Cúng Chúng Sinh Khi Về Nhà Mới / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Rằm Tháng Bảy Có Nên Cúng Chúng Sinh Tại Nhà?

Cúng chúng sinh là một hoạt động tâm linh, phổ biến vào tháng Bảy (Âm lịch) nhằm làm phúc cho các cô hồn lang thang.

Nhưng nếu gia chủ không biết cúng sẽ vô tình rước “vong” vào nhà. Vậy có nên cúng chúng sinh hay không? Nếu cúng thì phải cúng thế nào cho đúng?

Cúng cô hồn ở đâu?

Theo ông Nguyễn Cung Hà (Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu và Ứng dụng văn hóa Á Đông, Phó Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý – Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người), tháng Bảy (Âm lịch) có hai lễ lớn là lễ Vu Lan và lễ cúng chúng sinh, hai lễ này hoàn toàn khác nhau.

Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên cứu mẹ. Dân gian làm lễ Vu Lan nhằm cầu siêu cho gia tiên siêu thoát, tưởng nhớ đến công đức sinh thành của cha mẹ, tổ tiên.

Lễ cúng cô hồn là bố thí thức ăn cho những vong hồn không ai thờ cúng (như bị chết oan, chết đói khát, bom đạn… lưu vong đất khách quê người… và rất nhiều vong hồn dạng này nên còn gọi là cúng chúng sinh).

Gia chủ chỉ nên cúng chúng sinh ngoài trời và khi cúng đóng cửa nhà để cô hồn đến rồi đi, không vào nhà quấy nhiễu (Ảnh: T.G)

Dịp lễ, Tết, cúng giỗ thường có mâm cỗ cúng cô hồn, nhưng lớn nhất là Rằm tháng Bảy, trùng với lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo nên nhiều người nhầm hai lễ này là một, còn hiểu sai về cách cúng cô hồn.

Theo quan niệm dân gian, tháng “cô hồn” được tính từ 1/7 (Âm lịch) đến hết tháng, nhưng nhiều người chọn vào ngày Rằm tháng Bảy là thời điểm tất cả các vong hồn được về nhân giới, trong đó có rất nhiều quỷ đói. Dịp này người dương gian cúng đồ ăn để không bị ma quỷ quấy nhiễu. Nhưng không phải vong hồn nào cũng thiện chí nhận đồ cúng, có những vong không hài lòng thì phá phách, quấy nhiễu gia chủ.

Theo bà Trịnh Thị Lan (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người), người dân nên cúng cô hồn tại chùa, điện, phủ hoặc có thầy cúng, bởi việc cúng cô hồn rất phức tạp, không biết mời cô hồn đi là gia chủ tự rước vong vào nhà quấy nhiễu gia đình, chứ không phải được cô hồn phù hộ như nhiều người lầm tưởng. Thực sự chỉ có gia tiên mới phù hộ con cháu. Còn cô hồn được mời ăn uống thì đến, ngon thì lần sau đến tiếp và đến nhiều hơn, không ngon thì họ chê, phá.

Chỉ có chùa, đền, điện, miếu, phủ có sư, có thầy đủ pháp, năng lực dụ ma quỷ ăn uống, nghe tụng kinh để giác ngộ quy Phật. Còn phần lớn người dân thực hiện theo mê tín và hậu quả là khó lường. Việc cúng cô hồn không đúng cách không chỉ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc mà làm đảo lộn trật tự nơi âm giới (vì chúng sinh chỉ được đến những nơi đúng luật giới để hưởng thức ăn, đồ dùng, nay con người tùy tiện cúng lễ nên họ đến nhà dân nhiều, quấy nhiễu dương gian).

Việc bố thí cô hồn phương pháp đúng là cầu nguyện cho họ sớm siêu thoát. Việc cầu siêu cũng cần phải có năng lượng mạnh của các bậc tu hành đắc đạo mới làm được. Những người tu hành chưa tới thì không đủ năng lực cầu siêu dù họ cũng đọc chú đúng và đủ, cũng thiết tha thương cảm, cầu nguyện…

Nên cúng vào buổi chiều tối

Trong trường hợp nhiều gia đình không đăng ký được các khóa cầu siêu, cúng chúng sinh tại chùa và muốn làm ở nhà, bạn nên làm theo thứ tự sau: Đi chùa buổi sáng làm lễ cầu siêu, báo hiếu gia tiên. Sau đó về nhà thắp hương tưởng nhớ người đã mất. Chiều tối – theo dân gian thời điểm này nắng đã nhạt, các vong hồn mới dễ dàng tụ lại nhận được đồ mà các gia chủ cúng bố thí cho.

Đồ cúng cô hồn có hương, hoa, đèn, gạo, muối, nước, xôi, bỏng nẻ, giờ có thêm bim bim, ít trái cây… nhưng không thể thiếu món cháo loãng, nước mía.

Không nên cúng đồ mặn, không cúng xôi gà vì dân gian cho rằng cúng đồ ăn mặn sẽ khơi dậy “tham, sân, si” khiến cô hồn khó siêu thoát, mà cứ quanh quẩn quấy nhiễu người trên dương thế (nhà chùa, nhà theo đạo Phật thường cúng chay). Kết thúc lễ cúng cô hồn là vãi gạo, muối tứ phương tám hướng. Tránh rắc vào trong nhà vì dân gian cho như vậy là đưa vong vào nhà.

Lưu ý là khi cúng cô hồn tại nhà thì mâm lễ phải đặt ở ngoài sân, ngoài đường, không quy định hướng lễ. Tuyệt đối không đặt ở bậu cửa và chỉ thực hiện sau khi thực hiện các khóa lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh. Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ăn mày).

Các nhà tâm linh khuyên, khi thực hiện lễ cúng “cô hồn”, mọi người dân cần lưu ý:

– Chỉ nên cúng chúng sinh ngoài trời, khi cúng đóng cửa nhà (nhà có ngõ thì mở cửa ngõ), để cô hồn đến rồi đi, không vào nhà quấy nhiễu.

– Nên cúng buổi chiều, tối và không nên cúng sau 21 giờ thì các cô hồn mới dễ nhận được đồ cúng.

– Cúng chúng sinh xong, đốt đồ mã ngay tại chỗ để các cô hồn nhận và đi ngay.

– Cúng chúng sinh xong vẩy muối gạo ra xa 8 hướng bố thí và tán vong.

– Không cho trẻ con, phụ nữ có thai và người già có mặt khi cúng cô hồn, vì dễ bị cô hồn trêu chọc.

Tục cúng cô hồn còn gọi là “Phóng diệm khẩu” (quỷ đói miệng lửa), bắt nguồn từ Trung Quốc, gọi là lễ cúng bố thí và cầu nguyện cho các vong hồn chúng sinh vật vờ, không người cúng giỗ. Theo tích xưa, ông Anan được một ngạ quỷ miệng nhả ra lửa cho biết ba ngày sau sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa. Muốn thọ thì phải cúng thí cho ngạ quỷ. Về sau dân gian nói trại đi thành “cúng cô hồn”, là dịp tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ. Việt Nam là cả tháng Bảy, không ấn định riêng ngày nào. Nhưng phần lớn làm vào Rằm tháng Bảy cho tiện.

Đại đức Thích Nhật Thiện(Ban trụ trì chùa Giác Ngộ, quận 10, TP HCM)

H.Dương – chúng tôi (Gia đình & Xã hội)

Cách Cúng Ông Táo Khi Về Nhà Mới

Theo quan niệm dân gian, ông táo chính là vị thần gần gũi với chúng ta nhất, là vị thần theo dõi mọi việc làm của chúng ta để báo cáo với Ngọc Hoàng. Từ xa xưa, phong tục cúng ông táo đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Lễ cúng ông Táo là cách con người bày tỏ lòng thành tiễn ông táo trở về với thiên đình, cũng là mong ước nhận được nhiều may mắn, phúc lộc cho gia đình.

Việc thờ ông táo thể hiện niềm tin, mong muốn may mắn đến với gia đình. Việc cúng ông táo chuyển nhà chính là lời mời ông táo về nhà mới cùng sống với gia đình. Cúng ông táo là điều cần thiết, được thực hiện cùng lúc với lễ nhập trạch khi gia chủ về nhà mới.

II. Thủ tục cúng ông táo về nhà mới

1. Chọn giờ lành, giờ hoàng đạo rước ông táo về nhà mới

Gia chủ cần tìm hiểu và chọn được ngày giờ tốt lành phù hợp với mệnh cách của gia chủ để tiến hành các nghi lễ. Cách chọn được ngày tốt, giờ hoàng đạo bạn có thể tham khảo các quyển sách tử vi, thông tin trên mạng hoặc nhờ đến các thầy cúng, thầy phong thủy.

2. Chuẩn bị một số đồ vật mang theo

Gia chủ mang theo 1 số vật dụng như nệm, chiếu đang sử dụng bước vào nhà là điều cần làm đầu tiên. Tiếp đó là mang bếp (bếp ga hoặc bếp củi, bếp dầu) và các lễ vật và chổi. Sau khi mang hết các đồ vật mang ý nghĩa trên thì gia đình mới mang hết những đồ dùng của nhà mới vào.

3. Chuẩn bị và bày mâm cúng

Việc chuẩn bị mâm lễ cúng có lớn, nhỏ khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình. Mâm cúng to hay nhỏ không quan trọng bằng lòng thành kính dâng lên thần linh, bạn nên chú ý mâm cúng ông Táo bắt buộc có: hương nhang, hoa tươi, trái cây và một mâm cỗ mặn. Bày mâm cúng lên bàn sao cho đúng theo hướng định sẵn hợp với bổn mạng gia chủ.

4. Thắp hương và đọc văn khấn

Gia chủ phải tự tay thắp hương vào bát sau đó đọc văn khấn. Văn khấn thường dài và khó thuộc nên gia chủ có thể in sẵn ra giấy và cầm đọc. Khi đọc văn khấn phải nghiêm túc, thành tâm.

Gia chủ cần tự tay khai bếp bằng cách đun nước pha trà dâng lên thần linh và gia tiên. Điều này thể hiện mong ước gia đình sẽ có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc được ông táo và các vị thần che chở, bảo ban sau này.

III. Văn khấn cúng ông táo về nhà mới

“Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương trời! Con lạy mười phương đất. Con lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Hôm nay là ngày…tháng…năm Gia đình chúng con mới chuyển đến đây là: ….. Chúng con thành tâm sắm mâm lễ quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái, kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Nhờ hồng phúc tổ tiên, thần linh linh thiêng phù trì, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thời, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!”‘

Ngoài ra, khi chuyển về nhà mới bạn cần thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch. Chi tiết lễ cúng nhập trạch tham khảo TẠI ĐÂY

Về Nhà Mới Nên Cắm Hoa Cúng Về Nhà Mới, Nên Cắm Hoa Gì Khi Chuyển Tới Nhà Mới

Rate this post

Lễ nhập trạch về nhà mới là một nghi thức cần làm khi bạn mới mua/xây nhà. Theo quan niệm xưa, mâm cúng nhập trạch ngoài mâm quả, cỗ rượu thịt thì bình hoa cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Đang xem: Hoa cúng về nhà mới

1. Hoa cắm nhập trạch có ý nghĩa gì?

Mua hoa cắm trong lễ nhập trạch nhà mới không chỉ để trang trí, làm đẹp và trang trọng thêm cho bàn thờ mà còn mang tính phong thủy, tâm linh rất cao.

Đối với người dân Việt, việc cắm hoa trưng trên bàn thờ tại các buổi lễ quan trọng của là cách để thể hiện sự thành tâm với thần linh, chu đáo với gia tiên, như một sự thông báo với ông cha, tổ tiên đã khuất về sự thay đổi nơi sinh sống. Dâng hoa cúng là dâng điều thiện lành, bày tỏ sự biết ơn đối với gia tiên, thần linh.

Hoa cúng nhập trạch là một đồ lễ quan trọng, giúp gia chủ thể hiện lòng thành tâm tôn kính với gia tiên, thay lời xin phép thần linh thổ địa được vào cư trú trong nhà, đồng thời cũng bày tỏ mong muốn có một cuộc sống gia đình êm ấm, vui vẻ, có nhiều may mắn, tài lộc, vạn sự như ý.

Hoa hải đường rất hợp cắm vào lễ nhập trạch nhà mới

Hoa hải đường với vẻ đẹp nhẹ nhàng sẽ mang lại cảm giác đẹp giản dị, mộc mạc cho bàn thờ trong ngày lễ nhập trạch. Hải đường có màu đỏ hồng rực rỡ, nhưng lại không chói mắt, đem lại cảm giác ấm áp. Một bông hoa hải đường nở tới lúc tàn thường kéo dài trong 2 đến 3 ngày. Những cánh hoa tinh khiết, dịu dàng bao quanh nhị hoa vàng e ấp luôn dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn.

3. Những loài hoa kiêng kỵ cắm khi nhập trạch nhà mới

Hoa phong lan: Chữ “phong” trong cái tên “phong lan” thể hiện sự đa tình, phóng túng, không tốt cho bàn thờ trong lễ nhập trạch.Hoa lan móng rồng: Với tên gọi thể hiện sự dữ dằn, đồng thời cánh hoa cũng trông giống chiếc móng rồng nên thường không được ưa chuộng khi chuẩn bị đồ cúng cho ngày lễ nhập trạch.Hoa ly: Dù rực rỡ là vậy nhưng đây lại là loại hoa không nên dâng lễ trên bàn thờ, bởi nó có ý niệm ly tán, chia ly.Hoa râm bụt: Hoa râm bụt có màu đỏ, bông to đẹp nhưng không dùng cắm bàn thờ vì cái tên “râm bụt” chứa chữ “râm” khá nhạy cảm và trần tục, không phù hợp để trưng bàn thờ trước thần linh, tổ tiên.

Hoa phù dung: Đây là một loài hoa đẹp nhưng mau tàn, không chơi được lâu nên người ta cũng kiêng cắm trang trí ban thờ, vì quan niệm hoa mau tàn thì mang lại sự lụi tàn cho gia chủ.Hoa đại: Đây là một loài hoa mang hương thơm ngát dễ chịu, màu sắc đẹp nhưng kiêng dùng cắm trên bàn thờ bởi theo theo dân gian “cây đại có ma”, hoa đại theo vậy cũng mang ý nghĩa không tốt.

4. Một số lưu ý khi cắm hoa cúng nhập trạch

Theo quan niệm và phong tục từ xa xưa thì hoa cúng cúng nhập trạch nên sử dụng các lọ hoa có nhiều bông hoa các loại tùy theo mùa. Hoa bây giờ có hàng trăm loại, tùy mùa mà dâng hoa cúng khác nhau.

Có nhiều loài hoa không nên cắm trên bàn thờ bởi cái tên hoặc ý nghĩa của nó không phù hợp với sự thanh tịnh, nghiêm trang. Do đó bạn nên cần tìm hiểu thật kỹ trước cách chọn hoa cúng nhập trạch để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Khi chọn hoa, bạn nên chọn hoa tươi, thể hiện ở màu sắc của lá, độ nở của bông hoa và độ tươi của cuống. Không nên chọn hoa đã bị dập nát, héo, thối, có dấu hiệu là hoa để tủ lạnh. Tuyệt đối không sử dụng hoa giả.

Thông thường, khi cắm hoa trên bàn thờ không nên cắm hoa quá sặc sỡ, nhiều màu nhiều loại. Đối với nhà nhỏ như các căn hộ chung cư khoảng 60m2 trở xuống, bàn thờ thường cũng sẽ là bàn thờ treo, có diện tích khá nhỏ. Vì vậy, bạn chỉ nên cắm những bình hoa nhỏ và cắm với số lượng hoa lẻ.

Nếu bạn còn chưa hoàn thiện nội thất căn nhà mới của mình như ý muốn, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn chi tiết thiết kế nội thất căn hộ 60m2.

Hoa nhập trạch thể hiện được lòng thành kính với các vị thần linh thổ địa, với gia tiên và bày tỏ được những mong muốn cho cuộc sống mới tại căn nhà mới được bình an, suôn sẻ, gặp nhiều thuận lợi. Hãy lựa chọn những loại hoa đẹp, có màu sắc tươi sáng và mang ý nghĩa tích cực.

Vàng Mã Cúng Nhập Trạch Khi Về Nhà Mới

Vàng mã cúng nhập trạch và Những khái niệm cơ bản về lễ cúng nhập trạch

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng nhập trạch là một trong những nghi lễ quan trọng khi gia chủ chuyển địa điểm sống. Chuẩn bị vàng mã cúng nhập trạch là một trong những yếu tố đặc biệt cần lưu ý khi gia chủ muốn báo cáo “hộ khẩu” mới tới các vị thần linh, thổ địa. Hôm nay, Tâm Việt sẽ liệt kê những vấn đề thiết yếu khi gia chủ tìm mua vàng mã thực hiện nghi lễ này.

Thế nào là lễ cúng nhập trạch?

Người xưa cho rằng, mỗi vùng đất riêng đều thuộc quyền cai quản của một ngài thổ địa. Ta nói:”Đất có thổ công” do đó đi hay ở đều cần xem trọng việc làm lễ cúng như một lời thông báo tới các vị thần linh thổ địa. Có lẽ lễ cúng nhập trạch đã trở thành một nghi lễ lâu đời Và được truyền dạy lại từ đời này sang đời khác, thay cho những lời thông báo tới các vị thần. Việc thông linh với các vị thần không những khiến cuộc sống của bạn suôn sẻ, mà các vị thần còn phù hộ.

Lễ cúng nhập trạch khi về nhà mới Giúp cho đời sống của các gia chủ trở nên tốt đẹp hơn. Mặc dù là một nghi lễ lâu năm, nhưng lễ cúng nhập trạch lại không quá cầu kỳ thậm chí dễ thực hiện mà lại không tốn kém quá nhiều Như những nghi lễ rườm rà khác. Bởi vậy, gia chủ nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng vàng mã cúng nhập trạch, Chọn ngày đẹp, giờ đẹp, thiết kế một nghỉ lễ long trọng cầu mong các vị thần linh sớm chiếu cố và phù hộ độ trì cho gia đình.

Thời gian cúng nhập trạch gia chủ nên cân nhắc

Gia chủ có thể tra cứu trên sách, vở hoặc lịch vạn niên để chọn cho mình ngày hoàng đạo. Ví dụ như, hôm nào là ngày đẹp, ngày nào phù hợp nhất trong tháng và năm để tiến hành mua vàng mã cúng nhập trạch. Đây là một trong những yếu tố tích cực, vô cùng thuận lợi cho gia chủ sau này. Ngoài ra, gia chủ nên cân nhắc việc lựa chọn tìm đến các thầy, hoặc cô để thỉnh ngày tốt tránh những ngày xấu kẻo gặp hạn. Tuy nhiên, Tâm Việt không quá khuyến khích cách lựa chọn này.

Lưu ý khi làm lễ cúng nhập trạch

Thời gian thích hợp nhất cúng nhập trạch nên là sau tháng 8 âm lịch, Bởi khí hậu mát mẻ, khô ráo là một điểm cộng tuyệt đối cho việc xây và chuyển nhà của các hộ gia đình.Kiêng kỵ cúng nhập trạch vào tháng cô hồn đó là tháng 7 âm lịch vì Đây là tháng dễ gặp đen đủi và tai ương không nên làm việc lớn.

Sáng sớm cúng nhập trạch là khung thời gian hoàn hảo. Việc cúng quá muộn đặc biệt là vào ban trưa hoặc ban tối có thể rước vào nhà những hậu họa bất ngờ và Ảnh hưởng lớn tới tài vận của gia chủ vì vậy cần đặc biệt chú trọng.

Lễ cúng nhập trạch nhà mới bao gồm những gì?

Chuẩn bị cho phần lễ mặn

1 con gà luộc chín kỹ

1 đĩa xôi nếp

1 chai rượu trắng

1 đĩa trầu cau + tiền vàng

1 mâm ngũ quả vừa phải

1 lọ hoa tươi

Gạo + muối

Nến hướng và ý mã phục đỏ

Chuẩn bị cho lễ cúng chúng sinh

Lễ cúng này giúp cho những cô hồn còn lang thang vất vưởng có cái ăn cái để và Cầu cho các vong linh sớm ngày được siêu thoát. Đây là một nét đẹp truyền thống mà ông cha ta để lại, cũng là một lời thỉnh cầu chúng sinh không làm phiền đời sống gia chủ tại ngôi nhà mới. Mâm lễ này thể hiện những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp cũng là thể hiện lòng thành tâm của mình.

Quần áo chúng sinh 30 bộ

Vàng hoa cho chúng sinh 500 –  1000 bộ

5 bát cháo trắng nhỏ + 1 nồi cháo trắng lớn

Bánh kẹo, bim bim, bỏng ngô + hoa quả các loại nếu có,…

Sau lễ cúng chúng sinh có thể mang ấm đun nước, bộ ấm chén, bếp đun, chổi, muối, gạo,…Bởi những vật dụng này vô cùng cần thiết trong việc phục vụ các nhu cầu ăn uống của con người và Điều này phần nào giúp cho đời sống gia chủ thêm no đủ, hạnh phúc.

Vàng mã cúng nhập trạch cho nhà mới và những bước chuẩn bị đơn giản

Vàng mã cúng nhập trạch nhà mới bao gồm những gì là câu hỏi được rất nhiều gia chủ đặt ra. Đương nhiên, việc chuẩn bị vàng mã cho nghi lễ đặc biệt này có quy định chung của nó. Nếu gia chủ ra hỏi các hiệu vàng mã cúng nhập trạch thì họ sẽ không chần chừ mà lập tức liệt kê cho mọi người danh sách sau đây:

Ngựa có đủ quần, áo, mũ, cờ kiếm đủ các màu 6 con.

Trong đó, ngựa đỏ 2 con, xanh – trắng- vàng – tím mỗi loại 1 con.

Tào quan, giấy tiền, vàng lá, mỗi loại 5 tập cùng màu với ngựa để dễ dàng hóa ngựa theo màu nến.

Mũ + lễ tiền vàng 5 màu, 5 chiếc.

Nếu các gia chủ còn hoang mang trong khi chuẩn bị vàng mã cúng nhập trạch thì tốt nhất hãy nhờ các thầy chùa bày cách để có thể Biết chọn những loại vàng mã cúng nhập trạch nào là phù hợp và cần thiết. Nếu có lòng thành tâm cúng bái, thì thần linh thổ địa nhất định sẽ phù hộ độ trì cho gia chủ.

Các bước tiến đến hóa vàng mã cúng nhập trạch đơn giản nhất

Nên thực hiện theo các hướng dẫn sau khi thực hiện thủ tục cúng nhập trạch nhà mới. Đây là kinh nghiệm dân gian mà các cụ đã truyền lại, bạn có thể tham khảo :

Người vợ bật sáng điện trong ngôi nhà, đồng thời mở hết các cửa sổ to nhỏ.

Cầm gương tròn tiến thẳng và soi vô nhà.

Người chồng tiến theo sau rồi nhẹ nhàng đặt bát hương lên bàn thờ đã được bố trí từ trước.

Để ý chân phải bước sau, trái tiến trước.

Tiếp theo mang một vật dụng có tính lửa như bếp ga du lịch, bếp than,… vào trong nhà.

Sau đó bắt đầu mang chiếu, đệm, gạo, nước hay muối và các vật dụng tư trang đời thường.

Theo thứ tự như sau mà sắp xếp mâm lễ cúng nhập trạch cho hợp lý.

Bát hương thần linh đặt chính giữa, bên phải đặt bát cho gia tiên.

Nếu có thì đặt bà cô bên trái.

Nếu đủ diện tích thì đặt y mã phục lên ban thờ .

Với lễ cúng chúng sinh thì có thể đặt trước cửa thậm chí là giữa cổng nhà gia chủ.

Bước tiếp theo, gia chủ lấy xô và đựng đầy nước vào đó.

Với ý nghĩa rằng, của cải tới đây sẽ thật dồi dào, buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt.

Cúng theo thứ tự thổ công, an trạch (nếu xây nhà mới), cúng gia tiên và sau cùng là cúng chúng sinh.

Đợi 30 phút đến 1 tiếng chúng ta tiến hành hóa vàng mã cúng nhập trạch với thứ tự.

Hóa trước vàng mã cúng nhập trạch trên ban thờ, vàng mã phía dưới thì hóa sau.

Đồng thời, có thể để một thành viên trong gia đình đi rắc gạo và muối từ sân, ra dần cổng, rồi ra đường gần nhà bạn sinh sống.

Lưu ý khi thực hiện hóa vàng mã cúng nhập trạch

Sau khi tiến hành xong xuôi cúng thần linh thổ địa, gia tiên. Chúng ta mới được đưa đồ đạc về đúng vị trí của chúng. Tiếp theo, bạn có thể thực hiện bái tạ các vị Thánh Thần, các vị Phật và tổ tiên của mình. Đã hóa vàng mã cúng nhập trạch xong thì bắt buộc ở luôn tại căn nhà đó hoặc chí ít phải ở đó khoảng 1 đêm vì là nhà mới.

Khi đang có thai hoặc chuẩn bị sinh nở không dọn về nhà và Tuyệt đối không chọn tháng cô hồn. Người cầm tinh con hổ không xuất hiện trong ngày làm lễ. Chính gia chủ phải tự tay cất giữ các gia sản quý báu, đảm bảo an toàn tránh mất mát đen đủi về sau trong chuyện làm ăn. Vận khí sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nếu chuyển vào ban đêm.

Để giữ sinh khí cho căn nhà nên hạn chế để tình trạng tối om không có đèn đóm. Khi di chuyển đồ đọc, không để rơi vỡ, nhất là vỡ gương càng cấm kỵ. Mới chuyển về tránh việc cãi cọ, mắng mỏ, xô xát nhau ảnh hưởng tới hòa khí cả năm. Chổi lau nhà hoặc chổi quét nhà cũ theo quan niệm là những vật xui xẻo khi nhập trạch Nên có thể suy xét bỏ đi hoặc đem cho.

BÀN THỜ TÂM VIỆT – TÂM CỦA NGƯỜI VIỆT