Cúng Chay Và Cúng Mặn / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Cúng Chay, Cúng Mặn, Cúng Rằm Tháng Bảy

Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa. Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Cho nên đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.

a. Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân vàChư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Kỷ Sửu (2009)

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. Thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

b. Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm tháng bảy

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm Kỷ Sửu

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cúng Cô Hồn Nên Cúng Chay Hay Mặn Cho Phù Hợp Và

Cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn? Cách chuẩn bị đồ cúng và văn cúng sử dụng là bài gì? Một vài thông tin để bạn có thể cúng cô hồn tháng 7 đúng chuẩn.

Cúng cô hồn tháng 7 là một hoạt động văn hóa tâm linh của người Việt từ ngàn xưa. Theo đạo giáo trung Quốc rằm tháng bảy là “Tết quỷ”. Theo quan niệm dân gian của Việt Nam đây lại là Địa quan xá tội hay xá tội vong nhân.

Cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn? Đây là một trong những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Bởi theo như các nhà tâm linh việc chúng ta lựa chọn lễ vật cúng mặn có thể làm khởi phát lòng tham của vong linh. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người cũng như điều kiện của gia đình. Cùng tham khảo về lễ cúng cũng như văn cúng phù hợp cho việc tổ chức cúng vào Rằm tháng 7.

Lễ vật cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn?

Cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn? Theo nhiều quan điểm thì việc chúng ta cúng mặn. Có thể khởi phát lòng tham sân si của các cô hồn. Và những cô hồn này không nổi rồi đi tiếp tục lưu lại ở dân gian. Do đó nhiều gia đình lựa chọn lễ vật cúng cô hồn là bánh trái và hoa quả. Ngoài ra thì họ còn có thể mua thêm ốc hoặc cá để sau khi cúng xong mang đi phóng sanh.

Đối với những gia đình có điều kiện tổ chức lễ cúng cô hồn. Thì họ sẽ mua thêm bánh mì cùng rất nhiều kẹo. Để khi cúng xong họ có thể tặng cho những người nghèo như một cách để làm từ thiện mang lại phúc cho bản thân và gia đình.

Một số gia đình sau khi thực hiện lại cúng cô hồn vào tháng 7. Cầu xin cô hồn ban phước và xin tài lộc. Tuy nhiên theo quan niệm của dân gian thì điều này là không được. Vì chúng ta đang ban phát lộc cho cô hồn không phải để xin cô hồn phù trợ cho mình. Do đó chúng ta nên thành tâm kính gửi hoa quả và bánh kẹo. Để ban phát và bố thí cho các cô hồn vô chủ. Ngoài ra trong việc tổ chức lễ cúng cô hồn thì theo quan điểm. Là không nên để trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người già đặt gần mâm cúng. Bởi những người này thường yếu bóng vía và rất dễ bị vong hồn trêu chọc.

Cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn. Nó còn tùy thuộc vào từng gia đình cũng như quan niệm tâm linh. Do đó để giúp cho bạn đọc có thể chuẩn bị được mâm cúng cô hồn phù hợp. Bài viết xin chia sẻ về đồ cúng chay và đồ cúng mặn cho cô hồn.

Đồ cúng chay cô hồn tháng 7 có những gì?

Nếu như bạn muốn chuẩn bị đồ cúng chay cho mâm cúng cô hồn tháng 7. Thì có thể tham khảo những lễ vật sau đây.

Hương, hoa và đèn.

Gạo, muối và nước lã

Một số loại bánh và kẹo như bánh đa, bỏng ngô, ngô luộc, khoai lang luộc…

Một vài loại kẹo khác nhau

Vàng mã và tiền giấy cùng với các loại quần áo chúng sinh

Tiền chúng sinh

Một đĩa trái cây ngũ sắc.

Đồ cúng mặn cô hồn tháng 7 gồm có những gì?

Nếu như bạn muốn chuẩn bị đồ cúng mặn cho cô hồn thì có thể tham khảo mâm cúng sao đây.

Cúng cô hồn ngày nào? Có nên cúng cô hồn hàng tháng không?

Theo như quan niệm của Phật giáo thì vào tháng 7 thì âm phủ sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan. Để các vong linh có thể lên trần gian nhận lễ vật và nghe kinh kệ. Và cửa Quỷ Môn Quan sẽ bắt đầu đóng sau 12 giờ ngày 15 tháng 7 âm lịch. Sau khoảng thời gian này thì các vong linh không thể nhận lễ vật dâng cúng từ người dương gian. Do đó khi chúng ta tiến hành tổ chức lễ cúng cô hồn vào tháng 7 thì nên thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 2 đến ngày 15 tháng 7 nhưng không quá 12 giờ trưa.

Bên cạnh việc tổ chức lễ cúng cô hồn vào tháng 7 thì hàng tháng. Người ta vẫn tổ chức lễ cúng cô hồn vào ngày ngày 2 và ngày 16 âm lịch. Thông thường thì việc tổ chức lễ cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 âm lịch. Thường dành cho những người làm ăn buôn bán.

Để công việc làm ăn không bị cô hồn phá phách. Thì họ thường cúng vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng. Việc cúng và bố thí này sẽ giúp cho công việc làm ăn của họ trở nên may mắn và suôn sẻ hơn. Thông thường thì lãi vật chuẩn bị cúng cho ngày mùng 2 và 16 đơn giản hơn lễ cúng cô hồn vào tháng 7.

Đồ cúng cô hồn tháng 7 gồm có những gì? Nên cúng chay hay cúng mặn?

Những lễ vật cần có trong mâm cúng cô hồn rằm tháng 7

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình nên cúng cô hồn chay hay mặn đều được. Với gia đình có ít điều kiện, chúng ta chỉ cần cúng muối gạo. Để bố thí cho vong linh muối và gạo thì chúng ta phải đứng quay lưng về phía nhà. Và rải muối gạo ra bốn phương tám hướng. Và tuyệt đối không thực hiện hành động này ngược lại.

Văn cúng cô hồn thập loại chúng sinh

Văn cúng cô hồn là một trong những phần không thể thiếu được khi chúng ta tổ chức lễ cúng. Để giúp cho bạn đọc có thể tham khảo được văn cúng phù hợp. Để tổ chức lễ cúng vào rằm tháng 7. Bài viết xin chia sẻ 2 bài văn cúng phổ biến.

Văn khấn bài cúng cô hồn chúng sinh

Nội dung bài cúng văn khấn cô hồn được soạn thảo chuẩn phong tục lễ nghi như sau:

Với những thông tin chia sẻ về câu hỏi cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn? Hi vọng bạn đọc có thể chuẩn bị được đầy đủ tất cả các lễ vật dâng cúng. Để tổ chức một lễ cúng cô hồn đúng tâm linh. Việc cúng cô hồn là một trong những việc làm mang tính nhân văn rất cao. Do đó để tránh trường hợp bị cô hồn quyến luyến. Thì chúng ta nên có nghi thức tiễn vong sau khi cúng xong.

Đồng thời lựa chọn địa điểm cúng cô hồn phải xa nhà. Tuyệt đối không phải mâm cúng cô hồn trong nhà vì có thể rước vong vào. Đây là một trong những vấn đề mà bạn cần lưu ý khi tổ chức lễ cúng cô hồn vào tháng 7. Nếu như bạn không có nhiều thời gian trong việc. Chuẩn bị mâm cúng cô hồn đầy đủ có thể gọi cho chúng tôi. Theo số để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.

Cúng Tết, Người Mới Mất Nên Cúng Chay Hay Mặn?

Ý nghĩa phong tục thờ cúng

Theo truyền thống của dân tộc Việt, phong tục thờ cúng được xem là nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục này không chỉ thể hiện lòng thành kính uống nước nhớ nguồn. Nó còn mang một giá trị giáo dục sâu sắc dành cho bao thế hệ con cháu.

Tục thờ cúng vào ngày tết, ngày giỗ một phần thể hiện lòng kính trọng với người đã khuất, ông bà tổ tiên đã qua đời. Một phần giúp các thành viên trong gia đình vây quần bên nhau, càng thắt chặt thêm sợi dây huyết thống.

Mặc khác, việc thờ cúng người mất nhằm tưởng nhớ vào người quá cố, giúp linh hồn của người mất được ra đi thanh thản, sớm siêu thoát đầu thai. Song đó cầu mong linh hồn người mất phù hộ con cháu được bình an, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Tùy theo vùng miền mà cách thờ cúng khác nhau. Mỗi nhà mỗi cảnh, không phải so sánh hay phân biệt về m âm cơm cúng người mất. Chủ yếu là lòng thành kính mà con cháu dâng lên gia tiên, người đã khuất. Trong tâm linh, việc thờ cúng giúp người chết ra đi thanh thản, giúp linh hồn siêu thoát, sớm đầu thai.

Ngày tết, người mất nên cúng chay hay mặn?

Mâm cơm ngày tết luôn được mọi người chuẩn bị tươm tất và đầy đủ. Nhằm dâng lên gia tiên nhân dịp đầu năm mới, mong tổ tiên phù hộ cả nhà bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn.

Tùy theo vùng miền, kinh tế mỗi gia đình mà mâm cơm cúng ngày tết khác nhau. Đặc biệt không yêu cầu hay bắt buộc cúng chay hay cúng mặn. Tùy theo gia đình mà mâm cơm cúng gia tiên khác nhau, nhất là mâm cơm cúng người mới mất.

Với những người theo đạo thường ngày tết sẽ chọn mâm cơm chay để cúng người mới mất. Điều này giúp gia chủ cảm thấy tâm tịnh, gia đạo bình an, cuộc sống thoải mái và thanh bình.

Vì sao phải cúng chay? Trong tâm linh, cúng chay có nghĩa là không sát sinh. Điều này tạo phước phần cho người mất. Giúp linh hồn người mất không phạm tội cõi âm. Mong linh hồn an nghỉ, sớm siêu thoát đầu thai. Mặc khác giúp người thờ cúng tâm thêm tịnh, tạo phúc phần cho con cháu mai sau.

Ngược lại một số gia đình chọn mâm cơm mặn cúng người mất ngày tết. Thường là những món ăn ưa thích mà người mất thích ăn lúc còn sống. Điều này thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ đến những kỉ niệm về người quá cố.

Một số gia đình lại chọn cúng chay đãi mặn. Một phần thể hiện sự thanh tịnh, mong linh hồn người mất được thanh thản nơi chín suối. Sớm tìm nơi an nghỉ và đầu thai kiếp khác. Một phần tạo không khí đoàn kết, vây quần bên nhau bên mâm cơm ngày tết có đủ thịt cá. Đây cũng là dịp để các thành viên thắt chặt bên nhau, thêm sợi dây huyết thống.

Những điều cần lưu ý khi thờ cúng người mất

– Thường xuyên thắp hương cho người mới mất, tốt nhất là 2 lần/ ngày vào sáng, tối. Điều này giúp linh hồn sớm siêu thoát đầu thai.

– Tùy theo tín ngưỡng mỗi nhà mà mâm cơm cúng người mới mất ngày tết chay hay mặn. Tốt nhất tránh chọn đồ sống, chưa qua chế biến.

– Chọn hoa quả tươi để dâng lên người quá cố. Mong linh hồn sớm an nghỉ, một phần mong linh hồn người chết phù hợp gia chủ bình an và gặp nhiều may mắn.

– Đặc biệt, bàn thờ người mới mất tuyệt đối không dọn dẹp trước ngày tết. Điều này tránh phạm vào các đại kỵ xui xẻo.

– Song đó hãy đi chùa thắp hương trong ngày tết, làm nhiều việc thiện hồi hướng công đức, cầu cho vong hồn người mất được tiêu nghiệp tăng phước.

Qua bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã biết ngày tết, người mới mất nên cúng chay hay mặn rồi phải không? Tùy theo phong tục tập quán mỗi vùng miền và mỗi gia đình mà mâm cơm cúng gia tiên ngày tết chay hay mặn. Quan trọng là lòng thành kính, uống nước nhớ nguồn mà con cháu gửi đến ông bà tổ tiên, người đã khuất.

Rằm Làm Mâm Cỗ Chay Cúng Phật Và Mâm Cỗ Mặn Cúng Gia Tiên

Chỉ mất khoảng 15 phút chế biến bạn đã có ngay món đậu phụ sốt rau củ rồi.

– 2 miếng đậu phụ non

– 100g cà rốt

– 30g đậu cô-ve

– 30g nấm đông cô tươi

– 30g măng tây

– 30g ngô hạt

– 1 nhánh cần tây

– 1 thìa súp xì dầu

– 1 thìa súp tương ngọt

– 1 thìa súp nước dùng

– 1,5 thìa cà-phê hạt nêm chay

– 1 thìa cà-phê đường

– Dầu ăn

– Đậu phụ để nguyên miếng, rửa nhẹ tay dưới vòi nước sạch, để món ăn trông hấp dẫn, bạn dùng dao răng cưa thái một lớp mỏng ở bốn cạnh của bìa đậu phụ. sau đó để ráo, rắc 1/2 thìa cà-phê hạt nêm chay lên 2 mặt đậu.

– Măng tây bỏ phần gốc già, tước xơ phần gần gốc, rửa sạch, thái khúc cỡ 1cm. Đậu cô-ve rửa sạch, thái khúc bằng măng tây.

– Cà-rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vuông 1x1cm.

– Nấm đông cô tươi rửa sạch, thái nhỏ bằng cà-rốt. Ngô hạt rửa sạch.

– Cần tây rửa sạch, để ráo, thái nhỏ.

– Làm sốt: Đun nóng dầu, cho lần lượt cà-rốt, đậu cô-ve, cần tây, măng tây, nấm đông cô, ngô hạt vào đảo chín. Kế tiếp, nêm tương ngọt, xì dầu, nước dùng, hạt nêm chay và đường vào, đun sánh lại.

– Đậu phụ hấp nóng rồi dọn ra đĩa, rưới sốt nóng lên. Trang trí với cần tây. Thưởng thức nóng.

Chỉ mất khoảng 15 phút chế biến bạn đã có ngay món đậu phụ sốt rau củ rồi.

Nem chay rán vừa dễ làm mà lại đẹp mắt.

– Bánh đa nem

– ½ cái bắp cải cỡ vừa thái sợi

– Miến (ngâm 7 phút cho mềm)

– ½ củ hành tây thái mỏng, 1 củ cà rốt

– 2 tép tỏi

– 2 thìa canh xì dầu

– Muối, tiêu

– Trứng để làm chất kết dính (một số công thức đồ chay không sử dụng trứng, vì vậy bạn có thể bỏ qua nguyên liệu này)

– Dầu thực vật

– Cho 4 thìa canh dầu thực vật vào chảo, đặt lên bếp lửa vừa.

– Phi thơm hành và tỏi.

– Thái cà rốt, bắp cải thành sợi dài.

– Đảo cà rốt, bắp cải trên bếp, sau đó cho thêm miến vào.

– Nêm thêm xì dầu và ½ thìa muối, tiêu.

– Xào tới khi mềm. Sau đó lấy các nguyên liệu trên chảo ra, dùng kéo cắt thành sợi nhỏ. Trộn đều một lần nữa.

– Cho 2 thìa nguyên liệu làm nem vào lòng bánh đa nem và cuốn chặt tay. Chiên nem trên lửa vừa cho đến khi miếng nem vàng.

– Lá lốt

– Đậu phụ

– Nấm hương

– Hành khô băm nhỏ

– Đậu phụ ép hoặc nghiền nhuyễn

– Lá lốt chọn lá to, ít rách, rửa sạch và để ráo nước.

– Nấm hương ngâm với nước ấm rồi rửa sạch, băm nhỏ

– Trộn tất cả nguyên liệu, cùng hành khô xay nhuyễn, thêm muối.

– Dùng lá lốt bọc các nguyên liệu như chả lá lốt thịt bình thường, chiên trên lửa vừa cho chả chín vàng.

– Món này có thể chấm cùng xì dầu thêm vài lát ớt.

– Rau cải chíp

– Dầu hào

– Dầu mè

– Nấm hương

Cách làm:

– Rau cải chíp lựa cây to, chắc, rửa sạch, chẻ làm đôi dọc theo thân cây.

– Nấm hương rửa sạch, ngâm trong nước sôi cho mềm.

– Cải chíp luộc vừa chín tới thì vớt ra rổ, tách cho từng cọng cải không ấp vào nhau để cọng rau được xanh.

– Cho dầu mè vào chảo đun nóng rồi cho tiếp dầu hào dùng đũa khấy đều để hỗn hợp hòa vào nhau, tiếp đến cho thêm 2 thìa nước ngâm nấm, chờ sôi lại thì cho những cánh nấm đã ngâm mềm vào chảo dầu hào đang sôi.

– Nấm chín, cho cải vào chảo dầu hào, trộn đều rồi xếp rã đĩa, bày nấm lên trên.

(Món rau này không cần nêm chút gia vị nào nữa cả vì bản thân dầu hào đã rất mặn, phải chế thêm nước nấm vào để giảm bớt vị mặn).

– Nấm rơm: ½ gói (100g)

– Nấm đông cô tươi: ½ gói (100g)

– Đậu Hà Lan: 1 ít

– Đậu phụ: 2 cái

– Cà rốt: ½ củ

– Hành, mùi

– Dầu đậu nành, bột canh, bột nêm, mì chính.

Bước 1: Cà rốt gọt vỏ tỉa hoa, đậu Hà Lan nhặt tước xơ, nấm cắt bỏ chân rửa sạch để ráo, đậu phụ thái miếng vừa ăn.

Bước 2: Hành, mùi cắt bỏ rễ rửa sạch thái khúc.

Bước 3: Phi thơm hành khô với chút dầu đậu nành. Thêm cà rốt vào xào sơ. Chế phần nước vừa ăn vào nồi đun sôi.

Bước 5: Khi canh sôi cho nấm rơm vào đun tiếp khoảng 1-2 phút. Thêm hành hoa, rau mùi. Nêm chút mì chính và tắt bếp, cho canh nấm chay ra bát bát.

Không khó để có một bát canh nấm chay phải không nào?

Cách chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng gia tiên

Trước tiên để có món gà luộc ngon bạn cần phải biết cách chọn gà ngon.

Trước tiên để có món gà luộc ngon bạn cần phải biết cách chọn gà ngon. Chính vì thế bạn nên tham khảo cách chọn mua gà để có thể mua được thực phẩm ngon, giúp món ăn chế biến được hấp dẫn hơn.

– Không được đổ nước nóng hoặc nước sôi vào gà ngay. Nhiều người có thói quen đun nồi nước thật sôi rồi mới thả gà vào, nhưng làm vậy sẽ khiến da gà bị bong tuột, nhìn xấu, vì thế tốt nhất phải lấy nước nguội đổ vào cho ngập gà rồi mới bắt đầu luộc sẽ đẹp hơn.

– Tùy vào gà to hay nhỏ, béo hay gầy, có già không thì thời gian luộc là tương đối khác nhau. Tuy nhiên luộc nhanh trung bình thì mất khoảng 30 phút.

– Trong quá trình luộc gà tốt nhất là để lửa nhỏ, nếu nước sôi sung sục sẽ khiến gà chín nhanh nhưng không được ngọt mềm, và khi lửa quá to sẽ dễ làm phần thịt ở đùi gà bi co lên rất xấu và là tối kị đối với các loại gà luộc để cúng vì phải yêu cầu hình thức đẹp. Khi thấy nước sôi tầm 5 phút bạn nên vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng thêm 15 phút, để gà mới có thể chín vàng đều và da vàng óng, bạn có thể dùng tăm nhỏ chọc vào phần đùi gà, nếu không thấy nước đỏ chảy ra là gà chín. Khi bắc xuống bếp vẫn nên đậy kín vung trong khoảng 20 phút.

– Khi vớt gà ra bạn nên cho ngay vào nồi nước lạnh hoặc cho vào rổ inox rồi xối nước lạnh trực tiếp lên, sờ cho đến khi da gà nguội hẳn mới vớt hẳn ra hoặc không xối nước lên nữa nếu không da gà sẽ dễ bị thâm và khô.

– Giã nát củ nghệ rồi vắt lấy nước trộn mỡ gà dã thắng. Khi thấy gà đã ráo nước thì quét một lớp hỗn hợp này dàn đều lên phần da gà khi đã ráo nước. Đảm bảo gà luộc sẽ trông thật bóng bẩy và căng mượt nhìn thật hấp dẫn. Bây giờ bạn chỉ cần chọn đĩa phù hợp rồi bày lên thôi.

– Lòng gà: 2 bộ

– Miến: 200 g

– Cà rốt: 1 củ

– Giá đỗ: 1 ít

– Nấm hương: 5 tai

– Mộc nhĩ: 3 tai

– Rau dăm, hành hoa

– Hành khô, dầu ăn, bột nêm, hạt tiêu, mỳ chính.

– Lòng gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp lòng gà với ½ thìa bột nêm, hành khô băm nhỏ.

– Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở rửa sạch, thái sợi; cà rốt gọt vỏ bào sợi; hành hoa, rau dăm rửa sạch cắt nhỏ, giá đỗ rửa sạch để ráo.

– Phi thơm hành với dầu cho lòng gà vào xào chín, cho nấm hương, mộc nhĩ vào xào cùng, thêm 1 thìa nhỏ bột nêm.

– Miến ngâm nước lạnh, cắt làm 3-4 đoạn nhỏ.

– Khi lòng gà xào chín cho tiếp miến vào xào. Xào với lửa lớn. Thêm gia vị vừa miệng.

– Cho tiếp cà rốt vào đảo thật nhanh.

– Cuối cùng là giá đỗ, ít hành hoa rau dăm.

– Thêm ít mỳ chính, hạt tiêu nếu thích rồi tắt bếp.

Canh măng móng giò Nguyên liệu:

– 300g măng khô

– 1 cái móng giò

– Gia vị các loại:

Măng khô các bạn hãy ngâm nước trước khoảng 3 ngày, mỗi ngày thay nước 1 lần. Tiếp đến, các bạn cho măng vào luộc, bỏ ra thái miếng và ướp chung với gia vị.

Sau đó, các bạn cho măng vào xào, cho nước, móng giò hầm đến khi chín nhừ. Khi ăn, bạn hãy múc canh ra bát, cho hành chần lên trên là hoàn thành món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Rằm.

Giò là món phố biến trong mâm cỗ.

– 2 cái tai lợn

– 2 cái lưỡi lợn

– 2 cái chân giò (bỏ xương)

– 2,5 thìa canh nước mắm

– 1 thìa đường

– 2 tép tỏi băm

– 2 nhánh hẹ băm

– 2 thìa canh tiêu đen đập vụn

– 1 nắm mộc nhĩ ngâm nước ½ giờ và để ráo

– Dầu ăn

– 2 – 3 khuôn giò hình trụ

– Ngâm tai, lưỡi, chân giò sau đó cho vào nồi to luộc 45 phút, tới khi tai lợn mềm nhưng vẫn đủ độ giòn.

– Vớt ra và ngâm vào nước lạnh cho nguội và để thịt không bị đen.

– Thái mỏng tai lợn. Dùng dao cạo sạch lưỡi lợn và thái miếng mỏng. Lọc bỏ xương ở chân giò rồi thái chân giò thành từng miếng nhỏ.

– Trong một chảo chống dính lớn, đổ 1 thìa canh dầu ăn vào, đun nóng rồi phi tỏi, hẹ thơm. Sau đó cho tai lợn, lưỡi lợn và chân giò vào xào. Thêm tiêu, đường, nước mắm và mộc nhĩ. Xào khoảng 10 phút.

– Lót nylon vào đáy khuôn hình trụ. Sau đó, nhồi thật chặt tay phần nguyên liệu vừa sơ chế vào khuôn. Nếu có thể, đặt một vật nặng phía trên để nén chặt giò xào bên trong.

– Khi nguội hẳn, giò xào sẽ được nén chặt bên trong khuôn và bạn chỉ việc lấy ra, thái và thưởng thức.

Món giò thủ này sẽ bớt ngấy nếu được ăn cùng dưa hành hoặc dưa góp.

Giải Đáp Cúng Gia Tiên Nên Cúng Mặn Hay Chay

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp trong văn hóa nguyên thủy của người Việt. Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay, dâng hương, hoa như thế nào để mang lại may mắn, bình an là băn khoăn của nhiều người. Thế giới Trầm hương sẽ cùng bạn phân tích, lựa chọn cách thức cúng gia tiên dễ dàng thực hiện và phù hợp với đạo lý, truyền thống của dân tộc.

Ý nghĩa của mâm cỗ cúng gia tiên

Trong các dịp đặc biệt của năm như ngày giỗ, cỗ tất niên, cỗ giao thừa, rằm tháng giêng…, bên cạnh hương nhang, hoa thơm, trái cây thì mâm cỗ cúng rất được coi trọng để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Mâm cỗ dâng hương thể hiện lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo của con cháu tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ đã khuất, đồng thời thể hiện ước mong về một cuộc sống sung túc, no ấm, thuận hòa.

Tuy nhiên khi Phật giáo đã hòa cùng tín ngưỡng dân tộc thì cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay lại trở thành vấn đề được bàn bạc sôi nổi. Cúng chay theo quan điểm của nhà Phật là để người mất được hướng tới cõi lành, hạn chế sát sinh, tích phước đức cho cả người mất và người còn sống. Cúng chay cũng hướng vong linh siêu thoát về cõi lành, thanh tịnh.

Hiện nay, nhiều gia đình lập bàn thờ Phật tại phòng thờ gia đình cho nên việc cúng chay và cúng mặn đều được tiến hành đồng thời. Khi đó, mâm cỗ chay sẽ đặt lên bàn thờ Phật, thể hiện sự chay tịnh, thuần khiết; mâm cỗ mặn sẽ đặt lên bàn thờ tổ tiên, thể hiện đúng ý nghĩa duy tâm là “trần sao âm vậy”.

Nếu bạn đang tìm câu trả lời cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì cần hiểu rõ ý nghĩa dâng cỗ, thắp hương. Người mất cảm ứng được hương thơm từ khói nhang, cỗ cúng hay không là do sự thành tâm của người chuẩn bị cỗ và dâng hương. Việc cúng gia tiên cũng là cái gốc của đạo lý truyền thống trong lòng dân tộc – “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Chuẩn bị cỗ cúng gia tiên như thế nào?

Mâm cỗ cúng gia tiên truyền thống, đặc biệt trong ngày Tết và rằm tháng Giêng không thể thiếu đĩa xôi, con gà, giò lụa, bánh chưng và canh măng miến. Ngoài ra tùy theo khẩu vị và điều kiện từng gia đình và vùng miền, mâm cỗ cúng gia tiên sẽ có những món ăn mang đặc trưng riêng.

Với mâm cỗ cúng chay thì các món ăn chủ yếu được chế biến từ thực vật tự nhiên như rau, củ, quả, đậu tương… Những món ăn này không chứa nhiều chất béo, protein…nên hạn chế các chứng bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch…

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì mâm ngũ quả, đèn dầu và nhang đốt đều không thể thiếu. Các loại trái cây thơm dịu, được lựa chọn đủ sắc màu trắng, xanh, đỏ, tím, vàng tương ứng với ngũ hành trong phong thủy là Kim – Mộc – Hỏa – Thủy – Thổ. Điều này tượng trưng cho sự cân bằng âm dương cho mọi sự tốt đẹp sinh sôi, phát triển, mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

Do đó, các loại hoa quả hình thù sắc nhọn như mít, sầu riêng…, mọc sát đất như cà chua, me đất… hay có mùi đặc trưng nồng sặc ít được lựa chọn dâng hương để giữ cho không gian phòng thờ luôn thanh sạch.

Lựa chọn nhang hương cúng gia tiên

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì lựa chọn nhang khói thắp hương luôn phải được chú trọng. Vì sao vậy, khói nhang là sợi dây liên kết thế giới người sống với những người đã khuất, gửi gắm những mong cầu, nguyện vọng về hạnh phúc, bình an, tài lộc để được thần linh, gia tiên chứng linh, độ trì.

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay và thắp hương như nào? Với nhang sạch trầm hương, bạn có thể dâng một nén hoặc ba nén theo quan niệm phong thủy, tôn giáo. Ba nén hương trầm tượng trưng cho ba cõi Trời – Đất – Người; Tam giới là Phật – Pháp – Tăng; Tam thời là Quá khứ – Hiện tại – Tương lai.

Hương thơm dịu ngọt tinh tế của trầm sẽ xua tan những mệt mỏi, lo âu của thường ngày, giúp trí tuệ trở nên sáng suốt, thân tâm an lạc, vui vẻ. Hương trầm cũng giúp phục hồi sức khỏe rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, mất ngủ lâu ngày, mắc các chứng bệnh do nhiễm lạnh như phong hàn, đau bụng, cảm mạo…

Trong phong thủy, hương trầm có tính linh mạnh mẽ, có thể cân bằng âm dương ngũ hành, mở đường cho sự sinh sôi, nảy nở của phúc lộc, tài vận. Hương thơm thuần khiết của trầm có sức thanh tẩy tà khí, âm khí, mang đến khí thiêng, năng lượng sống tích cực.

Như vậy, cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì người dâng hương thờ cúng cũng phải nhất tâm thành kính tưởng nhớ, tri ân công đức gia tiên. Để việc dâng hương cỗ cúng thêm linh thiêng, thanh tịnh, bạn hãy thắp hương trầm chất lượng cao của Thế giới Trầm hương.