Cúng Chay Tăng Là Sao / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Dường Chay Tăng Là Gì ?

Tôi thấy nhiều người Phật tử thiết lễ cúng dường Trai Tăng. Xin giải thích ý nghĩa và pháp thức của lễ cúng dường này.

là pháp tu quen thuộc, phổ biến của hàng Phật tử tại gia nhằm gieo trồng phước báo cho tự thân và gia đình trong hiện đời cũng như những đời sau.

Cúng dường Trai Tăng là gia chủ sắm sanh các lễ vật đúng như pháp, trong sạch và chay tịnh, thành tâm dâng lên cúng dường chư Tăng. Có thể thỉnh chư Tăng về tư gia của bạn để cúng dường hay bạn mang lễ phẩm lên chùa rồi cúng dường chư Tăng ngay tại chùa.

Có hai hình thức cúng dường là Trai Phạn và Trai Tăng :

Cúng dường Trai Tăng : thì gia chủ phải sắm sanh tứ sự (gồm thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa), ngày này có thêm tịnh tài để chư Tăng có thêm phương tiện tùy nghi sử dụng.

” Cúng dường Trai Tăng dựa trên nền tảng tự phát tâm, tự nguyện của gia chủ Phật tử. Do đó, “lễ bạc mà lòng thành” là một trong những nguyên tắc quan trọng, không thể thiếu trong khi thực thi Phật sự cúng dường này.”

Muốn cúng dường Trai Tăng, bạn hãy lên chùa gặp quý sư-thầy trình bày tâm nguyện và bạn sẽ được hướng dẫn cặn kẽ để thực hành cúng dường đúng Chánh pháp.

Cúng dường Trai Tăng và làm từ thiện, phước báu của hai việc trên như thế nào ? Nên cúng dường hay nên làm từ thiện hơn ?

và Làm từ thiện cúng dường Trai Tăng, cái tâm làm việc hai việc này khác nhau :

Có những người rất thù thắng về tâm đại bi nghĩa là họ xúc động mãnh liệt trước nổi đau khổ của chúng sanh khác, do đó họ dễ dàng phát tâm hoan hỷ, dễ dàng phát thiện tâm giúp đỡ cho những người khốn khó, thông qua các buổi làm từ thiện.

Có những người có tâm tín thành đối với Tam bảo muốn, duy trì Phật Pháp, đồng thời cũng có sự hiểu biết về Giáo pháp nên họ dễ dàng hoan hỷ cúng dường Chư Tăng qua các buổi lễ Trai Tăng.

Đây là hai cái nhìn, hai sự nhận thức, hai sự cảm nhận khác nhau. Sự quan trọng tùy thuộc quan niệm của mỗi người.

Theo quan điểm Phật giáo, trong tất cả sự bố thí, Tăng thí ( dakkhinadana) là phước báu tối thượng, người Phật tử nên hiểu rõ về điểm này.

Một cuộc bố thí thù thắng : nếu người cho (hoặc cúng dường) bằng tâm trong sạch (nghĩa là cho với lòng cung kính, cho nhưng không có hậu ý đòi hỏi điều gì và cho với tâm không có phiền não) với lễ phẩm (tịnh tài, tịnh phẩm) trang trọng và người nhận một cách trang nghiêm thanh tịnh (nghĩa là nhận một cách không tham lam, nhận không có sự đòi hỏi, và hồi hướng phước lành cho tất cả chúng sanh) thì gọi đó là ứng cúng (thành tựu).

Nếu vị Sa môn sống đời sống chân chánh giống như Đức Phật đề ra thì người Phật tử có bốn mục đích quan trọng để làm phước :

– Tăng là đối tượng nhận cúng dường.

– Nhận cúng dường một cách hợp đạo.

– Nhận dưới với tính cách đại chúng chứ không phải cá nhân.

– Nhận với mục đích cao cả để tu tập..

Bốn mục đích này làm cho đối tượng nhận cúng dường trở nên thù thắng.

Một nhà sư hiểu Pháp và Luật khi thọ thực vị ấy phải quán tưởng : “t hực phẩm này của tín thí cúng cho mình để mình tu tập và sự quán tưởng như vậy mang lại phước lạc lớn cho người thọ thí và cho cả người thí chủ”.

Về vấn đề Trai tăng và làm từ thiện chuyện nào nên làm hơn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau tùy thuộc qua cảm tính hay qua bối cảnh sống cá nhân. Điểm này không nói được vì không ai giống ai. Người thích đi làm từ thiện cứ làm từ thiện, người nào thích thì cứ Trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng quý vị đừng đi làm từ thiện nữa mà lo Trai Tăng đi. Hoặc nên làm từ thiện mà đừng làm Trai Tăng.

Khi mình làm phước không nên so đo như vậy. Chúng ta làm phước chỉ nên biết một điều tùy duyên nào làm được gì thì làm. Ví dụ khi chúng tôi sang hành hương Ấn độ, lần nào chúng tôi cũng tổ chức những buổi chẩn tế cho những người nghèo, những người đói khổ ở đó. Lúc nào Trai Tăng được thì chúng tôi làm Trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng làm Trai Tăng mới có phước nên gặp người nghèo mình không để ý đến họ, hay nghĩ rằng Chư Tăng có cơm ăn rồi mình không nên mình khỏi cúng dường chỉ lo cho những người nghèo mà thôi. Thật ra làm phước như vậy làm cho tâm chúng ta nhỏ hẹp lại.

mình rót ly nước trà cho một người khách uống, đừng suy nghĩ tại sao lại cất công rót như vậy cho khách mà không làm cho cha cho mẹ mình hay một người nào khác xứng đáng hơn. Khi khách đến mình lo cho khách . Khi cha mẹ đến mình lo cho cha mẹ.

Trong cuộc sống, nếu người sống có hiểu biết, có đạo tâm thì họ làm việc tùy theo duyên, tùy theo hoàn cảnh. Cơ hội nào, nhân duyên nào đến chúng ta tùy duyên mà làm, giống như câu tục ngữ khéo ăn thì no khéo co thì ấm. Phước sự không có nhiều trong đời sống. Vì vậy trong từng trường hợp, nếu mình làm được gì thì cứ làm, làm Trai Tăng hay làm từ thiện xã hội , chuyện nào cũng nên làm, và nên tùy duyên mà làm bởi vì mai đây biết đâu không còn cơ hội để làm nữa.

chúng ta nên làm cả hai Còn vấn đề nên làm cái gì hơn thật sự rất khó nói vì không phải lúc nào cũng có cơ hội giống nhau. Khi sang Ấn Độ cho những người nghèo, họ giành giựt, nhiều khi chúng tôi phải mướn cảnh sát để ngăn ngừa những hành động khó chịu như họ xin thêm, hay gian lận như đã xin rồi còn xin thêm nữa, nhưng không vì lý do đó mình sợ mình không làm, vì mình biết họ nghèo họ mới làm như vậy. Vậy, ai có niềm tin vào Trai Tăng xin cứ làm và thật ra Trai Tăng và từ thiện, tùy duyên, tùy cơ hội.

Cám Ơn Các Bạn Đã Ghé Thăm Website. Chúc Các Bạn An Lạc, Có Thêm Nhiều Kiến Thức Bổ Ích…

( Đã Xem : 12548 )

Tết Hàn Thực Là Gì? Tại Sao Phải Cúng Bánh Trôi, Bánh Chay Trong Tết Hàn Thực?

Theo phong tục Tết hàn thực là gì? Nguồn gốc của tết Hàn thực tâm linh huyền bí từ xa xưa của ông cha ta để lại cứ vào ngày tết hàn thực 3/3 hàng năm mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đc ý nghĩa và tại sao phải cũng bánh trôi bánh chay trong ngày lễ này.

Được biết từ xa xưa ngày Tết Hàn thực được hiểu theo nghĩa chữ Hán “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn, “Tết Hàn thực” là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 – 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3-3 đến mồng 5-3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3-3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Tại sao phải cúng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực?

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn… Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Theo chúng tôi Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Thứ nhất nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Ngoài ra, nó còn bắt nguồn từ tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.

Tết Hàn Thực Của Người Việt Phải Có Bánh Trôi, Bánh Chay Là Vì Sao?

Vì sao Tết Hàn Thực của người Việt phải có bánh trôi, bánh chay?

Hàng năm, cứ vào ngày mùng 3/3 âm lịch theo tên gọi dân gian là ngày tết Hàn thực, người Việt lại cùng nhau chuẩn bị những đĩa bánh trôi bánh chay đẹp mắt để cúng tổ tiên ông bà. Trong ngày này, dù ai ở xa tới đâu cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ đầu năm, cùng ngồi bên mâm cơm sum vầy với gia đình.

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Tương truyền, tết Hàn thực của người Việt ngày nay bắt nguồn từ một điển tích xa xưa của người Trung Quốc.

Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Sao Thái Âm Là Gì? Sao Tốt Sao Phải Cúng Giải Hạn?

Tìm hiểu sao hạn là gì bạn đã biết rằng, hàng năm mỗi người đều có sao chiếu mệnh. Có tất cả 9 ngôi sao được gọi là Cửu Diệu, luân phiên 9 năm trở lại một lần. Thái Âm là một cát tinh mạnh thuộc hành Thủy, là sao chiếu mệnh tốt, chủ về danh lợi lưỡng toàn.

Tác động của Thái Âm tinh gồm:

– Thái Âm chiếu mạng nam nữ thường có cơ hội bội thu về tài lộc.

– Sao chiếu mệnh nam giới sẽ được người khác giúp đỡ về tiền bạc, sự nghiệp, nếu đang trong độ tuổi kết hôn có thể lập gia đình.

– Sao chiếu mệnh nữ giới sẽ phát triển sự nghiệp mạnh mẽ, danh lợi lưỡng toàn, sinh con.

– Người được Thái Âm tinh chiếu mạng cuộc đời tốt đẹp, có phúc phần.

– Nếu Thái Âm tinh hãm địa, đồng cung với Văn Khúc thì phần lớn làm nghề tự do. Sao này mất ánh sáng ở Mão, Thìn, Tị, Ngọ, trong lúc đó, Dậu, Tuất, Hợi, Tý là miếu địa, vượng địa.

– Cung Sửu, Mùi có Sao Thái Dương đồng cung là chủ bình hòa, thêm cát tinh cũng tốt, gặp sát xung phá thì bất lợi.

Thái Âm miếu vượng ở cung mệnh chủ về vợ sang, có tài nội trợ, gặp được nhiều phụ nữ đẹp nếu có thêm Văn Khúc thì có thể ảnh hưởng đến cung đối là quan lộc, chủ về quý.

Thái Âm tối kỵ đồng cung với sao Kình Dương, chủ về tiền tài bị phá tán, bị sao của vợ, con gái, mẹ xung phá nên phụ nữ trong nhà có hình khắc, thương vong.

Thái Âm ở cung tật ách thì có chứng tiểu đường, âm hư, sa bìu, phong thấp, can vượng, trướng nước, tật mắt. Thái Âm gặp hãm địa lại thêm sát thì bị ung thư gan.

Thái Âm ở điền trạch chủ về giàu có, nếu ở gần vùng đất thấp trũng, có hồ nước hoặc đường nước, sông trạch, khe đầm, giếng nước hoặc nơi ít ánh sáng thì tốt.

2. Đặc điểm sao Thái Âm

Thái Âm thuộc hành Thủy, tinh túy của nước, là cát tinh trong chòm Trung Thiên Đẩu, là chủ tinh giữa trời, chu tể của Cung Điền Trạch, hóa khí gọi là Phú, hay Máu Tinh, với nam giới là Thô tinh (sao vợ), là Tài tinh (sao chủ về tiền tài), chủ về hưởng thụ sung sướng trong một đời.

Nếu Thái Âm tinh nhập cung mệnh thì đó là người thông minh, thanh tứ, ôn hòa, rộng lượng bao dung, nhiều tài và rất ưa sạch sẽ.

Vì Thái Âm tinh thuộc hành Thủy nên chiếu theo ngũ hành có quan hệ tương sinh với Kim, bình hòa với Thủy, tương khắc với Thổ, sinh xuất với Mộc. Do đó, Thái Âm tinh kỵ các màu thuộc hành Thổ là Vàng, nâu và màu thuộc hành Mộc là xanh lá.

– Thái Âm hợp với các màu thuộc hành Kim là trắng, vàng, ánh kim và màu thuộc hành Thủy là xanh da trời, đen.

– Thái Âm hợp nhất là tháng 9 âm lịch, đương số gặp nhiều may mắn, thuận lợi, tài sản phong thịnh.

– Thái Âm kỵ nhất vào tháng 11 vì đây là thời điểm trọng đông, thời tiết lạnh lẽo, u ám mà sao này thuộc hành Thủy nên khi Thủy khí cực vượng dẫn đến tâm lý con người có sự biến đổi, sống nội tâm, suy nghĩ nghiều, hay u buồn lo lắng, trầm cảm.

3. Sao Thái Âm chiếu mạng vào những tuổi nào?

Thái Âm chiếu mạng đối với nam và nữ thì người ta xác định dựa giới tính vào tuổi âm lịch mà dân gian vẫn gọi là “tuổi mụ”. Theo đó, Thái Âm sẽ chiếu mạng vào các năm tuổi sau:

– Nam mạng gặp Thái Âm tinh vào những năm: 8, 17, 26, 35, 44, 53, 62, 71, 80, 89, 98 tuổi.

– Nữ mạng gặp Thái Âm tinh vào những năm: 13, 22, 31, 40, 49, 58, 67, 76, 85, 94 tuổi.

Cũng tương tự như các sao khác trong hệ thống Cửu diệu, cứ sau 9 năm thì sao này sẽ quay trở lại đối với một tuổi.

Đây tuy là loại sao tốt nhưng theo quan niệm dân gian đã ăn sâu vào tâm lý của chúng ta rằng dù gặp sao tốt hay sao xấu thì cũng nên làm lễ hóa giải.

– Mức độ sáng của Thái Âm tinh sẽ thay đổi theo từng giờ trong ngày, như sáng tại Dậu, Tuất, Hợi, Tý (buổi tối), hãm địa tại Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi (buổi sáng), nơi mọc, lặn tại Dần, Thân.

– Thời gian cúng giải hạn Thái Âm tinh vào 22 giờ đến 24 giờ, hướng về chính Tây để làm lễ giải sao.

– Bài vị Thái Âm tinh giấy vàng viết dòng chữ: ” Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân Vị Tiền “

– Lễ vật: 7 ngọn nến hoặc đèn (Xếp theo sơ đồ phía dưới), Bài vị màu vàng của sao Thái Âm, Mũ vàng, Tiền vàng, Gạo, muối, Nước, Trầu cau, Hương hoa, Ngũ oản.

– Lưu ý để việc làm lễ cúng giải hạn được tiến hành suôn sẻ thì trong nhà nên treo nhiều đồ vật cát tường, cầu may hay dùng trang sức đá quý màu đen (mão não đen, thạch anh khói…).

– Để giải hạn được Thái Âm tinh mọi thứ cần chuẩn bị phải có màu vàng, trường hợp nếu những thứ khác có màu sắc khác thì dùng giấy màu vàng gói lại hoặc lót giấy màu vàng xuống phía dưới sau đó đặt lễ lên trên.

– Khi cúng dùng một cây rìu chặn phía trên (nếu có), lấy vải đỏ che kín bài vị và rìu, đặt đằng sau 3 nén hương đã dâng.

Nam mô di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế – Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế. – Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân – Con kình lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân. – Kính lạy Đức Nguyệt cung Thái Âm Hoàng hậu Tinh quân. – Con hình lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân. Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Hôm nay là ngày…… tháng……… năm……, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ) …………………………………………………để làm lễ giải hạn sao Thái Âm chiếu mệnh. Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng. Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.