Cúng Chay Tăng Là Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Dường Chay Tăng Là Gì ?

Tôi thấy nhiều người Phật tử thiết lễ cúng dường Trai Tăng. Xin giải thích ý nghĩa và pháp thức của lễ cúng dường này.

là pháp tu quen thuộc, phổ biến của hàng Phật tử tại gia nhằm gieo trồng phước báo cho tự thân và gia đình trong hiện đời cũng như những đời sau.

Cúng dường Trai Tăng là gia chủ sắm sanh các lễ vật đúng như pháp, trong sạch và chay tịnh, thành tâm dâng lên cúng dường chư Tăng. Có thể thỉnh chư Tăng về tư gia của bạn để cúng dường hay bạn mang lễ phẩm lên chùa rồi cúng dường chư Tăng ngay tại chùa.

Có hai hình thức cúng dường là Trai Phạn và Trai Tăng :

Cúng dường Trai Tăng : thì gia chủ phải sắm sanh tứ sự (gồm thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa), ngày này có thêm tịnh tài để chư Tăng có thêm phương tiện tùy nghi sử dụng.

” Cúng dường Trai Tăng dựa trên nền tảng tự phát tâm, tự nguyện của gia chủ Phật tử. Do đó, “lễ bạc mà lòng thành” là một trong những nguyên tắc quan trọng, không thể thiếu trong khi thực thi Phật sự cúng dường này.”

Muốn cúng dường Trai Tăng, bạn hãy lên chùa gặp quý sư-thầy trình bày tâm nguyện và bạn sẽ được hướng dẫn cặn kẽ để thực hành cúng dường đúng Chánh pháp.

Cúng dường Trai Tăng và làm từ thiện, phước báu của hai việc trên như thế nào ? Nên cúng dường hay nên làm từ thiện hơn ?

và Làm từ thiện cúng dường Trai Tăng, cái tâm làm việc hai việc này khác nhau :

Có những người rất thù thắng về tâm đại bi nghĩa là họ xúc động mãnh liệt trước nổi đau khổ của chúng sanh khác, do đó họ dễ dàng phát tâm hoan hỷ, dễ dàng phát thiện tâm giúp đỡ cho những người khốn khó, thông qua các buổi làm từ thiện.

Có những người có tâm tín thành đối với Tam bảo muốn, duy trì Phật Pháp, đồng thời cũng có sự hiểu biết về Giáo pháp nên họ dễ dàng hoan hỷ cúng dường Chư Tăng qua các buổi lễ Trai Tăng.

Đây là hai cái nhìn, hai sự nhận thức, hai sự cảm nhận khác nhau. Sự quan trọng tùy thuộc quan niệm của mỗi người.

Theo quan điểm Phật giáo, trong tất cả sự bố thí, Tăng thí ( dakkhinadana) là phước báu tối thượng, người Phật tử nên hiểu rõ về điểm này.

Một cuộc bố thí thù thắng : nếu người cho (hoặc cúng dường) bằng tâm trong sạch (nghĩa là cho với lòng cung kính, cho nhưng không có hậu ý đòi hỏi điều gì và cho với tâm không có phiền não) với lễ phẩm (tịnh tài, tịnh phẩm) trang trọng và người nhận một cách trang nghiêm thanh tịnh (nghĩa là nhận một cách không tham lam, nhận không có sự đòi hỏi, và hồi hướng phước lành cho tất cả chúng sanh) thì gọi đó là ứng cúng (thành tựu).

Nếu vị Sa môn sống đời sống chân chánh giống như Đức Phật đề ra thì người Phật tử có bốn mục đích quan trọng để làm phước :

– Tăng là đối tượng nhận cúng dường.

– Nhận cúng dường một cách hợp đạo.

– Nhận dưới với tính cách đại chúng chứ không phải cá nhân.

– Nhận với mục đích cao cả để tu tập..

Bốn mục đích này làm cho đối tượng nhận cúng dường trở nên thù thắng.

Một nhà sư hiểu Pháp và Luật khi thọ thực vị ấy phải quán tưởng : “t hực phẩm này của tín thí cúng cho mình để mình tu tập và sự quán tưởng như vậy mang lại phước lạc lớn cho người thọ thí và cho cả người thí chủ”.

Về vấn đề Trai tăng và làm từ thiện chuyện nào nên làm hơn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau tùy thuộc qua cảm tính hay qua bối cảnh sống cá nhân. Điểm này không nói được vì không ai giống ai. Người thích đi làm từ thiện cứ làm từ thiện, người nào thích thì cứ Trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng quý vị đừng đi làm từ thiện nữa mà lo Trai Tăng đi. Hoặc nên làm từ thiện mà đừng làm Trai Tăng.

Khi mình làm phước không nên so đo như vậy. Chúng ta làm phước chỉ nên biết một điều tùy duyên nào làm được gì thì làm. Ví dụ khi chúng tôi sang hành hương Ấn độ, lần nào chúng tôi cũng tổ chức những buổi chẩn tế cho những người nghèo, những người đói khổ ở đó. Lúc nào Trai Tăng được thì chúng tôi làm Trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng làm Trai Tăng mới có phước nên gặp người nghèo mình không để ý đến họ, hay nghĩ rằng Chư Tăng có cơm ăn rồi mình không nên mình khỏi cúng dường chỉ lo cho những người nghèo mà thôi. Thật ra làm phước như vậy làm cho tâm chúng ta nhỏ hẹp lại.

mình rót ly nước trà cho một người khách uống, đừng suy nghĩ tại sao lại cất công rót như vậy cho khách mà không làm cho cha cho mẹ mình hay một người nào khác xứng đáng hơn. Khi khách đến mình lo cho khách . Khi cha mẹ đến mình lo cho cha mẹ.

Trong cuộc sống, nếu người sống có hiểu biết, có đạo tâm thì họ làm việc tùy theo duyên, tùy theo hoàn cảnh. Cơ hội nào, nhân duyên nào đến chúng ta tùy duyên mà làm, giống như câu tục ngữ khéo ăn thì no khéo co thì ấm. Phước sự không có nhiều trong đời sống. Vì vậy trong từng trường hợp, nếu mình làm được gì thì cứ làm, làm Trai Tăng hay làm từ thiện xã hội , chuyện nào cũng nên làm, và nên tùy duyên mà làm bởi vì mai đây biết đâu không còn cơ hội để làm nữa.

chúng ta nên làm cả hai Còn vấn đề nên làm cái gì hơn thật sự rất khó nói vì không phải lúc nào cũng có cơ hội giống nhau. Khi sang Ấn Độ cho những người nghèo, họ giành giựt, nhiều khi chúng tôi phải mướn cảnh sát để ngăn ngừa những hành động khó chịu như họ xin thêm, hay gian lận như đã xin rồi còn xin thêm nữa, nhưng không vì lý do đó mình sợ mình không làm, vì mình biết họ nghèo họ mới làm như vậy. Vậy, ai có niềm tin vào Trai Tăng xin cứ làm và thật ra Trai Tăng và từ thiện, tùy duyên, tùy cơ hội.

Cám Ơn Các Bạn Đã Ghé Thăm Website. Chúc Các Bạn An Lạc, Có Thêm Nhiều Kiến Thức Bổ Ích…

( Đã Xem : 12548 )

Chú Cầu Tài Lộc Là Gì? Cách Cầu Tài Lộc Tăng Vận May

Chú cầu tài lộc là một trong những bước thực hiện trong các nghi thức cúng bái cầu thần tài trong phong thủy chiêu tài lộc. Người ta thực hiện các cách cầu tài lộc bằng nhiều nghi thức khác nhau nhằm thu hút tiền tài, tăng vận may cho bản thân và gia đình. Vậy trong phong thủy chiêu tài lộc có những cách cầu tài lộc nào và cách tăng vận may tài lộc như nào mới là hợp phong thủy nhất? Hãy cùng Simphongthuy.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Trong phật giáo Chú cầu tài lộc hay còn gọi là thần chú cầu tài lộc là một loại mật ngữ trong phật giáo với mục đích cầu thần phật và chư vị bồ tát về cách tăng vận may tài lộc trong phong thủy chiêu tài lộc. Thần chú cầu tài lộc là cách cầu tài lộc từ thần Tài cai quản các tài sau đây:

Thần chú Bạch Thần Tài( White Jambhala / Dzambhala Mantra) : Chuyên cai quản TÂM TÀI giúp tiêu trừ các phiền não về tiền tài và hóa giải các định nghiệp. Chú cầu tài này với tâm ý cầu xin may mắn, tai qua nạn khỏi nạn kiếp vì tài vận. Người thường chỉ cần đọc theo bài kinh chú cầu tài phía dưới. Nếu trường hợp mời thầy về cầu tài, cần có thềm phần vẽ chú Phù Linh Thần

2. Phong thủy chiêu tài lộc từ đất đai, thần Tài, Thổ Địa

Chú thần tài trong phong thủy chiêu tài lộc là cách cầu tài lộc từ phía thần phật trong dân gian. Đó là thần Tài- Vị thần cai quản tiền của, tài vận và Thổ địa- Vị thần cai quản đất đai, bảo vệ nhà cửa tránh ác linh quấy phá. Vì thế, người Việt thường có tục lệ đặt bàn thờ thần Tài, Thổ địa gần cửa để cai quản tiền bạc vào nhà cũng như bảo vệ nhà cửa. Với bài chú thần Tài được sử dụng ở đây được gọi là văn khấn Thần Tài, bài văn khấn này được đọc nhẩm khi bắt đầu nghi lễ cúng.

Đối với các gia đình không theo đạo phật, bài chú thần Tài được sử dụng thường là bài văn khấn thần Tài, Thổ Địa. Để tìm hiểu chi tiết về bài văn khấn Thần Tài và các lưu ý về cách cúng Thần Tài đúng cách, xin mời bạn đọc tham khảo tại bài viết : Bài văn khấn thần Tài và những lưu ý khi cúng thần tài .

Trên đây là các thông tin về chú cầu tài lộc, cách tăng vận may tài lộc trong phong thủy chiêu tài lộc. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết trên, bạn đọc đã có những kiến thức về cách thu hút tiền tài, mẹo tăng tài lộc trong phong thủy và có thể vận dụng trong cuộc sống. Xin cảm ơn!

Cúng Khai Trương Gồm Những Thứ Gì? Nên Cúng Chay Hay Mặn Là Đúng?

Cúng khai trương gồm những thứ gì? Nên cúng chay hay mặn là đúng? Khá nhiều người lầm tưởng cho rằng cúng Thần tài phải dùng đồ chay. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu kỹ sẽ thấy, mâm cúng Thần tài bao gồm 01 lọ hoa, 01 mâm ngũ quả, 01 con vịt quay hoặc gà quay, 01 con tôm, 01 con cua, 01 con cá Lóc nướng, ngoài ra còn có rượu và nước uống hằng ngày. Cúng khai trương gồm những thứ gì? Theo…

Cúng khai trương gồm những thứ gì? Nên cúng chay hay mặn là đúng? Khá nhiều người lầm tưởng cho rằng cúng Thần tài phải dùng đồ chay. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu kỹ sẽ thấy, mâm cúng Thần tài bao gồm 01 lọ hoa, 01 mâm ngũ quả, 01 con vịt quay hoặc gà quay, 01 con tôm, 01 con cua, 01 con cá Lóc nướng, ngoài ra còn có rượu và nước uống hằng ngày.

Theo quan niệm mà cha ông ta truyền lại rằng Đất có thổ công, sông có hà bá, mỗi vùng đất mà chúng ta đang sống cư ngụ đều nằm trên đất do vị Thổ Thần nơi đó cai quản, và các vong hồn đang tồn tại ở đó. Người Việt cũng có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” cho dù chúng ta có giỏi toan tính nhưng kết quả quyết định thành bại cũng do trời định đoạt.

Cúng khai trương nên cúng chay hay mặn là đúng?

Khá nhiều người lầm tưởng cho rằng cúng Thần tài phải dùng đồ chay. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu kỹ sẽ thấy, mâm cúng Thần tài bao gồm 01 lọ hoa, 01 mâm ngũ quả, 01 con vịt quay hoặc gà quay, 01 con tôm, 01 con cua, 01 con cá Lóc nướng, ngoài ra còn có rượu và nước uống hằng ngày.

Tags: cúng khai trương, cúng khai trương đầu năm, cúng khai trương cửa hàng, cúng khai trương công ty, Mâm cúng khai trương, lễ vật cúng khai trương, trái cây cúng khai trương, đồ cúng khai trương, văn khấn cúng khai trương

: Cúng Dường Là Gì? Bố Thí Là Gì?

Bồ Tát tu bố thí đối với tất cả chúng sanh. Bồ Tát Phổ Hiền không phải tu bố thí, mà Ngài tu cúng dường. Bồ Tát thông thường, người thông thường cũng như vậy, đối với Phật, đối Bồ Tát, đối với trưởng bối thì mới cúng dường, còn đối với đồng bạn, đối với mọi người thông thường thì đều là bố thí. Kỳ thật bố thí cùng cúng dường chỉ là một việc nhưng tâm thì không như nhau, một là có tâm cung kính, một là không có tâm cung kính. Không có tâm cung kính thì là bố thí, có tâm cung kính thì là cúng dường. Tâm cung kính không đạt đến được tiêu chuẩn của Phổ Hiền vẫn gọi là bố thí, vẫn không phải là cúng dường, phải đạt đến được tiêu chuẩn của Phổ Hiền, chân thành cung kính. Cho nên, hạnh Phổ Hiền bố thí đối với tất cả chúng sanh đều giống như tâm trạng cung kính cúng dường cho chư Phật vậy. Điều này chúng ta phải nên học. Đặc biệt là bố thí cho người dưới, bố thí cho một số người nghèo khổ, nhất định không được nói: “Nào, đến đây nào! Đây là ta bố thí cho ngươi đây”, dùng cái tâm khinh mạn, không hề xem người ta ra gì. Khi nào thái độ của chúng ta có thể chuyển đổi, xem thấy người nghèo khổ, thậm chí xem thấy người ăn mày, chúng ta bố thí phần đó cho họ đều dùng cái tâm cung kính mà bố thí như cúng dường cho chư Phật, thì đó chính là lúc bạn đang tu “quảng tu cúng dường”.

Điều “quảng tu cúng dường” này ở trong “Kinh Hoa Nghiêm” giảng được rất tường tận, giảng được rất nhiều. Dùng tâm Phổ Hiền tu bố thí chính là “quảng tu cúng dường”, cảnh giới ở ngay trong đây rất rộng, vô lượng vô biên. Vì để nói pháp phương tiện khởi kiến nên Phật đem vô lượng vô biên những sự tướng này quy nạp thành ba loại lớn là bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy. Trong cúng dường thì có cúng dường tài, cúng dường pháp, vô uý đã bao gồm ở trong tài và pháp.

Bồ Tát Phổ Hiền ở trong phẩm Hạnh Nguyện lại đặc biệt làm ra một loạt sự so sánh cho chúng ta, so sánh công đức thù thắng. Ngài đã nói, cho dù bạn dùng bảy báu của đại thiên thế giới bố thí (việc này không phải người thông thường có thể làm được, ai có thể có tiền của nhiều đến như vậy), đều không thể so với bố thí một câu pháp. Bồ Tát Phổ Hiền đã nói như vậy ở trong “Kinh Hoa Nghiêm”. Trên “Kinh Kim Cang Bát Nhã”, Thích Ca Mâu Ni Phật cũng nói: “Bố thí bảy báu đại thiên thế giới, công đức không bằng nói cho người nghe bốn câu kệ”. Bạn vì người diễn nói bốn câu kệ, chính là tùy tiện nói bốn câu nào đó trên “Kinh Kim Cang”, công đức này vượt qua những bố thí thông thường, vượt qua cả bố thí bảy báu của đại thiên thế giới. Thật có công đức lớn đến như vậy sao? Tôi không tin tưởng! Không những tôi không tin tưởng, mà không có người nào tin. Bạn xem qua trong xã hội ngày nay, tu một ít tài bố thí, làm một ít việc từ thiện, thì báo chí, tạp chí, truyền hình đều tán dương, bạn đi ra bên ngoài là người đại thiện, không ai mà không tán thán bạn; bạn ở nơi đây bố thí pháp, đừng nói bốn câu kệ, bạn giảng hết một bộ Kinh này, khi đi ra ngoài cũng không ai biết bạn, không ai cung kính bạn, ai mà xem trọng bạn? Bạn có công đức gì, bạn đối với xã hội này có cống hiến gì chứ? Người thế gian chỉ xem sự tướng trước mắt, không hề xem thấy nhân quả về sau. Sự việc này Phật tường tận, Phật thông suốt, lời Phật nói ngàn vạn lần chính xác, một chút cũng không sai, vì sao vậy? Bố thí bảy báu của đại thiên thế giới là chỉ giải quyết được một ít khó khăn ở ngay trong đời sống trước mắt cho chúng sanh, hay nói cách khác, họ đáng phải luân hồi thế nào thì vẫn phải luân hồi như thế đó, đáng sanh tử thế nào thì vẫn phải sanh tử như thế đó, không giải quyết được vấn đề, chỉ có thể nói giải quyết được chút vấn đề ở trên đời sống vật chất hiện tại này mà thôi. Họ không có chỗ ở, bạn xây phòng ốc cho họ; họ không có cái ăn, bạn cúng dường cái ăn cho họ, bạn chỉ giải quyết những khó khăn này cho họ. Thế nhưng nghe bốn câu kệ, thậm chí nghe một câu Kinh Phật, bạn chỉ nghe được một câu thì “một khi nghe qua tai, mãi mãi trồng căn lành”, công đức này quyết định không hề bị tiêu mất. Phật dùng hạt giống Kim Cang này gieo vào trong A Lại Da thức của bạn. Ngay trong đời này cho dù bạn không được lợi ích, nhưng đời sau bạn gặp được Phật pháp tiếp tục mà tu, tiếp tục mà thành tựu. Nếu đời sau không được lợi ích thì còn đời sau nữa, thậm chí đến vô lượng kiếp sau, sẽ có một ngày nhân duyên chín muồi, nhờ vào nhân duyên bạn nghe Kinh lần này, bạn liền siêu việt ba cõi, siêu việt mười pháp giới, thành Phật làm Tổ. Công đức lợi ích này tuyệt đối không phải là bảy báu của tam thiên đại thiên thế giới có thể so bì được. Đạo lý ở ngay chỗ này, Phật không hề nói sai sự thật. Cho nên, tài bố thí không bằng pháp bố thí. Nếu chúng ta muốn tu công đức thù thắng thì nhất định phải tu pháp bố thí.

Về pháp bố thí, tôi không biết giảng Kinh thì tôi làm sao bố thí pháp, tôi phải tu bằng cách nào? Bạn không biết giảng Kinh, nhưng bạn biết niệm A Di Đà Phật thì được rồi. Nếu bạn thật biết, thì suốt ngày bạn bố thí pháp này không biết là cho biết bao nhiêu người. Khi nói chuyện với người, bạn nói: “A Di Đà Phật!”, đó là bạn bố thí pháp cho họ rồi. Hiện tại các vị ngày ngày không rời khỏi điện thoại, khi vừa cầm đến điện thoại thì “A Di Đà Phật!”, mỗi câu A Di Đà Phật gieo vào trong A Lại Da Thức của đối phương, tương lai họ sẽ nhờ vào một câu A Di Đà Phật này vãng sanh bất thoái thành Phật. Duyên thù thắng thì họ một đời này thành tựu, nếu duyên không thù thắng, hoặc là đời sau thành tựu, họ quyết định được độ, nhất định vãng sanh. Ngày nay người tin theo tà giáo đều không nên lo. Có một số đồng tu hỏi tôi: “Những người tà giáo đó muốn xin sách chúng ta, chúng ta có cho họ hay không?”. Tôi nói: “Cho đi! Tại vì sao không cho chứ?”. Cho họ chính là độ họ, cho dù họ tà ác thế nào, danh hiệu A Di Đà Phật này họ nghe được rồi, hình tượng A Di Đà Phật này họ thấy rồi, vậy thì được rồi, tà cũng được độ. Ngay đời này tà thì họ phải chịu quả báo, họ phải chịu quả báo của địa ngục A Tỳ. Quả báo của địa ngục A Tỳ chịu xong rồi, thì họ vẫn gặp được Phật pháp, họ vẫn được độ.

Dường như là năm trước (tôi không nhớ rõ lắm), tôi ở ngay nơi đây giảng qua một lần “Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh”. Kinh văn vừa mở ra, Phật liền nêu ra một thí dụ, có người nói xấu hủy báng hai vị tỳ kheo. Hai vị xuất gia này là pháp sư giảng Kinh nói pháp. Có người muốn phá hoại pháp hội đạo tràng này, nên nói xấu hai vị tỳ kheo này là phá giới, không có đức hạnh, khiến cho người nghe bị mất đi tín tâm đối với hai vị pháp sư này. Người tạo tội nghiệp này đọa địa ngục một ngàn tám trăm vạn năm. Một ngàn tám trăm vạn năm là niên số của nhân gian chúng ta, họ nhận chịu ở trong địa ngục, đó thật là vô lượng kiếp. Địa ngục thật là quá khổ, qua ngày như năm. Qua sau một ngàn tám trăm vạn năm, họ còn phải chịu dư báo, đó chính là đọa ngạ quỷ, súc sanh. Đến nhân gian họ còn phải chịu ác báo. Dư báo báo tận thì mới có lại được thân người, lại gặp được Phật pháp. Thời kiếp này thật quá dài, bốn vị Phật qua đi, Phật nói, sự việc này xảy ra là vào thời đại của Phật Câu Lưu Tôn. Như vậy mới biết được, tạo khẩu nghiệp thật là đáng sợ, vì sao vậy? Bạn làm mất đi cơ duyên nghe pháp của người khác, làm cho một người ở ngay trong một đời có cơ hội được độ bị phá đi, tội nghiệp này của bạn rất nặng, cho nên cảm chịu khổ báo thời gian dài đến như vậy. Thế nhưng sau khi tội báo hết rồi, tất nhiên trong A Lại Da thức của họ còn có chủng tử của Phật, cho nên sau khi chịu xong quả báo (thời gian này thì thật là quá dài, dùng kiếp để tính), còn dựa vào hạt giống Kim Cang này tu hành chứng quả, vãng sanh bất thoái thành Phật. Không một ai mà không được độ. Người tạo tác tội nghiệp, chúng ta phải nên biết, chỉ là họ còn có một đoạn khổ nạn phải chịu, nhận xong đoạn khổ nạn này thì vẫn là bằng hữu ở Hải Hội Liên Trì của Tây Phương, vẫn là phải gặp mặt, thế nhưng đoạn khổ nạn này họ không cách gì tránh khỏi. Các vị đồng tu! Các vị tường tận những đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật thì phải nên cảnh giác. Thiện nhất định phải tu, ác thì nhất định không được làm, thà bỏ thân mạng ta cũng không làm ác. Sinh mạng không đáng tiếc. Thiện căn, phước đức, nhân duyên là quan trọng, nhất định phải giữ lấy.

Bồ Tát Phổ Hiền nói pháp cúng dường, pháp cúng dường cũng rất là rộng lớn, ở trong phẩm Hạnh Nguyện nói cho chúng ta nghe bảy đại cương. Bồ Tát đại từ đại bi, đều là muốn chúng ta phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày biết được bắt đầu học từ đâu.

Nam Mô A DI Đà Phật! Trích Kinh Vô Lượng Thọ Lần 10, năm 1998, tập 6- HT. Tịnh Không chủ giảng

– [Khai Thị]: Đọc Kinh To Rõ Để Chúng Sanh Vô Hình Được Nghe.

– [Khai Thị]: Đây Là Lời Chúc Phúc Rất Viên Mãn, Rất Hoan Hỷ, Chúng Ta Vừa Gặp Mặt Thì Câu Đầu Tiên Liền Nói A Di Đà Phật.

– [Khai Thị]: Mỗi Tối Trước Khi Ngủ Nên Quán Tưởng.

– [Thư Đáp]: Tổ Sư Ấn Quang Trả Lời Thư, Gửi Đến Pháp Sư Đế Nhàn.

– [Vấn Đáp]: Có Nên Hiến Những Bộ Phận Trong Thân Thể Cho Người Khác Hay Không?

– [Khai Thị]: Phật Bồ Tát Vẫn Luôn Âm Thầm Dấn Thân Vào Công Tác Giáo Dục Để Giáo Hóa Chúng Sanh. Giáo Dục Phật Đà Là Nền Giáo Dục Chí Thiện Viên Mãn.

– [Khai Thị]: Cầu Sanh Tây Phương Cực Lạc Còn Dễ Hơn Cầu Đời Sau Lại Được Làm Người.

– [Khai Thị]: Hòa Thượng Tịnh Không Nói Về Đại Cư Sỹ Lý Bỉnh Nam

– [Khai Thị]: Chúng Ta Niệm Phật Không Đạt Công Phu Thành Phiến Vì Thích Nói Chuyện Xả Giao Nói Chuyện Quá Nhiều.

– [Vấn Đáp]: Quên Chuyện Người Khác Mắc Lỗi Đi Thì Bạn Sẽ Có Công Đức Vô Lượng, Sẽ Đạt Được Tâm Thanh Tịnh.

– [Khai Thị]: Ở Thế Giới Ta Bà Tu Hành 1 Ngày Bằng Vởi Ở Thế Giới Cực Lạc Tu Hành 100 Năm.

– [Khai Thị]: Phương Pháp Có Thể Giúp Ta Đảm Bảo Tuổi Già Được Bình An Và Ra Đi Trong Chánh Niệm.