Cúng Chè Gì Cho Ông Địa / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Đầy Tháng Cho Bé Cúng Chè Gì Cho Đúng?

Đầy tháng cho bé trai cúng chè gì mới đúng phong tục?

Rất nhiều người không biết rằng Đầy tháng bé trai cúng chè gì rất khác so với lễ đầy tháng cho bé gái. Bởi vậy gia đình nên tìm hiểu thật kỹ để tránh sai sót, nhầm lẫn. “Đắc tội” với bề trên sẽ làm buổi lễ chẳng còn ý nghĩa gì. Thậm chí rất nhiều người còn cho rằng khi những bà Mụ không hài lòng, họ còn hay “trêu” làm cho trẻ quấy khóc không rõ lý do.

Đối với lễ cúng đầy tháng cho bé trai, người ta chuẩn bị 12 bát chè nhỏ và 3 tô chè lớn, 3 đĩa xôi Sở dĩ với điều này vì nhằm phục vụ đủ cho 12 bà Mụ, một bà chúa và 3 đức Thầy, 1 đức Ông và một đôi đũa hoa cho bà Mụ.

Trong lễ cúng đầy tháng cho bé trai, chè đậu trắng và chè đậu đỏ là hai món nên cần có. Người ta quan niệm hai loại chè này biểu tượng cho sự đỗ đạt, hanh thông. Đây là cách để gia đình bày tỏ nguyện vọng mong muốn được các bà Mụ nâng đỡ để bé ngày có cuộc sống suôn sẻ, sự nghiệp kiên cố sau này.

Như vậy đầy tháng cho bé gái cúng chè gì?

Trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái, chè trôi nước là loại chè để cúng. Theo ông ba xưa thì chè này biểu tượng cho trôi chảy, sau này con đường tình cũng sẽ trôi chảy không bị gặp trắc trở trong hôn nhân. Đây chính là cách để gia đình bày tỏ nguyện vọng mong muốn được các bà Mụ nâng đỡ để bé ngày có cuộc sống suôn sẻ va con đường tình duyên sau này.

Nên chú ý những gì trong lễ cúng đầy tháng cho bé trai

Ngoài việc tìm hiểu kỹ lưỡng nên cúng chè gì trong lễ đầy tháng bé trai, gia đình nên quan tâm đến những vấn đề sau:

-Thứ nhất, bạn bắt buộc chuẩn bị đầy đủ lễ vật về số lượng. Đặc biệt các món chè, xôi tối kỵ việc làm khê, cháy hoặc nhạt. Bởi lẽ đây giống như điềm chẳng lành báo hiệu mai sau không tốt đẹp. Hơn thế nữa, việc nấu đồ không ngon còn làm cho phật lòng các bà Mụ, đức Thầy và đức Ông.

-Thứ hai, Khi đọc bài văn khấn cúng đầy tháng cần rõ ràng, rành mạch, đúng quy trình để đấng bề trên cảm nhận được sự thật tâm của gia chủ

-Thứ ba, không để mâm cúng cạnh giường hay trong phòng ngủ của bé. Vì mùi khói hương có thể làm cho trẻ và mẹ khó chịu. Gia đình phải tránh việc đốt quá nhiều hương, tiền vàng mã làm khói ám trong nhà còn có thể sinh bệnh.

Cách Nấu Chè Kho, Xôi Chè Cúng Ông Công, Ông Táo Ngon Chuẩn Vị Nhất

Chè kho

Chè kho

Nguyên liệu:

– 200gr đậu xanh không vỏ

– 130-150gr đường (bạn nào thích ngọt thì cho thêm)

– 30ml nước cốt dừa

– 1 chút xíu muối

– 2 lá dứa hoặc lá nếp

– Mè rang vàng.Cách làm:

Bước 1: Đậu xanh vo sạch, ngâm với nước ấm ít nhất 5 tiếng. Sau đó xả qua nước lạnh thật sạch.

Bước 2: Đậu xanh cho vào xửng cùng lá nếp, hấp 25 – 30 phút cho đậu chín. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn.

Bước 3: Đậu xanh đã xay, đường, muối, nước cốt dừa cho vào chảo trộn đều, bắc lên bếp sên nhỏ lửa (khác với món chè kho truyền thống là cho nước, mình thay thế bằng nước cốt dừa, món chè kho sẽ đem lại hương vị lạ miệng).

Bước 4: Sên cho đến khi nào đậu xanh quyện thành một khối không dính chảo là được.

Bước 5: Cho chè vào khuôn bánh trung thu hay bất cứ khuôn bào bạn có, ấn mạnh, rồi lấy ra xếp lên dĩa. Rắc mè rang lên mặt.

Trình bày: Chè kho cho ra dĩa, khi ăn dùng dao cắt từng miếng. Đảm bảo với cách nấu chè kho này, cả nhà sẽ có món ăn thơm ngon, hấp dẫn, ngọt ngào.

Nấu xôi chè

Nguyên liệu

+ Đậu xanh không vỏ: 300g

+ Gạo nếp: 500g

+ Đường và dầu ăn

+ Bột sắn: 200g

Cách làmBước 1:

Đem gạo nếp đi vo đãi cho sạch rồi cho vào thau nước lạnh ngâm với từ 8 đến 10 tiếng cho gạo nở mềm, nếu xác định là sẽ nấu xôi chè thì nên ngâm gạo nếp trước một đêm rồi hôm sau làm sẽ tiện hơn.

Sau khi ngâm trong nước thì vo lại gạo một lần nữa, nhặt bỏ sạn rồi để thật ráo nước. Việc để ráo gạo rất quan trọng đến chất lượng của cách làm xôi chè ngon, nên tốt nhất là bạn dùng khăn thấm cho thật khô.

Bước 2

Còn đậu xanh chúng ta cũng phải ngâm trong nước ấm khoảng 2 đến 3 tiếng trước khi nấu cho mềm rồi đem hấp chín. Hoặc nếu các bạn nấu chín bằng nồi cơm điện như nấu cơm thì không cần phải ngâm nhưng hạt đậu khi chín vẫn còn nguyên, không bị nát khó giã nhuyễn hơn. Sau khi đậu chín thì trút ra để nguôi, chia ra một phần lớn và bớt lại một phần nhỏ đậu xanh để rắc vào chè.

Phần lớn chúng ta đem giã nhuyễn, chỉ nên giã thôi nhé không nên xay, nếu xay sẽ làm hỏng món ăn này đó, sau khi giã xong thì dùng ta không nắm đậu thành một nắm tròn, nhớ là rửa tay thật sạch trước khi nắm nhé!

Ngoài ra nếu thích đỗ đen thì có thể thay thử cách làm xôi chè đỗ đen, cách làm tương tự nhưng thay đậu xanh bằng đỗ đen.

Bước 3

Tiếp tục cho gạo nếp đã xóc với một ít muối cho vào nồi hấp đậu lúc nãy hấp chín. Căn khi xôi gần chín thì mở nắp ra thêm vào một ít đường+ dầu ăn và đảo đều rồi đậy nắp lại hấp thêm khoảng 5 phút nữa là được.

Xôi chín thì cho xôi vào một cái thau lớn, trộn đều xôi với đỗ, vừa trộn vừa bóp cho tơi hạt xôi và bám đều đỗ. Tiếp tục, cho hạt sen vào trộn đều.

Bước 4

Bắt một nồi nước lên bếp và đun sôi. Nước sôi thì cho đường vào dùng đữa khuấy đều cho tan, các bạn có thể điều chỉnh lượng đường tùy theo sở thích ăn ngọt hay ít ngọt của mình và gia đình.

Sau đó đem bột sắn cho vào bát rồi thêm nước vào hòa tan, sau khi hòa bột sắn thì đổ bát nước bột này vào nôi nước đường khuấy đều cho chín. Với món xôi chè này thì các bạn nên nấu bột sắn loãng một chút.

Bước 5

Nước sôi trở lại thì tắt bếp và múc bột sắn ra từng bát, rắc thêm một ít hạt đỗ xanh còn khi nãy lên trên và ăn kèm với xôi.

Ông Địa, Thần Tài Thích Ăn Gì?

Những điều không phải ai cũng biết về ông Địa

Theo quan niệm của ông bà xưa thì mỗi ông sẽ đại diện cho 5 vị thần khác nhau.

Hình tượng ông địa được khắc họa với một chiếc bụng phệ, thân người tròn trịa và bờ ngực để trần. Trên đầu thường được quấn một cái khăn và tay của ông cầm quạt với một dáng vẻ an nhiên và vô cùng bình thản. Khi đặt ông Địa cùng với bàn thờ Thần Tài với hàm ý được che chở, bảo vệ và hỗ trợ gia chủ kiểm soát được lượng khách ra vào cửa hàng mỗi ngày (nếu bạn kinh doanh).

Đến với hình tượng thần Tài được khắc họa trên tay cầm một cục vàng thỏi hay còn gọi là ngân lượng. Thần Tài đội trên đầu một cái mũ mão cùng với trang phục ăn vận khá chỉnh chu, trang nghiêm. Mọi người ví ông là một sự hiện thân của may mắn, tài lộc, vinh hiển, phú quý và thịnh vượng trong hoạt động kinh doanh, buôn bán.

Ông Địa thích ăn gì? Cách thờ cúng ông Địa – Thần tài hàng ngày?

Trong dân gian, việc thờ cúng ông Địa và Thần Tài được xem là một tín ngưỡng văn hóa tâm linh mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nhất là người Việt Nam ta, việc thờ cúng hai vị thần này với mong muốn mang đến sự thuận lợi, “thuận buồm, xuôi gió” trong việc làm ăn, buôn bán.

Cách thờ cúng ông Địa – Thần tài hàng ngày trong cửa hàng

Đều đặn hàng ngày, gia chủ nên thắp nhang vào hai khung giờ từ 6h-7h sáng và 6h-7h tối.

Mỗi lần đốt nhang với số lượng đảm bảo là 5 cây/lần.

Trong quá trình đốt nhang, gia chủ nên kết hợp với việc thay nước trắng, cùng với thay nước ở trong lọ hoa đã được để từ ngày hôm trước.

Vào định kỳ hàng tháng, gia chủ nên thực hiện vệ sinh, lau chùi bàn thờ vào những ngày cuối tháng hoặc 14 âm lịch hàng tháng.

Khi vệ sinh, tắm rửa cho ông Địa – thần Tài, gia chủ nên lau chùi tượng bằng chiếc khăn sạch. Cái khăn này để để riêng phục vụ lau lùi cho tượng, không nên sử dụng với mục đích khác.

Thần Tài – Ông Địa thích ăn gì?

Trong quá trình thờ cúng ông Địa – thần Tài, các gia chủ nên biết ông địa thích ăn gì và ông thần Tài thích ăn gì để có thể lựa chọn những vật cúng đơn giản, thân thuộc như: heo quay, gà luộc, hoa quả tươi và nước trắng,…

Còn ông Địa thích ăn gì? Uống gì? Thì đáp án là: ông Địa thì có sở thích là hút thuốc lá, uống cà phê và ăn chuối xiêm. Do đó, việc chọn lựa những món ăn theo sở thích cũng là cách mà gia chủ thể hiện được lòng thành kính của mình.

Bên cạnh đó, ông Địa và thần Tài rất thích sự sạch sẽ và không thích sự bừa bộn, dơ bẩn. Chính vì vậy, gia chủ cần để ý đến vấn đề vệ sinh thường xuyên để bàn thờ luôn được sạch sẽ, thoáng mát.

Gợi ý cho gia chủ mâm cỗ cúng vào ngày vía thần Tài (mùng 10 tết hàng năm)

Chuẩn bị hoa cúc vàng, hoa hồng hoặc là hoa đồng tiền.

Chuẩn bị rượu trắng, vàng mã và vàng giấy

Chuẩn bị một khay nước trong đó có 3 chén nước lọc và 2 chén rượu trắng

Lưu ý quan trọng khi thờ cúng ông Địa – Thần tài trong ngày vía Thần tài

Để chuẩn bị tốt hơn tron việc cúng ông Địa – thần Tài thì các gia chủ nên biết một số lưu ý sau đây:

Những món đồ cúng lễ nên được đặt vào một mâm cúng, trình bày đơn giản, khoa học, hợp lý và đảm bảo được sự sạch sẽ, thành tâm.

Gia chủ nên thực hiện việc thắp hương vào khung giờ buổi sáng từ 6h-7h và buổi tối từ 6h đến 7h.

Trong quá trình thay nước mới thì gia chủ nên rửa chén thờ. Khi gia chủ thực hiện rót nước thờ không nên rót quá đầy và nên rót nước cách miệng chén khoảng 1 cm.

Gia chủ nên chuẩn bị hoa hồng hoặc hoa cúc hoặc hoa đồng tiền phải thật tươi, không nên trưng hoa đã khô và là hoa giả.

Bài văn khấn ông Địa – Thần tài các gia chủ có thể tham khảo

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần Tài tiền vị.

Kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là:…………………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

Những thông tin được cung cấp phía trên đã cung cấp cho các gia chủ về việc thần Tài và ông địa thích ăn gì? Mong rằng, các bạn đã có thêm một lượng kiến thức trong việc cúng 2 thần để có thể mang đến nhiều may mắn, tài lộc hơn. Nếu các gia chủ mong muốn sở hữu những tượng đá ông Địa, thần Tài đẹp, chất lượng thì vui lòng liên hệ đến: ĐÁ MỸ NGHỆ THÀNH ĐÔ

Hotline: 0904697999

ĐC xưởng: Lô 35-36 Quán Khái 12 – Làng đá Non Nước – Phường Hòa Hải – Quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng

ĐC trưng bày: 135-157 Huyền Trân Công Chúa – Phường Hòa Hải – Quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng

Email: thanhnv@danagold.vn

Chủ cơ sở : NGUYỄN VĂN THÀNH

MST: 8496380743

Facebook: chúng tôi

Twitter: chúng tôi

Cúng Thần Tài Ông Địa Vào Ngày Nào? Cúng Những Gì?

Khá nhiều người còn hoang mang vì không biết nên cúng Thần Tài Ông Địa vào ngày nào? Và khi cúng thì cầ chuẩn bị những lễ vật gì cho thích hợp, đúng cách để các ngài ngự dụng và phù hộ cho công việc buôn bán, gia đạo được thuận lợi, bình an và đúng sở nguyện của gia chủ.

Để tìm hiểu những thông tin trên, kính mời quý độc giả cùng tham khảo những bài viết để có câu trả lời chính xác, từ đó sắm sửa, bày biện đủ lễ vật để cầu nhiều may mắn:

I. Nên cúng Thần Tài – Ông địa vào ngày nào để phát tài lộc?

Theo quan niệm dân gian cũng như phong tục lâu đời của nhân dân ta, trong mỗi gia đình, mỗi cửa hàng đều cần phải thỉnh Thần Tài – Ông Địa cầu may may với những ý nghĩa như sau:

Thần Tài: Vị thần này thờ cũng để cầu mong ông sẽ giúp gia chủ được nhiều may mắn, mua may bán đắt, hút tài lộc vào nhà, kéo khách vào cửa hàng, mọi việc đều thuận lợi và phát đạt.

Ông Địa: Đây là vị thần có chức trách giúp gia chủ bảo vệ nhà cửa tránh khỏi những điềm xui xẻo, vận xấu hoặc điều không may, thờ Ông Địa nhằm đảm bảo gia đạo bình an. Có nhiều người còn truyền miệng, nếu nhà có trộm hoặc điềm xấu vào nhà thì ông thổ địa sẽ báo mộng cho giả chủ nhà và bày cách giải vận xui.

Do vậy, việc xem ngày tốt để cúng Thần Tài – Ông Địa là rất quan trọng, vì việc này sẽ giúp năng lực của 2 vị thần này được phát huy tối đa, giúp may mắn, hút tài lộc cho giả chủ, cửa hàng kinh doanh. Nếu cúng vào ngày xấu sẽ làm giảm khả năng của hai vị thần này và thờ cúng kém linh nghiệm.

Các ngày tốt để bạn cúng Thần Tài thổ địa gồm các ngày sau: Đại An, Tốc Hỷ, Tiểu Cát vì những ngày đều có ý nghĩa riêng:

Ngày Đại An: Cúng 2 vị thần vào ngày này giúp cho gia đạo yên ấm, bình an, cửa hàng không có trộm cắp, làm ăn thua lỗ.

Ngày Tốc Hỷ: Ngày này sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, của cải, hút khách vào cửa hàng.

Ngày Tiểu Cát: Cầu cái gì cũng được như sở nguyện, mọi việc thuận lợi, cầu gì cũng tốt, bình an.

Các chuyên gia phong thủy nói rằng nên vía Thần – Tài ông địa vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm và nên cúng vào buổi sáng lúc giờ Thìn (7 – 9h sáng) là đẹp nhất. Trước khi cúng thì nên lau dọn bàn thờ Thần Tài – Ông Địa cẩn thận.

THAM KHẢO NỘI DUNG: Cúng thần tài ông địa ngày 10 âm lịch

II. Khi cúng Thần Tài – Ông địa thì cần chuẩn bị những gì?

Lễ vật cúng Thần Tài – Ông Địa bao gồm: Hoa, tôm, cá lóc nướng, cua, heo quay, giấy tiền vàng mã, ngũ quả, rượu để cầu xin làm ăn phát đạt gặp nhiều may mắn và thuận lợi.

Ngoài ra, có một số địa phương rất kỹ lưỡng về vật thực cúng Thần Tài – Ông Địa theo từng tháng:

#Lễ cúng đồ mặn từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch:

1 bình bông vạn thọ

Ngũ quả ( trong đó có trái dừa )

5 nén hương

5 chum rượu nếp

2 cây nến

2 điếu thuốc lá

Gạo, muối hột và nước đầy 3 chum

Vàng bạc 2 miếng lớn

Bộ tam sên đã luộc: 1 miếng thịt, 1 trứng vịt, 1 con tôm (cua ).

#Lễ cúng đồ chay từ tháng 7 đến tháng 12 âm lịch: Đồ lễ y như trên (Trừ bộ tam sên) và cũng thêm bánh chay như là bánh ít, bánh tét…

Ngoài ra, dân gian khi cúng xong thường lấy vàng từ bàn thờ Thần Tài – Ông Địa để mang trên người để được nhiều may mắn cả năm.

1. Cách thỉnh Thần Tài – Ông Địa khi cúng

Khi thỉnh tượng Thần Tài – Ông Địa từ ngoài cửa hàng về gói trong giấy đỏ, sau đó đem vào chùa nhờ các sư tụng “Chú nnhập Thần” và chọn ngày tốt đem về nhà an vị. Sau đó nên dùng nước lá bưởi rửa tẩy rửa bàn thờ, đồ cúng và khấn vái bình thường.

Khi thỉnh Thần Tài – Ông Địa nên chọn tượng mặt tươi cười, sáng sủa, phương phi, tượng không nứt vỡ và toát lên vẻ phú quý thì Thần Tài – Ông Địa mới có linh khí, nếu không chỉ là bức tượng bình thường.

2. Những điều cần biết khi cúng Thần Tài – Ông Địa

Việc cầu xin tài lộc và điềm lành còn phụ thuộc và vận may, phước đức cũng như lòng thành của gia chủ khi cúng kiếng cho Thần Tài – Ông Địa:

Nên đốt nhang từ 6h – 7h sáng và chiều tối, mỗi lần đốt 5 cây nhang.

Thay nước uống, nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín.

Tránh để cho bụi bặm, vật nuôi làm ô uế, quậy phá bàn thờ Thần Tài – Ông Địa.

Hàng tháng nên lau bàn thờ bằng nước lá bưởi, tắm cho Thần Tài – Ông Địa vào ngày 14 âm lịch và cuối tháng bằng rượu pha nước.

Gạo, muối khi cúng xong thì cất dùng để trong gia đạo có tài lộc.

Vàng, bạc đốt ở ngoài, rượu rưới từ cửa ra vào đến trong nhà nhằm mang ý nghĩa đem lộc đến, vật thực như bộ tam sên, bánh trái nên chia nhau dùng.

#Những điều lưu ý không để thất lễ khi cúng Thần Tài – Ông Địa:

Tượng Thần tài – Ông Địa phải luôn giữ sạch sẽ, khô thoáng để thể hiện lòng thành kính. Cần dùng một cái khăn sạch lau riêng cho tượng Thần Tài – Ông Địa.

Khi cúng Thần Tài – Ông Địa nên ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, không mặc đồ hở hang, rách rưới nhằm thể hiện lòng tôn kính. Kiêng kỵ nói tục chửi thề trước, trong và sau khi cúng.

Không đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa trước cửa phòng tắm hoặc gần nơi để thùng rác, tủ quần áo để tránh làm ô uế, vấy bẩn các vị thần.

Không đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa ở lối đi lại để tránh ồn ào làm mất sự thanh tịnh và trang trọng của nơi thờ cúng.

⇒ Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, tránh dùng đèn diện tử nhấp nháy dễ tạo môi trường khí xấu, ảnh hưởng tài vận và việc thờ cúng.