Cúng Chúng Sinh Nhập Trạch / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Thủ Tục Lễ Nhập Trạch Nhà Chung Cư Có Cúng Chúng Sinh Không?

Để hiểu sao cho đúng nhất, trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái niệm của từng phần.

Lễ nhập trạch là gì?

Nhập trạch là một từ Hán Việt được ghép bởi 2 từ, hiểu nôm na với ý nghĩa ‘Nhập’ là ‘Vào’ và ‘Trạch’ là ‘Nhà’. Vì vậy Nhập Trạch có nghĩa là thủ tục vào nhà mới, nhận nhà mới kể cả nhà chung cư hay đất nền.

Thường vào nhà mới, chúng ta hay mời thầy cúng để làm lễ nhập trạch với mong muốn thần linh phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, bình an, hạnh phúc, công thành danh toại… Bởi theo phong thủy, mỗi vùng đất đều có Thổ Địa cai quản riêng, nên khi ta nhập trạch đều phải khai báo với ‘Thần Linh’ trấn quản vùng đất đó, để các cụ phù hộ độ trì, mọi việc thuận buồm xuôi gió.

Chúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn vào ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch, giúp cho các linh hồn đang lang thang ở chốn trần gian sớm về trời đầu thai.

Nhập trạch có cúng chúng sinh không?

Dựa vào thông tin trên, chúng ta có thể dễ dàng hiểu lễ cúng nhập trạch và cúng chúng sinh là hoàn toàn khác nhau, 2 mục đích của 2 lễ cúng hoàn toàn không giống nhau.

Tuy đây là thông tin cơ bản cho những người có gia đình nhưng theo mình nghĩ vẫn là thông tin cần thiết cho các bạn chưa lập gia đình hoặc đôi vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc thờ cúng tâm linh, hoặc những ai còn đang thắc mắc vấn đề Nhập trạch có cúng chúng sinh không.

Nhận nhà chung cư có cúng không?

Nhà chung cư hay nhà đất nền thì bạn đều có ban thờ để thờ tổ tiên, thần linh trong nhà. Và như vậy khi bạn chuyển đến nhà chung cư mới thì cũng chả khác gì bạn chuyển đến nhà đất nền mới. Bởi vì đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà.

Do vậy khi nhận nhà chung cư thì nên làm lễ cúng nhập trạch cẩn thận chu đáo. Công việc này như để khai báo với Thổ Địa mới nơi đây rằng: Tổ tiên, thần tài thổ địa đang được thờ cúng tại nhà cũ xin phép được chuyển đến nhà mới, để gia đạo tiếp tục được phù hộ.

Chọn ngày nhập trạch nhà chung cư

Hiện nay, có 3 hình thức phổ biến để chọn ngày nhập trạch nhà chung cư hoặc nhà mặt đất đều được. Cụ thể như sau:

– Theo giờ hoàng đạo: Là những giờ tốt trong ngày, thường là sáng sớm, công việc làm trong giờ này sẽ thuận lợi, gặp nhiều suôn sẻ, may mắn.

– Theo tuổi: Là lựa chọn ngày tháng phù hợp với năm sinh của gia chủ.

– Theo thầy phong thủy: Mời thầy cúng về nhà xem hướng nhà để lựa chọn ngày đẹp cho gia chủ.

Chọn ngày nhập trạch là việc rất quan trọng, nhất là đối với ai quan trọng việc thờ cúng tâm linh. Do vậy hầu hết mọi người đều xin ngày đẹp từ thầy cúng để tránh những việc không may mắn sau này. Vì ngoài xem ngày tốt nhập trạch ra, các thầy còn có thể xem được những đại kỵ bạn cần tránh khi nhập trạch nhà mới, để mọi ngườ trong gia đình luôn bình an, hạnh phúc.

Mâm cúng nhập trạch chung cư

Một mâm cúng nhập trạch chung cư hay nhà mới đất nền cũng nên chuẩn bị đầy đủ và thịnh soạn gồm 3 mâm: mâm ngũ quả, hương hoa và rượu thịt. Cụ thể như sau:

Mâm Ngũ Quả: thường có các loại quả chính như nải chuối xanh, đu đủ, quả sung, xoài, chuối, quất, ớt, bưởi, táo… cần chọn quả to đẹp, tránh dập nát.

Mâm Hương Hoa: chuẩn bị hoa tươi như hoa cúc, hoa hồng. Chuẩn bị 1 bó nhang, 2 cây đèn hoặc nến, 3 trầu đã têm, 3 hũ muối gạo nước.

Mâm Rượu Thịt: bao gồm bộ Tam Sinh (hay bộ còn gọi bộ Tam Sên gồm có 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng luộc), gà luộc, đĩa xôi, 1 gói trà mạn, 1 bao thuốc và 1 nậm rượu.

Lưu ý: với những gia đình theo phật tử có thể thay mâm Rượu Thịt bằng mâm đồ chay.

Những thủ tục, nghi thức nhập trạch về nhà mới, nhà chung cư

Sau khi đã chọn được ngày tốt và đã chuẩn bị mâm cúng hoàn tất, chúng ta thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch về nhà chung cư hoặc nhà đất nền mới như sau:

Bước 1: Đốt 1 bếp than có ánh lửa trước cửa chính, nên chuẩn bị bếp than bé và thấp thôi vì bước 2 sẽ thực hiên bước qua bếp.

Bước 2: Chủ nhà cầm bát hương, bài vị đi vào đầu tiên và bước qua bếp than, những người khác theo sau tay sẽ cầm một số thứ như bao thuốc, hoa quả, chiếc, nước, gạo, muối… tuyệt đối không cầm tay không và cũng bước qua bếp than để vào nhà. Lưu ý người vào nhà sau cùng sẽ mang theo mâm cúng.

Bước 3: Mọi người đặt các lễ vật trên bàn thờ. Lúc này gia chủ châm hương và vái ba vái rồi cắm vào bát hương xin phép thần linh rước vong linh tổ tiên về thờ tự tại nơi ở mới.

Bước 4: Tiếp theo gia chủ đọc bài văn khấn nhập trạch.

Bước 5: Chủ nhà bật bếp gas và đun 1 siêu nước cho đến khi nước sôi thì pha 1 ấm trà, rót ra 3 chén dâng lên bàn thờ.

Bước 6: Cuối cùng là khấn vái thần linh: gia chủ sẽ làm lễ bái tạ, dọn lễ và hóa vàng.

Gốm sứ Bát Tràng News chuyên cung cấp đồ thờ cúng Bát Tràng chính hãng, cam kết hàng chất lượng loại 1, giá nhà sản xuất, giao hàng toàn quốc. Liên hệ 0944.834.923 để được tư vấn và nhận báo giá tốt nhất.

Văn khấn về nhà chung cư mới

Văn khấn về nhà chung cư mới gồm 2 phần đó là văn khấn thần linh và cáo yết gia tiên. Cụ thể như sau:

Bài văn nhập trạch khấn thần linh

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn nhập trạch cáo yết gia tiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Những kinh nghiệm lưu ý khi nhập trạch nhà mới, nhà chung cư, nhà cho thuê

Nhà chung cư hay nhà đất nền hoặc nhà cho thuê khi nhập trạch nhà mới chúng ta nên lưu ý những điều sau đây:

Nhờ thầy cúng, hoặc những ai hiểu biết về phong thủy để xem ngày lành tháng tốt làm lễ nhập trạch cho chuẩn theo ngày tháng năm sinh âm lịch của gia chủ.

Nếu như nhà mới bạn chưa muốn đến ở ngay nhưng bạn vẫn có thể làm lễ nhập trạch để không bị nhỡ ngày tốt, giờ đẹp. Tuyệt đối không được ở trước khi làm lễ nhập trạch vì sẽ phạm bất kính với thần linh vì không khai báo trước.

Trong ngày làm lễ nhập trạch nên tránh nói những điều không tốt lành, bậy bạ, gây gổ, cãi vã, khóc lóc…

Cần kiểm tra bếp gas có hoạt động không.

Kiêng kỵ ngủ trưa ở trong nhà mới vào ngày làm lễ nhập trạch vì theo phong thủy sẽ bị hao tổn sức khỏe, tuổi thọ.

Cổi hoặc cây lau nhà mua mới hoàn toàn không dùng đồ cũ.

Chuẩn bị 1 túi đỏ với nhiều vật dụng mang ý nghĩa tài lộc như tiền, đồng xu, đá quý, để đặt dưới đáy thùng gạo. Ý nghĩa: gia đình sung túc, tài lộc, cuộc sống no ấm, đầy đủ.

Tránh để phụ nữ có bầu, có thai hoặc người tuổi Dần tham gia chuyển nhà, dọn nhà.

Cách Làm Lễ Cúng Chúng Sinh

Lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh khá phổ biến tại Việt Nam trong ngày Rằm tháng 7.

Cách làm lễ cúng chúng sinh

1. Cúng chúng sinh là gì

Lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…

Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên.

2. Cúng chúng sinh ở đâu?

Lễ cúng cô hồn là bố thí thức ăn cho những vong hồn không ai thờ cúng (như bị chết oan, chết đói khát, bom đạn… lưu vong đất khách quê người… và rất nhiều vong hồn dạng này nên còn gọi là cúng chúng sinh).

Làm lễ cúng cô hồn ngoài trời đúng cách

Theo quan niệm dân gian, tháng “cô hồn” được tính từ 1/7 (Âm lịch) đến hết tháng, nhưng nhiều người chọn vào ngày Rằm tháng Bảy là thời điểm tất cả các vong hồn được về nhân giới, trong đó có rất nhiều quỷ đói. Dịp này người dương gian cúng đồ ăn để không bị ma quỷ quấy nhiễu. Nhưng không phải vong hồn nào cũng thiện chí nhận đồ cúng, có những vong không hài lòng thì phá phách, quấy nhiễu gia chủ.

Theo bà Trịnh Thị Lan (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người), người dân nên cúng cô hồn tại chùa, điện, phủ hoặc có thầy cúng, bởi việc cúng cô hồn rất phức tạp, không biết mời cô hồn đi là gia chủ tự rước vong vào nhà quấy nhiễu gia đình, chứ không phải được cô hồn phù hộ như nhiều người lầm tưởng. Thực sự chỉ có gia tiên mới phù hộ con cháu. Còn cô hồn được mời ăn uống thì đến, ngon thì lần sau đến tiếp và đến nhiều hơn, không ngon thì họ chê, phá.

Chỉ có chùa, đền, điện, miếu, phủ có sư, có thầy đủ pháp, năng lực dụ ma quỷ ăn uống, nghe tụng kinh để giác ngộ quy Phật. Còn phần lớn người dân thực hiện theo mê tín và hậu quả là khó lường. Việc cúng cô hồn không đúng cách không chỉ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc mà làm đảo lộn trật tự nơi âm giới (vì chúng sinh chỉ được đến những nơi đúng luật giới để hưởng thức ăn, đồ dùng, nay con người tùy tiện cúng lễ nên họ đến nhà dân nhiều, quấy nhiễu dương gian).

3. Cúng chúng sinh vào lúc nào?

Trong trường hợp nhiều gia đình không đăng ký được các khóa cầu siêu, cúng chúng sinh tại chùa và muốn làm ở nhà, bạn nên làm theo thứ tự sau: Đi chùa buổi sáng làm lễ cầu siêu, báo hiếu gia tiên. Sau đó về nhà thắp hương tưởng nhớ người đã mất.

Chiều tối – theo dân gian thời điểm này nắng đã nhạt, các vong hồn mới dễ dàng tụ lại nhận được đồ mà các gia chủ cúng bố thí cho.

Lưu ý là khi cúng cô hồn tại nhà thì mâm lễ phải đặt ở ngoài sân, ngoài đường, không quy định hướng lễ. Tuyệt đối không đặt ở bậu cửa và chỉ thực hiện sau khi thực hiện các khóa lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh. Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ăn mày).

4. Những lưu ý khi cúng chúng sinh:

Chỉ nên cúng chúng sinh ngoài trời, khi cúng đóng cửa nhà (nhà có ngõ thì mở cửa ngõ), để cô hồn đến rồi đi, không vào nhà quấy nhiễu.

Nên cúng buổi chiều, tối và không nên cúng sau 21 giờ thì các cô hồn mới dễ nhận được đồ cúng.

Cúng chúng sinh xong, đốt đồ mã ngay tại chỗ để các cô hồn nhận và đi ngay.

Cúng chúng sinh xong vẩy muối gạo ra xa 8 hướng bố thí và tán vong.

Không cho trẻ con, phụ nữ có thai và người già có mặt khi cúng cô hồn, vì dễ bị cô hồn trêu chọc.

5. Đồ lễ cúng chúng sinh

Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

Vị trí đặt lễ: Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

Bên cạnh mâm lễ để cúng cô hồn, nên chuẩn bị thêm cả ít lươn, cua, cá,… để làm lễ phóng sinh. Việc này không bắt buộc nhưng nên làm. Theo quan niệm, những người nhiều nghiệp sẽ bị đầy làm súc sinh. Làm lễ phóng sinh cũng như tích phước, giải phóng cho những con vật đó khỏi khổ ải.

6. Văn cúng chúng sinh Rằm tháng 7

Kính lễ mười phương Tam Bảo chứng minh

Hôm nay, là ngày… tháng …năm …

Con tên là:………tuổi……… Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………, tỉnh (Tp):……………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tin h tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều)

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ, ÁN TÁM BẠT RA, TÁM BẠT RA HỒNG (7 lần)

– Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều)

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA (7 lần)

– Chân ngôn cúng dường:

ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (7 lần).

7. Bài cúng chúng sinh Rằm tháng bảy

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trần

Con lạy Bồ Tát Quan Âm con lạy Táo phủ Thần quân chính thần

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa không nhà bơ vơ

Đại Thánh Khảo giáo

A nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng , che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Dù rằng: Chết uổng ,chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn – chết ốm đau

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn , chết đao binh

Chết vì chó dại , chết đuối , chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lầm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để giành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hài hòa gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với áo quần đã được phân chia

Kính cáo tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là

Vợ: …………………………………….

Chồng:………………………………..

Con trai:………………………………

Con gái:………………………………

Ngụ tại số nhà… đường… quận huyện.. xã… tỉnh…

Nam mô A di đà Phật.

Các Bài Văn Cúng Chúng Sinh Cac Bai Van Cung Chung Sinh Doc

Các bài văn cúng, khấn cổ truyền trong năm

Văn khấn chúng sinh – Ngày Rằm tháng Bảy

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà. Bày lễ và cúng ngoài trời Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương, Con lạy Đức Phật Di Đà. Con lạy Bồ Tát Quan Âm. Con lạ y Táo Phủ Thần quân Chinh thần. Tiết tháng 7 sắp thu phân N gày rằm xá tội vong nhân hải hà Âm cung mở cửa ngục ra Vong linh không cửa không nhà Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang Quanh năm đói rét cơ hàn Không manh áo mỏng – che làn heo may Cô hồn năm bắc đ ông tây Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn Dù rằng: chết uổng, chết oan Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu Chết tai nạn, chết ốm đâu Chết đâm chết chém chến đánh nhau tiền tình Chết bom đạn, chết đao binh Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi Chết vì sét đánh giữa trời Nay nghe tín chủ thỉnh mời L ai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau Cơm canh cháo nẻ trầu cau Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh Gạo muối quả thực hoa đăng Mang theo một chút để dành ngày mai Phù hộ tín chủ lộc tài An khan g thịnh vượng hòa hài gia trung Nhớ ngày xá tội vong nhân Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời Bây giờ nhận hưởng xong rồi Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần Tín chủ thiêu hóa kim ngân Cùng với quần áo đã được phân chia Kính cáo Tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Tên là:……………………………… Vợ/Chồng:………………………… Con trai:…………………………… Con gái:……………………………. Ngụ tại:…………………………….. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Hết Văn khấn chúng sinh – Ngày Rằm tháng Bảy . Mời bạn xem tiếp : Văn cúng gia tiên (Nhân lễ cúng Tân gia) .

Mâm Cúng Chúng Sinh Cần Những Gì? Bài Cúng Chuẩn

1.Cúng chúng sinh là gì?

Theo phong tục Việt Nam Rằm tháng 7 được coi là rằm lớn trong năm cùng với rằm tháng Giêng (là rằm đầu tiên của năm mới), rằm tháng tư (lễ Phật Đản), rằm tháng Chạp (rằm cuối năm cũ, tất niên)

Quan niệm người xưa cúng chúng sinh cô hồn vào rằm tháng 7 âm. Hoặc từ 2/7 cho tới 15/7 âm cúng ngày nào cũng được vào hàng năm tốt nhất trước ngày chính rằm 15/7. Vì tương truyền Diêm Vương sẽ cho mở Qủy Môn Quan từ 2/7 đến 15/7 âm lịch hàng năm. Cho linh hồn người đã khuất về thăm gia đình, oan hồn vất vưởng được tung hoành.

Do đó, tháng 7 được cho là làm gì cũng phải cẩn thận nhiều kiêng kỵ tránh tổ chức tiệc hỷ. Hay bất cứ công việc quan trọng vì có sự xuất hiện của hàng loạt oan hồn, quỷ đói vất vưởng tung hoành khắp dương gian. Gia chủ, người kinh doanh. Hay bất cứ ai muốn không bị quấy nhiễu cuộc sống sinh hoạt, công việc kinh doanh phải cần thiết thực hiện lễ cúng bố thí lương thực đồ chay cho chúng sinh, cô hồn nhằm mong muốn cầu không bị quấy nhiễu, mọi chuyện được bình an.

Cúng chúng sinh, cô hồn có ý nghĩa tâm linh thờ cúng sâu sắc và nhân văn bởi việc người sống cúng tế cho những vong hồn đói khát vất vưởng không nơi nương náu thờ cúng, xóa tội vong nhân, cầu siêu cho linh hồn vong hồn siêu thoát.

Bên cạnh đó, vào Rằm tháng 7 có lễ Vu lan, một ngày lễ lớn trong năm của Phật Giáo, vào lễ này con cháu bày tỏ lòng biết ơn, báo hiếu cha mẹ, lên chùa cầu siêu, phóng sinh thả đèn nguyện, làm mâm lễ cơm chay dâng lên Đức Phật, tổ tiên.

2.Lễ vật mâm cúng chúng sinh cần những gì?

Thông thường sẽ cúng đồ chay, lương thực như ngô khoai sắn, đậu phộng luộc, trái cây, bánh kẹo, bỏng ngô… vào Rằm tháng 7 tránh cúng đồ mặn sẽ làm khơi dợi sự sinh sát, lòng tham và sân si của oan hồn, ma quỷ. Mâm cúng được cúng ngoài trời trước cửa hay cổng ngoài ngõ mỗi gia đình.

Chúng tôi sẽ trình bày đủ về danh sách lễ vật mâm cúng chúng sinh cho bạn như sau:

Mâm ngũ quả, kèm thêm cóc, mía, ổi

Bim bim, bánh kẹo, bỏng ngô, bỏng gạo, đường thẻ

Cháo trắng nấu loãng

Tiền vàng mã, quần áo giấy cúng cô hồn

Hương nhang thơm

Đèn cầy

Gạo trắng, muối trắng

Nước lọc

Hoa tươi

3. Cúng chúng sinh vào ngày nào trong năm ?

Cúng chúng sinh ngày nào? Giờ nào trong năm là chuẩn nhất? hãy theo dõi tiếp tục bài viết của chúng tôi

Ở Việt Nam, nguyên tháng 7 âm được tính là tháng cho cô hồn, thời gian mở cửa ngục ân xá cho các ma quỷ cô hồn, nên dân gian thường sắm mâm lễ vật cúng vong linh không nhà không cửa để cho ma quỷ không còn quấy phá và mọi người trong gia đình có cuộc sống bình an.

Tín ngưỡng tâm linh cúng cô hồn được người Việt tổ chức từ ngày 2/7. Cho tới ngày 16/7 tốt nhất nên tổ chức trước chính rằm ngày 15/7 âm lịch, thường vào buổi chiều lúc chập tối khi bắt đầu tắt ánh Mặt Trời, thứ được cho là Thái Dương soi chiếu trần gian nặng lực rất mạnh còn vong hồn yếu thế hơn, làm cho linh hồn phải e dè sợ sệt. Nếu bạn cúng ban ngày họ sẽ không nhận được lễ. Còn nếu cúng lễ Vu lan bạn hãy cúng vào ban ngày.

Việc người sống cúng thí cho oan hồn vất vưởng, cô hồn thể hiện tinh thần bình đẳng, nhân văn, tinh thần yêu thương đùm bọc của người Việt. Ngay cả giữa người sống những người đã khuất, không phân biệt đó là người thân của mình hay người ngoài. 

Ngoài ra, tùy vào phong tục từng vùng và từng gia đình mà không ấn định riêng 1 ngày nào, muốn cúng ngày nào giờ nào cũng được chỉ cần trong tháng 7 âm có cúng thí.

4. Văn khấn bài cúng chúng sinh

Vái 4 vái, bất đầu khấn lầm rầm trong miệng:

Con xin cúi lạy tám phương trời, con lạy mười phương Phật

Hôm nay nhằm ngày……. tháng……. Năm……. (âm lịch)

Con tên là…………………tuổi……….…..…hiện cư ngụ tại địa chỉ…………………..…..

Nay thay mặt toàn gia đình con trân trọng kính mời thập loại cô hồn, chư vị khuất mày khuất mặt, âm binh đường xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, chiến sĩ vong trần, đồng bào tử nạn…. cùng nhau về đây hưởng lộc ăn lộc mặc đầy đủ.

Phát tâm thanh tịnh, cúi xin các vị về thụ hưởng lộc này, nhờ ơn các vị phù hộ, thêm phước thêm dyên, gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ cho chúng con mua may bán đắt, sở cầu như ý, thế giới hòa bình, sanh nhiều phước lạc. chúng con xin cúi lạy

Mô Phật!

Vái 4 vái, cắm nhang

5. Cách cúng chúng sinh như thế nào cho đúng.

Cúng chúng sinh, cô hồn không còn là một tục lệ mê tín như bao người áp đặt. Bởi vì ở thế kỷ 21 này các nhà ngoại cảm trên thế giới và ở Việt Nam. Đã chứng minh có sự hiện hữu của nhữn linh hồn người chết.

Cúng chúng sinh đó là một hành động bố thí, từ bi bác ái, muốn chia sẻ sự đau khổ cho các chúng sanh thiếu phước, thường bị đói khát triền miên, bơ vơ, sống vất vưởng, lang thang đã từ lâu không siêu thoát và nhất là không được người thân quyến cúng kiến nên cách thức cúng phải thật thành tâm.

Vậy cách cúng chúng sinh như thế nào cho đúng bạn hãy tiến hành theo các bước:

Xác định ngày giờ cúng, chuẩn bị lễ vật dâng lên cúng thí

Chuẩn bị bàn cúng và không gian cúng

Chuẩn bị bài khấn nguyện

Ăn mặc chỉnh tề thắp hương đốt đèn bắt đầu khấn

Khấn xong thắp nhang

Nhang cháy xong thì rải gạo muối, bánh kẹo, hay bỏng ra đường phía trước nhà

Đem tiền vàng mã quần áo giấy đi hóa khấn rằng:

“Trân trọng kính mời thập loại cô hồn, chư vị khuất mày khuất mặt, âm binh đường xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, chiến sĩ vong trần, đồng bào tử nạn… Về thụ hưởng tiền vàng, quần áo, hưởng xong thì các vị ở đâu về đó, buổi lễ cúng thí con xin được hoàn tất, có gì thiếu sót mong chư vị lượng thứ, Mô Phật”

Một số lưu ý nhỏ cho bạn:

Bạn chỉ nên đốt vàng mã khi lễ cúng đã hoàn tất.

Không được ăn vụng đồ cúng, giữ cho động vật như mèo hay chó tránh xa các mâm cúng chúng sinh trong thời gian làm lễ tránh rước tai hoạ vào mình.

Khi dùng bữa cơm trong thời gian cúng lễ chúng sinh thì không được cắm đũa đứng giữa bát cơm. Trong mâm cúng cũng như vậy, vì đó là hình thức cúng tế, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

Trước khi dọn mâm cúng chúng sinh, lễ vật ra. Nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức. Nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu khi bạn chưa làm lễ mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.

5

/

5

(

1

bình chọn

)