Cúng Chay Trong 49 Ngày / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cỗ Chay Cúng 49 Ngày Gồm Những Món Gì?

Ý nghĩa của mâm cỗ chay cúng 49 ngày cho người mất

Theo giáo lý nhà Phật Bắc và kinh Địa Tạng cho rằng: Những người đã mất đều có giai đoạn giao chuyển. Hay còn được nói cách khác là “thọ thân trung ấm” tối đa trong vòng 49 ngày. Tiếp đến đó họ mới được xem xét và sắp xếp vào cảnh giới phù hợp với những nghiệp mà họ đã sinh ra khi còn sống.

Tuy nhiên, kinh hồn tái sinh không cần đợi đến ngày chung thất (nghĩa là ngày 49). Nó có thể xảy ra ngay sau khi mất hay 7 ngày đầu tiên, cũng có thể là sau 14 ngày. Tùy vào nghiệp của mỗi người, các tuần tiếp nối khả năng tái sinh vẫn giữ nguyên.

Tương tự như mâm cỗ cúng giỗ mặn, mâm cỗ chay cúng 49 ngày sẽ có các món chia theo đĩa và bát khác nhau:

4 đĩa gồm có: Đĩa xôi, đĩa nem chay rán ( hoặc chả giò), đĩa giò lụa chay, đĩa rau xào.

2 bát gồm có: Bát canh miến nấu măng chay, bát canh nấm thập cẩm.

Theo truyền thống, mâm cỗ chay cúng 49 ngày gồm có: Đầy đủ các món khô bày trong đĩa, các món nước bày trong bát. Ngoài ra còn có món tráng miệng nhằm thể hiện sự thành kính, nhớ thương đến người đã mất.

Đó là tấm lòng, tình cảm của những người ở lại. Họ cầu mong cho người đã mất sớm được siêu sinh, giải thoát về cõi cực lạc.

Ngày nay, không bắt buộc việc chuẩn bị các món chay cúng 49 ngày phải là 4 đĩa – 2 bát – 1 tráng miệng nữa. Mâm cỗ chay 49 ngày được chuẩn bị tùy theo từng điều kiện gia đình. Đồng thời còn tùy theo quan niệm vùng miền mà có sự thay đổi sang mâm cỗ chay cúng 49 ngày cực thanh đạm. Các gia đình có thể thêm nhiều món ăn bày trên bát canh, đĩa chỉ cần có một. Nhiều khi không có món tráng miệng cũng được.

Một mâm cỗ chay cúng 49 ngày cần chuẩn bị một số món cơ bản. Nấu chay để cúng cùng là điều giúp tránh nghiệp sát sinh không đáng có. Thông thường mâm cỗ chay sẽ có: Xôi chay, canh bóng nấu thả, nem chay, giò chay,…

Bạn cũng có thể tham khảo một số món chay hiện đại đang được nhiều nội trợ yêu thích hiện nay. Ví dụ như: Cơm hạt sen thập cẩm, xôi cốm hạt sen dừa, nấm rơm kho sả ớt chay,…

Tùy theo từng gia đình mà có thể lựa chọn thực đơn món ăn chay khác nhau. từ. Bạn có thể tự xuống bếp nếu có thời gian để chuẩn bị một mâm cỗ chay cúng 49 ngày sẽ rất ý nghĩa. Nếu bạn không biết nấu các món chay có thể tham khảo trên mạng các công thức hoặc tham gia khóa học ngắn hạn tại các nhà hàng.

Mâm Cỗ Chay Cúng 49 Ngày Cho Người Mất: Ý Nghĩa Và Cách Làm

1500 ml nước xương hầm

200 g giò sống

25 chiếc nấm hương

25 quả trứng cút

60 g bóng

15 g tôm nõn

2 cây cải trắng, xanh

2 quả Susu

1 củ cà rốt

100 g Đậu Hà Lan

Bột nêm, hạt tiêu, gia vị, mình chính

Nấm hương ngâm muối, cắt chân, bọc giò sống vào đuôi. Sau đó, đem hấp cho giò chín hẳn

Trứng cút rửa sạch, luộc chín rồi đem để nguội. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi. Dầu nóng, đổ trứng vào chiên vàng thì tắt bếp

Tôm chay ngâm nước nóng để nó mềm ra, rửa sạc rồi ráo nước

Bóng ngâm nước gạo để hết cứng, rửa sạch. Dùng gừng và rượu tẩy, bóp bóng để hết mùi hôi. Thái miếng vừa ăn

Cà rốt, susu, cải trắng, xanh rửa cho sạch, khắc tỉa hình hoa. Tiếp đến, cắt miếng cho vừa. Luộc qua nước sôi thêm ít gia vị. Vớt ra để trong bát đổ đá lạnh để chúng còn độ tươi, ngon

Đổ nước hầm xương vào nồi, đun thật nhỏ lửa tới khi sôi. Thêm tôm nõn, nêm gia vị và đảo đều cho vừa ăn.

Sau đó, thả bóng, mọc ( giò sống) đã bọc nấm vào.

Sắp xếp rau củ, nấm mọc, trứng cút vào bát tô cho thật bắt mắt, chan nước canh vào

300g bột mì căn

40g bột quinoa

40g men dinh dưỡng

Gia vị chay : Tiêu, muối, ớt bột, đường, dầu hào, xì dầu.

2 cây boa rô

Lá chuối

Cho lần lượt bột mỳ căn, bột quinoa, men dinh dưỡng + 1 muỗng cafe tiêu + 1 muỗng cafe muối + 1 muỗng ớt bột vào một tô lớn sau đó trộn đều.

Sử dụng 1 bát lớn khác cho 250ml nước ấm + 1 muỗng đường + 1 muỗng canh tiêu hột + 2 muỗng canh dầu hào chay + 2 muỗng canh dầu mè + 100ml nước tương (xì dầu) + ½ chén boaro phi với dầu cho thơm vào trộn đều.

Cho hỗn hợp nước trên vào nguyên liệu chuẩn bị phần 1 sau đó trộn đều cho hỗn hợp thật dẻo thật mịn là được.

Bạn trải lá chuối ra một mặt phằng sau đó cho hỗn hợp trên vào cuộn tròn thật chặt tay sau đó buộc bằng lạt.

150 – 200g miến

1 gói bánh đa nem

1/2 mỗi củ cà rốt, hành tây

100g nấm hương

100g mộc nhĩ

120 giá đỗ

100g hành hoa

1 mớ rau mùi

Dầu ăn, gia vị, mì chính, hạt tiêu

Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng

Cà rốt nạo vỏ, sửa sạch, thái sợi chỉ.

Mộc nhĩ, nấm hương ngâm muối, cắt chân, thái chỉ

Hành hoa, rau mùi ngâm muối, rửa sạch, thái nhỏ.

Đổ tất cả nguyên liệu vào bát lớn, cho miến đã cắt sợi nhỏ cùng. Thêm gia vị, mì chính, hạt tiêu, trộn đều cho gia vị ngấm kĩ.

Trải bánh đa nem ra cho phẳng, dùng thìa xúc nhân vào bánh. Cuộn tròn bánh đa lại. Tiếp tục cuốn đến khi hết nhân.

Bắc chảo lên bếp. Đun sôi dầu ngập chảo. Khi dầu nóng, thả nem vào rán cho se, vàng giòn hai mặt thì được

Bày rau mùi, hành hoa ra đĩa to, gắp nem lên phía trên. Rắc ít tiêu vào. Thưởng thức nem nóng với nước chấm chua cay.

600g gạo nếp

60g nấm mèo

60g nấm rơm

1/2 củ cà rốt, thái chỉ

2 bìa đậu mơ

60g chả chay

Hành hoa

Hạt nêm chay, dầu ăn

Hấp gạo nếp, thổi thành xôi sao cho thơm, dẻo

Ngâm nấm mèo, rơm với muối, cắt bỏ chân, thái thật nhỏ

Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu

Đậu rửa sạch, bóp nát

Bắc chảo lên bếp, đun dầu cho sôi. Phi hành cho thêm. Cho nhân vào đảo chín tới. Nêm hạt nêm chay cho vừa ăn

Đổ tất nhân vào xôi, đảo đều tay. Xới ra đĩa, rắc rau mùi lên trên cho thơm, hấp dẫn hơn.

Những Điều Tâm Linh Cần Nhớ Trong Lễ Cúng 49 Ngày

Một số người theo đạo Phật và một số nhà muốn “quy” người mất về chùa, nương nhờ cửa Phật “ăn mày lộc Phật” nên họ thường nhờ nhà sư làm tại chùa trong tuần 49 ngày, cho linh hồn chóng được siêu thăng tịnh độ.

Phong tục này được người Việt Nam dựa theo thuyết Phật giáo: Âm hồn sau khi đã qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Sau đó linh hồn phải đi qua 1 điện lớn ở âm ty, sau 7 tuần vong hồn sẽ được siêu thoát.

Đây là quãng thời gian đưa linh hồn người chết nên nương nhờ cửa Phật. Đây là một buổi cúng giỗ rất quan trọng trong tục để tang đối với người Việt, nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, thương xót và tưởng nhớ của những người còn sống đến những người đã khuất.

Việc con cháu tụng kinh niệm Phật cho người thân của mình trong vòng thời gian 49 ngày, đó là điều rất quý kính. Đây cũng là noi theo trong kinh dạy mà Phật tử làm theo. Như thế, thì rất đúng không có gì là sai trái cả.

Tuy nhiên, điều quan trọng là trong khi tụng niệm, mọi người phải thành tâm tha thiết, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện. Được thế, thì người tụng niệm được lợi lạc mà hương linh cũng được phần nào lợi lạc.

Nên làm lễ tang đơn giản, tránh rườm rà hao tốn tiền của giúp người chết không phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu

2. Lưu ý chung với gia đình khi làm đám tang cho người quá cố

– Trong đám tang người quá cố, khi nhập liệm, gia đình nên mang những đồ quý báu của người mất bố thí cho người nghèo rồi hồi hướng công đức ấy cho người chết.

– Nên làm lễ tang đơn giản, vì càng rườm rà càng hao tốn tiền của, sức lực một cách vô ích, người chết không những không được lợi ích gì, có khi còn phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu do thân nhân gia đình không biết tạo thêm nghiệp tội.

Gia đình phải biết tiết kiệm phước, không được có bất cứ hành vi phung phí gạo, rau… Nên vì người chết mà tích phước, làm việc công đức như: cúng dường Tam bảo, phóng sanh, in kinh, cứu giúp người nghèo khổ… Đem những công đước này hồi hướng cho người vãng sanh, họ sẽ được lợi ích thù thắng, không gì sánh bằng.

– Từ lúc người chết ra đi cho đến 49 ngày, gia đình thân quyến chớ có sát sanh đãi đằng cúng tế, vì làm vậy người mất sẽ bị oan đối không được siêu thoát. Cả nhà ai nấy đều phải nhất luật giữ gìn trai giới, dù có khách khứa cũng không được thiết đãi rượu thịt.

Tránh làm các thứ ô uế khác như phải cữ việc vợ chồng, giữ ngũ giới thập thiện, tuyệt đối không được sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu.

– Đối với Pháp sư, gia đình nên chọn mời những bậc đạo hạnh chân chính. Còn những hạng phóng đãng phá giới và chỉ biết nhìn đến tài lợi, thì ta không nên cầu thỉnh.

Nếu gia đình không biết đó là pháp sư vi phạm giới luật, tịnh hạnh không nghiêm, không đúng đắn, ngông cuồng… thì người chết lúc này là thân trung ấm nên có sự cảm nhận rất bén nhạy, nếu biết kẻ ấy lừa gạt, người chết sẽ thất vọng sanh ra hối hận, tức giận, phải đọa vào khổ thú. Cho nên, gia đình phải cẩn trọng việc này.

Sắm lễ cúng 49 ngày rất kỵ việc sát sinh, ngoài việc dâng cúng cơm nước hàng ngày, chỉ nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp

3. Sắm lễ cúng 49 ngày gồm những gì?

Theo tinh thần của kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo Bắc truyền nói chung thì thần thức của một người sau khi chết hầu hết đều phải trải qua giai đoạn trung gian, thọ thân trung ấm tối đa là 49 ngày, sau đó sẽ thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã gây tạo.

Và không nhất thiết phải đợi đến ngày chung thất (49 ngày sau khi chết) thì hương linh mới tái sanh mà có thể ngay sau khi chết, hoặc trong tuần thất đầu tiên (7 ngày sau khi chết), hay trong tuần thất thứ hai (14 ngày sau khi chết) cho đến các tuần thất tiếp theo hương linh đều có thể tái sanh tùy nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người.

Trong thời gian thọ thân trung ấm, hương linh vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa) nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm).

Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn (như đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng).

Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sanh, vì việc sát sanh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Thân trung ấm nếu một phen thấy được việc ấy lập tức bảo thôi; nhưng ngặt nỗi âm, dương cách trở, người thân gia đình không thể nào nghe được, vẫn trở lại sát sanh như thường. Kẻ chết không thể ngăn nổi sân niệm khởi lên, liền phải đọa vào địa ngục. Cho nên người sắp đặt cúng tế cần phải cẩn thận chú ý.

Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sanh vật. Kinh Địa Tạng đã nói: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết.

Dù cho người chết, đời sau hoặc đời này có thể chứng được Thánh quả, hoặc sanh lên Trời, nhưng khi lâm chung bị gia đình làm những ác nhân ấy (tức là nhân sát hại) làm cho họ phải liên lụy nhiều bề, chậm sanh về chỗ lành. Huống chi kẻ chết đó khi sống còn chưa từng làm một chút việc lành, chỉ một bề nương theo gốc nghiệp mà tạo tác, theo lý phải chịu vào ác thú. Nỡ nào gia đình người thân lại gây thêm nghiệp cho họ?”. Gia đình nên lưu tâm đến điều này.

Bắt đầu từ ngày người thân khuất núi, tang gia cứ cách bảy ngày sẽ cử hành một lần hóa vàng mã tế điện, tổng cộng bảy bảy bốn mươi chín ngày

4. Những điều tâm linh cần nhớ trong lễ cúng 49 ngày * Đốt bảy

Bắt đầu từ ngày người thân khuất núi, tang gia cứ cách bảy ngày sẽ cử hành một lần hóa vàng mã tế điện, tổng cộng bảy bảy bốn mươi chín ngày, xưng là ” Đầu bảy”, “Hai bảy”, “Tam bảy”, “Bốn bảy”, “Năm bảy” , “Sáu bảy” , “Mạt bảy”.

Truyền thuyết dân gian cho rằng, người có ba hồn bảy vía, mỗi năm đi một hồn, bảy ngày đi một phách, ba năm hồn tẫn, bốn chín ngày phách tan nên phải quá bảy kì và ba năm mới được coi là đoạn tang.

Còn có một cách nói khác, sau khi mất, cứ cách bảy ngày Diêm Vương lại thẩm vấn vong hồn một lần, hạn trong bảy kì liên tiếp. Vì thế, bắt đầu từ ngày người chết ra đi, người nhà cách bảy ngày cùng tế một lần, thẳng tới cúng 49 ngày, xưng là “đoạn thất” mới thôi.

Ở trong bảy kì, tang gia ở cửa lớn phải treo đèn lồng trắng, mặc quần áo tang, đầu nhà bày linh vị, dâng hương, kính rượu, tế điện, hóa vàng mã. Trong đó, “tam bảy” và “mạt bảy” là hai lễ quan trọng nhất, con cháu phải khóc lớn, tỏ lòng tiếc thương.”Mạt bảy” còn xưng là “tẫn bảy”, tang gia phải làm lễ tụng kinh sám hối, bạn bè người quen tặng hương, sáp, vàng mã dâng lên tế điện.

Ở tuần thứ nhất, bạn bè chí cốt ngồi canh suốt đêm. Ở tuần thứ năm hoặc thứ sáu nên thỉnh tăng lữ hoặc đạo sĩ thực hiện siêu độ, có cả người nhà và bạn bè tham dự. Người khuất là nữ thì mua tam sinh (bò, dê, lợn) và trái cây để hiến tế. Làm như vậy cho đến khi cúng 49 ngày.

* Trùng bảy

Nếu những tuần đốt bảy ở trên trùng với ngày 7, 17, 27 âm lịch thì tức là “trùng bảy” hoặc “phạm bảy”. Theo tâm linh, vong hồn “phùng bảy có tai, trùng bảy gặp nạn”, cực kì kị. Nếu gặp trường hợp này, nên lui lại lễ sau 1 ngày.

Ngoài ra, theo tục cúng 49 ngày, người nhà sẽ đốt một chiếc ô cho người đã khuất, với hàm ý hiệp trợ vong hồn, né tránh tai nạn hoặc khi khiêng quan tài thì che ô lọng trên đầu cũng là một cách hóa giải.

Sau 49 ngày khi thần thức đã tái sanh thì chúng ta không cúng cơm nước hàng ngày, vào các ngày lễ tiếp theo hay ngày kỵ giỗ hàng năm thì thân nhân cần phải làm mâm cơm cúng giỗ

5. Sau 49 ngày có cúng cơm nữa không?

Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sanh, thường thì họ sanh về một trong sáu cõi của lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) và từ đây, sự thọ dụng của họ có khác biệt. Đơn cử như, nếu thần thức sanh vào cõi trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người vì thực phẩm ở cõi trời thượng vị hơn rất nhiều lần.

Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực v.v… Duy chỉ có các chúng sanh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng.

Mặt khác, đối với phong tục người Việt thì việc làm cỗ dâng cúng cha mẹ ông bà tổ tiên còn thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Do đó, để tưởng niệm người thân, vào các ngày giỗ hoặc lễ Tết thì mâm cơm cùng hoa trái để cúng kính ông bà và tổ tiên là điều không thể thiếu.

Vì chúng ta là người trần mắt thịt nên không biết được thân nhân của mình sau khi chết tái sanh về đâu (chúng sanh trong loài quỷ thần vẫn hưởng được đồ cúng) và dâng cơm nước để thể hiện lòng thành, sự tri ân đối với người đã khuất là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên ta cần phải thực hành cúng kính.

Nghĩa là, sau 49 ngày khi thần thức đã tái sanh thì chúng ta không cúng cơm nước hàng ngày như trước đây nhưng vào các ngày lễ tiếp theo hay ngày kỵ giỗ hàng năm thì thân nhân cần phải làm mâm cơm cúng giỗ.

Có điều không nên quá câu nệ vào hình thức trong việc cúng kính mà luôn tâm niệm “lễ bạc nhưng lòng thành”, tưởng niệm về người đã khuất trong tinh thần tri ân và đền ân.

Tổng hợp (Tuổi Trẻ Thủ Đô)

Bài Văn Cúng 49 Ngày – Lễ Cúng 49 Ngày Như Thế Nào

Thờ cúng tổ tiên là một trong những nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Theo từng mốc thời gian mà gia chủ có những bài cúng khác nhau đối với người đã khuất. Bài viết này giới thiệu đến các bạn bài cúng 49 ngày.

Ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày

Trước khi tìm hiểu về những bài cúng 49 ngày, hãy hiểu về ý nghĩa của bài văn cúng 49 ngày giành cho người đã khuất bạn nhé.

Cúng 49 ngày còn được gọi tên là cúng Trai Tăng vào ngày chung thất (49 ngày) để người đã khuất được thọ sinh về với cảnh giới an lành. Mục đích của việc cúng này cũng là để cầu siêu cho vong linh của người mất mong cho họ vượt qua cảnh giới tối tăm tội ác đến với cảnh giới tốt đẹp và an lành. Với mục đích này lúc nào chúng ta cũng phải thực hiện cầu siêu cho chính mình và cầu siêu cho người mất thoát khỏi khổ đau để sự ra đi của họ được an vui, giải thoát khỏi cõi trần tục để được an lành.

Trong quan niệm của Phật giáo luôn cho rằng con người chúng ta không phải chết là hết. Mà sau khi xác thân của bạn hư hoại đi thì tùy theo nghiệp trước bạn đã tạo ra như thế nào mà nghiệp sau bạn phải trả. Giống như chúng ta vẫn thường nói: gieo nghiệp nào gặt quả ấy.

Việc làm văn cúng 49 ngày sẽ giúp cho người mất thoát khỏi trạng thái đê mê chưa biết mình sẽ đi theo cảnh giới nào trong Phật pháp. Gợi mở, nhắc nhở cho người mất hướng tâm về cái thiện, có những tư tưởng tốt đẹp để đến với cảnh giới tươi đẹp và thiện lành hơn.

Bài cúng 49 ngày như thế nào?

Về cơ bản văn cúng 49 ngày cũng như bài văn cúng lễ Tốt Khốc. Bạn có thể thay vào cho phù hợp để sử dụng. Bạn có thể tham khảo bài văn cúng 49 ngày như sau:

Nam mô A di đà phật : 3 lần

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày/tháng/năm (âm lịch), tức là ngày/tháng/năm (dương lịch).

Tại địa chỉ : Đọc địa chỉ

Con trai trưởng là: Đọc tên người trưởng

Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là Mẹ)/Vâng theo lệnh của phụ thân (nếu là Cha), các chú bác, anh rẻ cùng chị gái, em trai em gái và các dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Hôm nay nhân ngày lễ Chung Thất theo nghi lễ cổ truyền, kính cẩn sắm các lễ vật dâng lên bao gồm : Đọc tên các lễ vật đã sắm.

Kính dâng lễ mọn với tấm lòng thành.

Trước linh vị hiển chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (nếu là người Cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là người Mẹ). Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng biết là bao. Mất lâu nay thở than trầm mơ màng. Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng hớn hở chừng nào. Thác thời kể tháng kể ngày buồn tênh mọi lẽ.

Tính đến nay Chung Thất tới tuần. Lễ bạc nhưng tâm thành gọi là có nén nhang.

Xin mời hiển : 3 lần.

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về tâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn Thần:  Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ và toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô A di Đà phật: 3 lần.

Cùng với bài văn cúng 49 ngày hi vọng bạn đã có thể thuộc để sử dụng trong trường hợp cần đến.