này được diễn ra từ buổi chiều ngày hôm trước (trước hôm sống). Bạn cần chuẩn bị một số thứ quan trọng như: thầy cúng Sinh là không thể thiếu, hoa quả đèn nhang, chè xôi, hoặc các loại hoa cúng.

Cúng 21 ngày, 49 ngày và 100 ngày

Cúng 21 ngày được gọi với cái tên là Tuần Tam Thất. Cúng 49 ngày để giúp vong hồn người đã khuất được siêu thoát, nghi thức cúng 49 ngày còn được gọi là Tuần Chung Thất. Cúng 100 ngày hay còn gọi là Tuần Thốt Khóc, nghi lễ này được xem là cuối cùng trong nghi thức cúng cơm cổ truyền cho người đã mất. 

Nghi lễ cúng 21, 49 và 100 ngày cho vong hồn người khuất

Nghi lễ cúng 100 ngày là nghi lễ giúp phôi phai đi sự buồn đau của gia chủ đối với người đã khuất. Nghi thức cúng cơm cũng toàn vẹn ý nghĩa khi kết thúc lễ 100 ngày cho vong hồn. Vong hồn lúc này sẽ được nhập tràng và không còn buồn lau lưu luyến với trần tục nữa.

Tổng kết

Nghi thức cúng cơm là một phần không thể thiếu đối với bất cứ đám tang lễ nào. Nó là hiện thân cho sự tôn trọng và đạo nghĩa của gia chủ đối với vong linh người đã khuất. Cúng cơm bao nhiêu ngày thì bấy nhiêu ngày hướng sự quan tâm về bài vị và người quá cố. 

Nghi thức lễ nghĩa phương Đông luôn luôn đề cao tính thảo hiền và hiếu nghĩa, tức đạo làm người, công ơn báo hiếu dưỡng dục. Chính vì thế mà sự khởi sắc trong nghi lễ cúng cơm cũng ngày một văn minh hơn, khoa học hơn. 

Cúng Cơm Cho Hương Linh

Vấn đề cúng cơm trong 49 ngày, cúng bao nhiêu lần, cúng những thức ăn gì?

Đúng lý ra, vong cần Pháp thực hơn cần vật thực. Tuy nhiên, lòng thương yêu của người còn sống đối với thân nhân quá cố được biểu lộ bằng cách cho ăn, chớ thật sự ra, vong không cần phải ăn đâu!

Vong cần Pháp thực để có thể hiểu rõ, để có thể rung cảm được. Một khi rung cảm được thì vong có thể siêu được một cách dễ dàng.

Tuy vậy, muốn cho vong ăn thì cũng được; nếu có nhiều thì giờ thì cho vong ăn mỗi ngày, nếu không có nhiều thì giờ thì cho vong ăn mỗi tuần, hay mỗi hai tuần, tùy ở lòng hảo tâm của người chủ lễ, không nhất thiết lắm.

Một người khi còn tại thế, có thể ăn bất kỳ một con vật nào hợp với khẩu vị của họ, nhưng khi đã bỏ xác thân rồi, bất luận là dân tộc nào, tôn giáo nào, vong cũng chỉ hưởng đồ thanh nhẹ, không hưởng những đồ nặng được (như tôm, cua, sò, ốc, thịt, cá…).

Trong thời gian người chủ lễ hành lễ siêu độ cho vong, người chủ lễ bắt buộc phải trường chay trong 49 ngày, có thể dùng những thức ăn của người chủ lễ để chia lại cho vong cũng rất tốt; tức là tuyệt đối phải cúng thức ăn chay cho Vong.

Biến Thực Biến Thủy

Khi dâng cúng đồ ăn thức uống cho vong, người chủ lễ có cần phải trì Chú biến thực biến thủy không?

Biến thực biến thủy là biến đồ ăn thức uống ra nhiều để tất cả các vong đều nhận được cả.

Nếu cúng cho 2 vong linh cùng chung một bàn thức ăn thì lúc đó phải biến thực biến thủy. Nếu cúng cho 2 vong linh ở 2 bàn thờ vong khác nhau thì không cần phải biến thực biến thủy. Thức ăn của vong linh nào thì vong linh đó hưởng khi được dâng cúng.

Nếu cúng cho nhiều vong linh ở tại 01 bàn thờ vong thì phải biến thực biến thủy để tất cả các vong đều nhận được đồ ăn thức uống.

Việc trì Chú Biến Thực Biến Thủy đòi hỏi một sự quán tưởng. Người chủ lễ chưa biết tu tập, đem tâm lực của mình để siêu độ cho Hương Linh, nên tránh những việc khiến cho mình lúng túng, không trôi chảy trong khi hành lễ – vả lại thân nhân quá cố cũng chỉ một người, cho nên lấy tâm thành khấn nguyện khi dâng cúng thức ăn cho hương linh là đủ rồi.

Tất cả mọi việc không nên cưỡng cầu, làm trong khả năng gánh vác được của mình. Điều quan trọng chính là sự Thành Tâm, Thành Ý của mình đối với vong linh.

Thức ăn được bày ra để cúng cho vong, cũng chỉ tượng trưng một vài món, chứ không cần phải quá nhiều. Vong không ăn và nuốt như người đời đâu! Vong chỉ hưởng hơi thôi, vì có thân xác đâu để mà ăn với uống. Tất cả mọi thứ cũng chỉ là qua Ý Thức mà thôi.

Khai Yết Hầu

Nên nhớ rằng: vong linh chỉ là một cái bóng rất nhẹ, cần phải trì Chú Khai Yết Hầu, vong mới có thể hấp thụ dễ dàng được hết những cái hơi từ ở thức ăn dâng cúng.

Trong thời gian 49 ngày, vong linh còn cảm giác mình hiện hữu, do đó mà mới có vấn đề đói lạnh. Sở dĩ có vật thực là tại vì hương linh chưa nhận thức được rằng mình đã mất, cho nên vẫn còn cảm giác đói no, vì vậy mà phải cho hương linh được thỏa cái cảm giác đó của mình. Nhưng muốn cho hương linh thỏa được cái cảm giác đó, phải có câu thần Chú Khai Yết Hầu để khơi dậy cái thức của hương linh, giúp hương linh nhận ra rằng đây là đồ ăn thức uống. Khi hương linh nhận biết được thì hương linh sẽ hấp thụ được, nếu hương linh không nhận biết được thì sẽ không hấp thụ được.

Cho nên việc hương linh hấp thụ được lý cao siêu của lời Kinh, của câu trì Chú, niệm Phật, của lời giảng Pháp, sẽ giúp cho cái Thức của hương linh sáng rực lên. Pháp thực cần hơn vật thực ở điểm đó vì sẽ giúp cho cái thức của hương linh được sáng lên, tức là cho hương linh cái Trí Huệ.

Với cái Trí Huệ đó, hương linh mới nhận ra được hướng đi của mình và biết được nên đi về đâu, nếu có sự chọn lựa giữa Cõi Trời hay Cõi Phật hoặc Cõi Người. Thời gian 49 ngày là thời gian “đặc ân.” Dù rằng khi còn sống, hương linh không đủ tư cách để được vãng sanh về cõi Cực Lạc hay được về Cõi Trời, nhưng nếu trong thời gian 49 ngày, hương linh hết dạ chân thành ăn năn sám hối, biết bỏ xuống hết tất cả những phiền não và nhận chân ra được rằng mình đã làm điều sai trái, hương linh sẽ có toàn quyền trên sự lựa chọn của mình giữa 3 cõi Phật – Trời – Người.

Vật thực dâng cúng cho vong, ngoài trà, nước hoặc nước ngọt, có nên cúng rượu hoặc bia hay không?

Nên nhớ rằng: vật thực cho vong gồm tất cả những gì thật là giản dị thì vong sẽ nhận được, còn những gì rườm rà vong khó lòng nhận được.

Sắp dọn cho vong ăn có cần phải đặt chén, dĩa, muổng, đũa hay không?

Thật ra vong cũng không cần đến muỗng nỉa gì hết, vong chỉ hưởng mùi thôi. Cho nên, cần phải dùng những thức ăn thật là thanh.

Vong Thật Sự Cần Những Gì?

Điều quan trọng không phải là cho vong ăn, mà chính là phải giúp cho vong sám hối, sám hối rất nhiều!

Khi một người bỏ thân xác, không phải rằng chỉ một hiện kiếp, là người đó có thể thanh toán hết tất cả nghiệp lực của mình trong quá khứ, đó là chưa kể rằng trong hiện kiếp, người đó đã còn tạo ra những nghiệp lực mới nữa. Cho nên vong phải sám hối, sám hối không ngừng. Vì vậy thời giờ cho vong ăn, nên để dành cho vong sám hối, niệm Phật và giảng Pháp cho vong nghe.

Cho nên, đừng quan trọng hóa việc cho vong ăn, đó là tư tưởng thường tình của chúng sanh, có cho ăn thì mới tỏ rõ được tấc lòng thương yêu, trìu mến. Đối với một vong linh, làm sao cho thần thức rung động nhanh chóng để tìm ra đúng con đường đi kế tiếp của mình, đó mới là một tình thương đúng nghĩa, một sự chắt chiu hợp lý, hợp tình của người ở lại.

Người đời đặt ra rất là nhiều nghi thức, bảo phải như vầy, như vầy, và biến cái không thành cái có.

Cái không là cái gì?

Cái không là vong linh. Biến thành cái có, là vong linh biến trở lại làm người. Cho nên đặt ra rất nhiều nghi thức rườm rà. Thoạt xem qua thì tưởng là có ích lợi cho vong, nhưng thật sự ra thì không có gì ích lợi cả.

Vong cần phải bỏ xuống cái gánh nặng của mình. Nếu một vong linh nào vào giờ phút lâm chung, không tự siêu thoát được, thì phải chắc chắn rằng, vong linh đó bị vướng mắc.

Hơi ấm cuối cùng dù rằng tụ lại ở ngực, tức là được trở lại kiếp Người, nhưng vẫn phải siêu độ, vì sao?

Vong linh đó không bị đọa, có nghĩa là không bị vướng mắc quá nhiều đến nỗi phải bị đọa, nhưng vẫn có vướng mắc; không có vong linh nào trở lại kiếp người mà không bị vướng mắc cả. Cho nên, nếu hơi ấm cuối cùng tụ từ ngực trở xuống, bắt buộc phải siêu độ để cho các vướng mắc đó được trở nên nhẹ nhàng.

Mà những vướng mắc đó là cái gì? Tức là những nghiệp lực của mình, nhân quả mình tạo ra, những điều sai trái mình làm, những suy nghĩ sai lầm của mình. Tất cả những cái gì không nằm trong chữ Đúng, đều phải giúp cho vong cởi bỏ xuống. Những nỗi oan tình, ẩn ức, những uẩn khúc không bày tỏ được… tất cả những điều đó thuộc về Sân Hận, khiến cho vong linh khó lòng cất bước. Vì vậy bắt buộc phải siêu độ.

Những người được ra đi tức khắc, sinh về Cõi Trời hay Cõi Phật, những người đó không cần phải siêu độ. Cho nên, siêu độ cho vong linh, điều quan trọng là phải làm sao để cho vong linh thấu hiểu được rằng, vong linh ra đi mang hành trang quá nhiều, mà hành trang đó không phải là những hành trang quý báu. Hành trang đó chỉ là những cục đá mà thôi, mang theo làm gì cho nặng nề. Do đó, cần phải giúp cho vong linh soạn lại cái hành trang của mình, để cho được nhẹ nhàng hơn.

Tất cả những nghi thức nào giúp cho vong linh được nhẹ nhàng cất bước, nhìn thấu suốt được con đường mình đi, nói tóm lại, là giúp cho vong linh sớm siêu thoát, các nghi thức đó đều chấp nhận được. Ngoài ra đó, những gì rườm rà, không ích lợi cho vong linh thì không nên đặt thành vấn đề và không nên xem nó là cần thiết.

Vong linh cần Pháp thực hơn là vật thực. Cúng một chén cơm, cúng hai chén cơm, cúng ba chén cơm hay cúng một chục chén cơm, vong linh cũng chỉ hưởng được hơi cơm mà thôi. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, đồ ăn phải thật là ngon, chỉ cần làm sao đồ ăn thật tinh khiết, để vong có thể hấp thụ được cái hơi mà thôi, càng tinh khiết chừng nào thì vong linh càng dễ dàng hấp thụ chừng nấy.

Nếu không thể nào nấu ra thành món ăn, chỉ cần 1 chén cơm, vong linh cũng vẫn hưởng được, không sao cả.

BIẾN THỰC CHƠN NGÔN Nam mô tát phạ đát tha nga đa, phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng.(7 lần)

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha. (7 lần)

Án, bộ bộ đế rị, dà đa rị đát đa nga đa da. (7 lần)

Mâm Cơm Cúng Đầy Tháng

Sau khi đứa bé ra đời và để khẳng định sự tồn tại và vai trò của thành viên mới trong gia đình, dòng họ, thì những ông bố bà mẹ sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đầy tháng cho đứa con mới sinh của mình lúc bé đã tròn 1 tháng tuổi. Đây là một nghi lễ vô cùng có ý nghĩa đối mỗi con người.

Theo cách tính truyền thống của Ông Bà và phương pháp tính truyền thống thì ngày đầy tháng của bé được căn cứ và lịch âm và tùy thuộc vào giới tính (bé trai hay bé gái), nếu như bé gái thì ngày cũng sẽ sụt lại 2 ngày còn bé trai thì sẽ sụt lại 1 ngày, “Gái sụt 2, Trai sụt 1”. Còn giờ cúng thì lễ cúng thường được cúng vào khi sáng sớm hoặc chiều tối.

Theo tín ngưỡng dân gian từ khi bé trong bụng mẹ và đến khi bé sinh ra là được 12 Bà Mụ và một Bà Chúa chăm sóc, do đó trong mâm cúng cần đầy đủ 12 chén chè nhỏ, 12 dĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, và một xôi lớn, một chè lớn, 1 cháo lớn. Ngoài ra còn những lễ vật khác để cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy như trái cây, hoa, nhang, đèn cầy, gạo muối, trà, rượu, nước, giấy cúng, tràu têm cánh phượng…. Cùng những lễ vật này thì có thêm chén, đũa, muỗng và 1 đôi đũa hoa vì theo quan niệm thì Bà chúa chỉ thích dùng đũa này.

Cũng theo quan niên dân gian từ xưa đến giờ thì mâm cúng được gần theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” nghĩa là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Mâm cúng đầy tháng được chia thành 2 bàn, 1 bàn trên và một bàn dưới cách 10 cm

Người xưa tin rằng, mỗi 1 đứa trẻ khỏe mạnh ra đời là công lao vô cùng to của bà Mụ, người được cho là có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Trên hết, đây còn là nghi lễ để ra mắt một thành viên mới trong gia đình với họ hàng, bà con trong dòng tộc.

Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng thì 1 người lớn trong gia đình, cái họ (ông, bà, bố, mẹ) sẽ đại diện một người lên thực hiện lễ thức thắp nhang và khấn.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……Vợ chồng con là ……………………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là……………………………Chúng con ngụ tại ………………………

Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:

nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu,tên………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau ấy gia đình hóa vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Sau lúc cầu chúc điều tốt lành tới có đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi tiết Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ bằng bạc thật và gieo vào 1 cái đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, 1 mặt ngửa thì chứng tỏ mẫu tên đã được tổ tông chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, thí dụ đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì bắt buộc tiến hành gieo đồng tiền này lại.

Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ. Tuy nhiên, 1 số gia đình vẫn còn giữ tục này như một truyền thống gia tộc.Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế và chấm dứt thời kì ở cữ. Theo đó, mẹ buộc phải bồng trẻ bước qua một nồi nước sôi với đặt đinh nung đỏ rộng rãi lần “trai 7 lần, gái 9 lần” và sau đấy đi vòng quanh nhà.

Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được coi là hũ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở số ít gia đình.

Sau toàn bộ những nghi thức này là lời cầu chúc và lì xì của các người họ hàng trong dòng tộc cũng như những vị khách tham gia tiệc mừng.

Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc

Cúng giỗ là một công việc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt, nhằm tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên đã khuất, cũng như cầu mong những người thân của gia đình ở thế giới bên kia có thể phù hộ cho gia đình mình được bình an, may mắn và hạnh phúc, có nhiều tiền tài, phúc lộc.

Trong những ngày này, người ta thường dâng lên người đã khuất những sản vật đặc sắc nhất, thơm ngon nhất của cuộc sống. Và ở mỗi vùng miền, những sản vật ấy lại không hề giống nhau.

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc gồm những gì?

Ngày giỗ của người miền Bắc có thể chia thành ba loại dựa theo mốc thời gian như sau:

Ngày giỗ đầu, là ngày tưởng nhớ tròn 1 năm ngày mất của người thân trong gia đình. Ngày giỗ này đối với người miền Bắc là quan trọng nhất, nên ngoài mâm cơm cúng, người ta thường mời thêm những người bạn, anh em và làng xóm đến chia buồn cùng gia đình

Ngày giỗ xong tang, là ngày tròn 2 năm ngày mất của người thân trong gia đình, cũng là ngày đánh dấu sự kết thúc những tháng năm buồn bã nhất của gia đình ấy với hi vọng người mất được siêu thoát, bình an ở thế giới bên kia. Trong ngày này, người ta thường làm mâm cơm cúng thịnh soạn, đốt nhiều vàng mã mời các thầy tâm linh về khấn bái.

Từ ngày giỗ lần thứ 3 trở đi, nỗi đau cũng vơi dần nên ngoài việc tưởng nhớ người đã khuất, đây còn là dịp những thành viên trong gia đình đoàn viên. So với hai ngày giỗ trên, ngày gỗ này thường được làm đơn giản hơn tùy điều kiện từng gia đình

Trong ngày giỗ của người thân trong gia đình, người miền Bắc thường sửa soạn mâm cơm cúng gồm những sản vật như:

Thịt gà luộc hoặc thịt lợn luộc, thường là chân giò luộc.

Các loại xôi như xôi gấc, xôi đỗ hoặc xôi lạc. Có thể thay thế bằng bánh chưng. Người ta cũng kiêng kị các loại xôi như xôi ngô, xôi đỗ đen,…

Giò chả hoặc nem rán.

Các món canh như canh măng, canh bí nấu xương hoặc canh miến,..

Một số món xào như giá đỗ xào lòng gà, miến xào, măng xào,..

Một số món nộm như nộm hoa chuối, nộm đu đủ,…

Các món rau luộc.

Một số món chiên như tôm chiên, cá chiên, thịt chiên,…

Thực đơn Mâm cơm cúng giỗ miền Trung 

Cũng giống như người miền Bắc, người miền Trung thường làm những tiết giỗ đầu và giỗ lần 2 của những người thân rất to và có mời anh em bạn bè. Từ tiết giỗ thứ 3, quy mô ngày giỗ cũng nhỏ hơn và độ to nhỏ cũng tùy thuộc vào điều kiện của gia đình ấy.

Tuy nhiên, mâm cơm cúng của người miền Trung lại có đôi chút khác biệt so với người miền Bắc. Nếu người miền Bắc kiêng kị việc mâm cơm cúng có xuất hiện thịt vịt thì đối với người miền Trung, đây lại là món quan trọng nhất và gần như là bắt buộc trong mâm cơm cúng.

Và trong khi người miền Bắc rất coi trọng các món xôi và bánh chưng, coi đây là những món bắt buộc phải có trong mâm cơm cúng thì người miền Trung lại thường không có những món này.

Một mâm cơm cúng điển hình của người miền Trung thường gồm những món như sau:

Thịt vịt: vịt được chọn ở đây là vịt béo vừa phải, không quá nạc cũng không quá nhiều mỡ. Tốt nhất là vịt khoảng 3kg. Vịt được luộc và được cúng đi kèm nước mắm gừng.

Thịt gà bóp lá răm và tiêu muối ớt: thay vì đĩa gà luộc như người miền Bắc, người miền Trung chuộng món gà xé phay và trộn với các gia vị đặc trưng của họ như muối tiêu ớt hơn bởi món này dễ ăn và cũng rất lịch sự, bắt mắt.

Canh bún giò heo nấu với lòng gà, lòng vịt. Đây là món canh được người miền Trung ưa chuộng nhất và hầu như không thể thiếu trong mâm cơm cúng giỗ.

Một số món thịt heo khác như thịt heo chiên, canh thịt heo nhồi mướp đắng, thịt heo luộc,…

Một số món thịt bò. Đối với người miền Trung, một mâm cơm cúng đầy đủ và lịch sự không thể thiếu các món thịt bò. Đây là điểm khác biệt so với mâm cơm cúng của người miền Bắc, bởi mâm cơm cúng của người miền Bắc thường không có thịt bò. Một số món thịt bò thường xuất hiện trong mâm cơm của người miền Trung là thịt bò xào, thịt bò nướng, canh bò hầm,…

Một số món tôm chiên, cá chiên, nem rán hay giò chả cũng hay xuất hiện trong mâm cơm cúng giỗ của người miền Trung.

Mâm cơm cúng giỗ của người miền Nam

 

Mâm cơm cúng của người miền Nam thường bao gồm những món điển hình như sau:

Thịt gà hoặc thịt vịt. Tuy vậy, người miền Nam ưa chuộng các món quay hơn nên trong mâm cơm cúng thường không xuất hiện món gà luộc như người miền Bắc và cũng không phải vịt luộc như người miền Trung mà là vịt quay và gà quay.

Bánh tét cũng là một món không thể thiếu trong mâm cơm cúng của họ.

Các món giò lụa, chả cốm, chả nem,…

Thịt kho tàu cũng là một món ăn gần như bắt buộc phải có trong mâm cơm cúng của người Miền Nam.

Một số món canh như canh khổ qua nhồi thịt, canh bông điên điển, canh nấm,

Đặc biệt là một số món gỏi. Điều này rất khác biệt so với mâm cơm cúng của người miền Bắc và miền Trung, bởi 2 miền này kiêng kỵ cúng các món gỏi.

Cách làm mâm cơm cúng giỗ 

Người Việt có quan niệm trần sao âm vây, nên cũng không có yêu cầu gì quá khắt khe với mâm cơm cúng giỗ. Những món thường ngày khi còn sống người ấy hay ăn thì khi người thân ấy mất đi đều có thể dùng để cúng, đặc biệt là nên cúng những món ăn mà khi người ấy còn tại thế thích ăn. Cũng không nên cúng những món ăn mà khi còn sống, người ấy không thích hoặc không ăn được.

Thông thường, một mâm cơm cúng giỗ của người Việt nên đầy đủ các món sau:

Thịt luộc

Giò lụa, chả hoặc nem rán

Cơm và các món bánh đặc trưng theo vùng miền hoặc xôi

1 đến 2 món canh

Khoảng 3 đến 4 món chiên xào

1 món rau củ quả luộc và 1 đĩa nộm

1 đĩa hoa quả tươi

Rượu hoặc bia

Cách bày mâm cơm cúng giỗ đầy đủ và đơn giản nhất

Cách bày trí mâm cơm cúng giỗ không có một quy chuẩn nào quy định rõ ràng, nhưng quan trọng nhất vẫn là tính lịch sự và đẹp mắt, sang trọng. Để đảm bảo những yêu cầu này, một mâm cơm cúng giỗ có thể bày trí như sau:

Các món chính như thịt gà, thịt vịt hay thịt lợn nên được bày ở vị trí trung tâm, sau là các món xào, chiên rán và ngoài cùng là các món nấu. Nên bày trí các món ăn thành một vòng tròn và nên đặt trong mâm to để đảm bảo tính lịch sự.

Các loại bát, đĩa sử dụng trong mâm cơm cúng không được cũ hay sứt mẻ. Tốt nhất là nên sử dụng đồ mới.

Các món ăn cần sử dụng bát đĩa chén sao cho cân đối với lượng thức ăn, không nên quá to hay quá bé gây mất thẩm mỹ. Các loại nước chấm nên dùng chén bát dành riêng để đựng đồ chấm, không nên dùng chén đĩa to để đựng.

Bát ăn cơm và đũa, chén uống rượu phải sử dụng theo bộ 6 chiếc cùng họa tiết hoa văn và nên đặt đối xứng trong mâm cơm, mỗi bên ba bộ.

Cùng với đó là vàng mã nên đặt cạnh mâm cơm cúng, trong một chiếc mâm nhỏ hơn.