Cúng Chay Tất Niên / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Mâm Cúng Tất Niên Chay Đơn Giản Nhất 2022

Mâm Cúng Tất Niên Chay

Cà chua rửa sạch thái miếng cau. Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, bổ miếng vừa ăn. Phi thơm hành, cho cà chua vào đảo chín mềm thì cho khoai tây vào đảo trước, thêm nước lọc, đun sôi khoảng 5 phút thì cho cà rốt vào.

Khi thấy khoai chín mềm thì thêm hành hoa, gia vị rồi tắt bếp.

2. Rau củ luộc

Súp lơ cắt miếng vừa ăn, rửa sạch với nước. Cà rốt nạo vỏ, tỉa hình hoa rửa sạch. Đun nồi nước sôi trên bếp, thêm chút muối ăn, đợi nước sôi thì cho súp lơ vào luộc trước tầm 3 phút rồi cho cà rốt vào luộc sôi tiếp thêm 2 phút, sau đó tắt bếp.

3. Giò, chả chay

Mua tại cửa hàng bán đồ chay.

4. Hành muối

Hành củ mua về  ngâm với nước vo gạo qua đêm, rửa sạch rồi vớt ra lột bớt phần vỏ bên ngoài và cắt phần rễ nhưng đừng cắt quá sát quá. Để ráo nước rồi phơi hành ngoài trời cho héo bớt.

Đun đường và giấm theo tỉ lệ 1:1, đun sôi sau đó để thật nguội. Xếp hành vào hũ thủy tinh, xếp củ to xuống dưới, rồi đổ nước giấm đường ngập mặt hành.

Dùng tấm nan tre chèn hành cho đỡ bị nổi lên trên mặt nước. Để lọ hành chỗ thoáng mát sau 5 đến 7 ngày là dùng được.

5. Rau củ xào

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa. Su hào gọt vỏ, rửa sạch thái miếng mỏng vừa ăn. Phi thơm hành với chút dầu ăn rồi cho cà rốt, su hào vào đảo đều. Để xào trên bếp tầm 3 phút với lửa vừa sau đó nêm gia vị rồi tắt bếp.

6. Xôi gấc

Gạo nếp ngon ngâm qua đêm rồi vo lại để ráo nước. Gấc lấy phần ruột (nếu không có gấc tươi dùng gấc để trữ đông vẫn có màu đỏ rất đẹp), thêm chút rượu vào ruột gấc, sau đó trộn đều cùng gạo nếp, có thể để nguyên hạt hoặc bỏ hạt.

Xóc gạo cùng chút muối trắng. Cho xôi vào nồi hấp. Đặt nồi lên bếp, khi thấy nước sôi tầm 20 phút là xôi chín, dùng đũa xới đều xôi, có thể thêm chút đường và dầu ăn nếu muốn. 

7. Bánh trôi, mứt dừa

Bánh trôi và mứt dừa tạo màu sắc từ các loại hạt dành dành và hoa đậu biếc.

8. Nem chay chiên

Đậu phụ nghền nhỏ. Mộc nhĩ ngâm cho nở rồi thái chỉ, băm nhỏ. Cho đậu xanh, đậu phụ, mộc nhĩ, su hào, cà rốt nạo nhỏ cùng 2 thìa bột ngô, gia vị vào trộn đều. 

Trải nem ra  mâm rồi cho nhân vào giữa, nhẹ nhàng cuốn nem lại cho gọn và đều. Đặt chảo lên bếp, thêm dầu ăn cho dầu nóng thì lần lượt cho nem vào chiên vàng 2 mặt.

Mâm Cúng Tất Niên, Cách Bày Mâm Cúng Tất Niên Ý Nghĩa, Trọn Vẹn

Mâm cúng tất niên vào chiều 30 Tết đã trở thành truyền thống thiêng liêng của mỗi gia đình Việt. Tục lệ này phổ biến ở khắp các địa phương trên cả nước, thậm chí còn quan trọng hơn cả cúng vào các mùng trong Tết. Không chỉ mang ý nghĩa kết nối các thành viên trong gia đình lại với nhau, này còn thể hiện lòng thành kính, nhớ về cội nguồn, tổ tiên của gia đình.

Mâm cúng Tất niên vào ngày 30 Tết

Cúng Tất niên khác với cúng Giao thừa. Thời điểm để cúng Tất niên sẽ vào chiều hoặc tối ngày 30 Tết. là dịp để con cháu trong nhà thể hiện lòng thành kính, tri ân của mình với thần linh, gia tiên, những người đã phù hộ độ trì cho gia đình được bình an mạnh khỏe trong suốt năm qua. Đồng thời, qua mâm cúng tất niên, người trong nhà sẽ mời ông bà, tổ tiên – những người đã khuất trong gia đình dòng họ của mình về, cùng gia đình đón Tết. Chim có tổ, người có tông – đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay.

Mâm ngũ quả cúng gia tiên

Mâm ngũ quả cúng 30 Tết thường được đầu tư chọn lựa rất kỹ lưỡng về cả hình thức lẫn ý nghĩa. Tùy theo quan niệm của từng vùng, từng gia đình mà người ta sẽ chọn . Quả để cúng nên là những trái cây ăn được, không nên quá xanh hoặc quá già. Quả vừa đủ chín, không những có ngoại hình đẹp mà còn có thể chưng qua Tết. thường được đặt chếch sang 2 bên, không nên đặt chính diện với bát hương, sẽ làm chắn mất trục khí chính.

Ngoài ra, những trái cây lễ vật trên mâm ngũ quả, bạn cần chuẩn bị thêm cần chuẩn bị để lễ cúng được chu toàn là trầu cau, trà rượu, đèn nến, hương hoa, giấy tiền vàng mã,…

Các món ăn cần chuẩn bị cho một mâm cúng Tất niên tươm tất

Mâm cúng Tất niên không nhất thiết phải cầu kỳ, bày vẽ, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng, thể hiện được sự chu toàn, thành tâm của mình với bề trên. người ta có thể tùy ý chuẩn bị những món ăn theo sở thích của từng vùng miền.

Bánh chưng, dưa hành

đã trở thành truyền thống không thể thiếu với ước mong có một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Chính vì vậy, mâm cỗ cúng trời đất gia tiên vào ngày 30 Tết nhất định phải có . Thấy bánh chưng là thấy không khí Tết ngập tràn. Theo sự linh hoạt của phong tục tập quán, người dân miền Tây Nam Bộ thường dùng thay cho bánh chưng.

Bánh chưng dưa hành truyền thống không thể thiếu trong mâm cúng Tất niên

Canh bóng thả

Canh bóng thả, hay canh bóng thập cẩm là một món ăn không thể thiếu trong cách bày mâm cúng tất niên ngày Tết của miền Bắc. Canh bóng thả được nấu từ nước hầm xương, bóng bì và các loại rau củ như , su hào , , ,…Để nấu được món canh này cần không ít sự tỉ mỉ, kỳ công, tinh tế trong từng công đoạn của người nội trợ. Vì thế, món ăn này ít xuất hiện trong mà trở nên trang trọng và đặc biệt hơn vào mỗi dịp sum họp, đoàn viên.

Chân giò hầm măng

Canh khổ qua

Phổ biến với người dân Nam Bộ, canh khổ qua được dùng nhiều trong mâm cúng tất niên với mong muốn những điều đau khổ, không may mắn sẽ nhanh chóng qua đi.

Thịt gà luộc

là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng tất niên của hầu hết mọi gia đình, đặc biệt là vào dịp Tết. Theo quan niệm xưa, gà mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ, là mối liên giao giữa ngày và đêm, mang đến niềm tin và hy vọng.

Giò lụa, giò bò, giò thủ

được chế biến từ thịt nạc heo tươi ngon đem giã nhuyễn, quyện với hương vị nước mắm ngon, gói trong lá chuối và đem luộc. cũng có cách làm như giò lụa, nhưng thành phần chính từ thịt bò. Nhiều gia đình lại chuộng , giòn giòn sần sật không ngán.

Khoanh giò tuy đơn giản, dễ làm, nhưng nó tạo nên sự đầy đặn và cao sang cho mâm cỗ.

Gỏi nộm

Chả giò

Biến tấu một chút nguyên liệu để làm những món chả giò mới như,,..

Thịt kho tàu

Văn Cúng Lễ Tất Niên

Bài văn cúng tất niên được diễn ra trong lễ tất niên giúp mọi người cầu nguyện những điều mới trong năm mới và cũng không quên cảm ơn tới các vị thần đã giúp mình trong năm vừa qua. Với bài cúng tất niên chi tiết trong bài, bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc cúng bái vào ngày cuối năm nữa.

Nếu như bài cúng tất niên được tiến hành vào cuối năm thì văn cúng Tiết Thanh Minh sẽ được sử dụng vào đầu năm, tầm vào dịp tháng 3 âm lịch khi chúng ta đi tảo mộ, viếng mộ ông bà tổ tiên. Bài văn cúng Tiết Thanh Minh có thể được đọc tại nhà hoặc ngoài mộ.

Văn cúng Tất Niên, bài cúng lễ tất niên 2020

Tại nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, văn cúng tất niên trong lễ tất niên được diễn ra vào những ngày gần năm mới và nhiều nhất là vào chiều tối ngày 30 Tết hoặc ngày 29 (tháng chạp nếu là tháng thiếu trước lễ cúng giao thừa. Và trong ngày này, mọi nhà đều dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ đạc, bày mâm ngũ quả … cũng như chuẩn bị các bước cuối cùng để đón đêm giao thừa. Và như thường lệ, mỗi nhà đều có một mâm cỗ để cúng Tất Niên.

Lễ Tất Niên không nhất thiết phải là ngày cuối cùng âm lịch của năm, nhiều gia đình do không có thời gian nên kết hợp cúng lễ tất niên cùng với bài cúng ông Táo. Cũng giống với bài cúng giao thừa thì một bài văn cúng tất niên cũng cần được chuẩn bị một cách kỹ càng nhất.

1.1. Bài Văn cúng Lễ Tất Niên (PDF)

1.2. Bài Văn cúng Lễ Tất Niên (Doc)

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.

– Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ……….

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….

Tín chủ (chúng) con là:…………

Ngụ tại:……….

Trước án kính cẩn thưa trình:

Đông tàn sắp hết

Năm kiệt tháng cùng

Xuân tiết gần kề

Minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

(Sưu tầm)

Ngoài ra, để chuẩn bị cho một năm mới làm ăn được thuận lợi, sự nghiệp thành công, công danh thuận lợi thì bạn nên tham khảo ngày giờ, hướng xuất hành đầu năm 2020 trong cuốn lịch vạn niên.

Bài văn cúng lễ Tất niên cuối năm mà chúng tôi cung cấp đúng quy chuẩn, bài bản của văn khấn giúp gia chủ thực hiện đủ thủ tục. Trong những ngày cuối năm khi cái Tết đang chuẩn bị cận kề thì một mâm cỗ Tất nhiên khiến những người xa quê lại cảm thấy rạo rực nỗi nhớ nhà. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về bài cúng giao thừa, cúng Tất niên ngày nào tốt, văn khấn lễ Tất niên, cúng Tất niên gồm những gì, phong tục cúng tất niên, văn khấn giao thừa trong nhà…

Năm mới là dịp để mọi người cùng nhau xum họp, quây quần bên nhau và gửi cho nhau những lời chúc tết 2020 ấm áp nhất, với những lời chúc tết ý nghĩa, độc đáo sẽ giúp bạn nói hộ lòng mình, cùng lựa chọn một hay nhiều lời chúc năm mới hay nhất để dành tặng Bố Mẹ, Anh Chị và người thân của mình.

2. Ý nghĩa của bữa cơm Tất niên cuối năm

Đối với các gia đình truyền thống của Việt Nam bữa cơm Tất niên cuối năm là dịp để các thành viên trong gia đình có thể đoàn tụ, xum họp, quây quần bên nhau. Con cái dù đi làm xa hay đi học xa cũng tranh thủ thời gian nghỉ Tết về quây quần, xum họp bên gia đình.

Ngoài ra bữa cơm Tất niên còn là phong tục, tập quán của người Việt Nam khi đây là một nghi thức đưa tiễn năm cũ, dọn dẹp, sắm sửa, chuẩn bị đón năm mới sang. Chúng ta quan niệm bữa cơm Tất niên cuối năm là lúc để chúng ta mời ông Công, ông Táo về trần gian và tiếp tục công việc cai quản bếp núc. Bữa cơm Tất niên chiều 30 Tết là dịp để các thành viên xum vầy, sau bữa cơm này cũng là lúc mọi người bắt tay vào dọn dẹp và chuẩn bị đón năm mới sang.

3. Mâm cơm Tất niên cần chuẩn bị những gì?

Bài văn cúng lễ Tất niên cuối năm tất thông thường sẽ được áp dụng trong các gia đình. Để hoàn thành được nghi lễ này thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ mâm cơm Tất niên bằng những lễ vật như mâm ngũ quả bao gồm những loại hoa quả quaen thuộc mà người dân thường dùng để thắp hương ngày Tết như bưởi, dưa hấu, trái dứa, cam, quýt, thanh long…Mâm ngũ quả này tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Ngoài ra bạn cần phải chuẩn bị thêm cả hương hóa, vàng mã, rượu và không quên mứt cùng bánh chưng. Đây là một nét văn hóa rất riêng của Việt Nam so với các nước trên thế giới.

Ngoài ra bạn cần chuẩn bị mâm cỗ cúng với các món mặn sao cho đậm đà, ngon mắt như thịt gà, nem, chả, thịt bò, chân giò…Ngoài ra có thêm các món rau canh và món xào trong ngày Tất niên. Nhìn chung tùy thuộc vào từng vùng miền và mỗi nơi mà cách trình bày mâm ngũ quả cũng như mâm cỗ chắc chắn sẽ có sự khác nhau. Bài văn cúng lễ Tất niên cuối năm cũng như những thông tin mà chúng tôi cung cấp mang tính chất tham khảo.

Mâm cỗ Tất niên được chuẩn bị cả gia đình sẽ xum vầy, quây quần bên nhau cùng nhau chờ đón giây phút quan trọng nhất và hàn huyên, tâm sự chuyện một năm cũ đã qua. Đây là khoảng khắc vô cùng đáng quý mà có lẽ chỉ một năm mới có được một lần.

4. Cần chú ý những gì trước khi khấn bài văn cúng lễ Tất niên cuối năm?

Trước tiên bạn cần phải lau chùi nhà cửa thật sạch sẽ, trang hoàng nhà cửa bằng hoa mai, hoa đào, quất cảnh. Riêng đối với bàn thờ tổ tiên nơi linh thiêng các bạn cần phải lau dọn sạch sẽ, chuẩn bị nhanh đèn đầy đủ và thay nước, cắm hoa tươi trước khi đặt mâm cỗ cúng và bày mũ quả lên bàn thờ. Đây là những yêu cầu cơ bản mà chúng ta cần phải nắm rõ trước khi tiến hành đọc bài văn cúng lễ Tất niên cuối năm.

Mong rằng những thông tin cần thiết mà chúng tôi chia sẻ đã phần nào giúp các bạn có thêm cho mình những sự chuẩn bị cần thiết, chu đáo để đón một lễ Tất niên xung túc, đủ đầy và đầm ấm nhất bên thềm năm mới.

HỏiMâm cỗ cúng Tất niên gồm những gì?

Mâm cỗ cúng Tất niên bao gồm nhiều thứ và tùy theo từng phong tập, tập quán của từng vùng miền trên cả nước. Mỗi miền đều có những món ăn khác nhau và mang đặc trưng riêng

Mâm cơm cúng tất niên

Miền Bắc:

Gồm những món: Bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc. Đĩa gồm đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt đông,, đĩa thịt gà luộc đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.

Miền Trung:

Gồm: bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram

Miền Nam:

Gồm: bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.

Hài tết 2020 là món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết đến. Và năm nay cũng vậy, như thường lệ, các diễn viên Hài của 2 miền Nam Bắc lại tất bật mang tới những tiểu phẩm hài tết 2020 vui nhộn cho mọi lứa tuổi hiện nay.

Song song với Hài tết 2020 thì Táo Quân 2020 chắc chắn không thể thiếu với chúng ta và đặc biệt là với những ai muốn nhìn lại các sự kiện quan trọng đã xảy ra trong năm vừa qua. Đã có thông tin cho rằng Táo Quân sẽ ngừng sản xuất, tuy nhiên, đến những giây phút cuối cùng thì Táo Quân 2020 vẫn được diễn ra theo đúng thời gian và lịch trình mọi năm.

(ST)

Bạn có thể tham khảo một số mẫu mâm ngũ quả được trình bày vô cùng đơn giản nhưng khá đẹp mắt chúng tôi đã giới thiệu để trổ tài đảm đang, khéo léo và sự sáng tạo của bản thân. Ngoài những mẫu này, bạn cũng có thể chủ động sáng tạo ra những mẫu mâm quả đẹp của riêng mình để khoe với bạn bè, người thân trong dịp Tết sắp tới.

Bài văn cúng lễ Tất niên cuối năm mà chúng tôi gửi tới quý độc giả chắc chắn sẽ là tài liệu vô cùng bổ ích giúp các thành viên hoàn thành việc bái cúng tổ tiên theo đúng thủ tục. Đây là một trong những nét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam mời bạn cùng tham khảo và tải miễn phí bài văn cúng lễ Tất niên cuối năm về máy để sử dụng khi cần.

Những bài văn cúng Tất Niên đều là những kinh nghiệm đã được đúc kết của ông cha ta từ xưa đến nay, kết tinh từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay thể hiện tấm lòng kính trọng của con cháu với tổ tiên, bởi vậy các bạn có thể tham khảo để biết cách đọc những bài văn khấn sao cho đúng và thể hiện được tấm lòng chân thành nhất của mình với những người đã khuất.

Cúng Tất Niên Vào Ngày Nào Tốt? Cúng Tất Niên Gồm Những Gì ???

Cúng tất niên là phong tục truyền thống được thực hiện liên tục trong hàng nghìn năm nay. Với mong muốn tổng kết năm cũ, đón chờ những điều may mắn, hạnh phúc trong năm mới, một mâm cơm cúng gia tiên được chuẩn bị theo đúng phong tục truyền thống. Sau khi hết tuần hương, các thành viên trong gia đình cùng ngồi lại bên nhau thụ lộc ăn uống, chuyện trò vui vẻ.

Thông thường cúng tất niên sẽ được tiến hành trước lễ cúng giao thừa. Trước kia lễ cúng gia tiên thường được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm. Tuy nhiên một thời gian trở lại đây, ngày cúng tất niên dần được mở rộng hơn trong những ngày cuối cùng của năm ví dụ như 29, 30 tháng 12 âm lịch.

Vậy cúng tất niên sớm có được không? Thực tế trong nhiều năm trở lại đây, cúng tất niên thường được tổ chức vào các ngày 28, 29, 30 tháng 12 âm lịch. Như vậy các thành viên trong gia đình, xóm làng vừa có thể hoàn tất nghi lễ hàng năm vừa có thể mời nhau sang nhà, cùng ăn uống chuyện trò để kết thúc một năm cũ qua đi, đón chào những điều tốt đẹp của một năm mới.

Theo phong tục cúng tất niên gồm những gì ?

– Tại miền Bắc: Canh bóng, miến nấu lòng gà, xôi hoặc bánh trưng, thịt đông, gà luộc, nem rán, giò lụa hoặc giò xào là những món không thể thiếu trong mâm cơm cúng tất niên cũng như những ngày đầu xuân năm mới.

– Mâm cơm cúng tất niên miền trung thường bao gồm những món ăn đặc trưng như: Bánh chưng hoặc bánh tét, dưa món, giò lụa Huế, thịt heo luộc, thịt đông, giá chua, cá chiên hoặc nem, gà bóp rau răm hay bát măng khô ninh.

– Với miền Nam, một mâm cơm cúng tất niên sẽ bao gồm: Bánh tét, canh măng nấu, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, thịt heo luộc, dưa giá củ kiệu, chả giò, nem.

Thông thường chúng ta sẽ sử dụng một chiếc bàn nhỏ đặt dưới bàn thờ để đặt cơm cúng thay vì đặt mâm cơm trực tiếp trên bàn thờ. Bởi theo phong tục, bàn thờ chỉ trưng quả và hoa tươi trong mọi nghi thức cúng lễ.

Trên bàn thờ cúng tất niên không thể thiếu một mâm ngũ quả cùng hương, vàng mã và đèn. Hương chính là sợi dây kết nối giữa thế giới âm dương, đặc biệt hai đầu bàn thờ luôn phải có hai cây đèn được thắp sáng trong mỗi nghi lễ cúng bái.

Lọ hoa tươi nên được đặt tại hai bên bàn thờ, cùng với đó chúng ta cũng hạn chế đặt mâm ngũ quả tại vị trí chính giữa. Theo quan niệm điều này có thể làm chắn trục khí chính, do đó nên đặt ở 2 bên thay vì chính giữa bát hương.

Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng tất niên ai cũng nên biết

– Thực hiện dọn dẹp bàn thờ trước khi cúng lễ. Lưu ý không xê dịch bát hương mà chỉ dùng khăn sạch để lau bàn thờ. Với những tàn hương rụng nên gói vào giấy và thả ra ao hoặc sông.

– Không sử dụng tỏi cho các món ăn chế biến trong mâm cúng.

– Không sử dụng trái cây hay quả nhựa trên bàn thờ. Nhiều người cho rằng lòng thành tại tâm, tuy nhiên đó hoàn toàn không phải là lý do cho việc chuẩn bị một cách qua loa nghi thức cúng lễ dịp cuối năm.

– Đừng quên mời thêm những người anh em, họ hàng hay hàng xóm để bữa tiệc tất niên được diễn ra một cách vui vẻ và đầm ấm cùng kể nhau nghe những kỷ niệm, những câu chuyện vui để tình cảm thêm gắn khít.

Cuối cùng sau khi đã chuẩn bị mâm cơm cúng cùng trái cây, hoa tươi sẵn sàng, gia chủ cần thành tâm hoàn thiện nghi lễ bằng bài văn khấn cúng tất niên để dâng lên tổ tiên cùng những người thân đã khuất. Cùng với đó tạ ơn những may mắn thành công có được trong năm cũ cùng những khát khao, mong ước một năm mới đầy tươi sáng.